Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin hướng dẫn cách đo dòng (A) DC dùng thang đo điện áp sử dụng điện trở nối tiếp bằng đồng hồ VOM.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin hướng dẫn cách đo dòng (A) DC dùng thang đo điện áp sử dụng điện trở nối tiếp bằng đồng hồ VOM.

    Mình là newbie, mình đọc sách thấy có 2 cách đo cường độ dòng điện 1 chiều DC (cuốn điện tử căn bản) bằng đồng hồ VOM. Cách thứ nhất là dùng thang đo dòng thì mình đã hiểu. Còn cách thứ hai là dùng qua thang đo điện áp sử dụng điện trở thì mình chưa hiểu lắm. Mình muốn thực nghiệm cách đo này vì thấy sách bảo là an toàn hơn cho đồng hồ VOM. Có bạn nào hiểu cụ thể cách thức đo và tính toán ra kết quả thì chỉ dạy cụ thể bằng ví dụ giúp mình với (Nếu có ảnh minh họa hay video thì càng tốt). Mình cảm ơn nhiều.

  • #2
    Thế này nhé: Ví dụ, chân E của transistor có mắc 1 điện trở (Re).
    Bạn muốn đo dòng Ie qua chân E của transistor.
    Cách thứ nhất là bạn tháo 1 mối hàn của điện trở ra, mắc cái đồng hồ đo dòng vào đó (bạn đã hiểu). Đo xong, lại phải hàn lại cái đầu điện trở vào mạch.
    Cách thứ hai: Bạn hãy đo điện áp trên điện trở đó. Áp dụng định luật Ohm: Đem giá trị điện áp (Ve) vừa đo được chia cho giá trị điện trở (Re), thương số là giá trị dòng Ie mà bạn cần đo: Ie = Ve/Re
    Như vậy bạn đã "đo" được dòng Ie mà không cần phải tháo cái điện trở ra để "chèn" cái đồng hồ đo dòng vào để đo, rồi sau khi đo xong lại phải hàn lại.
    Có tiện lợi hơn cách thứ nhất không nào ?


    Không cần video cũng có thể hiểu được chứ, bạn nhỉ ?
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #3
      thế này nhé: ví dụ cái quạt tản nhiệt nguồn pc mắc 2 dây đỏ đen vào nguồn 12v. bạn muốn đo dòng qua dây đỏ của quạt. cách thứ nhất bạn xì cái mối hàn đó ra rùi dùng đồng hồ đo.... cách thứ 2 bạn đến chỗ bạn ht... mượn 1 con trở có độ chính xác cao về mắc nối tiếp vào dây đỏ và đo áp rơi trên con trở này. đo áp nguồn cấp cho hệ trở và quạt. sau đó tính ra dòng rùi tính ra tổng trở của cái quạt. sau đó lấy áp nguồn cấp chia thì ra dòng điện. sau đó mang con trở trả lại bạn ht... thế có tiện lợi hơn cách thứ nhất hông nào.... bạn nhỉ... hô hô buồn cười ghê. thế bạn ht... thấy tớ nói có đúng hông nào...

      Comment


      • #4
        Bạn lưu ý là đo trên mạch, không thêm linh kiện nào khác. Khi mắc thêm 1 diện trở mới vào mạch thì dòng đã giảm đi, không còn là dòng cần đo nữa. Đó là chưa kể đến trường hợp lắp thêm cái điện trở vài trăm k thì ...
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #5
          Cứ từ định luật ohm mà suy ra thôi: I = U/R.
          Cách làm như sau: dùng 1 điện trở trị số cực nhỏ (0,01 ohm chẳng hạn) mắc nối tiếp với tải, cấp nguồn cho hệ thống hoạt động rồi đo điện áp giữa 2 đầu điện trở (để thang thấp nhất), được bao nhiêu V thì chia cho trị số của điện trở sẽ thành dòng điện. VD: đo được 20mV, chia cho R = 0,01 ohm ta có dòng điện là I = 20/0,01 = 2000mA = 2A.
          Nếu đo được điện áp quá bé (vài mV) thì nên thay trở có trị số lớn hơn.
          Nếu đo được điện áp quá lớn (5% so với nguồn) thì nên thay trở có trị số nhỏ hơn.
          Thật ra thang đo A trên đồng hồ cũng cùng nguyên lý như trên, khi ta chọn thang đo cũng chính là chọn R thích hợp để nối tiếp với tải (2 đầu của R sẽ là 2 đầu que đo).

          Comment


          • #6
            Cứ như Newton đục 2 lỗ...
            Đã phải mắc nối tiếp cái điện trở thì mắc luôn cái am-pe kế vào đó cho nó nhanh, đọc được trị số luôn, khỏi cần phải tính toán gì!
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
              Cứ như Newton đục 2 lỗ...
              Đã phải mắc nối tiếp cái điện trở thì mắc luôn cái am-pe kế vào đó cho nó nhanh, đọc được trị số luôn, khỏi cần phải tính toán gì!
              Nhưng yêu cầu của đề bài là dùng thang đo điện áp để đo dòng điện mà.

              Comment


              • #8
                Cám ơn mod và bạn trhnguyen đã giúp đỡ. Giờ mình hiểu rồi.

                Comment


                • #9
                  Sách đó cổ lỗ rồi .
                  Cách bác H..t cũng lạc hậu rùi .
                  Bây giờ người ta bán cái này . Chỉ cần gắp vào cái dây cần kiểm tra . Biết ngay cái dây đó đang có bao nhiêu Ampe .
                  he he !!!!
                  Còn . đo được điện áp 20mV cho chính xác cũng chuối lắm . Vì cần phải có cái đồng hồ xịn .
                  Còn nâng trở sun thì sụt dòng .
                  Còn cộng trừ nhân chia cũng chỉ để tham khảo , Vì các điện trở cũng sai trị số nhiều lắm .
                  Click image for larger version

Name:	ut.jpg
Views:	2960
Size:	35.7 KB
ID:	1684979
                  Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                  nguyendinhvan1968@gmail.com

                  Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                  Comment


                  • #10
                    CÁI NÀY GIÁ BAO NHIÊU VẬY BÁC, EM CŨNG ĐANG CẦN? TRÊN NÚM VẶN NÓ CHỈ GHI CÁC THANG AC VẪN ĐO ĐƯỢC DC Ạ?

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi nguyendinhvan;n1684978
                      Bây giờ người ta bán cái này . Chỉ cần gắp vào cái dây cần kiểm tra . Biết ngay cái dây đó đang có bao nhiêu Ampe .
                      he he !!!!

                      ​ [ATTACH=CONFIG
                      n1684979[/ATTACH]
                      Cái này đo dòng điện chạy qua 1 dây dẫn thì tiện nhưng đo ở chỗ khác thì chịu, và nếu là dây đôi thì cũng chịu. VD dây nguồn của bóng đèn thì 2 dây đều có dòng bằng nhau nhưng chiều ngược nhau, kết quả là từ trường của chúng triệt tiêu lẫn nhau, đồng hồ chỉ 0A hehe.

                      Comment


                      • #12
                        thì cầm thêm 1 đoạn dây điện theo nữa là xong...

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
                          Cứ từ định luật ohm mà suy ra thôi: I = U/R.
                          Cách làm như sau: dùng 1 điện trở trị số cực nhỏ (0,01 ohm chẳng hạn) mắc nối tiếp với tải, cấp nguồn cho hệ thống hoạt động rồi đo điện áp giữa 2 đầu điện trở (để thang thấp nhất), được bao nhiêu V thì chia cho trị số của điện trở sẽ thành dòng điện. VD: đo được 20mV, chia cho R = 0,01 ohm ta có dòng điện là I = 20/0,01 = 2000mA = 2A.
                          Nếu đo được điện áp quá bé (vài mV) thì nên thay trở có trị số lớn hơn.
                          Nếu đo được điện áp quá lớn (5% so với nguồn) thì nên thay trở có trị số nhỏ hơn.
                          Thật ra thang đo A trên đồng hồ cũng cùng nguyên lý như trên, khi ta chọn thang đo cũng chính là chọn R thích hợp để nối tiếp với tải (2 đầu của R sẽ là 2 đầu que đo).
                          Nhưng chắt chắn sẻ có sai số , e có một cách nửa là dùng almpe kềm để đo, nếu dòng đo nhỏ quá thì ta quấn thêm nhiều vòng rồi chia cho số dòng đó.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                            CÁI NÀY GIÁ BAO NHIÊU VẬY BÁC, EM CŨNG ĐANG CẦN? TRÊN NÚM VẶN NÓ CHỈ GHI CÁC THANG AC VẪN ĐO ĐƯỢC DC Ạ?
                            Giá xấp xỉ 1 mê . Nhưng tính năng chưa ngon hẳn . Chỉ được cái nhỏ gọn .
                            Nó có phím chuyển chế độ AC/DC/diot/C/bip màu xanh . Nút zero để sét giá trị về 0 trước khi đo , để loại nhiễu từ môi trường .
                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            TeppiVN Tìm hiểu thêm về TeppiVN

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X