Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sản phẩm Điện tử, và nhu cầu Việt Nam

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • MicroDuyphi
    replied
    Nguyên văn bởi minhle Xem bài viết
    Anh Phi ơi, sao em không vào được liên kết này thếhttp://diendansv.hutech.edu.vn/topic...TOPIC_ID=15530 )
    Làm sao để liên hệ bây giờ?
    Mail: minhle1234567@yahoo.com.vn
    Do diễn đàn bên ấy mới nâng cấp, bây giờ đã vào được rồi! Bạn vào lại đi.

    Leave a comment:


  • minhle
    replied
    Anh Phi ơi, sao em không vào được liên kết này thếhttp://diendansv.hutech.edu.vn/topic...TOPIC_ID=15530 )
    Làm sao để liên hệ bây giờ?
    Mail: minhle1234567@yahoo.com.vn
    Last edited by minhle; 25-12-2006, 15:29.

    Leave a comment:


  • giaosucan
    replied
    phân tích của bác picvendoor cũng khá hay đấy chứ


    ____________________
    Khuyến mãi đặc biệt ở MTC
    http://www.embestdks.com/vn/NewsDeta...t=74&idmenu=54

    Leave a comment:


  • picvendor
    replied
    Tối đa hóa năng lực cạnh tranh trong SXKD điện tử

    Trong một số bài trước, tôi có hẹn là sẽ bàn đến việc tối đa hóa lợi nhuận của việc sản xuất kinh doanh điện tử. Hôm nay tôi xin đổi một chút, là chỉ bàn việc tối đa hóa năng lực cạnh tranh, bởi đó là nguyên nhân tạo ra lợi nhuận. Xin lỗi các bác ở điểm này nhé, thực ra khi tiến hành chuỗi phân tích này thì mỗi tuần tôi lại phải xem lại và sửa chữa kế hoạch viết .

    Ở bài này tôi thay đổi kiểu trình bày một chút, vì nếu viết phân tích ra thì khá nhiều đoạn và khá dài, đằng nào các bác cũng cần một bản tổng kết nên gửi sơ đồ các ý luôn.

    Cũng cần nói luôn là tôi thích phân tích từ các khái niệm, các quy luật biến đổi, dần dẫn đến nhận định, phương hướng giải quyết, rồi đến các giải pháp, hành động ngắn hạn. Trong hình dưới đây các bác sẽ chỉ thấy những gợi ý mang tính đường lối, nhưng những chỗ nào có dấu hiệu ghi chép là tôi đã tính hành động kèm theo rồi, chưa gửi cho các bác vì các lý do: chưa ưng ý, chưa chi tiết, năng lực mình tôi không đủ làm nhiều việc. Đến lúc nào mới gửi cho public xem thì chưa biết, có thể là không bao giờ , gần đến lúc sàng lọc những người cùng quan tâm rồi.


    (*) Ví dụ con chó ở tâm đuổi thỏ chạy vòng quanh hình tròn là thế này:

    Có con chó săn xuất phát từ tâm hình tròn, con thỏ ở 1 điểm trên hình tròn. Con thỏ chạy quanh vòng tròn với vận tốc đều. Chó sẽ đuổi thỏ bằng cách vào mọi thời điểm, nó nhìn thẳng về phía con thỏ và tiến theo hướng đó, vận tốc thẳng của con chó cũng là đều. Mô phỏng chuyển động của chó và thỏ bằng 2 điểm trên mặt phẳng.

    Nếu vận tốc của chó chậm hơn của thỏ, thì nó chẳng bao giờ bắt được con thỏ. Nếu vận tốc của chó lớn hơn của thỏ, quỹ đạo chạy của chó sẽ là hình xoắn ốc kiểu như sau:


    Như vậy để bắt được con thỏ, và phải chạy nhanh hơn con thỏ, con chó phải chạy quãng đường rất dài. Nếu con chó canh được điểm đến của con thỏ trên đường tròn, chỉ chạy thẳng ra điểm đó, quãng đường chỉ dài bằng bán kính đường tròn, ngắn và dễ hơn.

    (*) Hình ở trên đây có thể được cập nhật sau này, các bác có dùng lại thì link đến file có tên là toiuu_canhtranh.gif, còn mỗi bản cập nhật tôi sẽ để thêm ngày tháng vào như 20061210_toiuu_canhtranh.gif.
    ---

    Tôi sẽ rất vui nếu các bác chịu khó cung cấp thêm phân tích của mình, hoặc bàn luận khai thác từ phân tích của tôi. Thời gian vẫn đang trôi qua, cuộc sống biến chuyển rất nhanh!
    Attached Files
    Last edited by picvendor; 10-03-2007, 06:44. Lý do: sửa link

    Leave a comment:


  • LINH
    replied
    quá hay!Đây có lẽ là con đường phát triển cho bản thân tôi

    Leave a comment:


  • picvendor
    replied
    Xác định đích đến của hoạt động sản xuất kinh doanh

    Lại tái ngộ các bác sau một tuần, hơi buồn là phản hồi của các bác về việc sử dụng những cái tôi nêu ra là hơi ít, không giúp tôi sửa chữa đường hướng viết bài của mình. Nên chăng sau mỗi bài dài mà tôi viết, các bác reply cho biết mình chờ đợi điều gì khác ở bài đó, hoặc không có ý kiến nhưng bác có sử dụng được những cái tôi viết thì bấm "Cảm ơn" để tôi tin là mình viết đúng cái cần viết.

    Có bác bảo không cần vẽ vời dài dòng, đi vào bàn luôn làm cái gì và làm thế nào đi, tìm ngay những cái mình làm được và nên làm, tìm ngay những hợp đồng kinh tế mà nhảy vào. Vâng bàn được ngay thì ai chả muốn, chúng ta cũng đã nhiều lần bàn về từng khía cạnh ở dientuvietnam, ở diendandientu và nhiều nơi khác, ở đây tôi chủ trương tiếp cận một cách có hệ thống để sau khi bàn luận, sẽ lập được bản tổng kết để phần nào làm kim chỉ nam cho mọi người (lúc đó nhìn bức tranh phân tích có thể thấy chỗ nào đã bàn xong, chỗ nào cần bàn tiếp). Các bác có thể mở luôn những topic khác để bàn về các việc cụ thể, đến lúc tôi chạm đến vấn đề đó thì sẽ được tham khảo ý kiến các bác thì hay lắm, xin hẹn bàn với các bác vào lúc đó.

    Logic tôi đang phân tích theo là: bắt đầu từ các thành phần của một hoạt động SXKD, xác định tình hình hiện tại dựa theo các điều kiện tạo nên hoạt động SXKD, tiếp cận các "công nghệ" cụ thể của mỗi hoạt động SXKD và chiến lược dành cho chúng. Như vậy, phần tiếp theo sẽ là các kỹ thuật cụ thể dành cho mỗi "công nghệ", dựa trên điều kiện hiện tại và nhắm vào các thành phần của hoạt động SXKD? Chưa ạ, trước khi tính hành động ta cần xác định đích đến của mình đã, giờ tôi xin đặt dấu chấm cho phần dẫn dắt bài này.
    ---

    Xác định đích đến ở tương lai là việc quan trọng hàng đầu cho tất cả mọi hoạt động, riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc xác định đích đến trở nên đặc biệt, vừa rất dễ vừa rất khó. Dễ là vì ai cũng thấy ngay một đích đến là làm được thật nhiều, bán được thật nhiều và ngày càng thịnh vượng. Khó là vì mục tiêu vừa nêu đã đủ lớn, đủ khó nhai nên người ta phải tích cực đào vào nó, giảm chú ý đến những loại mục tiêu khác. Công thức để giải quyết cái khó này là một bộ câu hỏi:

    1. Vai trò của tôi và công ty của tôi là gì?
    2. Giá trị của hoạt động sản xuất kinh doanh của tôi/công ty tôi?
    <-> 3. Tôi muốn là ai và hoạt động sản xuất kinh doanh của tôi sẽ phải làm được điều gì?


    Câu hỏi kiểu này thường là câu hỏi đầu tiên ở mỗi lớp học hoặc mỗi cuốn sách dạy cách định hướng đến thành đạt, và nghịch lý là xã hội ai cũng muốn thành đạt nhưng trả lời cẩn thận những câu hỏi này thì chỉ khoảng 5% số người. Hy vọng ở cộng đồng điện tử này tỷ lệ sẽ cao hơn, để tuổi thọ của hoạt động SXKD của các bác được dài lâu. Ở đây tôi giúp các bác trả lời bằng cách đưa ra list những cái có thể chọn.

    1. Vai trò của tôi và công ty của tôi là gì?
    Bàn trong lĩnh vực làm ra sản phẩm dịch vụ cho ngành điện tử, các bác có thể chọn một số nhóm:
    - tôi sẽ tham gia đội ngũ chế tạo
    - tôi sẽ là người phân phối hàng hóa
    - tôi sẽ nắm công tác quản lý, điều hành hoạt động


    3 nhóm này không phải là phân trình độ cao thấp, mà phụ thuộc vào phẩm chất của mỗi người thôi, họ phát huy được tiềm năng của họ khi ở đúng nơi cần sở trường của mình. Một người có tố chất quản lý mà đi làm việc nghiên cứu chế tạo thì phí, một anh giỏi chuyên môn về kỹ thuật lại đi bán hàng thì khó khăn lắm. Các bác phải chọn công việc chính của mình, và nhìn rộng hơn là cần chọn được đối tác có sở trường bù khuyết cho mình.

    Mà dù chọn công việc nào, con đường phát triển để đi đến vị trí đó như thế nào, thì các bác cũng sẽ có một trong 2 vai trò: thuộc về nhóm dẫn đầu hay là nhóm phát triển.


    Xem cái hình này, 2 nhóm màu đỏ và màu vàng được chia theo sự ảnh hưởng của nó đối với một ngành. Nhóm màu đỏ được gọi là nhóm dẫn đầu, đưa ra những bước tiến lớn cho cả ngành, là nhóm số ít nắm được các thế mạnh hiếm có để giành lấy phần lớn lợi ích trong ngành. Cái đuôi màu vàng gồm 80% lực lượng trong ngành, mỗi cá nhân không đủ lực đột phá, nhưng nhìn hoạt động của nhóm này là thấy hình ảnh của ngành. Đơn giản thôi, vì chúng tôi không có sức cạnh tranh mạnh, vậy chúng tôi cứ đi theo cái gì rộng mở nhất, chúng tôi phát triển những hướng lớn của ngành mà những người dẫn đầu đã đưa ra, vậy rõ ràng cái nào chúng tôi phát triển là cái đó rất to rất mạnh. Ví dụ trong ngành bán dẫn, ngoài những anh có tiền đầu tư nhà máy hàng trăm triệu đô la như Intel, Motorola, Samsung là hằng hà sa số những tinh tú nhỏ có vốn cỡ vài triệu, vài chục triệu đô, đảm nhận những việc thiết kế, đóng gói, lập trình chip. Cái dải ngân hà nhỏ đó lợi nhuận cũng nhiều, việc cũng lắm mà phá sản cũng dễ.

    Cái đuôi màu vàng có độ linh hoạt cao, là nơi buộc phải cạnh tranh khốc liệt (bất lợi tất nhiên của kẻ yếu); còn các bác có sẵn nội lực tầm cỡ thì hãy chọn mục tiêu dẫn đầu trong ngành của mình, muốn vào đó thì sẽ phải chuẩn bị để có thế mạnh ở ít nhất một trong các yếu tố nhân sự, trình độ công nghệ, tài chính. (ở đây từ "ngành" có lẽ không nên hiểu là ngành rộng như điện tử, đối với ta thì có thể phân theo nhóm sản phẩm nhỏ như danh sách tôi liệt kê ở bài đầu).

    Liên hệ lại một chút về 3 nhóm nêu trên, ở một bài phía trên tôi có nhận xét sơ về đặc điểm mỗi nhóm, giả sử các nhận xét đó là đúng thì các bác có thể hình dung những người cùng đi bên mình như thế nào, mình liệu có giống đặc điểm chung ấy không. Vâng, chỉ là nhắc lại rằng khi lựa chọn vai trò cần dựa trên sự so sánh điều kiện của mình với điều kiện chung, chọn xong thấy ngay mình có ưu thế gì, có khó khăn gì cần khắc phục.

    2. Giá trị của hoạt động sản xuất kinh doanh của tôi/công ty tôi?
    Để trả lời cụ thể, tôi phân ra các câu nhỏ:
    2.1. Giá trị đối với tôi?
    - Chuẩn bị cho hoạt động khác ở tương lai
    - Mang lại lợi ích vật chất
    - Đáp ứng nhu cầu của tôi về tinh thần
    2.2. Giá trị đối với xã hội?
    - Ích lợi do sử dụng sản phẩm của tôi
    - Thay đổi cách sinh hoạt, cách làm việc


    Phân tích việc lựa chọn giá trị, tôi có cảm hứng lấy ví dụ từ các diễn đàn về điện tử của VN, vì nó thể hiện đủ loại giá trị khá rõ ràng.

    - Chuẩn bị cho các hoạt động khác ở tương lai:
    Các bác hãy nhìn vào box Làm thế nào phát triển ngành công nghiệp Điện tử Việt Nam? ở diendandientu, và nhìn vào các dòng thông báo chạy ngang màn hình (Không có chiến lược thì làm sao có ngành công nghiệp điện tử - 30 năm chưa thoát kiếp... lắp ráp - Việt Nam đã có ngành công nghiệp điện tử?). Các bác có thấy diendandientu muốn bàn đến những việc hệ trọng về đường lối của ngành điện tử không? Điều đó thể hiện bác admin duchung dựa vào diendandientu để chuẩn bị gì cho tương lai vậy? 90% là bác duchung muốn làm chính trị, và diendandientu giúp bác duchung chuẩn bị cho mục tiêu đó.

    Các bác lại nhìn box Xu hướng, nhu cầu và thị trường Điện Tử, có mô tả là "Thảo luận về các xu hướng phát triển ngành; nhu cầu và thị trường Điện Tử Việt Nam", các bác thấy nó có hơi hướng phục vụ chính trị không? Vâng, diễn đàn lớn nào mà không phải là một công cụ đa năng, trong đó có dùng sự quan tâm của cộng đồng để tạo ra những tác động về chính trị (các bác nhìn bài mở đầu chủ đề này để cảm nhận việc chuẩn bị của bác admin falleaf). Box này khác box ở diendandientu một chỗ là nó không tập trung vào đường lối, mà mở cửa dành cho những nhà kinh doanh, nghĩa là một sự cải tiến để có thêm nhân lực cùng chia sẻ mục tiêu. Các bác cũng có thể vào box Vi điều khiển PIC đọc các bài và thấy các bác admin Bình Anh và falleaf quy tụ hàng loạt nhân tài, để làm gì vậy các bác? Chắc chắn là để tương lai thống lĩnh quần hùng về R&D rồi .

    - Mang lại lợi ích vật chất:
    Ở diendandientu: tôi làm diễn đàn cho mọi người xem thì tôi cũng có thể thu được phần nào nhờ cho Google quảng cáo, các bạn xem bài thấy tốt thì click vào quảng cáo đi, như vậy diễn đàn còn tồn tại để cung cấp những bài tốt cho mọi người.

    Ở dientuvietnam: tôi không cho Google quảng cáo thì thu quảng cáo của những người muốn đăng, hoặc tôi nhận tài trợ từ các công ty, hoặc tôi mở lớp dạy PIC hoặc bán sản phẩm mạch nạp PIC.

    Các bác cũng nên thấy may mắn là các diễn đàn này cũng còn mới khởi đầu, chưa có nhiều quảng cáo, và hình như mục tiêu vật chất không phải là cái các admin quan tâm. Nhìn một diễn đàn to như ddth.com thì thấy nó rõ ràng mang lại nhiều tiền rồi đấy. Góp ý cho các diễn đàn điện tử: nếu các bác phát triển mạnh thì nên học tập mô hình của www.physicsforums.com, ở đó họ phát triển từ Vật Lý sang các nhánh khoa học cơ bản có liên quan (Toán, Hóa, Sinh), sang các ngành kỹ thuật (Máy tính, Điện tử, Cơ khí). Họ chẳng quảng cáo mấy đâu, chỉ cần cho Google quảng cáo ít và thu tiền từ một số thành viên muốn trả tiền, cũng đủ để thuê được nhiều nhà khoa học làm mod ở các box, giúp rất nhiều cho thành viên và chất lượng diễn đàn.

    - Đáp ứng nhu cầu của tôi về tinh thần: admin nào lập ra các diễn đàn thì cũng có khát vọng về tinh thần là chia sẻ tài nguyên và giúp cộng đồng phát triển, điều này rất rõ ràng nên tôi không bàn nữa. Thử bàn về một nhà kinh doanh hàng đầu thế giới, là vua thép người Ấn Độ Lakshmi Mittal, ông này là "Nhà kinh doanh của năm 2004 ở châu Âu", tài sản ước tính 25 tỉ USD. Lý do nào để ông ấy thành công như vậy? Là nhờ nhu cầu về tinh thần đấy các bác ạ. Đâu đó tôi thấy các bác ở dtvn bảo là chả cần phải làm nhiều, ngồi nhà rung đùi làm mấy trò vặt cũng quá dư sống rồi, các bác mà phổ biến quan điểm này cho anh em thì ngành điện tử VN chả ngóc đầu lên được. Tôi đề nghị các bác phổ biến kiểu "nhu cầu Mittal", nó như thế này: "tôi muốn là người số 1 thế giới". Ông ấy đã giàu có rồi nhưng vẫn không ngừng hoạt động, bởi cái nhu cầu về tinh thần ấy còn chưa được toại, bởi càng thành công thì ông ấy càng đến gần với nó và hăng máu hơn, bởi... (nói ngoài lề một chút, bởi xuất thân từ một nước nghèo nên cần có chí như vậy).

    - Ích lợi do sử dụng sản phẩm của tôi:
    Nói chung là sản phẩm nào cũng mang lại cho xã hội một giá trị sử dụng nào đó. Nói cho ngay ngắn là ích lợi đó do xã hội nhận ra, còn người làm ra sản phẩm thì chỉ có làm và chờ đợi mà thôi. Tuy nhiên, sự chờ đợi sẽ giảm đi nếu chúng ta định hướng ngay từ đầu cho sản phẩm của mình. Các bác có thể xác định trước ích lợi mong muốn theo các kiểu:

    i. Công dụng của sản phẩm của tôi giống như những sản phẩm khác đang có trên thị trường. Tôi làm ra nó thì có cải tiến ở chỗ nào đó, hoặc tiết kiệm chỗ nào đó, hoặc len vào một ngõ ngách nào đó của thị trường. Các sản phẩm mạch nạp, mạch thí nghiệm, mạch ứng dụng điện tử do các bác sinh viên và hậu sinh viên ở đây làm ra đều theo ích lợi kiểu này hết. Theo kiểu ích lợi chung không phải là xấu, thậm chí còn là rất thích hợp ở giai đoạn đầu chúng ta sản xuất kinh doanh, chưa có nhiều thời gian suy nghĩ và tạo ra "concept" riêng (khái niệm kinh doanh, tôi có nói ở một bài trước). Các bác xác định công dụng cho sản phẩm của mình đối với người dùng (với xã hội) thì khi làm ra sẽ có cái để đánh giá lại nó có phù hợp không, nếu không thì lại có động lực làm tiếp cái khác, cải tiến đến bao giờ đạt được mục đích, như vậy sản phẩm của các bác tiến bộ liên tục và xã hội cũng có phần được tốt dần lên nhờ cố gắng của các bác.

    ii. Công dụng của sản phẩm của tôi đáp ứng một nhu cầu mới của xã hội, hoặc đáp ứng một nhu cầu mà xã hội chưa thỏa mãn: bàn về cái này là bàn về năng lực sáng tạo và cả về chí hướng xã hội, có nhiều cái hay để nói lắm. Tôi lấy 2 ý tưởng để các bác đọc lấy hứng:

    - Công cụ bán hàng qua mạng: ở trên mạng thì có eBay.com, có Alibaba.com, có đủ loại hình kinh doanh trực tuyến, nhưng ở xã hội Việt Nam thì chưa, hêhê, ai làm được điều này ở Việt Nam thì gọi là giương cờ chiếm mảnh đất mới luôn. Các bác đang có hoặc đã làm việc bán sản phẩm qua mạng, các bác có hài lòng với công cụ mình có chưa? Các bác làm trang web và đưa hình lên quảng cáo, các bác sẽ tìm khách hàng ở đâu và thu tiền trực tuyến của họ bằng cách nào? Đấy, dịch vụ web nào cung cấp được 2 nhu cầu này ở Việt Nam thì tức là đáp ứng được nhu cầu mới của xã hội VN. Nhân tiện tôi cập nhật thông tin luôn, là eBay đã gần đến được Việt Nam, bằng việc cho dịch vụ Paypal của nó đi trước. Paypal đã chấp nhận tài khoản mua hàng tại Việt Nam, các bác chuẩn bị tích hợp dịch vụ của Paypal vào web của mình đi . Về dịch vụ giao dịch với bạn hàng kiểu Alibaba, nay đã có công cụ do công ty VN thực hiện và tôi thử thấy chất lượng tốt, là gophatdat.com. Điểm yếu của GoPhatdat là không có tên tuổi lừng lẫy và lượng người dùng khổng lồ như Alibaba, nhưng nó rất thích hợp cho chúng ta vì nó có tiếng Việt. Các bác hãy đăng ký account miễn phí ở đó đi, mở thị trường ra khắp VN cũng là rất lớn rồi, chờ gophatdat.com mạnh hơn thì lại nương theo nó bán hàng ra thế giới.

    - Đèn LED siêu sáng và máy phát điện cho nông thôn: đây là ý tưởng tôi nghĩ ra để phục vụ bài viết này thôi, sẽ rất vui nếu có ai đó làm được. Nhà nước đang bàn việc tăng giá điện, thủ tướng bảo là sẽ không tăng giá điện ở khu vực nông thôn, vì nông dân ta còn nghèo mà lại đông. Các bác ngồi ở thành phố mỗi ngày online hàng tiếng đồng hồ, tiền điện với các bác chắc cũng không là bao nhỉ? Nhưng các bác về nông thôn thì thấy chi phí tiền điện đối với họ là lớn, một phần là vì để truyền điện đến được nông thôn thì phải đầu tư xây dựng nhiều, lại tiêu hao lớn do dẫn xa, do vậy nông dân ta rất cần giải pháp tiết kiệm tiền điện. Như vậy, nếu ta làm máy phát điện giá rẻ dành cho mỗi nhà dân thì là đáp ứng nhu cầu mà xã hội chưa giải quyết được. Giải pháp giá rẻ sẽ là: dùng LED siêu sáng và mô hình máy phát điện chạy bằng cơ (bắp). Thật sự là tôi không đùa, vì mới đây TS. Nguyễn Chánh Khê có nói là công nghệ LED siêu sáng không tốn nhiều tiền, VN có thể đầu tư được (báo Người Lao Động, ngày 30/11/2006, trang 13). Còn ở trang superbrightleds.com là một số sản phẩm thắp sáng dùng LED siêu sáng. Giả sử 50% hộ nông dân chỉ có nhu cầu dùng điện để chiếu sáng, mỗi tối họ cần dùng đèn để làm bếp núc và cho con nhỏ học bài, bật 2 đèn huỳnh quang 40W trong 3h, tốn 250Wh, giá điện 2000đ/kWh, thì mỗi tháng nhà đó mất 15000đ. Nếu dùng sức người chạy máy phát điện để tiết kiệm khoản này thì đỡ quá nhỉ! Vậy bác nào làm được máy phát điện dùng sức người tạo nguồn + LED siêu sáng = giá thiết bị điện trang bị cho mỗi nhà, thì bác bán được quá. Thị trường ấy có khoảng 4.5 triệu hộ, mỗi hộ mua của bác 1 cái với giá 100000đ/bộ, bác lời 5000đ -> tổng lợi nhuận là 5000*4.5triệu = 22.5 tỉ đồng. Các bác vừa làm ăn lớn, vừa làm giúp đỡ xã hội rất nhiều .

    - Thay đổi cách sinh hoạt, cách làm việc: tôi khá mệt rồi nên viết đoạn này ngắn thôi. Lấy ví dụ việc sản xuất ra cái đồng hồ, từ thời xa xưa người ta làm đồng hồ bằng ánh nắng, bằng đồng hồ cát, công dụng của nó là để xem giờ. Đùng một cái, người ta làm được đồng hồ kim, và ngay lập tức nghĩ ra cơ cấu đổ chuông. Chiếc đồng hồ có thêm công dụng mới: hẹn giờ. Công dụng bổ sung của chiếc đồng hồ là đơn giản nhỉ, mà nó thay đổi cách sinh hoạt và làm việc của cả nhân loại các bác ạ! Không có cái đồng hồ hẹn giờ đó, dân châu Âu làm sao xây dựng được kỷ luật làm việc, người Mĩ làm sao chế tạo ra các mạch dao động để bây giờ các bác sử dụng vào mạch điện. Riêng về ích lợi kiểu này, tôi cho là chúng ta có rất nhiều cơ hội. Vì nước mình còn chậm phát triển quá, cách thức làm việc còn rất nhiều điểm cần học tập thế giới <=> anh em ta còn nhiều trách nhiệm dùng công cụ điện tử để phục vụ, và chỉ cần copy phương thức của nước ngoài là tốt rồi. À quên, tôi đang bàn về việc xác định mục tiêu cơ mà, vậy các bác có đặt giá trị ích lợi xã hội cho các sản phẩm của mình, thì chú ý về điểm này nhé, khi thay đổi được cách sinh hoạt và làm việc của xã hội, thì chỉ mỗi thay đổi rất nhỏ thôi cũng mang lại lợi ích xã hội rất to lớn.

    Tóm lại là, bài này tôi viết dông dài không tốt lắm, nhưng đặt nó vào mạch phân tích để nhắc mọi người xác định trước mục tiêu mình cần đạt đến, và nhìn rộng để xác định nhiều mục tiêu khác nhau, tóm tắt bằng việc trả lời các câu hỏi sau thôi:

    1. Vai trò của tôi và công ty của tôi là gì?
    1.1. Công việc thích hợp với tôi:
    - tôi sẽ tham gia đội ngũ chế tạo
    - tôi sẽ là người phân phối hàng hóa
    - tôi sẽ nắm công tác quản lý, điều hành hoạt động
    1.2. Vai trò của tôi: ở nhóm dẫn đầu hay nhóm phát triển?

    2. Giá trị của hoạt động sản xuất kinh doanh của tôi/công ty tôi?
    2.1. Giá trị đối với tôi?
    - Chuẩn bị cho hoạt động khác ở tương lai (các hoạt động định làm ở tương lai là gì, cần thế và lực gì, hoạt động hiện tại giúp chuẩn bị như thế nào)
    - Mang lại lợi ích vật chất (tiền sẽ đủ cho cuộc sống ở mức độ nào, sản phẩm mình làm ra thì mình sử dụng thế nào)
    - Đáp ứng nhu cầu của tôi về tinh thần (tôi có làm vì thỏa mãn khát vọng gì của tôi không, tôi sẽ mãn nguyện khi sản phẩm của tôi làm được điều gì)
    2.2. Giá trị đối với xã hội?
    - Ích lợi do sử dụng sản phẩm của tôi (vd: đèn LED siêu sáng và máy phát điện mini chạy cơ phục vụ nông thôn, đạp như bàn máy may)
    - Thay đổi cách sinh hoạt, cách làm việc (vd: bộ phận báo thức của đồng hồ)

    1 & 2 <-> 3. Tôi muốn là ai và hoạt động sản xuất kinh doanh của tôi sẽ phải làm được điều gì?
    Attached Files
    Last edited by picvendor; 10-03-2007, 06:40. Lý do: sửa links

    Leave a comment:


  • dung06
    replied
    KhoaNguyen trình bày chi tiết vụ này đi, nếu có lý tui sẽ tham gia

    Leave a comment:


  • nhocchich
    replied
    Nguyên văn bởi khoanguyen Xem bài viết
    Theo tui thì chúng ta nên tập trung vào dòng sản phẩm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập thực hành môn điện tử ở tất cả cấp độ ,từ trung học, dạy nghề ,trung học cao đẳng đến bậc đại học.Theo tui biết thì nhu cầu này là rất lớn ở các trung tâm dạy nghề cũng như các trườ cao đẳng đại học,nhưng hiện nay họ thường mời các nhà thầu nước ngoài với chi phí rất đắc , trong khi về mặt kỹ thuật thì thật đơn giản, mình lấy thí dụ như bộ kit thí nghiệm vi xử lý họ 8051, về mặt kỹ thuật thì ai cũng làm được nhưng nước ngoài họ hơn ta ở chỗ mẫu mã rất đẹp bền linh động trong việc kết nối để tạo ra các bài thí nghiệm...Tui có đi dự thầu nên tui biết điều này.tóm lại là ở VN chưa ai đầu tư mạch vào vụ này nếu ai có vốn có máu chắc sẽ thành công. Hee xin nói thêm là vừa rồi có đi mua đồ chơi cho con tui cũng phát hiện ngoài chợ có bán bộ đồ chơi cho học sinh trung học tìm hiểu về các linh kiện điện tử , chỉ có vài con tranistor led ,relay nối mạch .. mà bán mắc ra phết vài trăm ngàn lận nhưng được cái đẹp rra phết, chắc cũng của mấy chú TQ quá.Theo tui về kỹ thuật thì VN có hơn hay bằng TQ hay khong thì tui khong chắc nhưng về ý tưởng sáng tạo ra các sản phẩm điện tử phục vụ cho cuộc sống thì ta thua họ thật sự.Ý tui cái mà ta phải học hỏi o TQ chính là tinh thần dân tộc của họ, có đi TQ tham quan các cty của họ các bạn mới thấy được tinh thần làm việc của họ ,và sang TQ đố các bạn kiếm được sản phẩm điện tử của các nước khác TQ sản xuất.
    Tui hoàn toàn đồng ý với anh!
    nhưng thật tình nếu mà đi mua linh kiện ở nứoc mình rồi làm ra những sản phẩm tương tự thì chỉ có lỗ tới lỗ vì giá linh kiện ở nước ta quá đắt dẫn tới bán sản phẩm phải đắt chưa kể cả chi phí cho mẫu mã!Và người ta làm hàng loạt chứ ko phải một hai sản phẩm nên giá chịu được !
    Chúng ta vẫn có thể làm được nhưng bán thì có lẽ ko cạnh tranh nổi!
    mẫu mã ,giá thành là những yếu tố khách hàng chú ý tới sau đó mới tới tính ổn định và hiệu quả!

    Leave a comment:


  • khoanguyen
    replied
    Theo tui thì chúng ta nên tập trung vào dòng sản phẩm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập thực hành môn điện tử ở tất cả cấp độ ,từ trung học, dạy nghề ,trung học cao đẳng đến bậc đại học.Theo tui biết thì nhu cầu này là rất lớn ở các trung tâm dạy nghề cũng như các trườ cao đẳng đại học,nhưng hiện nay họ thường mời các nhà thầu nước ngoài với chi phí rất đắc , trong khi về mặt kỹ thuật thì thật đơn giản, mình lấy thí dụ như bộ kit thí nghiệm vi xử lý họ 8051, về mặt kỹ thuật thì ai cũng làm được nhưng nước ngoài họ hơn ta ở chỗ mẫu mã rất đẹp bền linh động trong việc kết nối để tạo ra các bài thí nghiệm...Tui có đi dự thầu nên tui biết điều này.tóm lại là ở VN chưa ai đầu tư mạch vào vụ này nếu ai có vốn có máu chắc sẽ thành công. Hee xin nói thêm là vừa rồi có đi mua đồ chơi cho con tui cũng phát hiện ngoài chợ có bán bộ đồ chơi cho học sinh trung học tìm hiểu về các linh kiện điện tử , chỉ có vài con tranistor led ,relay nối mạch .. mà bán mắc ra phết vài trăm ngàn lận nhưng được cái đẹp rra phết, chắc cũng của mấy chú TQ quá.Theo tui về kỹ thuật thì VN có hơn hay bằng TQ hay khong thì tui khong chắc nhưng về ý tưởng sáng tạo ra các sản phẩm điện tử phục vụ cho cuộc sống thì ta thua họ thật sự.Ý tui cái mà ta phải học hỏi o TQ chính là tinh thần dân tộc của họ, có đi TQ tham quan các cty của họ các bạn mới thấy được tinh thần làm việc của họ ,và sang TQ đố các bạn kiếm được sản phẩm điện tử của các nước khác TQ sản xuất.

    Leave a comment:


  • nhocchich
    replied
    Theo tôi thì trên diễn đàn này có những đề án nào đó có thể đấu thầu cho các anh tài thể hiện chứ cứ cãi cọ ,vẽ vời mãi thú thật tui thấy hơi phí !
    Và nếu làm được như vậy thì trang này bỗng dưng có tiếng tăm trong giới để khi mà người ta cần sản phẩm (phần mềm,phần cứng ) họ sẽ nhớ ngay tới trang "hot" này!

    Leave a comment:


  • picvendor
    replied
    Đánh giá tình trạng công nghệ &amp; hành động tiếp theo

    Bài tuần trước các bác không ai reply nhỉ, chắc tôi viết lý thuyết chán quá à? Hôm nay tôi chuyển sang một phần mang tính thực hành hơn, áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh vi mô, còn điều kiện vĩ mô ở VN các bác tự nghĩ thêm nhé.

    Để tiết kiệm thời gian và độ dài, trong bài viết này tôi giới thiệu một công cụ phân tích bằng cách áp dụng vào một trường hợp làm ví dụ luôn, đọc xong chắc cũng dễ hiểu, nếu chưa rõ hoặc muốn bổ sung thì các bác cứ thoải mái trao đổi thêm. Tôi sẽ dùng 2 bảng phân tích để đánh giá tình trạng "công nghệ" của dịch vụ đào tạo về PIC của bác Bình Anh (có liệt kê ở trước).

    Trước tiên, chữ "công nghệ" ở đây tôi dùng với nghĩa hơi rộng (để gọi chung nhiều thứ cho tiện), gồm cả các biện pháp không mang tính kỹ thuật cũng được gọi là "công nghệ", ví dụ là công nghệ quảng cáo, công nghệ tổ chức, giáo trình.

    Dịch vụ đào tạo về PIC của bác Bình Anh cần có những công nghệ gì để làm nên dịch vụ đó? Ta có thể liệt kê một chuỗi công nghệ cần có từ giai đoạn đầu vào đến đầu ra:

    1. Bộ công cụ thí nghiệm (mạch nạp, mạch thử nghiệm, chip, phần mềm)
    2. Tổ chức lớp học (không gian, thời gian, quy mô)
    3. Quảng bá lớp học
    4. Giáo trình dạy học
    5. Phương thức dạy học
    5a. Dạy mặt đối mặt
    5b. Dạy online
    6. Bài tập tốt nghiệp
    7. Chất lượng & uy tín chứng chỉ
    8. Hỗ trợ việc làm để ứng dụng thêm

    (phân tích ví dụ nên chỉ dừng ở mức độ này, trong mỗi phần có thể có a, b... rồi có thể chia ra a.i, a.ii... tùy độ kỹ của phân tích)

    Giả sử tôi là bác Bình Anh, tự đánh giá được những công nghệ mình đang có và so sánh nó với thị trường được (đừng hỏi tôi đánh giá trên cơ sở nào), tôi sẽ xây dựng 2 bảng:

    Tầm ảnh hưởng chiến lược của công nghệ - Vị thế cạnh tranh của công nghệ mình có
    Tầm ảnh hưởng chiến lược của công nghệ - Độ chín của công nghệ ở mức chung

    Mỗi bảng sẽ chia ô sẵn, và có các mức như sau:

    Độ chín của công nghệ ở mức chung:
    - Phôi thai: Chưa định hình công nghệ, chưa được tập trung đầu tư nghiên cứu, khó tiếp cận, khả năng thương mại còn dài.
    - Đang phát triển: Công nghệ định hình khá, khả năng thu hoạch khá, được tập trung đầu tư nghiên cứu tối đa, độ bền về thương mại bị hạn chế (nhiều khả năng R&D không đạt kết quả mong muốn).
    - Chín muồi: Công nghệ định hình rõ, cho lợi nhuận cao, việc đầu tư nghiên cứu được giảm đi, độ phổ biến cao và độ bền thương mại khá.
    - Rất già: Công nghệ được thể hiện rất rõ, phổ biến và có thể tiếp cận từ nhiều nguồn, ít đầu tư nghiên cứu thêm, lúc này công nghệ mang đến nhiều lợi ích kinh tế, có khả năng khai thác lâu dài.

    Tầm ảnh hưởng chiến lược của công nghệ:
    - Cơ bản: công nghệ buộc phải có để kinh doanh, được đông đảo đối thủ cạnh tranh khai thác, tác động ở quá khứ, ít có tác động chiến lược ở thì hiện tại.
    - Chính yếu: tạo nên những đặc điểm chính của sản phẩm, tác động quyết định đến sản phẩm ở hiện tại.
    - Sắp tiến nhanh: đang được khai thác thử nghiệm bởi một số đối thủ cạnh tranh, mang tính chất tác động đến ngày mai, có nhiều khả năng tạo ra các ảnh hưởng mang tính chiến lược.
    - Mới nổi: vừa mới được nghiên cứu, hoặc mới nổi lên ở một ngành khác, có thể là công nghệ của tương lai, có nhiều hứa hẹn nhưng vẫn khó chắc chắn về khả năng tạo ảnh hưởng chiến lược.

    Vị thế cạnh tranh của công nghệ mình có:
    - Dẫn đầu rõ rệt: Tạo ra những bước tiến chính, xác định hướng phát triển của ngành.
    - Mạnh: Có khả năng tự lập nên hướng phát triển mới, không phụ thuộc vào người dẫn đầu.
    - Thuận lợi: Có thể giữ được sức cạnh tranh lâu dài, hoặc là đầu tàu của nhóm đi sau (nhóm có ảnh hưởng nhỏ trong ngành).
    - Tạm được: Không có khả năng tự lập, thường phải chạy theo đối thủ khác.
    - Kém: Không thể đủ năng lực theo các đối thủ khác, chỉ có thể tập trung vào hoạt động ngắn hạn.

    Các công nghệ của bác Bình Anh trong dịch vụ này được tôi cho vào 2 bảng như ở attachment:

    Bảng 1 sẽ cho biết: "tôi cần làm gì với các công nghệ của mình".

    Bảng 2 sẽ gợi ý: "tôi sẽ làm những việc đó như thế nào".

    Vài phân tích làm ví dụ:



    Khi trong lĩnh vực này (dịch vụ dạy PIC) có nhiều người cùng kinh doanh, thì mức trung bình của toàn ngành là “thuận lợi”.

    Những công nghệ có độ ảnh hưởng “cơ bản” hầu như ai cũng đáp ứng được -> anh hơn người khác nhiều cũng không có ý nghĩa lắm -> nếu các công nghệ ở dòng “cơ bản” nằm ở 2 cột đầu ("mạnh" hoặc "dẫn đầu") thì thực ra là anh đang phí công sức, tài nguyên để giành vị trí đó. Vị trí nên chọn là “thuận lợi”, tức “đầu tư vừa phải & kết quả khả quan”. Nếu anh có những cái nằm ở ô “cơ bản+tạm được” hoặc thậm chí “cơ bản+yếu” thì tức là anh đang lạc hậu so với đối thủ, nhiều nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi nếu không có cách khắc phục.

    Những công nghệ “chính yếu” thì cần càng ở bên trái càng tốt, nó thể hiện ưu thế lớn cho nhà sản xuất/kinh doanh. Chú ý những công nghệ thuộc dòng này có tác động ngay ở thì hiện tại, nên nếu anh có những cái “tạm được” hoặc “yếu” ở đây thì cũng là dấu hiệu xấu, có thể đến lúc anh nâng mức cạnh tranh của chúng lên, nó đã không còn là “chính yếu” nữa.

    Những công nghệ “sắp tiến nhanh” hoặc “mới nổi” là dấu hiệu của tương lai. Không chắc chắn lắm, nhưng nếu anh có các công nghệ nằm trong 4 ô ở góc trái dưới, anh có nhiều lợi thế trong tương lai. Còn trong 2 nhóm này mà anh chỉ có ở 4 ô góc phải dưới, thì nguy cơ hụt hơi trong tương lai là lớn.

    Bác Bình Anh có những cái số 2, 3, 5a, 6, 8 là ok, trong đó cái 5a và 6 nằm ở vị trí rất tốt, giúp được bác Bình Anh dẫn đầu trong lúc này. Tuy nhiên, cái số 1 ở ô “cơ bản+dẫn đầu” cho thấy sự đầu tư hơi quá ở chỗ này -> cần giảm bớt hoạt động ở đây, hoặc dùng ưu thế này để tạo ra một sản phẩm khác (~chuyển sang ngành hàng khác, thị trường khác). Cái số 7 chỉ là “tạm được” buộc bác Bình Anh phải tăng tốc giải quyết nhanh. Xem lại cái số 7 là gì, ta thấy nguy cơ đang rõ dần (Microchip sắp nhảy vào Việt Nam, các trường ĐH sắp hoặc bắt đầu đào tạo về PIC -> họ có uy tín cao hơn để phát hành những chứng chỉ được công nhận). Cái 5b ở chỗ nguy hiểm nhất của thì tương lai, buộc bác Bình Anh lại phải cố gắng cải thiện (diễn đàn này đã có người quảng cáo dạy PIC online, Microchip thì tổ chức seminar trực tuyến cũng đã lâu và lại mới đi bước nữa là công cụ mô phỏng trực tuyến -> công nghệ mang tính “mới nổi” này gần chắc chắn sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam). Với công nghệ nhiều hứa hẹn như vậy, cái cần làm là theo dõi chặt chẽ sự phát triển của nó ở thị trường chung, chuẩn bị tài nguyên để tăng tốc nghiên cứu nó.



    Từ bảng đánh giá này, có thể chỉ cho ta cách làm thế nào để đạt hiệu quả cao.

    Công nghệ mang tính “cơ bản” thì nói chung là không cần mình phải tự phát triển (nhắc lại, đó là những cái chỉ có tác động nhiều ở quá khứ). Nếu có ai đã làm xong các công nghệ này rồi, đi “mua” lại từ họ là thích hợp nhất.

    Công nghệ “chính yếu” mà ở thị trường cũng đã đạt đến mức “chín muồi” hoặc “rất già” thì cũng nên tìm cách “mua” lại, để kịp thời đủ sức cạnh tranh với thị trường. Công nghệ “chính yếu” đang “phôi thai” hoặc “đang phát triển” thì ta tự làm, vì giả sử thua kém đối thủ cạnh tranh thì cũng không nhiều, khả năng mình thành công trước họ cũng có nhiều.

    Các công nghệ “sắp tiến nhanh” hoặc “mới nổi” mà còn đang ở 2 cột đầu, đó cũng là điều kiện để ta đầu tư phát triển. Còn nếu chúng đã được khai thác nhanh đến mức “chín muồi” hoặc “rất già”, thì thời điểm người ta sử dụng chúng vào thị trường là rất gần, để không lỗi thời thì ta tìm cách đàm phán để sử dụng luôn công nghệ của họ (để họ cung cấp công nghệ đó hoặc sản phẩm của công nghệ đó cho mình).

    Xét lại tình hình của bác Bình Anh, từ bảng trước ta chỉ ra những cái 7 và 5b là cần quan tâm nhiều, so sánh với bảng này thì rút ra những gợi ý gì? Với 7: xây dựng một sức hút cho thương hiệu “sản phẩm từ lò đào tạo của tôi”, tìm khả năng đóng con dấu được xã hội chấp nhận vào đó (con dấu của một tổ chức đào tạo chính thống). Tôi ngại là đánh giá của tôi không chính xác, nếu tiến trình của Microchip và các trường ĐH được đẩy nhanh, thì cái số 7 chuyển sang “đang phát triển” và “chín muồi” -> khả năng bác Bình Anh tự tạo uy tín cho dịch vụ của mình khó khăn hơn nhiều so với việc hợp tác để “mua” sự công nhận cho chứng chỉ. Với 5b: bác Bình Anh vẫn còn thời gian để phát triển nó, và cần làm gấp rút để không bị thị trường bỏ rơi, đạt trình độ công nghệ đủ để chiến đấu trong tương lai (không xa).
    ---

    Trên đây là ví dụ chứ không phải là thực, tôi đánh giá theo chủ quan và cố rải các yếu tố khá đều vào các bảng để phân tích, bác Bình Anh có thể sử dụng hoặc không. Các bác khác cũng hãy dùng cách phân tích này xem việc sản xuất kinh doanh của mình cần hoàn thiện chỗ nào và như thế nào, đầu tiên làm ít ít yếu tố công nghệ, sau quen rồi thì phân ra nhiều cái nhỏ hơn cho sát.

    Chú ý: từ hôm tôi bắt đầu làm bảng khảo sát đến giờ, đã có một số thay đổi ở danh sách các sản phẩm quảng cáo ở dientuvietnam.net, hy vọng có thời gian thì tôi sẽ cập nhật thêm. Ngoài ra, ví dụ trên là phân tích trong môi trường Việt Nam, một số chỗ có lẽ cần xét thêm tác động từ nước ngoài.
    Attached Files
    Last edited by picvendor; 10-03-2007, 06:40. Lý do: sửa link

    Leave a comment:


  • picvendor
    replied
    Đặc điểm ở VN liên quan đến kinh doanh sản phẩm ĐT

    Tôi định bài này sẽ trình bày một số định hướng để gia tăng lợi nhuận cho việc sản xuất & kinh doanh đồ điện tử, bằng cách nêu một số ví dụ thế giới đang áp dụng. Tuy nhiên bác Duy Phi nhắc việc lưu ý về việc quản lý nhân sự, làm tôi nghĩ đến tố chất của người Việt Nam, cảm thấy liệt kê ví dụ của thế giới về mà không thích hợp với điều kiện VN thì cũng thừa. Do vậy tôi điều chỉnh lại là sẽ tiếp cận những giải pháp với điều kiện VN, và vì thế phải xem lại: các điều kiện hiện nay ở VN liên quan đến sản xuất kinh doanh đồ điện tử là gì?

    Tôi sẽ chia các điều kiện ra một số thể loại cho dễ liệt kê:

    i/. Nguyên vật liệu (linh kiện điện tử, vật liệu các ngành phụ trợ)
    ii/. Công cụ & công nghệ để sản xuất kinh doanh (với mức độ chúng ta, công cụ & công nghệ khá tương đồng nhau, tôi gộp lại cho gọn)
    iii/. Đội ngũ chế tạo (người nghiên cứu, kỹ sư thiết kế, thợ gia công)
    iv/. Đội ngũ bán hàng (với các bác chuyên đánh lẻ thì iii và iv là một, nhưng nói chung nên tách vai trò ra, và nếu đủ người thì nên tách hẳn)
    &
    v/. Trình độ quản lý
    v.i/. - Quản lý tài sản
    v.ii/. - Quản lý con người
    v.iii/. - Tổ chức sản xuất - kinh doanh
    vi/. Khả năng phân phối, lưu thông sản phẩm

    Nhắc lại là chúng ta xét việc sản xuất kinh doanh có 4 đối tượng, trước khi phân tích tiếp các loại điều kiện trên, ta nên để ý điều kiện nào tác động đến đối tượng nào:

    A. Sản phẩm: liên hệ với i, ii, iii và v.iii.
    B. Thị trường: liên hệ với iv, v.iii và vi.
    C. Người mua: liên hệ với iv và vi.
    D. Người bán: liên hệ với tất cả các điều kiện, đặc biệt là vi và v.i, v.ii, v.iii.


    Nhận định về điều kiện ở VN, trong chủ đề nhỏ này tôi không nghiên cứu qua số liệu được, chỉ là nêu theo ước lượng cá nhân đầy cảm tính. Mong các bác bổ sung để có đánh giá tốt hơn.

    i/. Về Nguyên vật liệu:
    Hiện tại: VN không sản xuất được vật liệu khả dĩ sử dụng được. Với linh kiện điện tử: ta không làm được (công ty nước ngoài có đầu tư nhà máy thì cũng phục vụ sản xuất của họ, không đổ vào thị trường VN). Với vật liệu cho các ngành khác như cơ khí, hóa chất (gồm cả nhựa): ta có thể làm được nguyên liệu thô, vẫn chưa làm đầu vào trực tiếp cho việc sản xuất đồ điện tử được. Một số vật liệu có thể sử dụng ngay thì giá vẫn đắt hơn nhập từ nước ngoài ===> yếu kém.
    Tương lai: chắc ta sẽ dùng sản phẩm hóa chất do VN làm ra, các nguyên liệu khác vẫn nhập từ nước ngoài cho sản xuất số lượng nhiều, đặt hàng các chủng loại lạ ở trong nước.

    ii/. Về Công cụ & công nghệ:
    Hiện tại: vào loại yếu kém toàn diện. Các công cụ ta sử dụng để sản xuất thì hoặc là đồ cũ, hoặc là đồ mới với giá đắt hơn nhiều so với giá trị sử dụng, hoặc là đồ nhái và đồ không có bản quyền. Công nghệ chính của ta vẫn là sao chép từ nơi khác.
    Tương lai: món này sẽ phát triển nhanh, các bác cần chuẩn bị tinh thần để tìm kiếm, biết ra quyết định và đón nhận công cụ, công nghệ thích hợp. Sự mở cửa nền kinh tế cũng sẽ mang đến VN những công nghệ thay thế với giá cả cạnh tranh. Ngành ICT (máy tính & viễn thông) phát triển sẽ trang bị cho ngành điện tử nhiều khái niệm công nghệ mới, điển hình là Internet vừa chứa công nghệ vừa là công cụ ===> thỉnh thoảng các bác đặt câu hỏi "công cụ và công nghệ mình đang có đã đáp ứng nhu cầu chưa?", nếu là chưa thì lên mạng tìm cái khác ngay.

    iii/. Về Đội ngũ chế tạo:
    - Thông minh, tài giỏi, nhanh nhạy, blah blah blah. Tóm lại là: học tập nhanh.
    - Cần cù, chăm chỉ, chịu khó, blah blah bla. Ý nghĩa là: làm việc chân tay tốt hơn suy nghĩ cho các vấn đề mới.
    - Chi phí lao động thấp, đồng nghĩa với chất lượng lao động không cao, cần đầu tư đào tạo và chịu chi phí cho việc thực hành (thử nghiệm).
    Tình hình sẽ thay đổi theo hướng: một bộ phận có ý thức sẽ tự hoàn thiện để vượt cao hẳn mức trung bình, anh em còn lại tiến bộ hay không là do xã hội đẩy đưa thế thời may rủi. Số vượt cao hẳn mức trung bình ấy, nhiều khả năng vẫn là tụt hậu với thế giới vì ít điều kiện cọ xát + tâm lý tự mãn (ta nhất ở VN là quá đủ sống rồi, blah blah blah).

    iv/. Về Đội ngũ bán hàng:

    - Mưu mẹo, giỏi ứng biến, khôn khéo, blah blah blah. Nói chung là tố chất sánh được với các bạn TQ.
    - Tinh thần kinh doanh (entrepreneurship) cao, có máu làm giàu, lại tài giỏi -> dễ dẫn đến việc tự tung tự tác, làm mất uy tín kinh doanh và gây thiệt hại cho chủ.
    - Trình độ xoay trở tốt, nhưng kiến thức thiếu nền tảng, không bài bản. Giống như người đánh cờ có đầu óc mà không được đào tạo kỹ, có khả năng đi một nước hay ở giữa cuộc cờ, nhưng bài binh bố trận từ khai cuộc lại kém.
    - Việt Nam mới gia nhập WTO, vẫn còn trong cảnh tranh tối tranh sáng, có nhiều cách làm giàu với các thủ đoạn khác nhau -> đội ngũ bán hàng có khả năng bị cuốn theo lợi nhuận trước mắt, không còn sức để chuẩn bị cạnh tranh thực thụ cho lâu dài.
    Bức tranh tương lai có nhiều "hố đen" nhưng lại rất hấp dẫn cho đội ngũ bán hàng. Con người VN nhờ tố chất xoay trở giỏi sẽ rất thích hợp với việc bán hàng, vấn đề của chúng ta là biết sử dụng và gắn kết với họ bằng quan hệ lợi ích thống nhất.

    v/. Về Trình độ quản lý:
    v.i/. Quản lý tài sản: trong việc này người Việt còn cần rèn luyện nhiều. Ở môi trường cạnh tranh với mọi điều kiện bình đẳng, trình độ quản lý tài sản có thể là cái quyết định sự thành bại: bảo vệ tối đa tài sản của mình, tăng hiệu quả sử dụng tài sản đến mức cao nhất, tiết kiệm nhằm loại bỏ sự phung phí (đồ thải ra của quá trình chế tạo cũng nên xem là sự phung phí), "mượn" tài sản từ nơi khác để phục vụ mục đích của mình.
    Để tăng năng lực quản lý tài sản, các bác cần chú trọng các kiến thức sau: quản lý dòng tài chính, quản lý bằng quy trình có mã số mã vạch, quản lý thông tin về đối thủ cạnh tranh.
    Trong tài sản còn nên kể đến tài sản vô hình: ý tưởng, kiến thức, tên tuổi (gọi là "thương hiệu" thì ngại các bác nhầm với kiểu Clear Omo ngoài chợ, ở đây không chỉ là thương hiệu đã xây dựng xong, mà có thể còn là tiếng tăm chưa định hình rõ, hoặc kiểu cái mác "VN giỏi đánh Mĩ", "TQ sản xuất rẻ nhất thế giới"...). Để quản lý tài sản vô hình, chúng ta cần có một tầm cao hơn bây giờ nhiều, nhưng ngay từ bây giờ ta có thể đã có tài sản vô hình nên cần phải quản lý. Tôi cũng không biết gì về việc này, đề nghị chi tiền đi tìm người tư vấn cho nhanh.

    v.ii/. Quản lý con người: xem lại các khó khăn chờ đợi từ Đội ngũ chế tạo và Đội ngũ bán hàng, ta thấy việc quản lý con người là phức tạp. Thế giới đã phát triển ngành khoa học về quản lý nhân sự, nhưng tác dụng của nó ở VN thì chưa rõ (chắc cần có tố chất đặc biệt để quản lý nhân sự, hoặc họ giấu nghề, nên lực lượng quản lý nhân sự còn mỏng, kiến thức truyền đạt cho mọi người lại khó tiếp thu thành hệ thống).
    Có lẽ đối với người Việt ta, chìa khóa cho quản lý con người là: tạo sự đồng lòng trong tổ chức, khi đạt mục tiêu thì lợi ích cùng hưởng, dùng sự chân thành để gạt đi đố kỵ và nghi ngờ. (cái cuối này là đặc điểm làm người VN khó liên kết và thành công lâu dài, là bản tính của dân tộc và đang được cải thiện dần nhờ cuộc sống công nghiệp).

    v.iii/. Tổ chức sản xuất - kinh doanh:
    Tổ chức sản xuất thường đi kèm với công nghệ, chúng ta có công nghệ yếu thì đương nhiên khả năng tổ chức sản xuất kém. Do vậy theo tôi bác nào cũng nên đi làm cho công ty nước ngoài một thời gian, chọn công ty mà nó có đặt nhà máy ở VN ấy, đừng đi làm cho bọn Văn phòng đại diện - ở đó chỉ có tiền chứ không có những thứ quý giá như kiến thức về tổ chức sản xuất. Nếu điều kiện không cho phép chọn một công ty như vậy, thì khăn gói tìm đến các trường ĐH Kinh tế mà học lóm. Công việc tổ chức sản xuất thường liên quan đến việc làm tối ưu một cái gì đó bằng một cách thức điều hành hệ thống, nếu khả năng tối ưu của mình không tốt, thì chúng ta có thể dựa vào việc thiết kế và điều hành hệ thống, làm tăng thêm tài nguyên cho mình để bớt phải tối ưu.
    Tổ chức kinh doanh nếu không xem là phần sau của sản xuất, thì xem nó là cái khái niệm (concept) cốt yếu, dẫn đường cho hoạt động kinh doanh của mình. Ở khái niệm đó cần hiện diện những thứ: ta làm ra "sản phẩm" là gì và ai dùng nó thì được gì, ta làm ra sản phẩm bằng cách nào, ta sẽ là người đưa ra concept mới hay đi sau, ưu điểm của ta là những cái blah blah gì, khách hàng blah blah sẽ bị ta dụ đến mức nào. Hiện trạng của hoạt động kinh doanh ở VN (xét nhỏ trong ngành điện tử và nhỏ hơn nữa là cộng đồng kinh doanh được liệt kê ở topic này) là thiếu concept bứt phá, hoạt động cho đã nhiều khi nhìn lại không có chuẩn bị bài bản mà chỉ sao chép mô hình. Các bác cần dành nhiều thời gian hơn để nghĩ, nghĩ nữa, nghĩ mãi đi, nếu trời cho các bác cái đầu kinh doanh thì sẽ nghĩ ra mô hình (concept) thích hợp cho mình; một thuận lợi cơ bản là giờ ta tiếp xúc thông tin nhiều hơn, có thể mượn concept ở đâu đó bên Mĩ bên Phi về chiến đấu ở VN, cũng có thể một ngày các bác đang nghĩ chợt thấy mô hình nào đó của thằng TQ lại kém cái mình nghĩ -> vùng lên đè đầu nó.

    vi/. Về Khả năng phân phối, lưu thông sản phẩm: cái này liên hệ đến trình độ quảng cáo, khả năng quan hệ với bạn hàng, kỹ năng phân tích để ra quyết định. Có lý thuyết quá không? Thôi nói đơn giản là bây giờ bán sản phẩm không chỉ là vác ra chợ (chợ đất hoặc chợ mạng) mà bán được. Anh không biết tìm đúng chỗ để bán thì bị thằng khác nó che mất, anh không biết tâm lý khách hàng thì họ thấy sản phẩm của anh là chạy, anh không làm khách hài lòng thì trước sau gì cũng có đứa lôi họ đi mất. Về cái khoản xây dựng mạng lưới phân phối & lưu thông sản phẩm, khoảng chục năm nay các đội VN chiến đấu trong nước cũng đã tiến bộ vượt bậc, riêng cộng đồng điện tử này là sau 2 năm vẫn giậm chân tại chỗ (hoặc là có tiến, mà tốc độ kém hơn dòng nước ngược). Tôi lo ngại là với tốc độ ủ đông thế này, cộng đồng điện tử 3 năm nữa vẫn là con gà... ăn quẩn cối xay, đề nghị các bác nghĩ ra phương thức phân phối "phi Nhật Tảo" và con đường lưu thông "xuyên biên giới" đi.

    Tôi chuẩn bị cái bảng đánh giá nền cũng mệt rồi, các bác xem lại những mối liên hệ này để tính tiếp là để làm tăng lợi nhuận của mình thì cần có động tác kiểu nào cho từng điều kiện:

    A. Sản phẩm: liên hệ với i, ii, iii và v.iii.
    B. Thị trường: liên hệ với iv, v.iii và vi.
    C. Người mua: liên hệ với iv và vi.
    D. Người bán: liên hệ với tất cả các điều kiện, đặc biệt là vi và v.i, v.ii, v.iii.
    ---
    PS: Cảm ơn bác Duy Phi giúp tôi có hứng để viết tiếp, và giữ topic này không bị loãng.
    Last edited by picvendor; 19-11-2006, 11:15.

    Leave a comment:


  • MicroDuyphi
    replied
    -----------------------------------
    Last edited by MicroDuyphi; 19-11-2006, 11:11.

    Leave a comment:


  • MicroDuyphi
    replied
    Anh Picvendor nói chính xác!
    Bản thân nội tại của thằng Tàu nó cũng chơi chiêu bài này.
    Cứ vào đi, ta sẽ "tận dụng" nhưng "sáng tạo" rồi có lúc ta cũng sẽ trả lại cho chúng những thứ chúng đã đem tới.
    Tạm thời gác chuyện này, nếu muốn- ta mở thêm một mục nữa. Ở đó ta nói nhiều hơn để không làm loãng luồng nói chuyện này.

    Leave a comment:


  • picvendor
    replied
    Xin lỗi Duy Phi, tôi chưa kịp viết tiếp phần phân tích. Post bài này để hỏi nhanh bác một câu:

    Theo tôi, muốn VN phát triển, thì điều đầu tiên là giáo dục ý thức DÂN TỘC VÀ XÓA BOE THẰNG TÀU RA KHỎI BỘ ÓC CHỨA ĐẦY ĐẬU HỦ CỦA 1 SỐ THANH NIÊN là điều đáng làm và cần làm. Và thay vào đó là NHẮC NHỞ THANH NIÊN CHÚNG TA RẰNG:........ theo anh em là nhắc nhở cái gì là hay nhất nhỉ......
    Chắc Duy Phi đang nói đến quần chúng tiêu dùng. Còn về người sản xuất, bác có nghĩ là người làm ra ballast "Made Saigon in TQ" là không có tinh thần dân tộc không?

    Theo tôi nghĩ, họ biết chấp nhận mình thua kém Tàu mà lợi dụng tên tuổi của nó, để bán được sản phẩm cạnh tranh với nó -> bán được hàng của VN -> đất nước đỡ tốn USD mua đồ của Tàu -> đó là tinh thần dân tộc.

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X