Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử

    Chào cả nhà!
    Em mới lấy con máy đo Pro'skit MT 1820 nhưng khi bật để đo mV thì màn hình chạy lung tung (đến vài trăm mV) mặc dù chưa cắm để đo. Không biết để đo chuẩn mV thì sử dụng thế nào a? Hình dưới đây a, hai que đo vẫn để hở mà thang đo đã hiện 309.9mV rồi
    - Thứ 2, khi đo trở của quạt 12V khi đo số 3 được trở kháng là 76 Ohm, bật sang đo số 2 thì được trở kháng là 85k, chập 2 que đo khi đang đo số 2 sau đó bỏ ra thì được trở kháng là hơn 5K. Đo trở kháng số 1 được 14M. Tại sao lại có sự biến động lớn ở số 2 vậy nhỉ? Tại sao đo trở, thông mạch của đèn bàn (bóng tuýp) thì không đo được, đồng hồ ko báo gì?
    Em có đo dòng số 3 khi cắm ắc quy 12 V được 2,5A. Tại sao R=76, U=12, sao I lại 2,5A nhỉ I=U/R=12/76=0,15A, số 1 trở kháng 14M (hàng triệu Ohm) khi cắm điện quạt ăn dòng khoảng 2A? các bác giải thích dùm với
    - Khi đo thông mạch thì điện trở bao nhiêu thì nó bắt đầu không kêu tít nữa, e đo cái biên áp 220V là 32Ohm thì kếu tít, đo cái mỏ hàn xung khoảng 90 Ohm thì không thấy kêu tít nữa.


    Click image for larger version

Name:	20170325_104841813.jpg
Views:	2805
Size:	153.4 KB
ID:	1682788

  • #2
    1. Trong không gian bình thường có nhiễu điện từ trường, hai que đo để hở thì điện áp vài trăm mV cũng bình thường. Khi chập 2 que đo vào nhau thì điện áp phải là 0 mV. Nếu lúc chập que đo mà điện áp vẫn hàng trăm mV mới là sai.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Trước hết bạn nói rõ là đo số 1, số 2, số 3 là gì? Thuật ngữ quá khó hiểu, chắc là bạn chế ra? Trên đồng hồ thì người ta gọi là thang đo, VD: thang 200 ohm, thang 2k, 20k, 2M, 20M...
      Tiếp nữa, sao lại đo trở kháng đèn tuýp? Đèn đó bao giờ cũng có cầu diode để nắn dòng, thang điện trở dùng để đo điện trở chứ ko phải diode!

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
        ....
        Thanks, chập 2 que vào nhau thì là 0mV
        Bác giải thích giúp cái trở kháng có phải là trở của thiết bị ko, cái quạt 12V e dùng ắc quy bật thì nó ăn dòng 2-2,5A. Khi đo điện trở thì nó được là 76R (số 3-quạt quay mạnh nhất), 5k (85k) (số 2), 14M (số 1-quạt quay yếu nhất), còn 1 điều lạ nữa là nếu đo số 3 xong tắt số 3 bật số 2 thì điện trở là 85k, khi đó nếu chập 2 que đo hoặc kẹp của quạt (vân đang đo) vào nhau thì điện trở về 0 rồi tăng lên 5k. Nếu chỉ đo số 2 thì điện trở là 5k. Tai sao lúc thì 5k, lúc thì 85k? Theo định luật Ôm I=U/R làm sao mà nó ăn dòng đến 2,5A nhỉ
        - Cái đo thông mạch bao nhiêu Ohm thì nó không kêu tít nữa bác, e đo cái biến áp 220V điện trở khoảng 30R thì kêu, chuyển sang đo cái biến áp (sơ cấp) mỏ hàn xung được 90R không thấy nó kêu tít (máy đang ở thang đo điot thông mạch)
        Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
        Trước hết bạn nói rõ là đo số 1, số 2, số 3 là gì? Thuật ngữ quá khó hiểu, chắc là bạn chế ra? Trên đồng hồ thì người ta gọi là thang đo, VD: thang 200 ohm, thang 2k, 20k, 2M, 20M...
        Tiếp nữa, sao lại đo trở kháng đèn tuýp? Đèn đó bao giờ cũng có cầu diode để nắn dòng, thang điện trở dùng để đo điện trở chứ ko phải diode!
        - Số 1,2,3 là số (nút bấm) của quạt (1- quay chậm nhất, 3 mạnh nhất)
        - Còn bóng tuýp (đèn bàn bóng dạng neon) đo trở kháng, hoặc đo thông mạch thì không thấy đo được. Mục đích để kiểm tra nó có bị cháy ko, ko cháy nó phải báo thông mạch chứ, tại sao cái cục sạc điện thoại đo điện trở hoặc diot thông mạch (kêu tít) cũng không đo được?

        Comment


        • #5
          Cái quạt không phải điện trở thuần, đo điện trở nội của nó không có ý nghĩa gì cả. Đèn ống hay đèn sợi đốt cũng như vậy. Định luật Ôm vẫn đúng, nhưng đúng đối với trở kháng tổng, chứ không phải nội trở của thiết bị.

          Ví dụ, đo cái bóng đèn sợi đốt (là loại tải đơn giản nhất) thấy điện trở chỉ vài ôm, tại sao nó lại công suất 60W ? là bởi vì ở nhiệt độ phòng điện trở của sợi dây tóc rất bé, nhưng khi dây tóc nóng sáng lên, điện trở nó tăng nhiều. Định luật Ôm vẫn đúng, nhưng nhìn qua _dường như_ không đúng khi đo nội trở bóng đèn ở nhiệt độ phòng.

          Cái quạt 12V còn đi kèm phần điều chỉnh tốc độ. Vì thế mới nói giá trị điện trở của nó đo nguội thì không có ý nghĩa gì cả.

          Điện trở đo nguội chỉ có ý nghĩa đối với điện trở thuần, linh kiện tuyến tính (tức là đặc tính V-A của nó là tuyến tính). Đối với bóng đèn sợi đốt đã không còn đúng nữa rồi. Đi-ốt, đèn ống ... đều là linh kiện phi tuyến. Ai đã học qua lý thuyết mạch sẽ dễ hiểu điều này.
          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

          Comment


          • #6
            Quạt của bạn có mạch điều khiển tốc độ. Trong mạch có phần tử phi tuyến thí dụ như điot chẳng hạn nên không thể dùng định luật Ôm được. Phần tử phi tuyến tức là U và I không tỉ lệ thuận với nhau, U/I không phải là hằng số.

            Đo ôm ra nhiều số khác nhau có thể do trong mạch có tụ điện. Khi đo số 3 dòng điện từ đồng hồ nạp cho tụ điện. Lúc chuyển sang đo số 2 được 85k là do tụ vẫn còn điện. Khi chập dây tụ xả hết điện nên đo còn 5k.

            Để đo thông mạch thường dưới 50 ôm thì nó kêu. Lớn hơn thì không kêu. Chức năng này thường dùng để kiểm tra dây điện có bị đứt không. Không dùng để đo đèn tuýp hay cục sạc được vì ở điện áp thấp đèn tuýp không dẫn điện. Phải có điện áp cao nó mới dẫn điện.
            sau.ph

            Comment


            • #7
              Đồng hồ này có màn hình to dễ đọc trị số nhưng hao pin dù có auto off thớt mua 1 hộp pin để dành xài dần , và tiếp điểm của mấy cái công tắc nhấn mà bị vô nước là mục luôn khỏi sửa thớt lấy băng keo trong bản to dán lên chống nước kẻo hư uổng .

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi 123456q Xem bài viết

                - Còn bóng tuýp (đèn bàn bóng dạng neon) đo trở kháng, hoặc đo thông mạch thì không thấy đo được. Mục đích để kiểm tra nó có bị cháy ko, ko cháy nó phải báo thông mạch chứ, tại sao cái cục sạc điện thoại đo điện trở hoặc diot thông mạch (kêu tít) cũng không đo được?
                Khi bạn để thang thông mạch hoặc thang điện trở thì giữa 2 đầu que đo có điện áp (thang thông mạch và thang 200 ohm có khoảng 3V, thang càng tăng thì điện áp càng giảm), đồng hồ lợi dụng sự sụt áp khi bạn đặt que đo vào mạch để hiển thị trị số điện trở: VD: khi bạn chập 2 que vào nhau thì điện áp sụt về 0V nên đồng hồ báo 0 ohm, khi đo điện trở 1k điện áp giữa 2 que sụt xuống 1 mức nào đó (2,5V chẳng hạn), đồng hồ báo 1k.
                Khi dùng thang điện trở để đo linh kiện phi tuyến sẽ ko đo được hoặc ko chính xác vì:
                - Điện áp giữa 2 que đo quá nhỏ, ko đạt được đến điện áp làm việc của linh kiện/thiết bị nên ko gây sụt áp giữa 2 que đo -> đồng hồ báo giá trị vô cùng. Điện áp có 3V mà bạn đo vào cái đèn 220V khác nào muỗi đốt inox!
                - Riêng đối với diode thì đo sẽ ko bao giờ được 0 ohm dù theo lý thuyết nó có 1 chiều dẫn điện. Lý do vì diode luôn có điện áp rơi trên nó (khoảng 0,7V với diode thường, 0,15V - 0,45V đối với diode schottky) nên dù phân cực thuận thì điệ áp giữa 2 que đo vẫn ko thể sụt về 0V,, đồng hồ sẽ báo trị số trong khoảng 50 - 500 ohm.

                Comment


                • #9
                  cảm ơn các bác. tiện đây nhờ các bác giải thích giúp cái mạch cấp nguồn trong mainboard nó có mosfet, cuộn dây, tụ điện để biến điện 12V xuống thấp hơn (1,6V) để cấp cho CPU (nguồn VRM) e xem mạch dao động để biến đổi điện áp, dòng diện thì nó phải có 2 cuộn dây= sơ cấp+thứ cấp chứ nhỉ, e tháo cuộn dây trong mainboard chỉ thấy có 2 đầu làm sao để biến đổi được nhỉ (biến áp phải có 2 cuộn chứ nhỉ???)

                  http://congnghemaytinh.com/mainboard...s/image011.gif (ảnh động)
                  Click image for larger version

Name:	image011.gif
Views:	2760
Size:	13.0 KB
ID:	1682828

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi 123456q Xem bài viết
                    cảm ơn các bác. tiện đây nhờ các bác giải thích giúp cái mạch cấp nguồn trong mainboard nó có mosfet, cuộn dây, tụ điện để biến điện 12V xuống thấp hơn (1,6V) để cấp cho CPU (nguồn VRM) e xem mạch dao động để biến đổi điện áp, dòng diện thì nó phải có 2 cuộn dây= sơ cấp+thứ cấp chứ nhỉ, e tháo cuộn dây trong mainboard chỉ thấy có 2 đầu làm sao để biến đổi được nhỉ (biến áp phải có 2 cuộn chứ nhỉ???)

                    http://congnghemaytinh.com/mainboard...s/image011.gif (ảnh động)
                    [ATTACH=CONFIG]n1682828[/ATTACH]
                    Chịu khó suy luận bạn sẽ giải thích được thôi. IC đảo pha sẽ đưa xung vuông vào 2 chân G của cặp fet nhưng 2 xung này sẽ ngược pha nhau, tức là trong 1 thời điểm thì chỉ có 1 fet dẫn (nếu cả 2 cùng dẫn thì chập CMNR!). Đầu tiên con fet nối với 12V (dân kỹ thuật gọi là "fet trên") sẽ dẫn, dòng điện chạy như sau: 12V -> L1 -> fet trên -> L2 -> CPU -> GND. Fet trên chỉ mở cho 1 dòng nhỏ đi qua, hơn nữa L2 sẽ sinh ra dòng điện ngược để chống lại nên điện áp sẽ giảm xuống. Sau quá trình này thì L2 cũng được nạp năng lượng, lúc này IC điều khiển ngắt fet trên. Ngay sau đó fet dưới sẽ được dẫn làm cho 1 đầu của L2 được nối GND tạo thành mạch kín và năng lượng tích trữ trong L2 sẽ được giải phóng để cấp cho CPU, lúc này IC ngắt fet dưới và đóng fet trên, quá trình lặp lại liên tục. Thực tế sẽ có thêm mạch feedback, nó trích 1 phần điện áp nguồn ra đưa ngược về IC để so sánh với 1 áp chuẩn để ổn áp.
                    Mạch như trên gọi là mạch buck, do ko cần cách li giữa nguồn vào và nguồn ra nên chỉ dùng 1 cuộn dây để tăng hiệu suất. Mạch có 2 hay nhiều cuộn dây cách li gọi là flyback.

                    Comment


                    • #11
                      Đây là loại mạch Buck ( đồng bộ ) .... dùng để hạ áp , có nhiều tài liệu về nó ,bạn chịu khó tìm sẽ rõ ...

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      123456q Tìm hiểu thêm về 123456q

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X