Thông báo

Collapse
No announcement yet.

(Học tập) TỪ TRƯỜNG, và Ứng dụng từ trường đều

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Thangbpvn Cảm ơn bạn nhiều nha. Mình sẽ tiến hành thì nghiệm <3

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi nghtho94 Xem bài viết

      Cảm ơn bạn. Mình hiểu tương đối cách thực hiện của bạn rồi. Còn cho sắt vào 2 cực của nam châm cho tác dụng gì nhỉ?

      Mình cũng tìm hiểu là nam châm đất hiếm là mạnh nhất. Giờ mình đang có mô hình như thế này.

      - 1 bảng móng trung điểm mỗi móng cách nhau 1 cm . Giống như trong video https://youtu.be/JT8C7Do8TTg?t=1m58s
      - Trung điểm của mỗi móng mình sẽ cho một 1 nam châm để hít. vậy là 16 móng sẽ có 16 cục nam châm.
      - Bài toán là làm sao cả 16 cục nam châm này cùng hít nước sơn thành công trong 1 lần áp. để tối ưu hóa thời gian.

      mình đã thử

      nam châm1 ----Nam châm2----

      -----Móng1---------Móng 2------

      Thì cục nam châm 1 đẩy nước sơn Móng 2.
      Nên đang nghĩ phương pháp khử từ để nam châm 1 không ảnh hưởng sang bên kia. Ở bên có bác gợi ý gông từ. Mình có search hôm qua giờ mà vân chưa nghĩ ra cách áp dụng vào nam châm vĩnh cửu này :@@:
      Thớt dùng thanh sắt non dài bằng 16 móng áp nam châm lên đó thì không có móng đẩy móng hút nếu áp nhiều cục trên thanh sắt thì xếp cùng cực áp vào . Hoa văn thì mình nghĩ là có màng chắn từ bằng nhôm trên đó có khe hở dạng hoa văn .

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

        Thớt dùng thanh sắt non dài bằng 16 móng áp nam châm lên đó thì không có móng đẩy móng hút nếu áp nhiều cục trên thanh sắt thì xếp cùng cực áp vào . Hoa văn thì mình nghĩ là có màng chắn từ bằng nhôm trên đó có khe hở dạng hoa văn .
        Ý bác là nam châm không đẩy nhảu hay là nam châm không hút hoa văn của móng khác ạ ?

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi nghtho94 Xem bài viết

          Ý bác là nam châm không đẩy nhảu hay là nam châm không hút hoa văn của móng khác ạ ?
          Ý mình là làm màn chắn từ chỉ cho từ trường đi qua khe hở tạo hình hoa văn trên tấm nhôm , khoảng cách giữa 2 hoa văn phải đủ xa để không hút lẫn nhau .

          Comment


          • #20
            Hi bác tuyennhan có ý kiến hay đấy nhỉ.
            Mà theo em thấy thì hoa văn theo khe hở mà phun sơn thì dễ chứ làm nổi sơn như thớt đề cập e rằng hơi khó đó, vì từ trường xuyên qua khe hoa văn nó sẽ không phải như đường kẻ mà sắc nét => dễ bị lem ra xung quanh (vì là từ trường là 1 vùng có từ tính của nam châm tác động chứ không như mình kẻ vẽ mà dứt khoát được) nên sợ sơn nổi lên sẽ khó gọn nét được hoặc có thể làm như bác thì em nghĩ chỉ làm được vài nét ngang hay vòng cung cơ bản thôi ạ, dùng từ hoa văn e hơi khó. Hi
            Tuy nhiên chỉ là suy luận của em thôi, có gì chưa đúng các tiền bối bỏ qua cho ạ.
            Và dù sao cũng mong thớt làm thử nghiệm và được kết quả tốt nhất.
            Chúc thành công.

            Comment


            • #21
              Không có gì chắn được từ trường, chỉ có thể làm lệch sang phía khác thôi nên không thể dùng màn chắn bằng nhôm có khe hở hình hoa văn.

              Lọ sơn cuối cùng nam châm đẩy mực đi có thể là do nó làm bằng chất nghịch từ. Các lọ sơn kia là chất thuận từ. Cũng có thể là nó hút mực màu đen hiện lên chứ không phải nó đẩy mực màu trắng đi.
              sau.ph

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                Không có gì chắn được từ trường, chỉ có thể làm lệch sang phía khác thôi nên không thể dùng màn chắn bằng nhôm có khe hở hình hoa văn.

                Lọ sơn cuối cùng nam châm đẩy mực đi có thể là do nó làm bằng chất nghịch từ. Các lọ sơn kia là chất thuận từ. Cũng có thể là nó hút mực màu đen hiện lên chứ không phải nó đẩy mực màu trắng đi.
                bác nói có lí. Lại thêm kiến thức về chất nghịch từ. Trước giờ nghĩ cục nam châm đơn giản mà nhiều cái phức tạp quá @@

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

                  Ý mình là làm màn chắn từ chỉ cho từ trường đi qua khe hở tạo hình hoa văn trên tấm nhôm , khoảng cách giữa 2 hoa văn phải đủ xa để không hút lẫn nhau .
                  Ý bạn mói mình hiểu. Bạn nói rõ hơn dùm mình được không.

                  Mô hình hiện tại là

                  Nam Châm 1 --- Nam Châm 2 --- Nam Châm 3 --- Nam Châm 4 --- Nam Châm 5 ---

                  ---Móng 1 ----------- Móng 2 ------------ Móng 3 ---------- Móng 4 --------- Móng 5 ---

                  Khoảng cách giữa 2 móng ( 2 hoa văn khá gần nhau) nên việc nam châm ở móng này ảnh hưởng đến móng kia là thực tế đang cần giải quyết. Mình có định giải quyết dùng tấm sắt giữa 2 móng để tránh nhiễu từ ( theo gợi ý của Thangbpvn )

                  Còn đoạn bạn nói 1 thanh sắt non cùng áp nam châm lên đó có thể giải thích nguyên lí và ý nghĩa dùm mình được không

                  Comment


                  • #24
                    Tấm sắt khi dịch chuyển có thể làm méo từ trường. Gông từ cũng chính là lá sắt khép kín và gắn cố định với nam châm nên từ trường ổn định và không lan ra bên ngoài. (chú ý để 2 nam châm cùng chiều)

                    Bạn muốn hoa văn tròn, thẳng, cong... thì cứ gia công cực từ hình dạng như vậy.

                    -----------
                    Nên dùng nam châm điện. Sau khi ổn định vị trí mới cấp điện để mực không bị lem khi đưa móng tay vào/ra.

                    Găn kèm cái đèn led sấy sơn trong đó luôn.
                    sau.ph

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                      Tấm sắt khi dịch chuyển có thể làm méo từ trường. Gông từ cũng chính là lá sắt khép kín và gắn cố định với nam châm nên từ trường ổn định và không lan ra bên ngoài. (chú ý để 2 nam châm cùng chiều)

                      Bạn muốn hoa văn tròn, thẳng, cong... thì cứ gia công cực từ hình dạng như vậy.

                      -----------
                      Nên dùng nam châm điện. Sau khi ổn định vị trí mới cấp điện để mực không bị lem khi đưa móng tay vào/ra.

                      Găn kèm cái đèn led sấy sơn trong đó luôn.
                      các gông có được chạm nhau không bạn nhỉ?

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi nghtho94 Xem bài viết

                        Ý bạn mói mình hiểu. Bạn nói rõ hơn dùm mình được không.

                        Mô hình hiện tại là

                        Nam Châm 1 --- Nam Châm 2 --- Nam Châm 3 --- Nam Châm 4 --- Nam Châm 5 ---

                        ---Móng 1 ----------- Móng 2 ------------ Móng 3 ---------- Móng 4 --------- Móng 5 ---

                        Khoảng cách giữa 2 móng ( 2 hoa văn khá gần nhau) nên việc nam châm ở móng này ảnh hưởng đến móng kia là thực tế đang cần giải quyết. Mình có định giải quyết dùng tấm sắt giữa 2 móng để tránh nhiễu từ ( theo gợi ý của Thangbpvn )

                        Còn đoạn bạn nói 1 thanh sắt non cùng áp nam châm lên đó có thể giải thích nguyên lí và ý nghĩa dùm mình được không
                        Khi cần từ trường trải đều và cùng cực thì áp nam châm lên miếng sắt từ yếu thì áp thêm nam châm làm thế này gọn và không cần dò cực chì cần áp nam châm dính vô tấm sắt thôi .

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi nghtho94 Xem bài viết

                          Ý bạn mói mình hiểu. Bạn nói rõ hơn dùm mình được không.

                          Mô hình hiện tại là

                          Nam Châm 1 --- Nam Châm 2 --- Nam Châm 3 --- Nam Châm 4 --- Nam Châm 5 ---

                          ---Móng 1 ----------- Móng 2 ------------ Móng 3 ---------- Móng 4 --------- Móng 5 ---

                          Khoảng cách giữa 2 móng ( 2 hoa văn khá gần nhau) nên việc nam châm ở móng này ảnh hưởng đến móng kia là thực tế đang cần giải quyết. Mình có định giải quyết dùng tấm sắt giữa 2 móng để tránh nhiễu từ ( theo gợi ý của Thangbpvn )

                          Còn đoạn bạn nói 1 thanh sắt non cùng áp nam châm lên đó có thể giải thích nguyên lí và ý nghĩa dùm mình được không
                          Lệch về phía nào nếu lệch về phía trên thì có khác gì bị chắn , mình chỉ gợi ý thớt có sơn có nam châm có móng giả thì thử được thì theo đó mà làm .

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết
                            Hi bác tuyennhan có ý kiến hay đấy nhỉ.
                            Mà theo em thấy thì hoa văn theo khe hở mà phun sơn thì dễ chứ làm nổi sơn như thớt đề cập e rằng hơi khó đó, vì từ trường xuyên qua khe hoa văn nó sẽ không phải như đường kẻ mà sắc nét => dễ bị lem ra xung quanh (vì là từ trường là 1 vùng có từ tính của nam châm tác động chứ không như mình kẻ vẽ mà dứt khoát được) nên sợ sơn nổi lên sẽ khó gọn nét được hoặc có thể làm như bác thì em nghĩ chỉ làm được vài nét ngang hay vòng cung cơ bản thôi ạ, dùng từ hoa văn e hơi khó. Hi
                            Tuy nhiên chỉ là suy luận của em thôi, có gì chưa đúng các tiền bối bỏ qua cho ạ.
                            Và dù sao cũng mong thớt làm thử nghiệm và được kết quả tốt nhất.
                            Chúc thành công.
                            Gợi ý thôi mà thực ra phải là đồng đỏ mà thứ này khó kiếm nên lấy nhôm thử tạm chứ biết sao nó ra hoa văn đó thì nói ra luôn rồi .

                            Comment


                            • #29
                              Nhôm hay đồng gì cũng ảnh hưởng vô cùng nhỏ đến từ trường tĩnh. Không tin bác bọc cục nam châm lại xem từ trường có yếu đi không.

                              .


                              Nguyên văn bởi nghtho94 Xem bài viết

                              các gông có được chạm nhau không bạn nhỉ?
                              Chạm được vì từ trường chủ yếu nằm trong gông, bên ngoài không đáng kể.
                              sau.ph

                              Comment


                              • #30
                                Hi bác tuyennhan có đoạn bác nói dùng thanh sắt để gá nam châm mà cùng cực ý (điện thoại em cùi quá nên trích nó đơ đơ bác thông cảm, nội dung em k nhớ rõ chính xác) Em thấy không hợp lý lắm. Vì cùng cực mà ép cho hút vào 1 thanh sắt thì nó vẫn hút mà lực từ bên kia của nam châm sẽ yếu hơn đó. Em đã thử rồi.
                                Còn chủ thớt mình góp ý nhé. Kết hợp 2 ý tưởng bác @tlm với tuyennhan nhé.
                                Bạn làm cái hoa văn (đơn giản đã) làm bằng cái lon sắt và cao khoảng 1cm thôi
                                ​​​​​ bên trên dùng nam châm điện và khi để cố định rồi hãy bật nam châm
                                Tuy nhiên chú ý khoản thuận và nghịch từ như bác @tlm nói ý. Cái này mình công nhận đúng vì mình đã thử rồi. Có liên quan tới nội dung m đã chia sẻ cho bạn về nam châm ấy

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nghtho94 Tìm hiểu thêm về nghtho94

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X