Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về phương pháp dò sơ đồ nguyên lý từ mạch in

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • bqviet
    replied
    Dòng PIC có chữ HV trong mã linh kiện, ví dụ PIC12HV752, chứa phần ổn áp bên trong có thể chạy điện áp vào từ 5V tới cả hàng chục V, miễn sao thiết kế điện trở hạn dòng phù hợp
    ww1.microchip.com/downloads/en/DeviceDoc/30010029B.pdf

    Leave a comment:


  • phuc101088
    replied
    Các bác cho mình hỏi có loại vi xử lý nào dùng nguồn khoảng 8.3V không? Vì cái mạch nguồn của mình ở trên thì mình đo thực tế điện áp rơi trên 2 chân tụ là khoảng 8.3V. Nguồn này nuôi trực tiếp cho các linh kiện trong mạch. Tại mạch của mình con vi xử lý nó không có nhãn mác gì nên không thể tìm được trên mạng .
    Nếu không biết được tên của vi xử lý thì có cách nào để tìm ra chân Vcc và chân Reset không ạ? Mong mọi người giúp đỡ.

    Leave a comment:


  • caoson_vnatr
    replied
    Nguyên văn bởi phuc101088 Xem bài viết

    Đó là mình vẽ mô phỏng proteus thôi. Còn thiết bị chạy 110V, mình sờ không thấy giật hay tại đi dày cách đất tốt
    dẹp cái mô phòng proteus đi, nó chỉ thích hợp với một số cái vxl vs số thôi, bác mà sờ có ngày ngắm gà khỏa thân đó

    Leave a comment:


  • phuc101088
    replied
    Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết

    Mạch đó ghi rõ dùng điện 220V mà???
    Đó là mình vẽ mô phỏng proteus thôi. Còn thiết bị chạy 110V, mình sờ không thấy giật hay tại đi dày cách đất tốt

    Leave a comment:


  • tungoc
    replied
    Nguyên văn bởi phuc101088 Xem bài viết
    Mọi người cho mình hỏi ở cái mạch này không biết vi xử lý nó quản lý đóng ngắt con triac như thế nào mà khi động cơ không chạy em đo 2 đầu dây nối vào động cơ vẫn có điện 110V (Toàn bộ thiết bị dùng điện 110V), dùng 2 đầu dây đó cắm vào cái bóng đèn thì thấy đèn nháy liên tục. Còn khi bấm cái nút thì động cơ chạy bình thường dùng đồng hồ đo cũng thấy 110V.
    Mạch đó ghi rõ dùng điện 220V mà???

    Leave a comment:


  • phuc101088
    replied
    Mọi người cho mình hỏi ở cái mạch này không biết vi xử lý nó quản lý đóng ngắt con triac như thế nào mà khi động cơ không chạy em đo 2 đầu dây nối vào động cơ vẫn có điện 110V (Toàn bộ thiết bị dùng điện 110V), dùng 2 đầu dây đó cắm vào cái bóng đèn thì thấy đèn nháy liên tục. Còn khi bấm cái nút thì động cơ chạy bình thường dùng đồng hồ đo cũng thấy 110V.

    Leave a comment:


  • duong_act
    replied
    Nguyên văn bởi phuc101088 Xem bài viết
    Cảm ơn bạn đã giúp đỡ. Nhưng mình nghĩ con Q3 mới là con phát hiện điểm 0 phải không bạn? Vì tín hiệu lấy sau diode chỉnh lưu đưa vào Q3 rồi đưa vào vi xử lý. Còn con Q1 thì tín hiệu từ vi xử lý đưa vào mình không biết để điều khiển cái gì?
    Đúng vậy , mình nhầm. Con Q1 thì mình chịu. Q5 thì là điều khiển triac.

    Leave a comment:


  • tuyennhan
    replied
    Nguyên văn bởi phuc101088 Xem bài viết
    Cảm ơn bạn đã giúp đỡ. Nhưng mình nghĩ con Q3 mới là con phát hiện điểm 0 phải không bạn? Vì tín hiệu lấy sau diode chỉnh lưu đưa vào Q3 rồi đưa vào vi xử lý. Còn con Q1 thì tín hiệu từ vi xử lý đưa vào mình không biết để điều khiển cái gì?
    Còn ý mình nói con triac luôn thông là mình mô phỏng trên proteus. Nghĩa là bê nguyên cái mạch điều khiển động cơ đó nối với phần nguồn thì cứ mô phỏng là mô tơ đã chạy rồi, không cần gì đến tín hiệu điều khiển từ vi xử lý. Vì phần nguồn một chiều ở đây có chung một đường với đường điện áp 220VAC như mọi người thấy.
    Tiện đây cho mình hỏi ai biết cách giao tiếp giữa vi xử lý với triac dùng transistor thì chỉ mình với( như cái mạch mình dò ra cho phần động điều khiển động cơ đó). Mình chỉ biết dùng con optocoupler như MOC30XX, còn chưa thấy mạch dùng transistor
    Mạch bạn vẽ mình chưa gặp nên cũng không biết đúng sai gỉ , sửa mạch thì mình chỉ dò chỗ hư thôi ví dụ không có nguồn thì mình chỉ đo kiểm thay thế lk phần nguồn cho tới khi có nguồn không bao giờ vẽ lại toàn mạch vì chẳng bỏ công lại thêm rối óc vì phân tích đúng sai .

    Proteus chỉ phân tích đơn giản thôi thấy được là chạy được ở đây là áp + ở chân G muốn nghỉ thì cấp áp vào chân B trans khi CE thông áp chân G bằng 0 là ngắt ngay .

    Giao tiếp giữa vsl với triac dùng trans thì dễ thôi xung điều khiển vào B trans tùy theo xung là + hay - để dùng NPN hay PNP còn CE thì tùy theo muốn cấp xung âm hay dương cho G triac mà nối +hay - với chân C hay E như mạch bạn vẽ chỉ không có linh kiện nối giữa BC .

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    Application note sau hướng dẫn cách nối trực tiếp chân vi điều khiển tới triac qua transistor đệm, không dùng MOC gì hết. Đồng thời cũng hướng dẫn cách dò điểm 0 để điều khiển, cùng phần mềm luôn. Làm đúng theo nó là chạy ngay
    http://ww1.microchip.com/downloads/e...tes/00958A.pdf

    Leave a comment:


  • phuc101088
    replied
    Cảm ơn bạn đã giúp đỡ. Nhưng mình nghĩ con Q3 mới là con phát hiện điểm 0 phải không bạn? Vì tín hiệu lấy sau diode chỉnh lưu đưa vào Q3 rồi đưa vào vi xử lý. Còn con Q1 thì tín hiệu từ vi xử lý đưa vào mình không biết để điều khiển cái gì?
    Còn ý mình nói con triac luôn thông là mình mô phỏng trên proteus. Nghĩa là bê nguyên cái mạch điều khiển động cơ đó nối với phần nguồn thì cứ mô phỏng là mô tơ đã chạy rồi, không cần gì đến tín hiệu điều khiển từ vi xử lý. Vì phần nguồn một chiều ở đây có chung một đường với đường điện áp 220VAC như mọi người thấy.
    Tiện đây cho mình hỏi ai biết cách giao tiếp giữa vi xử lý với triac dùng transistor thì chỉ mình với( như cái mạch mình dò ra cho phần động điều khiển động cơ đó). Mình chỉ biết dùng con optocoupler như MOC30XX, còn chưa thấy mạch dùng transistor

    Leave a comment:


  • duong_act
    replied
    Mình trả lời bạn như sau:
    - Mạch của bạn không phải nhiều lớp (nhiều lớp là từ 2 lớp trở lên). Bởi vì bạn thấy chỉ có 1 mặt có đường mạch. 2 lớp là cả 2 mặt đều có đường mạch. Nhiều lớp hơn nữa thì bên trong tấm phíp cũng có đường mạch. Thường là những máy xịn xò đắt tiền mới có mạch nhiều lớp.

    Một số chân linh kiện không thấy hàn linh kiện vì nhà sản xuất đã cắt giảm những linh kiện này để giảm giá hoặc bỏ đi một chức năng nào đó. Tóm lại vẫn là để giảm giá nên cái chân đó trống. Khi qua bể thiếc lỏng thì thiếc nó bám vào thì thành cái chân như bạn thấy thôi.

    Phần bạn dò ra đúng không khá khó nói. Chỉ có kiểm tra thật kỹ và tự chắc chắn thôi.

    Con vi điều khiển sẽ điều khiển triac mở sớm hay muộn trong mỗi nửa chu kỳ của điện áp sin thì sẽ điều tiết được công suất của tải đang nối với con triac. Ví dụ mỗi nửa chu kỳ điện áp sin 50Hz sẽ kéo dài 10ms. Nếu con triac đến ms thứ 3 mới mở thì tải sẽ có 70% công suất, nếu mở ở ms thứ 8 thì sẽ có 20% công suất.Thực tế nó sẽ không tuyến tính như thế mà mình chỉ lấy ví dụ thôi.
    Còn triac luôn thông chắc hỏng đâu đó rồi.

    Con Q1 sẽ phát hiện điểm 0. Điểm 0 là điểm có điện áp rất thấp, chính là điểm kết thúc và bắt đầu 1 nửa chu kỳ sin. Dựa vào tín hiệu từ Q1, con vi điều khiển biết được khi nào bắt đầu nửa chu kỳ sin và bắt đầu tính thời gian trễ lại để mở triac.
    Khi mở triac, con vi điều khiển xuất điện áp ra chân nào đó, nhưng vì điện áp này yếu không mở trực tiếp được triac hoặc không thể nối trực tiếp đến triac được nên phải xen con Q3 vào giữa để giải quyết.

    Leave a comment:


  • Hỏi về phương pháp dò sơ đồ nguyên lý từ mạch in

    Chào mọi người!

    Hiện nay mình đang cố gắng để vẽ lại mạch nguyên lý (chỉ các phần mạch chính) từ mạch in của một con máy pha cà phê bằng cách quan sát đường đi của các đường mạch đồng kết hợp sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch từng đoạn. Mình xin mô tả qua về mạch của mình như sau:

    - Mạch sử dụng phương pháp hạ áp trực tiếp (điện lưới-->Tụ, điện trở--> diode nắn dòng--> diode zener---> Tụ lọc) để tạo nguồn một chiều 5V sử dụng cho các linh kiện trong mạch
    - Mạch điều khiển 5 tải xoay chiều thông qua vi xử lý gồm: 1 máy xay, 1 máy bơm, 1 sợi đốt và 2 van điện sử dụng triac

    Phương pháp dò của mình là: đầu tiên sẽ dò khối nguồn bắt đầu từ dây điện cắm vào qua tụ, điện trở, diode, và cuối cùng là con tụ hóa lọc nguồn để lấy ra nguồn một chiều. Từ đây về sau tất cả nguồn cho linh kiện được lấy trên 2 cực của con tụ này.
    Với các tải xoay chiều thì mình sẽ dò bắt đầu từ cực G của con triac dò cho đến vi xử lý. Trong mạch của mình thì thấy để điều khiển các con triac này thì tín hiệu điều khiển từ vi xử lý được đưa vào cực B của con transistor (Con này là linh kiện dán trên lưng chỉ thấy chữ FS với số 49 ngược mình tra thì hình như là con 2SA1037 không biết có đúng không), cực C của transistor thì xuống đất, còn cực E thì qua điện trở lên dương nguồn một chiều. Tín hiệu điều khiển được lấy ra trên cực E và đưa vào cực G của triac để điều khiển tải xoay chiều.
    Tuy nhiên trong quá trình dò mạch thì mình thấy một số chỗ chân con linh kiện nó chỉ dừng lại tại một ví trí mà tại đó mình quan sát thì thì không thấy nó nối với con nào khác mà chỉ là một chấm thiếc trắng. Một số chỗ như thế thì dùng đồng hồ đo thông mạch thấy nó về dương nguồn một chiều.
    Mình có mấy câu hỏi muốn nhờ mọi người giúp đỡ là:
    - Những chỗ chân linh kiện không thấy nối đi đâu mà thấy thông với dương nguồn là thế nào? (có phải mạch in nhiều lớp không?)
    - Ai quen với mạch nguồn không biến áp thì có xem hộ mình cái phần nguồn mình dò ra như thế này (hình đính kèm) đã đúng chưa? Mặc dù mình đã kiểm tra lại rất nhiều lần và vẫn chỉ ra được như thế.
    - Nếu mạch nguồn như thế thì mình thấy khi điều khiển tải xoay chiều (ví dụ như máy xay) như mạch mình đã dò ra dưới đây thì cứ cắm điện vào là máy xay sẽ chạy, nghĩa là con triac luôn thông. Vậy thì không biết vi điều khiển còn cơ chế nào để kiểm soát nguồn điện cấp cho máy xay?
    - Nếu mạch nguồn đúng như thế thì vai trò con Q1 và Q3 dùng để làm gì?

    Có thể mình trình bày không được rõ ràng lắm mặc dù đã cố gắng. Mong mọi người đọc hết và giúp đỡ. Trân trọng cảm ơn!

Về tác giả

Collapse

phuc101088 Tìm hiểu thêm về phuc101088

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X