Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[Hỏi] Cố định cực âm - cực dương, dây nóng - dây nguội

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thangbpvn
    replied
    Nguyên văn bởi hunglai86 Xem bài viết

    Có phải anh Thắng Bùi Phát ko?
    Dạ minh không phải anh đó b ơi.

    Leave a comment:


  • Quocthaibmt
    replied
    Nguyên văn bởi plugionhikop Xem bài viết

    Chào bác.
    em đang có 1 con đài hồng đăng 711-2. Hiện tại thu sóng rất kém, tiếng sôi lớn. Em google và tìm ra bác bác có thể giúp em phục hồi lại nó ko? Đèn đóm cho nó e có đủ hết. Máy hiện sóng, máy phát xung, đồng hồ đo các loại, mạch điện của nó e cũng đang có.
    Rất mong tin bác.
    quên mất , bạn nên đưa đề tài này qua luồng khác kẻo bị xóa vì không đúng luồng đây , mình trả lời mà sơ suất quá .

    Leave a comment:


  • Quocthaibmt
    replied
    Nguyên văn bởi plugionhikop Xem bài viết

    Chào bác.
    em đang có 1 con đài hồng đăng 711-2. Hiện tại thu sóng rất kém, tiếng sôi lớn. Em google và tìm ra bác bác có thể giúp em phục hồi lại nó ko? Đèn đóm cho nó e có đủ hết. Máy hiện sóng, máy phát xung, đồng hồ đo các loại, mạch điện của nó e cũng đang có.
    Rất mong tin bác.
    thực ra có nhiều người nói là do bây giờ người ta sử dụng quá nhiều sóng nên gây nhiễu , theo mình thì đó chưa đúng đâu , khi thiết kế máy móc sử dụng sóng lan truyền, các kỹ sư đã tính toán cả rồi , khó mà vì sự có mặt của các sóng đó gây ra nhiễu cho máy thu radio khiến máy bị sôi , rè , ù , mà thực tế là do mạch điện của máy , theo thời gian linh kiện biến chất , mạch điện ngày xưa thiết kế sự chọn lọc sóng chưa hoàn hảo , nhất là máy chạy đèn điện tử chân không , vì thế tạp âm xuất hiện rất nhiều , nếu bị can nhiễu thì rất dễ phát hiện được , thường là ở dải sóng trung bị ảnh hưởng bởi thời tiết , nhiệt độ bức xạ tầng đối lưu và nhiễu phát từ các thiết bị sử dụng điện gia đình mà thiết bị đó không có mạch lọc nguồn , khi hoạt động gây ra nhiễu , còn sóng ngắn và FM thì có phần đỡ hơn , riêng FM thì có bị lẫn bởi đài truyền hình analog ở băng tần VHF-L nhưng mức độ ít , trở lại vấn đề bạn hỏi thì mình có vài ý kiến sau , muốn máy thù tốt , ít bị tạp âm thì điều kiện máy thu phải có tầng đổi tần ngoại sai , ngoài tầng thu RF và MIX (trộn tần) nếu máy thu không có tầng này thì tín hiệu thu được sẽ bị nhiễu sóng hài xâm nhập , mà máy không thể lọc lựa được , dẫn đến ta khó thu được tín hiệu đạt yêu cầu , sau nữa là linh kiện thụ động dân dụng sẽ bị thay đổi chất lượng sau 20 năm , mà đối với linh kiện làm việc cao tần thì điều đó rất dễ xảy ra , nếu như ngày trước nó thu 1 đài nào đó rất tốt , nhưng bây giờ nó thu kém đi , thì đó là do máy xuống cấp , bạn muốn sửa được nó thì bạn phải thay thế các linh kiện đó như lúc còn mới , sửa radio là khó nhất trong các thiết bị dân dụng , ngoài trang thiết bị dụng cụ đồ nghề ra , cần phải có kiến thức kinh nghiệm về vô tuyến điện căn bản nữa thì sửa chữa mới hiệu quả, tóm lại để sửa nó thì phải làm tuần tự các bước , xử lý phần trung tần trước , riêng phần âm tần thì bỏ qua , phần trung tần phải sửa thế nào đó để không có tạp âm khi chưa có tín hiệu RF (ngắt RF khỏi đường liên lạc tầng đầu) , vệ sinh mạch hoặc các chân đế cắm đèn tránh tụ ký sinh, thay thế tụ tốt đúng chủng loại (cái này hơi khó ) ở các tầng trung tần IF1- IF2 -tách sóng DET ,.nếu có máy đo 455khz thì cân chỉnh lại các biến áp IF để tín hiệu ra và dạng sóng hình bao được đẹp và đúng .nếu không có máy đo thì để bước sau điều chỉnh khi thu RF vào ,bước sau đến phần cao tần RF thì khó hơn , đèn RF phải giống với đèn cũ và tham số , độ phát xạ còn tốt 80% , chứ độ phát xạ kém thì tạp âm rất nhiều , các đèn đã sử dụng cũ rồi thì phải bỏ , thay thế cái mới , đây là điều bắt buộc sau 1000 giờ hoạt động , sau 1700h thì không nên dùng, đó là tận dụng tối đa rồi , thường trong máy truyền tin ngày xưa 500h là vứt rồi, , kế đến là các cuộn dây dao động có bị han rỉ hay không , nếu có thì phải quấn lại đúng với cuộn cũ và loại dây , dây đồng bọc men , hay bọc tơ và cách quấn phải giống nhau , và các tụ phần cao tần cũng cần chú ý đến chất lượng , phần này không quan trọng lắm trừ tụ lọc nguồn ( dĩ nhiên rồi) , đó là vài bước để bạn tham khảo xem thế nào nhé , nếu cần thì tiếp tục thảo luận

    Leave a comment:


  • hunglai86
    replied
    Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết
    Bạn chủ top ơi. Nói thật nếu bạn sợ thì nên mua ống cao su trắng trong giống ống cân nước thợ xây nhà. Bọc vào dây điện dẫn lên cái phao điện. Bọc thêm 1 lớp ống 21 3.0mm loại xịn vào .
    Bọc luôn cái vỏ phao vào thì mạn phép thưa b là dùng tới khi hư bơm ấy.
    Chú ý bơm công suất nhỏ thì dùng phao trực tiếp được. Bơm lớn hơn 750w thì nên qua relay hay công tắc tơ cho bền bền nhé.
    Bản thân m cũng ghét sự cẩu thả của thợ làm điện nên m luôn tính cách đơn giản mà hiệu quả.
    Có phải anh Thắng Bùi Phát ko?

    Leave a comment:


  • Thangbpvn
    replied
    Bạn chủ top ơi. Nói thật nếu bạn sợ thì nên mua ống cao su trắng trong giống ống cân nước thợ xây nhà. Bọc vào dây điện dẫn lên cái phao điện. Bọc thêm 1 lớp ống 21 3.0mm loại xịn vào .
    Bọc luôn cái vỏ phao vào thì mạn phép thưa b là dùng tới khi hư bơm ấy.
    Chú ý bơm công suất nhỏ thì dùng phao trực tiếp được. Bơm lớn hơn 750w thì nên qua relay hay công tắc tơ cho bền bền nhé.
    Bản thân m cũng ghét sự cẩu thả của thợ làm điện nên m luôn tính cách đơn giản mà hiệu quả.

    Leave a comment:


  • plugionhikop
    replied
    Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

    thực ra bạn ấy đã hiểu nhưng cách trình bày không lưu loát , gọn gàng theo kỹ thuật nên bác thấy có vấn đề thôi .
    Chào bác.
    em đang có 1 con đài hồng đăng 711-2. Hiện tại thu sóng rất kém, tiếng sôi lớn. Em google và tìm ra bác bác có thể giúp em phục hồi lại nó ko? Đèn đóm cho nó e có đủ hết. Máy hiện sóng, máy phát xung, đồng hồ đo các loại, mạch điện của nó e cũng đang có.
    Rất mong tin bác.

    Leave a comment:


  • tuyennhan
    replied
    Sự cố điện thì vô số xảy ra bất ngờ nên mình phải tự trang bị kiến thức về nó thấy có vấn đề là khắc phục ngay đừng dây dưa và cũng nên hạn chế bớt hậu quả của nó bằng cách gắn thêm cb chống giật như TLM đã nêu .

    Leave a comment:


  • Quocthaibmt
    replied
    Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

    Sao lý thuyết của bạn nó lệch lạc thế nhỉ?

    Trong mạng điện 1 pha sử dụng trong gia đình thì dòng điện trên dây nóng và dây nguội bằng nhau nên đặt công tắc ở đâu cũng nẹt lửa như nhau thôi, nói dây nguội không truyền tải điện là sai. Chỉ có dây nguội trong mạng điện 3 pha với dòng tải cân bằng nhau tuyệt đối thì trên dây nguội mới không có dòng, nhưng thực tế thì khó mà xảy ra, còn trong điện sinh hoạt 1 pha thì dòng trên 2 dây luôn bằng nhau, thậm chí nếu dây nguội được nối đất thì dòng còn có thể cao hơn cả dây nóng.

    Thế nào là rờ le trung gian? Nó hoạt động ra sao? Nếu bạn muốn bạn có thể ngắt cầu dao/aptomat tổng thì dây nóng sẽ không chạy khắp nhà nữa, nhưng khi bạn muốn sử dụng điện thì lại phải đóng nó lại và nó lại chạy khắp nhà thôi, còn muốn sử dụng mà không có dây nóng thì chịu thua! Còn muốn tăng độ an toàn thì có thể dùng aptomat chống giật hoặc dùng biến áp cách ly, nhưng chúng chỉ có tác dụng khi chạm vào 1 dây, còn chạm đồng thời 2 dây vẫn thăng thiên như thường!
    thực ra bạn ấy đã hiểu nhưng cách trình bày không lưu loát , gọn gàng theo kỹ thuật nên bác thấy có vấn đề thôi .

    Leave a comment:


  • Quocthaibmt
    replied
    Nguyên văn bởi vietroad Xem bài viết

    Kỹ tính như bác thì chắc khỏi xài điện luôn cho an toàn vì đám thợ điện đi dây trong nhà cũng thế thôi. Nguy cơ còn cao gấp mấy chục lần cái bồn nước ấy chứ. Còn chuyện bác chủ thớt sơ dây mục đứt va vào bồn thì nói thật bác xài hư cái bồn nước cũng chưa mục dây.
    bác nói thế nào đó chứ , dùng điện mà không kỹ tính thì coi chừng , bây giờ thợ làm điện gia dụng không qua trường lớp ẩu lắm , dây nhợ cũng không như ngày xưa , dây phơi nắng mưa 2 năm là mục vỏ lòi ruột ra rồi , chỉ có người dùng là thiệt hại mà thôi ,tôi là người hay đi khắc phục hậu quả của thợ làm trước nên tôi thấy rất nhiều nguy cơ tiềm tàng trong nhà .

    Leave a comment:


  • trthnguyen
    replied
    Nguyên văn bởi hunglai86 Xem bài viết

    Đâu có. Cái bồn của mình bị rồi cho nên mình mới nói đó chứ. Tại cái bồn để ngoài trời mưa nắng mà. Còn việc kỹ tính thì tốt chứ có sao đâu bạn. Nếu như có thể chế ra 1 cái công tắc rờ le trung gian nhỏ gọn thì các công trình điện sẽ trở nên an toàn và bền bĩ hơn. Những cái công tắc chỉ đấu dây nguội vào thì sẽ ko nẹt lửa khi bật. Ko truyền tải điện, ko bị nóng, sẽ an toàn và bền bỉ hơn. Và với cái rờ le trung gian đó thì sẽ ko có việc dẫn dây điện nóng chạy khắp nhà. Chỉ khi rờ le bật thì mới có điện.
    Sao lý thuyết của bạn nó lệch lạc thế nhỉ?

    Trong mạng điện 1 pha sử dụng trong gia đình thì dòng điện trên dây nóng và dây nguội bằng nhau nên đặt công tắc ở đâu cũng nẹt lửa như nhau thôi, nói dây nguội không truyền tải điện là sai. Chỉ có dây nguội trong mạng điện 3 pha với dòng tải cân bằng nhau tuyệt đối thì trên dây nguội mới không có dòng, nhưng thực tế thì khó mà xảy ra, còn trong điện sinh hoạt 1 pha thì dòng trên 2 dây luôn bằng nhau, thậm chí nếu dây nguội được nối đất thì dòng còn có thể cao hơn cả dây nóng.

    Thế nào là rờ le trung gian? Nó hoạt động ra sao? Nếu bạn muốn bạn có thể ngắt cầu dao/aptomat tổng thì dây nóng sẽ không chạy khắp nhà nữa, nhưng khi bạn muốn sử dụng điện thì lại phải đóng nó lại và nó lại chạy khắp nhà thôi, còn muốn sử dụng mà không có dây nóng thì chịu thua! Còn muốn tăng độ an toàn thì có thể dùng aptomat chống giật hoặc dùng biến áp cách ly, nhưng chúng chỉ có tác dụng khi chạm vào 1 dây, còn chạm đồng thời 2 dây vẫn thăng thiên như thường!

    Leave a comment:


  • hunglai86
    replied
    Nguyên văn bởi vietroad Xem bài viết

    Kỹ tính như bác thì chắc khỏi xài điện luôn cho an toàn vì đám thợ điện đi dây trong nhà cũng thế thôi. Nguy cơ còn cao gấp mấy chục lần cái bồn nước ấy chứ. Còn chuyện bác chủ thớt sơ dây mục đứt va vào bồn thì nói thật bác xài hư cái bồn nước cũng chưa mục dây.
    Đâu có. Cái bồn của mình bị rồi cho nên mình mới nói đó chứ. Tại cái bồn để ngoài trời mưa nắng mà. Còn việc kỹ tính thì tốt chứ có sao đâu bạn. Nếu như có thể chế ra 1 cái công tắc rờ le trung gian nhỏ gọn thì các công trình điện sẽ trở nên an toàn và bền bĩ hơn. Những cái công tắc chỉ đấu dây nguội vào thì sẽ ko nẹt lửa khi bật. Ko truyền tải điện, ko bị nóng, sẽ an toàn và bền bỉ hơn. Và với cái rờ le trung gian đó thì sẽ ko có việc dẫn dây điện nóng chạy khắp nhà. Chỉ khi rờ le bật thì mới có điện.

    Leave a comment:


  • vietroad
    replied
    Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

    ở nước ngoài văn minh , luật pháp rõ ràng thì người thợ làm ẩu , không đúng quy trình , khi xảy ra sự cố thì mới bị liên đới trách nhiệm , chứ ở VN thì còn lâu mới quy trách nhiệm đến thợ thông thường được , còn đấu nối phao bồn nước thì đa phần thợ đấu cho có , cho xong việc thôi , người ta không tính đến yếu tố an toàn đâu .
    Kỹ tính như bác thì chắc khỏi xài điện luôn cho an toàn vì đám thợ điện đi dây trong nhà cũng thế thôi. Nguy cơ còn cao gấp mấy chục lần cái bồn nước ấy chứ. Còn chuyện bác chủ thớt sơ dây mục đứt va vào bồn thì nói thật bác xài hư cái bồn nước cũng chưa mục dây.

    Leave a comment:


  • trthnguyen
    replied
    Nguyên văn bởi hunglai86 Xem bài viết

    Chuyện là như vầy. Trên bồn nước của mình có cái công tắc phao để tự động tắt máy bơm khi nước đầy. Người ta lắp dây nóng vào cái công tắc đó. Nhưng mình thấy nguy hiểm quá, vì nắng mưa đôi khi dây bị mục và đứt ra quẹt vào cái bồn inox và thủng vài lỗ trên đó. Chỉ sợ người nào vô ý chạm vào thì lại bị giật. Cho nên mình muốn chuyển thành dây nguội đấu vào cái công tắc phao đó. Thế nhưng như vậy thì ở phía motor bên dưới lúc nào dây nóng cũng có điện. Nếu ngập nước thì lại nguy hiểm phía dưới. Cho nên mình muốn lắp 1 thiết bị nối tiếp giống như 1 cái ổn áp và đưa dây nguội lên bồn nước. Chỉ khi công tắc bật, ổn áp bật thì motor mới có điện. Nhưng mình thấy ổn áp cũng giống như công tắc 1 chiều chỉ ngắt 1 dây. Nếu dây nguội đấu vào công tắc thì dù mình đã tắt vẫn sẽ có điện.

    Mình thắc mắc rằng liệu có 1 loại thiết bị nào có thể giải quyết vấn đề này hay ko? Nếu có thì rất có thể mình sẽ sử dụng để làm cho tất cả các công tắc trở thành dây nguội, ví dụ như công tắc đèn.
    Thế mà mình cứ tưởng cố định để làm gì.
    Thật ra nếu dùng công tắc, cầu dao, aptomat... thì 2 dây sẽ luôn được cố định, chỉ khi dùng phích cắm mới có chuyện đảo được 2 dây (không biết bạn có tưởng tượng ra không?)
    Việc cố định 2 dây cũng không làm tăng độ an toàn vì như bạn đã phân tích, dây nóng vẫn phải hiện diện ở bồn hoặc máy bơm (nếu điện mà chỉ có dây nguội thì còn gì là điện nữa!)
    Muốn an toàn thì bạn dùng aptomat chống giật đấy, khi bị giật (nếu chẳng may) thì nó sẽ ngắt luôn.

    Leave a comment:


  • Quocthaibmt
    replied
    Nguyên văn bởi vietroad Xem bài viết
    Những điều bạn nghĩ thì nhà sản xuất người ta cũng đã nghĩ rồi. Phải có cơ chế an toàn chứ nếu nó nguy hiểm như vậy thì người ta bán cho ai, có khi còn đi tù. Nếu không rành về chuyên môn mà đấu nối tùm lum vô đó có khi còn nguy hiểm hơn
    ở nước ngoài văn minh , luật pháp rõ ràng thì người thợ làm ẩu , không đúng quy trình , khi xảy ra sự cố thì mới bị liên đới trách nhiệm , chứ ở VN thì còn lâu mới quy trách nhiệm đến thợ thông thường được , còn đấu nối phao bồn nước thì đa phần thợ đấu cho có , cho xong việc thôi , người ta không tính đến yếu tố an toàn đâu .

    Leave a comment:


  • vietroad
    replied
    Những điều bạn nghĩ thì nhà sản xuất người ta cũng đã nghĩ rồi. Phải có cơ chế an toàn chứ nếu nó nguy hiểm như vậy thì người ta bán cho ai, có khi còn đi tù. Nếu không rành về chuyên môn mà đấu nối tùm lum vô đó có khi còn nguy hiểm hơn

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

hunglai86 Tìm hiểu thêm về hunglai86

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X