Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm mạch in thủ công chất lượng cao

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • MinhHa
    replied
    Ra đường thấy mọi người vượt đèn đỏ. Tặc lưỡi mỗi mình mình chờ đèn xanh thì làm được gì. Ai cũng vậy thì 100 năm nữa vẫn như bây giờ. Tương lai là do 8X các bạn quyết định. Bọn mình già rồi nhưng nhận thấy hôm nay mình cố gắng làm thay đổi, được 1 phần trăm triệu, thêm bạn là 2 phần trăm triệu. Cứ như vậy chẳng mấy chốc đã có 100 triệu người như vậy.
    Nếu ai đó mắc sai lầm. Có thể như vậy. Nhưng mình tin rằng khi đại đa số cho đó là sai lầm thì người đó sẽ sửa. Nếu tất cả dừng lại chờ đèn đỏ thì người cố tình vượt sẽ thấy mình quá lạc lõng . Khi đó chắc họ cũng rút kinh nghiệm chứ.
    Còn cứ ngồi đó mà than vãn thì biết đến bao giờ. Chỉ có thể bây giờ và không bao giờ.

    Leave a comment:


  • sphinx
    replied
    Nguyên văn bởi voduychau
    mạn phép đi ngoài luồng 1 chút:thấy nhiều bạn dòm sang Tàu,ngó sang Tây mà nhìn thấy những cái "hay" ,cái "đẹp " của họ thì tớ cũng mừng.Bản thân cũng từng nghĩ vậy nhưng các bạn quên mất 1 điều:chúng ta đang sống dưới 1 chế độ,1 cơ chế mà có thể nó đang mắc "sai lầm" ở đâu đó,nhưng chúng ta HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ QUYỀN thay đổi điều này.

    có câu:quân tử tuỳ thời cơ mà hành động.các bạn cứ suy ngẫm

    nếu thích Tây,thích Tàu?! hãy chọn cho mình 1 con đường...nhập cư :>
    chí lý, chí lý

    Leave a comment:


  • sphinx
    replied
    Nguyên văn bởi Laguna
    Đề tài về CNC, máy khoan mạch không mới, được bàn nhiều, và có lẽ cũng được làm nhiều nhưng có lẽ chưa đến nơi đến chốn, Chưa thương mại được.
    - Năm vừa rồi của BKHN có hai đề tài khá nổi,
    - 1- của khoa Điện Tử - "Máy khoan mạch in" - ( hình cua "giaosucan" post phia đầu chủ đề) của S - HTS ( thực ra không phải đề tài tốt nghiệp). Cái này phần cơ khá ổn. Nhưng phần đièu khiển chưa đến đâu cả ( nhiều lý do - nhưng không phải không làm được) - khi kết thúc chỉ dừng lại ở mức : đổ thông tin khoan 1 mạch vào chip rồi cho chạy! ( khoan mạch khác thì đổ thông tin mạch đó vào -- và chạy tiếp !!).
    - 2- Của khoa Điện - máy CNC 2,5D(đề tài tốt nghiệp - giải nhất NCKH) - Phần cơ tàm tạm, phần điều khiển khá ổn. Khi bảo vệ đạt ở mức : vẽ hình trên màn hình hỗ trợ hay đọc file *.dxf hoặc viết thẳng trực tiếp G-code ( G-code đơn giản cho CNC 2,5D) rồi điều khiển máy ở ngoài chạy theo thời gian thực. Phần mô phỏng khá ổn ( nhiều tính năng, nhẹ, mô phỏng theo đường, theo vết để lại ...). Phần điều khiển tách thành 2 phần : Phần máy tính và Phần VDK ở mạch ngoài. Máy tính đọc lệnh G-code rồi truyền thẳng G-code ra cho mạch VDK ( đã qua mã hóa). Chương trình VDK nhận lệnh G-code rồi giải mã và thực hiện lệnh này. Những tính năng chính và nổi bật làm được là : - nội suy đường thẳng - Nội suy đường tròn. ( Viết code tren VDK thực hiện nội suy). Điều khiển từ máy tính PC xuông mạch dưới qua cổng LPT.

    Cả hai đề tài trên đều chưa hoàn thiện hẳn. Cái sau hoàn thiện hơn về phần điều khiển, - nhưng đề làm máy khoan mạch thì ổn rồi , nhưng làm CNC 2,5D thì vẫn thiếu.

    Tôi cũng có một số tìm hiểu về vấn đề CNC này. Hy vọng được thảo luận thêm với mọi người. Hai đề tài trên tôi có hướng dẫn một phần ( thực ra là hỗ trợ kỹ thuật ) nên có thể hiểu khá rõ.
    Nên nhớ rằng những cái này là do sinh viên làm.

    Leave a comment:


  • voduychau
    replied
    mạn phép đi ngoài luồng 1 chút:thấy nhiều bạn dòm sang Tàu,ngó sang Tây mà nhìn thấy những cái "hay" ,cái "đẹp " của họ thì tớ cũng mừng.Bản thân cũng từng nghĩ vậy nhưng các bạn quên mất 1 điều:chúng ta đang sống dưới 1 chế độ,1 cơ chế mà có thể nó đang mắc "sai lầm" ở đâu đó,nhưng chúng ta HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ QUYỀN thay đổi điều này.

    có câu:quân tử tuỳ thời cơ mà hành động.các bạn cứ suy ngẫm

    nếu thích Tây,thích Tàu?! hãy chọn cho mình 1 con đường...nhập cư :>

    Leave a comment:


  • Laguna
    replied
    Đề tài về CNC, máy khoan mạch không mới, được bàn nhiều, và có lẽ cũng được làm nhiều nhưng có lẽ chưa đến nơi đến chốn, Chưa thương mại được.
    - Năm vừa rồi của BKHN có hai đề tài khá nổi,
    - 1- của khoa Điện Tử - "Máy khoan mạch in" - ( hình cua "giaosucan" post phia đầu chủ đề) của S - HTS ( thực ra không phải đề tài tốt nghiệp). Cái này phần cơ khá ổn. Nhưng phần đièu khiển chưa đến đâu cả ( nhiều lý do - nhưng không phải không làm được) - khi kết thúc chỉ dừng lại ở mức : đổ thông tin khoan 1 mạch vào chip rồi cho chạy! ( khoan mạch khác thì đổ thông tin mạch đó vào -- và chạy tiếp !!).
    - 2- Của khoa Điện - máy CNC 2,5D(đề tài tốt nghiệp - giải nhất NCKH) - Phần cơ tàm tạm, phần điều khiển khá ổn. Khi bảo vệ đạt ở mức : vẽ hình trên màn hình hỗ trợ hay đọc file *.dxf hoặc viết thẳng trực tiếp G-code ( G-code đơn giản cho CNC 2,5D) rồi điều khiển máy ở ngoài chạy theo thời gian thực. Phần mô phỏng khá ổn ( nhiều tính năng, nhẹ, mô phỏng theo đường, theo vết để lại ...). Phần điều khiển tách thành 2 phần : Phần máy tính và Phần VDK ở mạch ngoài. Máy tính đọc lệnh G-code rồi truyền thẳng G-code ra cho mạch VDK ( đã qua mã hóa). Chương trình VDK nhận lệnh G-code rồi giải mã và thực hiện lệnh này. Những tính năng chính và nổi bật làm được là : - nội suy đường thẳng - Nội suy đường tròn. ( Viết code tren VDK thực hiện nội suy). Điều khiển từ máy tính PC xuông mạch dưới qua cổng LPT.

    Cả hai đề tài trên đều chưa hoàn thiện hẳn. Cái sau hoàn thiện hơn về phần điều khiển, - nhưng đề làm máy khoan mạch thì ổn rồi , nhưng làm CNC 2,5D thì vẫn thiếu.

    Tôi cũng có một số tìm hiểu về vấn đề CNC này. Hy vọng được thảo luận thêm với mọi người. Hai đề tài trên tôi có hướng dẫn một phần ( thực ra là hỗ trợ kỹ thuật ) nên có thể hiểu khá rõ.

    Bác MinhHa làm xong phân điều khiển cho máy khoan mạch chưa? Đạt đến mức nào rồi. Hy vọng có thể thảo luận thêm với bác về cái này. Hồi trước em cũng định làm "máy khoan mạch" để thương mại nhưng không có đầu ra ( không ai chịu đầu tư để làm - chỉ có thể xem xét khi có sản phẩm hoàn thiện). Hiện tại em có thể làm được phần điều khiển cho máy khoan mạch ở mức : dùng phần mềm PC đọc file gerber ( file định lỗ khoan ) được tào ra từ OrCad, Protel, WinBoard. Điều khiển ra mạch ngoài cho VDK thực thi ( có thể dùng cáp USB ( RS232 giả USB) - giao tiếp qua RS232 điều khiển thời gian thực mạch ở dưới. Nói chung chương trình khá đủ cho máy khoang mạch.
    ( tuy nhiên chương trình này là chưa làm - và chỉ làm khi khả quan về mặt thương mại)

    Leave a comment:


  • kidsrock
    replied
    Đúng rồi. Nước ra đang nhiều thầy lắm thợ.
    Hi vọng các bác thi vào đại học càng ngày càng ít để sau này em ra trường có việc làm, ko bị thất nghiệp nữa.

    Leave a comment:


  • Gorp
    replied
    Nguyên văn bởi MinhHa
    ơ kìa. Khó sao Tây nó làm được. Ta giỏi hơn nó kia mà. Nhìn kết quả thi robocon hay olimpic Toán Lý ... thì biết ngay. Hay chỉ tại người biết thì không nói và người không biết cũng không nói. Đừng để 50 năm sau con cháu lại nói các cụ nhà mình ng... thật.
    Em xin nói vài câu những gì em biết chút ít về cái Olympic Toán lý. Em phục tụi TQ, đi thi thằng nào trong cũng đẹp trai, đầu óc sáng láng, đi thi như đi chơi mà lại toàn dành huy chương vàng, còn dân ta nhìn trông tội nghiệp lắm mặc dù báo chí khen rất nhiều.
    Còn cái tụi Tây, em quen cũng nhiều thằng, chúng nó chẳng phải giỏi giang nhiều lắm, chỉ giỏi đúng cái chúng nó được học và phải làm, nhưng chúng lại có lợi thế là làm việc trong một tổ chức có quy củ cho nên chúng nó mới làm ra nhiều cái vĩ đại mà các GS ở nước ta vẫn phải mua về để làm đề tài.
    Nguyên văn bởi MinhHa
    Việt nam rất giỏi song những người giỏi thì lại quá cầu toàn. Sản phẩm thử nghiệm, đầu tư ít, nhân lực ít song cứ lấy sản phẩm cao cấp của Tây ra so sánh. Mình nghĩ chỉ cần làm được cái CNC mà bọn Tây làm thời sơ khai . Từ đó nâng cấp dần lên . Để được như hôm nay chắc ban đầu bọn Tây nó không có những suy nghĩ phay thì phải thật là phay.
    Ban đầu làm máy bay có ai nghĩ ra cái tiêu chuẩn an toàn như bây giờ.
    Quan trọng là làm sao Tây mất 50 năm thì ta mất 10 năm. Như vậy là quá đủ.
    .
    Em ủng hộ quan điểm này của bác MinhHa, dân mình vốn ham học hỏi nên cái gì cũng muốn học, bằng gì cũng muốn lấy, ra trường thất nghiệp thì đi học cao học,làm tiến sĩ. Còn cái tụi Tây, nó chỉ đi học khi có nhu cầu tăng lương, tăng chức và để làm được việc mới (nghe y như đi học tại chức nhưng không phải). Chúng ta hình như đang lắm thày quá nên ko có người làm chăng? Chẳng biết có may cho Việt Nam hay không khi mấy đợt thi đại học gần đây số lượng học sinh thi vào các trường cao đẳng và dạy nghề đông hơn trước.

    Leave a comment:


  • cutilenmang
    replied
    xin lỗi tui cũng muốn làm nhưng không biết làm sao định được tọa độ cả(chỉ biết sơ sơ về vi tính)có ai giúp mình phần chương trình để định được tọa độ ko cảm ơn nhiều

    Leave a comment:


  • sphinx
    replied
    Xin lỗi nhé, bạn làm DC servo còn chưa xong thì khoan hãy nói đến AC servo.
    Cơ khí Hà Nội hay là IMI làm máy CNC thì đều đi mua bộ điều khiển, ngon thì của FANUC dởm thì của Tàu ... Thương mại cho ai? (cho nhà nước)

    Leave a comment:


  • tinhthanthep
    replied
    Cơ khí cũng như các lĩnh vực khác của chúng ta nói chung cũng làm được nhiều thứ lắm. Tại các bác không nhìn thấy đó thôi. Chỉ cần chịu khó đầu tư vào nghiên cứu thì cái gì cũng có thể làm được. Tớ cứ nghe thấy các bác bảo driver của AC Servo motor khó, tớ thấy chẳng khó tẹo nào. Nó chỉ phức tạp hơn stepper và DC SERVO motor thôi. Tớ đang nghiên cứu để chế một cái driver AC Servo motor đây. Còn máy phay CNC thì cơ khí hà nội cũng đã chế được rồi đó. Tất nhiên là bộ vít mebi tạo chuyển động chính xác thì vẫn phải mua. vì cái này đòi hỏi phải có máy chính xác và công nghệ làm. Cái này mình chưa có được vì thị trường còn đang nhỏ quá. Mua công nghệ về rồi để đấy thì chỉ tổ lãng phí.

    Leave a comment:


  • MinhHa
    replied
    Vấn đề là momen và tốc độ thôi. Cái đó khó hơn là làm nó quay bạn ạ.

    Leave a comment:


  • icecream
    replied
    Bên trường tớ làm driver điều khiển motor bước đơn giản lắm, đùng TIP41C thôi
    nghe mấy ông khóa trên bảo chỉ lắp với 1 con cách li là xong.

    Leave a comment:


  • MinhHa
    replied
    To shinx: Hình như người quen thì phải.

    http://dientuvietnam.net/forums/show...t=1176&page=10

    Leave a comment:


  • sphinx
    replied
    Nguyên văn bởi MinhHa
    Tất nhêin ai chả biết ngành công nghiệp VN. Nhưng các bạn chỉ chê công nghiệp VN như vậy thì đến đời cháu chắc nó vẫn chê. Bon Tây cũng bắt đầu như mình thôi. Nhưng nó đi trước hàng trăm năm. Bây giwof chúng ta bắt đầu thuận lợi hơn nhiều chứ. Tôi nghĩ lúc này mỗi người một lĩnh vực tập trung vào nó là tốt nhất. Không có lúc nào sớm hơn bây giờ nữa đâu.
    Những cái này có thể đã nằm ngoài tầm tay của chúng ta, những người làm kĩ thuật, có thể phấn đấu cả đời, nhưng mọi thứ sẽ là công cốc nếu một người làm chính trị phạm phải sai lầm.

    Mà thôi, nói nhiều thành nói dại, bỏ qua vấn đề này.

    Leave a comment:


  • sphinx
    replied
    Dùng vi điều khiển P89C51RD2, chạy nửa bước, mạch tất nhiên là tự thiết kế, phần mềm tự viết.... Chạy vi bước là ko cần thiết vì chỉ là máy khoan, ko phải máy phay.

    Nói thêm rằng tại sao ko có CNC chất lượng Việt Nam. Trong bộ điều khiển CNC có 2 vấn đề cần quan tâm:

    1. Hệ thống xử lý số liệu, biên dịch G code, tính toán nội suy, cái này phức tạp nhưng để hoàn thiện nó ko phải là khó, với trình độ hiện tại của chúng ta.

    2. Cơ cấu chấp hành điện, có thể là động cơ bước, DC servo, AC servo. Đây là vấn đề. Với sinh viên, họ chọn làm với động cơ bước. Như vậy là phần này ko cần quan tâm nữa. Nhưng làm j còn máy CNC nào dùng stepmotor.

    Nói về DC servo, trên diễn đàn đã có nhiều bàn luận, cũng có nhiều sản phầm, nhưng phần lớn là chưa đến nơi đến chốn. Đừng nói đến ứng dụng...

    AC servo, hiện tại chưa có hi vọng. Chắc các bác cũng biết rõ điều đó...

    À, ở VN này theo các bác ai là người điều khiển động cơ điện xoay chiều 3 pha giỏi nhất???

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

MinhHa Tìm hiểu thêm về MinhHa

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X