Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin tư vấn hướng giải quyết cho vấn đề nan giải

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin tư vấn hướng giải quyết cho vấn đề nan giải

    Chào các anh, e là ma mới của ngành tự động. Hiện e đang làm mô hình điều khiển nhiệt độ của lò nhiệt và gặp phải vấn đề như này:
    - Ban đầu e dự định dùng arduino điều khiển bóng đèn AC 220v nhưng do phải làm mạch xác định điểm 0 hơi phức tạp nên e chuyển qua dùng đèn DC 12V - 35W (loại đèn gắn trên xe máy i ạ)
    - Khi e mắc mạch như hình bên dưới thì điều khiển đèn ok, nhưng do không đủ nóng nên e mắc song song thêm 1 đèn nữa thì gặp vấn đề là 1 đèn sáng và 1 đèn mờ. Theo như e tìm hiểu được thì phải gắn trở để hạn dòng nhưng sau khi tính toán thì việc gắn trở dường như không được vì:
    + Dòng cần cấp cho mỗi đèn là I=P/U=35/12=2.9A -> dùng khoảng 2.5A
    + -> Điện trở cần gắn là 12/2.5 = 4.8 ohm -> dùng khoảng 5 ohm
    + -> công suất trên trở P = I^2.R = 2.5^2 . 5 = 31.25W
    Cái mạch nhỏ xíu mà con trở cần dùng đến tận 31W thì không được nên e đang rối không biết phải làm sao để 2 đèn sáng như nhau mong được sự hỗ trợ của các anh.
    (Em còn gà mờ lắm nếu tính toán có gì sai các anh chỉ bảo e với ạ)

  • #2
    Vẫn dùng đèn chạy điện lưới 220VAC, đóng cắt bởi triac. Đừng lái triac trực tiếp (vì phải xác định điểm 0), lái gián tiếp thông qua MOC305x. Đóng cắt chậm thôi, đừng PWM đồng bộ với lưới. Đơn giản hơn nữa là dùng rơ-le. Mọi chuyện còn lại đơn giản.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
      Vẫn dùng đèn chạy điện lưới 220VAC, đóng cắt bởi triac. Đừng lái triac trực tiếp (vì phải xác định điểm 0), lái gián tiếp thông qua MOC305x. Đóng cắt chậm thôi, đừng PWM đồng bộ với lưới. Đơn giản hơn nữa là dùng rơ-le. Mọi chuyện còn lại đơn giản.
      Có cách nào giải quyết cho đèn DC không anh? tại e mua linh kiện này nọ củng kha khá rồi giờ bỏ thì uổng

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi huytuong.20 Xem bài viết
        Có cách nào giải quyết cho đèn DC không anh? tại e mua linh kiện này nọ củng kha khá rồi giờ bỏ thì uổng
        Chào, bạn có thể dùng pwm thông qua mosfet như vậy là có thể tăng giảm dòng qua bóng đền DC nhé.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi thientanvt Xem bài viết

          Chào, bạn có thể dùng pwm thông qua mosfet như vậy là có thể tăng giảm dòng qua bóng đền DC nhé.
          Vâng e đang dùng PWM để điều khiển đấy ạ, nhưng gặp vấn đề là khi mắc 2 đèn song song thì 1 cái sáng 1 cái mờ, trở thì tính toán ra công suất lớn quá -> kích thước con trở quá lớn ko mắc được nên e đang không biết làm sao

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi huytuong.20 Xem bài viết
            Chào các anh, e là ma mới của ngành tự động. Hiện e đang làm mô hình điều khiển nhiệt độ của lò nhiệt và gặp phải vấn đề như này:
            - Ban đầu e dự định dùng arduino điều khiển bóng đèn AC 220v nhưng do phải làm mạch xác định điểm 0 hơi phức tạp nên e chuyển qua dùng đèn DC 12V - 35W (loại đèn gắn trên xe máy i ạ)
            - Khi e mắc mạch như hình bên dưới thì điều khiển đèn ok, nhưng do không đủ nóng nên e mắc song song thêm 1 đèn nữa thì gặp vấn đề là 1 đèn sáng và 1 đèn mờ. Theo như e tìm hiểu được thì phải gắn trở để hạn dòng nhưng sau khi tính toán thì việc gắn trở dường như không được vì:
            + Dòng cần cấp cho mỗi đèn là I=P/U=35/12=2.9A -> dùng khoảng 2.5A
            + -> Điện trở cần gắn là 12/2.5 = 4.8 ohm -> dùng khoảng 5 ohm
            + -> công suất trên trở P = I^2.R = 2.5^2 . 5 = 31.25W
            Cái mạch nhỏ xíu mà con trở cần dùng đến tận 31W thì không được nên e đang rối không biết phải làm sao để 2 đèn sáng như nhau mong được sự hỗ trợ của các anh.
            (Em còn gà mờ lắm nếu tính toán có gì sai các anh chỉ bảo e với ạ)
            Ko phải sai mà là quá sai bạn ạ!
            Bạn tìm hiểu sai chỗ rồi! 2 đèn mắc song song thì áp cấp cho chúng = nhau nên nếu 2 đèn giống hệt nhau thì sẽ sáng như nhau.
            Đã dùng PWM điều khiển thì nghĩa là điện áp giữa 2 đầu bộ bóng đèn có thể chỉnh được để không vượt quá 12V, vậy tại sao phải dùng trở hạn dòng (trở hạn dòng để sử dụng khi nguồn cấp lớn hơn điện áp danh định)?
            Tại sao lại lấy điện áp danh định của đèn để làm mức sụt áp trên trở? VD nếu điện áp cấp vào bộ (đèn + trở) là 13V thì sụt áp trên trở chỉ là 1V, điện trở cần dùng chỉ là 1/2,5 ohm thôi chứ. Hay cái bộ điều khiển PWM đểu quá cho ra áp đến 24V nên sụt áp trên trở mới kinh khủng như vậy?

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
              Ko phải sai mà là quá sai bạn ạ!
              Bạn tìm hiểu sai chỗ rồi! 2 đèn mắc song song thì áp cấp cho chúng = nhau nên nếu 2 đèn giống hệt nhau thì sẽ sáng như nhau.
              Đã dùng PWM điều khiển thì nghĩa là điện áp giữa 2 đầu bộ bóng đèn có thể chỉnh được để không vượt quá 12V, vậy tại sao phải dùng trở hạn dòng (trở hạn dòng để sử dụng khi nguồn cấp lớn hơn điện áp danh định)?
              Tại sao lại lấy điện áp danh định của đèn để làm mức sụt áp trên trở? VD nếu điện áp cấp vào bộ (đèn + trở) là 13V thì sụt áp trên trở chỉ là 1V, điện trở cần dùng chỉ là 1/2,5 ohm thôi chứ. Hay cái bộ điều khiển PWM đểu quá cho ra áp đến 24V nên sụt áp trên trở mới kinh khủng như vậy?
              Dạ phần dưới chắc e tính toán bạy thật. Mà ở phần đầu tuy là 2 đèn cùng loại nhưng e nghĩ nội trở của 2 bóng đèn kiểu gì củng khác nhau nên sẽ có 1 thằng trở thấp hơn nên dòng sẽ qua nó nhiều hơn dẫn đến việc 1 cái sáng hơn 1 cái mờ hơn ấy ạ. Em còn nhiều vấn đề chưa thông quá a có thể cho e xin fb hay gì đó để tiện trao đổi hong a

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi huytuong.20 Xem bài viết
                Dạ phần dưới chắc e tính toán bạy thật. Mà ở phần đầu tuy là 2 đèn cùng loại nhưng e nghĩ nội trở của 2 bóng đèn kiểu gì củng khác nhau nên sẽ có 1 thằng trở thấp hơn nên dòng sẽ qua nó nhiều hơn dẫn đến việc 1 cái sáng hơn 1 cái mờ hơn ấy ạ. Em còn nhiều vấn đề chưa thông quá a có thể cho e xin fb hay gì đó để tiện trao đổi hong a
                Điện trở dây tóc có thể khác nhau nhưng thông thường ko quá 10% nên mắt thường chưa chắc phát hiện ra, trừ khi 2 đèn chủng loại khác nhau hoặc 1 cái cũ, 1 cái mới.

                Comment

                Về tác giả

                Collapse

                huytuong.20 Tìm hiểu thêm về huytuong.20

                Bài viết mới nhất

                Collapse

                Đang tải...
                X