Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp tìm điện trở

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giúp tìm điện trở

    Chào cả nhà, cần giúp vấn đề này:
    Điện áp cấp cho mạch là 263v, mạch gồm 20 nhánh nối tiếp nhau, mỗi nhánh là 2 con led mắc song song
    Mình thấy 1 nhánh bị cháy led, giờ mình mún thay điện trở zô chỗ đó thì tính toán làm sao zậy cả nhà

  • #2
    Mỗi con 50mA. 2 con song song là 100 mA. Lấy điện áp 3v chia 100mA được 30 ôm. Bạn chọn sai khác lên vài chục ôm cũng chẳng sao...

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi bxp_88 Xem bài viết
      Chào cả nhà, cần giúp vấn đề này:
      Điện áp cấp cho mạch là 263v, mạch gồm 20 nhánh nối tiếp nhau, mỗi nhánh là 2 con led mắc song song
      Mình thấy 1 nhánh bị cháy led, giờ mình mún thay điện trở zô chỗ đó thì tính toán làm sao zậy cả nhà
      Không biết thông số led như thế nào làm sao tính được. 263V là điện áp lúc led sáng bình thường hay lúc bị hư? 263V/20 = hơn 13V mỗi led.
      sau.ph

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

        Không biết thông số led như thế nào làm sao tính được. 263V là điện áp lúc led sáng bình thường hay lúc bị hư? 263V/20 = hơn 13V mỗi led.
        263v là nguồn đo được lúc đèn sáng bình thường, để chính xác nên mình chưa gắn zô tải mới đo. Mà 263v/20 = 13,15v cho mỗi nhánh => áp cao quá, mà khi mình cho đèn sáng đo zô 2 đầu của 1 nhánh có áp khoảng 6v.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi recover Xem bài viết
          Mỗi con 50mA. 2 con song song là 100 mA. Lấy điện áp 3v chia 100mA được 30 ôm. Bạn chọn sai khác lên vài chục ôm cũng chẳng sao...
          Điện áp 3v bạn nói là điện áp của led, còn thực tế mình đo áp qua 1 nhánh 2 led song song là 6v bạn ak. Nhưng áp tổng là 263v chia cho 20 nhánh là khoảng 13,15v.

          Comment


          • #6
            Vấn đề mình khó hỉu là tính cách nào cho đúng, mong cả nhà chỉ giúp

            Comment


            • #7
              Bạn nói khó hiểu quá. 263V là áp lúc đèn sáng bình thường nhưng chưa gắn tải. Chưa gắn tải (bóng đèn) thì làm sao sáng bình thường được.

              Túm lại là 263V có phải là áp hở mạch. Còn khi có tải thì nó sụt xuống còn khoảng 120V không? ( = 20 nhánh x 6V). Nếu đúng như vậy thì có thể drive của led là nguồn dòng. Con nào hư chỉ cần nối tắt lại, dòng vẫn như cũ (áp tự động giảm xuống). Mà led hư thì thường là bị short rồi không cần nối tắt nữa. Con hư không sáng còn các con còn lại vẫn sáng bình thường.

              Áp mỗi nhánh là 6V thì có thể là 1 led + 1 trở hoặc là con led đó có 2 nhân (2 led nối tiếp). Hoặc là 2 con led đó nối tiếp chứ không phải song song như bạn nói.
              sau.ph

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                Bạn nói khó hiểu quá. 263V là áp lúc đèn sáng bình thường nhưng chưa gắn tải. Chưa gắn tải (bóng đèn) thì làm sao sáng bình thường được.

                Túm lại là 263V có phải là áp hở mạch. Còn khi có tải thì nó sụt xuống còn khoảng 120V không? ( = 20 nhánh x 6V). Nếu đúng như vậy thì có thể drive của led là nguồn dòng. Con nào hư chỉ cần nối tắt lại, dòng vẫn như cũ (áp tự động giảm xuống). Mà led hư thì thường là bị short rồi không cần nối tắt nữa. Con hư không sáng còn các con còn lại vẫn sáng bình thường.

                Áp mỗi nhánh là 6V thì có thể là 1 led + 1 trở hoặc là con led đó có 2 nhân (2 led nối tiếp). Hoặc là 2 con led đó nối tiếp chứ không phải song song như bạn nói.
                Đúng như bác nói, mình đo lại lúc gắn đèn sáng là 120v, lúc chưa sáng là 263v, 2 đầu của 1 nhánh là 5,6v đến 5,8v. Cặp nào hư phải nối tắt lại mới sáng, mình tưởng trong mạch cặp nào bị hư nối tắt thì áp của cặp đó chia ngược lại cho những cặp còn lại gánh gây nên hiện tượng chết theo. Mới nghĩ tới cách gắn điện trở zô

                Comment


                • #9
                  Zậy áp cho mỗi nhánh khoảng 5,8v dòng khoảng 100mA (mắc song song), nếu chọn điện trờ khoảng 58 đến 60ohm 1W có được không cả nhà ?

                  Comment


                  • #10
                    Bạn xem đèn mấy oát, 10 hay 20? Nếu 10W thì dòng cỡ 80-100mA, 20W thì 150mA, thích gắn R thì đl Ôm mà tính, không thì nối tắt.
                    Nếu led bạn 2835 thì là loại 0.5W, nếu 3030 thì 1W. Nếu đèn dưới 20W thì thuộc loại chất lượng cao đấy.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi bxp_88 Xem bài viết
                      Zậy áp cho mỗi nhánh khoảng 5,8v dòng khoảng 100mA (mắc song song), nếu chọn điện trờ khoảng 58 đến 60ohm 1W có được không cả nhà ?
                      Có lẽ nên xem lại 5,6-5,8V là cho 2 LED nối tiếp hay song song. Còn xử lý thì đã có nguồn ổn dòng, trong phạm vi cho phép thì đấu thêm điện trở làm gì cho tốn điện nung nóng, tiềm ẩn phát sinh sự cố!

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                        Bạn xem đèn mấy oát, 10 hay 20? Nếu 10W thì dòng cỡ 80-100mA, 20W thì 150mA, thích gắn R thì đl Ôm mà tính, không thì nối tắt.
                        Nếu led bạn 2835 thì là loại 0.5W, nếu 3030 thì 1W. Nếu đèn dưới 20W thì thuộc loại chất lượng cao đấy.
                        bên ngoài có ghi công suất 38w bác ak, đl ôm thì mình nhớ nhưng đôi khi số liệu đo được giữa thực tế và quy ước chênh lệch nên gặp không ít khó khăn

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết

                          Có lẽ nên xem lại 5,6-5,8V là cho 2 LED nối tiếp hay song song. Còn xử lý thì đã có nguồn ổn dòng, trong phạm vi cho phép thì đấu thêm điện trở làm gì cho tốn điện nung nóng, tiềm ẩn phát sinh sự cố!
                          Đó là áp đo được của 2 đầu led đấu song song ak bn

                          Comment


                          • #14
                            Muốn chính xác thì phải đo dòng thôi, xem lúc short 1 nhánh dòng có tăng nhiều không, tăng ít thì nối tắt luôn khỏi cần trở. Biết dòng thì tính ra điện trở cũng dễ khỏi phải đoán mò. Hoặc là gắn đại con trở 10 ôm xem nó sụt áp bao nhiêu rồi suy ra 6V cần điện trở bao nhiêu. Mà sao không thay led luôn mà lại chế trở?
                            sau.ph

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                              Muốn chính xác thì phải đo dòng thôi, xem lúc short 1 nhánh dòng có tăng nhiều không, tăng ít thì nối tắt luôn khỏi cần trở. Biết dòng thì tính ra điện trở cũng dễ khỏi phải đoán mò. Hoặc là gắn đại con trở 10 ôm xem nó sụt áp bao nhiêu rồi suy ra 6V cần điện trở bao nhiêu. Mà sao không thay led luôn mà lại chế trở?
                              Dòng của nguồn chảy qua 1 nhánh có khác với dòng danh định của led không bác ?
                              còn led này tháo ra chết nhiều hơn sống nên không tháo

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              bxp_88 Tìm hiểu thêm về bxp_88

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X