Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật – visef có còn là sân chơi khoa học công bằng?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật – visef có còn là sân chơi khoa học công bằng?

    Được tổ chức lần đầu vào năm học 2008-2009 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cuộc thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật VISEF luôn là sân chơi khoa học lớn nhất cho học sinh bậc THCS và THPT tại Việt Nam. Với mục tiêu hàng đầu là “Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học; sáng tạo kĩ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn”, cuộc thi luôn đặt lên hàng đầu các tiêu chí về tính mới, tính sáng tạo, hàm lượng khoa học và tính ứng dụng của sản phẩm. Bên cạnh đó, trình bày (poster; trả lời phỏng vấn) cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để chấm điểm. Vì là cuộc thi do Bộ tổ chức cho học sinh nên sự công bằng, khách quan trong chấm điểm là điều cần phải nghiêm túc thực hiện. Vậy nhưng sau 10 năm, liệu cuộc thi có còn giữ được sự công bằng này? Sau 10 năm, liệu cuộc thi còn giữ được cái hồn, cái mục đích là “Nghiên cứu Khoa học”? Để có thể “mang chuông đi đánh xứ người”, những đội được chọn thi đấu trường Quốc tế phải là những đội mạnh nhất, ngoài dự án hay, bản thân thí sinh thí cũng phải xuất sắc. Nhưng “Máy cắt tỉa cây cảnh sử dụng ắc quy và pin năng lượng mặt trời”, “Máy làm sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi tôm” và “Gối thông minh hỗ trợ giấc ngủ”, tôi tự hỏi giám khảo thấy 3 đề tài có điểm gì xuất sắc để có thể mang sang trời Tây dự thi?
    1. Máy cắt tỉa cây cảnh sử dụng ắc quy và pin năng lượng mặt trời: Thứ nhất, hiện nay đã có vô cùng nhiều robot cắt cỏ tự động, thông minh, nhỏ gọn và giá thành nhiều phân khúc, không cần đến sức người. Bản thân Việt Nam cũng đang sử dụng máy cắt cỏ chứ không thủ công “dùng kéo” cắt tỉa. Thứ hai, ắc quy và pin mặt trời hoàn toàn không phải là thứ mới. Điểm sáng tạo duy nhất của đề tài là ghép 2 thứ đã có thành một sản khẩm khác. Liệu điều này có đủ sáng tạo để mang thi đấu trường quốc tế khi “chất lượng nông dân” thấy rõ? Tôi chưa thấy sự dễ sử dụng và linh hoạt của chiếc máy này. Số tiền 1.200.000đ có vẻ không tương xứng với một chiếc máy cồng kềnh mà tiện ích không hơn mấy.

    2. Máy làm sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi tôm: Thứ nhất, bản thân chiếc máy có kết cấu cơ khí rất đơn giản, không có điểm đặc sắc (động cơ quay kết hợp với bàn chải cùng với tay đẩy). Một chiếc máy không mới với hàm lượng khoa học thấp. Thứ hai, chiếc máy hoàn toàn sử dụng 100% bằng sức người. Người sử dụng vẫn phải rút nước ao ra và đẩy máy. Bên cạnh đó việc dùng máy đẩy như vậy liệu có thực sự an toàn với người sử dụng khi máy có nguồn điện tiếp xúc với bề mặt ẩm? Chẳng phải là vẫn mất sức mà còn không an toàn sao? Thứ ba, việc làm sạch bề mặt đáy ao thực chất không chỉ đơn giản là quét rửa mặt bạt mà gồm nhiều công đoạn trong đó bao gồm nạo vét bùn. Sẽ hợp lý nếu tôi đặt ra nghi ngờ về khả năng làm sạch của chiếc máy này bởi vì tôi không thấy một thống kê kết quả cụ thể mà chỉ đơn giản là thời gian dọn của máy. Thời gian dọn nhan, giảm sức nhưng không sạch, vậy có được? Ngoài ra, ở 2 đề tài trên, chỉ tính riêng phần trình bày poster cũng là một vấn đề cần nói. Lập luận đơn giản, sơ sài, không thuyết phục cũng như kết quả lỏng lẻo, không cụ thể là điều tôi để ý thấy.

    3. Gối thông minh hỗ trợ giấc ngủ: Tôi sẽ để video phần trình bày vòng loai Quốc tế ở đây để mọi người tự cảm nhận!
    https://www.youtube.com/watch?v=0bLM...jQ&app=desktop

  • #2
    Câu hỏi đúng nên đặt ra là : từ hồi nào mà mấy cuộc thi của bộ GD là sân chơi công bằng vậy ?

    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Những thứ mà anh nêu đúng là chán thật...

      Comment


      • #4
        Mấy cuộc thi thể loại chế tạo robot, máy móc.... chưa bao giờ là sân chơi của các em học sinh cũng như các bạn sv khi mà vấn đề $ nó chi phối đến phần lớn cuộc thi. Nên để các doanh nghiệp và tập đoàn họ thi với nhau thì may ra có được lợi ích phát triển công nghệ.
        Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
        Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

        Comment


        • #5
          Để cho mấy cháu có cớ vào trường ngon hay đi du học đó mà.

          Comment


          • #6
            Vào khõang năm 1995 các cuộc thi "nhà sáng tạo trẻ" dành cho hs trung học phổ thông và sv do báo Mực Tím, Khăn Quàng Đỏ phối hợp cùng thành đòan tổ chức được các cháu hướng ứng tích cực.
            Giám khảo lúc bấy giờ là thầy Tiến sĩ Nguyễn Chung Tú, Thầy tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống, Thầy Lư Công Văn và ... (tôi quên mất tên.) rất công bằng và vô tư.Các cháu hs được giải sau này tòan bộ vào các trường đh danh tiếng chứng tỏ năng lực thật sự của mình .
            Giải thưởng bấy giờ cũng chẳng có giá trị nhiều về vật chất, thậm chí thí sinh đọat giải mô hình thu"không đủ chi" .

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            NgThanhTung Tìm hiểu thêm về NgThanhTung

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X