Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tổng quan về tụ điện

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi dientu870152 Xem bài viết
    Các bác giúp em giải thích tại sao trong mạch nắn điện AC-DC dùng 1 hay 4 diode em mắc ngược tụ có cực điện áp ra vẫn phẳng dù có giảm hơn so với mắc thuận ? cám ơn nhiều nha
    Dòng thu được vẫn phẳng là đúng thui.Loại tụ dùng trong bộ chuyển đổi AC-DC là tụ không phân cực.Tụ hóa là tụ phân cực,trên vỏ của nó có ghi sẵn cực.Nếu phân cực ngược cho nó là hỏng luôn.Tụ dùng trong bộ chuyển đổi AC-DC có thể là tụ gốm.
    Sống Là Phải Chiến Đấu

    Comment


    • #17
      Sorry Lanhuong

      Cám ơn các pro giải thích cho em về tụ điện. Em có hỏi mạch nhân áp dùng tụ và diode thì bị khóa topic em buồn lắm. Mạch này cũng liên quan đến tụ sao không được hỏi nhỉ. Sorry bạn Lanhuong nhé. Cám ơn bạn đã giải đáp.

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
        I/. Sơ lược về tụ điện.



        - Tụ tantalium : Tụ này có bản cực nhôm và dùng gel tantal làm dung môi, có trị số rất lớn với thể tích nhỏ.


        Chắc không chị LANHUONG tôi nhớ không nhầm là lớp bạc chứ!!!!
        By three methods we may learn wisdom:
        First, by reflection, which is noblest;
        Second, by imitation, which is easiest;
        and third by experience, which is the bitterest

        Comment


        • #19
          Vài hình về tụ không phân cực
          Attached Files
          By three methods we may learn wisdom:
          First, by reflection, which is noblest;
          Second, by imitation, which is easiest;
          and third by experience, which is the bitterest

          Comment


          • #20
            working voltage ...

            Nguyên văn bởi phuong.hng Xem bài viết
            Chắc không chị LANHUONG tôi nhớ không nhầm là lớp bạc chứ!!!!
            Nguyên văn bởi dientu870152
            "Chị" Lanhuong ơi, chị đâu rồi giúp em với
            Hic, Lan Hương đã quyết tâm bỏ cái topic này rồi, nhưng kêu đích danh thế này ai mà chịu được, đành phải ....

            to phuong.hng :

            Đúng là trước đây người ta dùng lớp bạc nhưng từ khi có phương pháp Caspinoas hoạt hoá bề mặt nhôm, cho hiệu quả còn cao hơn cả lớp bạc thì người ta chuyển qua dùng nhôm từ những năm 1989, 1990 của thế kỷ trước --> rẻ và nhẹ hơn nhiều lần so với bạc.

            Một số hãng "cựu trào" và "VIP" vẫn còn dùng bạc cho các sản phẩm "năng ký" (cả về ý nghĩa thương mại lẫn trọng lượng). Nặng và đắt tiền.

            to dientu870152;152543 :

            Giá trị điện áp ghi trên tụ điện là giá trị điện áp làm việc (Working Voltage). Một số hãng sản xuất còn ghi rõ 12 WV hay 25 WV chẳng hạn.

            Nghĩa là ta có thể dùng ở WV ghi trên tụ điện, nhưng những "nhấp nhô" do thăng giáng điện áp có khi cao gấp 2 lần WV mà tụ điện vẫn chịu được. WV thường cao hơn DC "thuần tuý" (như điện áp accu) từ 120% đến 150%. Một sồ tụ điện Mỹ như GE, Zenith v.v... còn có khả năng chịu áp từ 200% đến 300% WV.

            Nói tóm lại, còn tuỳ theo điều kiện dòng áp mà sử dụng tụ điện. Ví dụ như

            - sau IC ổn áp 7812 thì dùng tụ điện có WV 10V, thậm chí 6V cũng không sao.

            - tụ điện nắn nguồn 12V biến áp thường xuyên có xung >16V / 100 Hz nên phải dùng tụ điện 16V trở lên. Nếu có cao tần thì phải chọn WV càng cao.

            - để nắn nguồn trong xe máy, đo chỉ có 16V vẫn phải dùng tụ điện 35V, 50V hay hơn nữa vì xung ở đó thăng giáng rất cao, dùng tụ điện 25V vẫn cứ nổ ... lốp bốp.

            Lan Hương.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi dientu870152
              Chị thương thì thương cho trót, mấy cái tụ không phân cực (vd 102,224... ) không ghi giá trị điện áp thì nó là bao nhiêu vậy chị. Còn điện trở các loại : công suất max là bao nhiêu. Xin cám ơn chị nhiều
              - Các tụ ceramic (bằng đất) cỡ nhỏ điện áp làm việc là 50V, đặc biệt có loại đến hàng trăm V, thường phân biệt chỗ nó "mập" hơn, màu xanh lá + chân cẳng to và cứng.

              - Tụ mica màu xanh lá cây thường là 120 --> 150 WV. Loại "kẹo" mica màu đỏ từ 250 đến 450WV. Tụ Mica - epoxy màu xanh nước biển thường trên 1 KV.

              - Các loại trở thông thường là 1/2 W. Điện trở càng lớn W càng to về hình dạng. Điện trở bằng sứ trắng có thể đến hàng chục hay hàng trăm W. Loại chuyên dùng có thể hàng ngàn W.

              Lan Hương.

              Comment


              • #22
                cho mình hỏi tụ NP0 material là gì? và có thể mua ở đâu không? trong cái mạch mình tìm được nó đề nghị dùng cái tụ này, không dùng tụ X7R material.

                Comment


                • #23
                  Em mới vào diễn đàn , cho em hỏi WV là kí hiệu của gì vậy ? . Em cảm ơn

                  Comment


                  • #24
                    Các bạn cho mình hỏi tụ ceramic và tụ mylar thường có những giá trị điện dung nào? Cách lựa chọn 2 loại tụ khi sử dụng. Nhờ các bạn giúp đỡ. Thanks
                    |

                    Comment


                    • #25
                      cho em hỏi tý các bác nhé .hôm rồi sửa cái bếp từ .chay ok đươc 1 lúc thì bùm 1 cái .1 con tụ hóa 25V 220uF nổ tanh bành .tiêp theo là điện trở rồi transistor chạy rụi hết .em thì mới học điện tử .chẳng bít làm thế nào nữa .có ai bít chỉ cho em tý được ko ? em cảm on nhiều

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                        I/. Sơ lược về tụ điện.

                        Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động bao gồm hai mặt dẫn điện gọi là khung, được phân cách bởi một chất cách điện, gọi là điện môi (không khí, giấy, mica, dầu nhờn, nhựa, cao su, gốm, thuỷ tinh...)



                        Giá trị của tụ điện là điện dung, được đo bằng đơn vị Farad (kí hiệu là F). Giá trị F là rất lớn nên hay dùng các giá trị nhỏ hơn như micro fara (μF), nano Fara (nF) hay picro Fara (pF).

                        1F=106μF=109nF=1012pF

                        2/. Phân loại tụ điện thường gặp.

                        1/. Theo tính chất lý hóa và ứng dụng : Có các loại tụ điện :

                        - Tụ điện phân cực : là loại tụ điện có hai đầu (-) và (+) rõ ràng, không thể mắc ngược đầu trong mạng điện DC. Chúng thường là tụ hóa học và tụ tantalium.

                        - Tụ điện không phân cực : Là tụ không qui định cực tính, đấu nối "thoải mái" vào mạng AC lẫn DC.



                        - Tụ điện hạ (thấp) áp và cao áp : Do điện áp làm việc mà có phân biệt "tương đối" này.

                        - Tụ lọc (nguồn) và tụ liên lạc (liên tầng) : Tụ điện dùng vào mục tiêu cụ thể thì gọi tên theo ứng dụng, và đây cũng là phân biệt "tương đối".

                        - Tụ điện tĩnh và tụ điện động (điều chỉnh được) : Đa số tụ điện có một trị số điện dung "danh định" nhưng cũng có các loại tụ điện cần điều chỉnh trị số cho phù hợp yêu cầu của mạch điện, như tụ điện trong mạch cộng hưởng hay dao động chẳng hạn.

                        2/. Theo cấu tạo và dạng thức :

                        - Tụ điện gốm (tụ đất) : Gọi tên như thế là do chúng được làm bằng ceramic, bên ngoải bọc keo hay nhuộm màu. Gốm điện môi được dùng là COG, X7R, Z5U v.v...



                        -* Tụ gốm đa lớp Là loại tụ gốm có nhiều lớp bản cực cách điện bằng gốm. Tụ này đáp ứng cao tần và điện áp cao hơn loại tụ gốm "thường" khoảng 4 --> 5 lần.

                        Tụ điện "gì chẳng rõ" mà anh KnowMore hỏi, chính là tụ gốm đa lớp này đây.

                        - Tụ giấy : Là tụ điện có bản cực là các lá nhôm hoặc thiếc cách nhau bằng lớp giấy tẩm dầu cách điện làm dung môi.



                        - Tụ mica màng mỏng : cấu tạo với các lớp điện môi là mica nhân tạo hay nhựa có cầu tạo màng mỏng (thin film) như Mylar, Polycarbonate, Polyester, Polystyrene (ổn định nhiệt 150 ppm / C).

                        Nhà máy Sản xuất tụ điện ICTI (công nghệ màng mỏng) Đà Nẵng là một đơn vị cung cấp linh kiện điện tử tại Việt Nam.


                        Tụ điện mica màng mỏng của Đà Nẵng.

                        -* Tụ bạc - mica : là loại tụ điện mica có bàn cực bằng bạc, khá nặng. Điện dung từ vài pF đến vài nF, độ ồn nhiệt rất bé. Tụ này dùng cho cao tần là ... hết biết.

                        - Tụ hóa học : Là tụ giấy có dung môi hóa học đặc hiệu --> tạo điện dung cao và rất cao cho tụ điện. Nếu bên ngoài có vỏ nhôm bọc nhựa thì còn gọi là tụ nhôm.



                        -* Tụ siêu hóa (Super Chimical Capacitance) : dùng dung môi đất hiếm, tụ này nặng hơn tụ nhôm hóa học và có trị số cực lớn, có thể đến hàng Farad. Tụ có thể dùng như một nguồn pin cấp cho vi xử lý hay các mạch đồng hồ (clock) cần cấp điện liên tục.

                        -* Tụ hóa sinhSiêu tụ điện thay thế cho pin trong việc lưu trữ điện năng trong các thiết bị điện tử di động, dùng lginate trong tảo biển nâu làm nền dung môi --> lượng điện tích trữ siêu lớn và giảm chỉ 15% sau mỗi chu kỳ 10.000 lần sạc.



                        - Tụ tantalium : Tụ này có bản cực nhôm và dùng gel tantal làm dung môi, có trị số rất lớn với thể tích nhỏ.



                        - Tụ vi chỉnh và tụ xoay : Có loại gốm, loại mica và loại kim loại. Thứ này nói nhiều rồi, xin không nhắc lại.

                        Thân ái.

                        Lan Hương. (còn nữa)

                        Trong mạch kí hiệu M, E, C có phải là tụ gốm đa lớp, tụ hóa, tụ gốm(pi)?
                        ngoài chợ kiếm tụ Tantan cũng là một vấn đề (hiếm) còn loại đa lớp thì không thấy. Có thể thay thế như thế nào?

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi lexuantien Xem bài viết
                          Em mới vào diễn đàn , cho em hỏi WV là kí hiệu của gì vậy ? . Em cảm ơn
                          WV: WorkingVolts đó bác ạ!
                          Các bác thật là . . .
                          Chúc vui.

                          Comment


                          • #28
                            Em thấy topic nói về tụ điện này hay lắm, giúp ích cho người mới bước vào ngành điện tử như em rất nhiều, cảm ơn các anh chị đã đặt ra câu hỏi và thảo luận với nhau nhé. Cũng tiện đây liên quan đến tụ điện, các anh chị cho em hỏi là thời gian xả của tụ điện em muốn tăng nó lên bằng cách là mắc thêm tụ song song với tụ mình đang có đc ko?

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi hekin Xem bài viết
                              Em thấy topic nói về tụ điện này hay lắm, giúp ích cho người mới bước vào ngành điện tử như em rất nhiều, cảm ơn các anh chị đã đặt ra câu hỏi và thảo luận với nhau nhé. Cũng tiện đây liên quan đến tụ điện, các anh chị cho em hỏi là thời gian xả của tụ điện em muốn tăng nó lên bằng cách là mắc thêm tụ song song với tụ mình đang có đc ko?
                              đúng rồi nếu muốn tăng thời gian xả của tụ thì bạn tăng điện dung thêm (mắc // nhiều tụ với nhau, hoạc chọn tụ có điện dung lớn), hoạc bạn giảm công suất của tải xuống là được.

                              Comment


                              • #30
                                Nối tiếp điện trở cũng có thể tăng thời gian đó

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X