Thông báo

Collapse
No announcement yet.

(Học tập) TỪ TRƯỜNG, và Ứng dụng từ trường đều

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • (Học tập) TỪ TRƯỜNG, và Ứng dụng từ trường đều

    Em mọi người. Em có coi một số thí nghiệm về vật lí youtube đặc biệt là từ trường.

    Em có thắc mắc hiện tượng này.
    https://www.youtube.com/watch?v=IDS-...outu.be&t=1m8s

    Trong nước sơn móng tay có các hạt từ tính. khi mình cho nam châm lại gần thì nó sẽ hút các hạt đó để tạo hiệu ứng.
    Ở đây em không hiểu tại sao các hạt không xếp theo từ phổ của cục nam châm mà lại xếp theeo một đường thẳng như vậy? Mọi người giải thích giúp em với


    - Từ hiện tường này em đang muốn chế tạo máy làm nail để cho nhiều móng tay vào một lúc, khỏi phải làm từng móng .
    - Ý tưởng là Làm một cuộn dây cho dòng điện đi qua thì bên trong cuộn dây có từ trường đều. Sau đó cho móng tay vào từ trường đều các hạt sẽ sắp xếp theo đường sức từ.

    - Sau khi nghiên cứu hình như từ trường trong cuộn dây yếu hơn nam châm nhiều nên em định dùng nam châm điện hình hộp chữ nhật rỗng ( hoặc trụ rỗng ) ở giữa để tạo từ trường .Sau nó cho móng tay vào dùng từ trường trong ống nam châm điều khiển các hạt trong nước sơn. Không biết từ trường đều có thể tạo được hiệu ứng giống như trong video không các anh.?

    Em cảm ơn mọi người đã đọc

    Cụ thể hơn.
    https://youtu.be/JT8C7Do8TTg?t=1m58s ở link này.

    Mình muốn hỏi là có thể nào tạo từ trường để khi cho cả một bộ móng đó vào từ trường. tất cả mọi móng đều hiện vạch chéo như trong video không.

  • #2
    nghtho94 Bạn chỉ dùm mình đoạn nào trong video dùng từ trường để tạo hiệu ứng khi sơn móng tay đâu. Cái đó là bộ sấy UV cho lớp sơn mau khô và bền thôi mà. Hiện tượng bạn nói mình k thấy xuất hiện trong video này nên chưa biết bạn muốn nhắc là vấn đề gì.
    ​​​​​​​Rất tiếc vì chưa rõ vấn đề bạn muốn nói.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết
      nghtho94 Bạn chỉ dùm mình đoạn nào trong video dùng từ trường để tạo hiệu ứng khi sơn móng tay đâu. Cái đó là bộ sấy UV cho lớp sơn mau khô và bền thôi mà. Hiện tượng bạn nói mình k thấy xuất hiện trong video này nên chưa biết bạn muốn nhắc là vấn đề gì.
      Rất tiếc vì chưa rõ vấn đề bạn muốn nói.
      Ngay trong link mình gửi vào 1 phút 8s họ sơn móng tay lên sau đó lấy nam châm hít đó bạn

      Cụ thể hơn.
      https://youtu.be/JT8C7Do8TTg?t=1m58s ở link này.

      Mình muốn hỏi là có thể nào tạo từ trường để khi cho cả một bộ móng đó vào từ trường. tất cả mọi móng đều hiện vạch chéo như trong video không.

      Comment


      • #4
        Theo mình thấy thì chỗ nào từ trường mạnh sẽ hút mực từ hiện lên. Bạn muốn 5 móng/ 10 móng hiện vạch chéo thì phải dùng 5/10 nam châm hình chữ nhật để lên các móng ở vị trí thích hợp. Nếu để trong từ trường đều thì toàn bộ móng sẽ hiện màu chứ không tạo thành 1 vạch.
        sau.ph

        Comment


        • #5
          Vụ này thì thớt phải tự thí nghiệm thôi , ra tiệm nhôm kính hay hàng kim khí mua mấy cái bộ hít giữ cửa về gỡ ra lấy miếng nam châm trắng bên trong rồi thử với móng giả vừa sơn để tìm ra qui luật bố tri1`nam châm trong máy .

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
            Theo mình thấy thì chỗ nào từ trường mạnh sẽ hút mực từ hiện lên. Bạn muốn 5 móng/ 10 móng hiện vạch chéo thì phải dùng 5/10 nam châm hình chữ nhật để lên các móng ở vị trí thích hợp. Nếu để trong từ trường đều thì toàn bộ móng sẽ hiện màu chứ không tạo thành 1 vạch.
            Mình cũng nghĩ như vậy. Có cách nào focus từ trường vào điểm mình cần trong từ trường đều không nhỉ? @@

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
              Vụ này thì thớt phải tự thí nghiệm thôi , ra tiệm nhôm kính hay hàng kim khí mua mấy cái bộ hít giữ cửa về gỡ ra lấy miếng nam châm trắng bên trong rồi thử với móng giả vừa sơn để tìm ra qui luật bố tri1`nam châm trong máy .
              Mình có thử 2 nam châm cách nhau 1 móng. Kiểu như móng số 1 và móng số 3. Nếu thành công sẽ làm móng 1 3 5 7 9 sau đó hít 2 4 6 8 10.
              Nhưng 1 3 có vẻ gần quá. Hít cục này nước sơn ở cục kia đang hít cũng bị ảnh hưởng. Mình đang có ý tưởng là dùng vật liệu ngăn từ trường giữa 2 nam châm. kiểu vầy. NAM CHÂM ---- SẮT ---------------- NAM CHÂM. thì lúc đó thanh sắt tạm sẽ giữ từ trường của thanh nam châm không cho sang bên kia. . Các bác thấy sao?

              Comment


              • #8
                Muốn tập trung từ trường thì làm đầu cực từ bằng sắt dẹt, giống như đầu cây tô vít ấy.

                Muốn từ trường không ảnh hưởng đến ngón bên cạnh thì làm gông từ giống như lõi máy biến áp EI, cắt bỏ 1 đoạn trụ giữa để cho ngón tay vào, cực gần móng tay thì cắt vát xéo.

                Hoặc là làm bao bằng sắt chụp lên các ngón còn lại.
                sau.ph

                Comment


                • #9
                  Bài này vui đấy nhỉ, cho mình góp vui chút nhé chủ top.
                  Mấy cái vụ lực từ trường này thì mình k có thiết bị đo chính xác nên k chắc được, nhưng mình cũng hay nghịch mấy thể loại này và nhận thấy bạn sẽ kiếm loại nam châm đất hiếm (loại màu trắng ý. Nó thường là trắng bạc và nhỏ thôi, k to mà màu đen như mấy nam châm ở mấy củ loa hay nam châm hít bảng đâu nhé. Loại này hay gặp ở các loại loa điện thoại di động từ loa trong tới loa ngoài, dĩ nhiên cục nào to sẽ mạnh hơn, hoặc trong các ổ cứng HDD ấy...) cách thử bạn sẽ dùng 2 miếng sắt giày khoảng 1mm hay mỏng hơn xíu. Dùng 2 miếng như vậy ép 2 mặt S và N của nam châm hiếm này, bề mặt hướng vào móng tay nên chỉnh cho bằng để nó dễ hút các hạt sơn. Kiểu khác là bạn có loại nam châm như trên và cho vào 1 cái lon sắt giày xíu và lựa sao cho cái tiết diện lon và nam châm phải khít với nhau. Khi ấy bạn cho nam châm hút vào đáy lon thì lực từ sẽ tập trung lên miệng thành lon, sắt giày khoảng 1mm hay 0.8mm và sắt non càng tốt nhé. Và tự thử nghiệm xem mình nhận thấy nó hút mạnh hơn hẳn so với bạn đưa góc của 1 cục nam châm tới. Mình gửi 2 ảnh minh họa bạn dễ hiểu ha

                  Comment


                  • #10

                    Comment


                    • #11


                      Cảm ơn bạn. Mình hiểu tương đối cách thực hiện của bạn rồi. Còn cho sắt vào 2 cực của nam châm cho tác dụng gì nhỉ?

                      Mình cũng tìm hiểu là nam châm đất hiếm là mạnh nhất. Giờ mình đang có mô hình như thế này.

                      - 1 bảng móng trung điểm mỗi móng cách nhau 1 cm . Giống như trong video https://youtu.be/JT8C7Do8TTg?t=1m58s
                      - Trung điểm của mỗi móng mình sẽ cho một 1 nam châm để hít. vậy là 16 móng sẽ có 16 cục nam châm.
                      - Bài toán là làm sao cả 16 cục nam châm này cùng hít nước sơn thành công trong 1 lần áp. để tối ưu hóa thời gian.

                      mình đã thử

                      nam châm1 ----Nam châm2----

                      -----Móng1---------Móng 2------

                      Thì cục nam châm 1 đẩy nước sơn Móng 2.
                      Nên đang nghĩ phương pháp khử từ để nam châm 1 không ảnh hưởng sang bên kia. Ở bên có bác gợi ý gông từ. Mình có search hôm qua giờ mà vân chưa nghĩ ra cách áp dụng vào nam châm vĩnh cửu này :@@:

                      Comment


                      • #12
                        À cái này mình nghĩ không khó nè. Mà bạn làm nail hay sao mà quan tâm thế nhỉ, hay tính chế tạo máy để thương mại đó. Hi
                        Bạn tham khảo ý tưởng này ha. Mình cũng hay dùng mấy kiểu này để nghịch đồ chơi đó.
                        Phần 2 thanh sắt ép 2 bên nam châm bạn thiết kế 1 hay 2 thanh thì tùy số sọc bạn dùng và làm sao cho hài hòa nhé.
                        Mình k chắc sẽ được nhưng mình thấy khả thi thôi.
                        Chúc bạn thành công.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết
                          À cái này mình nghĩ không khó nè. Mà bạn làm nail hay sao mà quan tâm thế nhỉ, hay tính chế tạo máy để thương mại đó. Hi
                          Bạn tham khảo ý tưởng này ha. Mình cũng hay dùng mấy kiểu này để nghịch đồ chơi đó.
                          Phần 2 thanh sắt ép 2 bên nam châm bạn thiết kế 1 hay 2 thanh thì tùy số sọc bạn dùng và làm sao cho hài hòa nhé.
                          Mình k chắc sẽ được nhưng mình thấy khả thi thôi.
                          Chúc bạn thành công.
                          Em yêu mình làm nail Ha ha. Máy thương mại thì không đủ trình mình học CNTT.
                          Ý tưởng trái cực này mình có nghĩ đến khi xem mấy cái cẩu từ. họ vặn khóa để đổi cực lấy lực hút.

                          - Theo mô hình của bạn các thanh sắt phải áp vào 2 bên cục nam châm rồi vẫn nối với nhau bằng thanh trên cùng đúng không.

                          - Câu hỏi nữa là một cục nam châm hình hộp chữ nhật thì lúc sao xác định cực ta. hay phải mua 1 cục mẫu? :v ( có 4 mặt ví dụ nam châm 2mm x 30mm x 20 mm có khi nào 2 cực nó rơi vào 2 mặt lớn bề dày chỉ có 1 mm không @@)

                          - Theo logic của bạn thì sao vây quanh 1 nam châm không phải là 2 mà lại là 4 lớp sắt ? Mình chưa hiểu đoạn này

                          Comment


                          • #14
                            Mình có thêm câu hỏi.
                            2 Cục nam châm giống nhau nếu hít vào sẽ ra 1 cục nam châm mới với cực N và S được phân bố lại?

                            Xem video này xong hoang mang quá. Nhiều kiểu kết hợp nam châm mà mình không hiểu lắm. Ở cuối nam châm còn đẩy hạt @@. Vô lí hết sức @@ https://www.youtube.com/watch?v=e91oSgHNnnQ

                            Comment


                            • #15
                              Trả lời bạn nhé.
                              - cái này tùy bạn dùng nam châm nào thôi, loại hộp khối hay hình tròn ấy. Còn việc dính hay không dính lên khung bên trên thì bạn tự thử 2 trường hợp nhé.
                              Nếu mặt ngửa lên cùng là S hay N thì bạn sẽ không thể cho chúng dính lên khung sắt đó được Và nếu để chúng dính vào thì lực từ tại đó sẽ bị triệt tiêu làm yếu nam châm khi này bạn dùng keo 2 mặt 3M dính lên thử và nhớ đừng dùng keo súng hay tác dụng nhiệt sẽ làm yếu avf mất từ của nam châm đó.
                              Nếu bạn kỹ thì ghép so le nhau ra nghĩa là mặt ngửa lên sẽ là SNSNSN... Làm như này thì cộng hưởng từ sẽ lớn
                              Tuy nhiên mình chưa biết cái nào phù hợp với bạn đâu. Hi

                              - còn cái này thì dễ mà. Bạn k cần xác định chính xác cực S hay N đâu. Chỉ cần bạn xác định 1 mặt có cực giống nhau là ok rồi. Theo nguyên tắc cùng chiều thì đẩy mà khác chiều thì hút. Nghĩa là N đẩy N, S đẩy S ; N hút S thì bạn sẽ hiểu à.
                              Và nam châm nó có tính chất gì đó đại khái là tự bù khuyết, nghĩa là 1 nam châm có đủ 2 cực S bà N, khi bạn cắt làm đôi ra thì tại vị trí cắt nó vẫn là 2 cực S và N mới bù cho nửa kia để luôn đủ 1 thanh nam châm có 2 cực. Và 2 nửa cắt đó bạn không thể ghép lại chỗ cắt như đầu được, chúng sẽ đẩy nhau, vì chúng lại bị đổi cực từ.
                              Còn lưu ý nữa là bạn nên thử 2 cạnh của nam châm tức là cực S và N với loại sơn đó xem cực nào tác động với sơn mà ưng ý nhất. Vì các hạt sơn có nhiễm từ và chúng cũng chịu quy luật như các hạt sắt thể hiện đường sức từ ( thí nghiệm vui vật lý lớp 9 thì phải) theo quy luật ra bắc vào nam.

                              - Không phải 4 lá sắt mà là 2 lá để cộng hưởng từ, 2 lá còn lại dính với khung là để tránh từ nhiễu qua lại ( như bạn nói là tránh từ của ngón 1 tác động tới ngón 3 làm sai màu của sơn khi bị nổi kên đó)

                              - câu hỏi cuối là cách ghép nam châm. Như nội dung 2 mình đã nói nam châm tự bù khuyết cực từ: khi cắt đôi 1 thanh nam châm nó tự sinh ra 2 cực từ mới để luôn đảm bảo nam châm luôn có 2 cực từ, vì vậy khi ghép lại chúng cũng ghép được với nhau và chỗ ghép lại đó phải là 2 cực trái dấu thì dĩ nhiên còn lại là 2 cực ban đầu thôi.

                              ​​​​​​Một lần nữa mình nhắc lại cùng dấu thì đẩy mà khác dấu thì hút. Ra bắc vài nam. Nam châm luôn tự bù khuyết cực từ. Bạn nhớ kỹ thì sẽ dễ làm thôi.

                              Đó là những điều mình biết chia sẻ cho bạn.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nghtho94 Tìm hiểu thêm về nghtho94

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X