Thông báo

Collapse
No announcement yet.

:cafe:Tương lai nghề sửa chữa điện tử

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • nguyendinhvan
    replied
    Nguyên văn bởi duyan1503 Xem bài viết
    Em hiện thời vẫn còn là học sinh cấp 3 ở Tp hcm.LÚc đầu,mà đúng hơn là ngay từ năm học lớp 8 đã bắt đầu yêu bộ môn điện tử...........Chúc mọi người sức khỏe
    Thi vào trường công nghệ thông tin không phải để làm thợ sửa chữa Điện tử hay sửa chữa cài đặt máy tính , Game.... .
    Tuy vậy thực tiễn nhiều người mang cái bằng Kỹ sư điện tử cũng chỉ sửa được mấy cái tivi . Thậm chí cái nguồn xung không nắm vững nguyên lý hoạt động . Đó là điều đáng buồn !

    Leave a comment:


  • vi van pham
    replied
    anh NDV có nhận xét của 1 người thợ chuyên sửa các máy điện tử vớ vẩn .Thực tế nếu anh NDV schua các máy điện tử phức tạp có thể 2 tuần anh mới tìm ra 1 mạch điện hư ,anh ko thể lý luận hay phân tích gì cả vì mạch hoạt động theo chương trình và chỉ mua linh kiện về ráp.Vậy đã là giỏi lắm rồi.Còn ai nói lý luận ,phân tích là chỉ ở bàn giấy và là sinh viên mới ra trường


    Bác nên nhấn chuột trái vào tên thành viên , bác sẽ tìm được nhiều thông tin bổ ích cho bài viết của mình !
    Last edited by nguyendinhvan; 26-01-2008, 10:41.

    Leave a comment:


  • duyan1503
    replied
    Em hiện thời vẫn còn là học sinh cấp 3 ở Tp hcm.LÚc đầu,mà đúng hơn là ngay từ năm học lớp 8 đã bắt đầu yêu bộ môn điện tử này ,cho đến nay đang học lớp 12 chuẩn bị tư tường và kiến thức để tháng 6 -7 năm nay thi vào một trường đại học chuyên nghành điện tử và công nghệ thông tin.Thế nhưng khi ghé qua luồn này đọc bài của các anh ,các chú, các bác thì tự nhiên thấy hơi nao núng .Chằng lẽ con đường của dân điện tử Việt Nam bế tắc đến như vậy sao?Thiết nghĩ yêu nghề là một chuyện nhưng phải nhìn nhận sự thật rằng chúng ta đang sống trong thời buổi kinh tế thị trường , có cung nhưng cầu lại không cần thì con cháu nhà điện tử làm sao sống nỗi .Thế nhưng theo em nghĩ Việt Nam đang trên đà phát triển về kinh tế nhất là đời sống kỹ thuật ngày càng tăng và rõ ràng hàng ngoại đang chiếm lĩnh thị trường của chúng ta ,sản phẩm do VN nghiên cứu sử dụng vào thực tiễn thì quá ít .Nếu chung tay hết thì chúng ta vẫn vực dậy được điện tử VN ,Thực tế cho thấy dân điện tử VN đâu phải dở nhưng vì rõ ràng hàng ngoại nó tràn vào làm nhiều đồng nghiệp chết đói và bỏ nghề .Em vẫn ước mong sẽ cố gắng thực hiện ước mơ của mình là tạo dựng một công ty cho riêng dân kỹ thuật ta vào làm và nghiên cứu thay thế dần những thằng như:LG,SÁMUNG,PANASONIC,mà thay bằng hàng việt như:TIẾN ĐẠt,ROBO,..v.v...
    Trên đây là ý kiến và suy nghĩ của một học sinh cấp 3 mới 17 tuổi thôi ,nếu có gì sai xin mọi người lượng thứ bỏ qua.Chúc mọi người sức khỏe

    Leave a comment:


  • nguyendinhvan
    replied
    Nguyên văn bởi huydim Xem bài viết
    Có thể tay nghề thấp nhưng ng ta chịu "cày", còn tay nghề hay trình độ cao thường "..................
    Không hẳn là như vậy .
    Nguyên nhân như thế này :
    Giả sử cùng một trường hợp hỏng hóc .

    - Người thợ giỏi có thể sẽ làm như sau : Đo đạc > tổng hợp kết quả > quyết định lên kế hoạch khắc phục > Tiến hành thi công > Đề phòng sự cố > Kiểm tra lại các thông số kỹ thuật > Hoàn thiện công việc
    - Người thợ kém thì làm như sau : Kiểm tra > phát hiện chỗ hỏng > Mua vật tư thay thế > Lắp vào và bật máy > Nổ đoàng >> đo lại > mua thêm con Linh kiện .... to hơn > lắp vào và bật máy >> nổ đoàng to hơn > kết luận không phải càng to càng tốt >> Mua đúng loại cũ > đo lại thấy hỏng thêm một cái bên cạnh > Mua hai LK mới >> lắp vào và bật máy >> may quá chạy được rồi > đóng máy vào trả cho khách ngay . Để lâu nó lăn ra thì toi !!!!!

    Khách hàng thấy vậy nhận xét như sau :
    - Ông thợ thú nhất thì làm ăn gì . Đo đạc một lúc rồi thay đúng một chỗ . Mất có 1 giờ đồng hồ . Vậy chỉ đáng 50K tiền lương
    - Còn ông thợ thư hai mới đáng là làm việc chứ . Chạy đi chạy lại mấy lượt . Hết gần ngày công . Thay thế cẩn thận bao nhiêu linh kiện hỏng . Xứng đáng nhận 200K tiền công


    Người dân VN sống trong thiếu thốn nhiều nên có xu hướng coi nặng về vật chất , coi nhẹ nhân phẩm . Làm một việc gì phải thay thế hay bỏ tiền ra thì mới đáng nhận tiền về . Cũng vì vậy những kẻ thiếu lương tâm thì thỏa sức tận dụng , thay thế càng nhiều càng tốt . Vì càng được nhiều tiền công .
    Nhưng họ có hiểu được đâu rằng làm như vậy càng làm tuổi thọ của sản phẩm giảm ngắn mà thôi . Tiền mất tật mang .
    Last edited by nguyendinhvan; 25-01-2008, 11:19.

    Leave a comment:


  • huydim
    replied
    Có thể tay nghề thấp nhưng ng ta chịu "cày", còn tay nghề hay trình độ cao thường "chảnh" và ko muốn "cày", hoặc chỉ sửa những thiềt bị "cao" thôi, không thèm sửa VCR, VCD, Casstet... chỉ sửa DVD, LCD, Plasma thôi (Công ty củ của tôi chuyện này là bình thường ) mà những món này đâu phải lúc nào cũng có mà sửa, trong khi anh kia cái gì cũng làm và có tiền đều đều.

    Leave a comment:


  • nguyendinhvan
    replied
    Nghề sửa điện tử có một đặc thù khá đặc biệt .
    Thông thường các ngành khác thì thu nhập hay đồng lương phụ thuộc vào trình độ chuyên môn , thâm niên công tác , và cấp bậc tay nghề .
    Nhưng với nghề sửa điện tử thì .... Người có trình độ chuyên môn tay nghề thấp thường có thu nhập cao hơn người có trình độ chuyên môn tay nghề bậc cao
    Các bạn có biết lý do tại sao ?

    Có thể đó là nguyên nhân khiến các bác thợ có tật .... giấu nghề ???

    Leave a comment:


  • toanmy
    replied
    Nói chung nghền sửa chữa điện tử là một nghền rất vất vả .. NHưng bù lại khi sữa được một pan mới là một niềm vui nho nhỏ .. Nhưng điều quan trọng nhất là phải biết cập nhật cái mới liên tục .. kiếm cái cần câu cho thật chắc ,cái lưới cho thật bén .. ta bắt đầu di câu nào .Vào một ngày đẹp trời + với sự may mắn ta sẽ thu hoạch kha kha . Nghề sửa chữa diện tử vẫn phát triển tốt ở Việt nam . Người việt nam rất tằn tiện ....tiết kiệm khi mua đồ mới và trung thành với sản phẩm mình đang sở hữu mne61u hư sẻ sãn sàng mang di sửa dù tiền sửa bầng 1/2 tiền mua cái mới .. nhớ báo giá trước nghe vậy thì chúng ta đừng có chán . Tôi hiện làm công chúc mỗi tháng thu nhập 3-3.5 tr nhưng ngoài 8 giờ vàng ngọc vẫn vọc thêm kiếm tiền uống ..... bia ,
    đỡ phải xin tiến vợ mỗi khi đổ xăng ........ . Hãy tin tưởng vào tươing lai

    Leave a comment:


  • ghostvn
    replied
    Câu chuyện này có vẻ là "chủ đề nóng" cái muôn thủa của kế sinh nhai NGHỀ&TIỀN Nghề để kiếm tiền và một khi nghề đấy không đủ để kiếm cơm ngày 2 bữa thì Nghề sẽ sớm bị đi vào cõi chết
    Vấn đề ở đây là sự đam mê và gắn bó với nghề-Tui đã thấy rất nhiều thợ tuyên bố "đổi nghề" Nhưng họ không thể từ chối khi có ai đấy bảo họ sửa dùm 1 cái TV hay 1 cái đầu vcd hỏng . Nỗi nhớ nghề lại thôi thúc và..haha nghề điện tử là vậy đấy
    Đồ điện tử xuống giá nhưng kô phải là mấu chốt của vấn đề .Ngày xưa phục hồi cái "Mắt" CD bèo cũng 200-400k giờ số tiền ấy người ta mua cái mới bù lại "Mắt" bây giờ cũng rẻ hỏng>>>thay lấy mươi mười năm ngàn đút túi khỏe re .TV giờ cũng vậy ngoại trừ 1 số hãng LK khó mua nhưng dễ sửa hơn trước nhiều tiền ít 1 chút nhưng so với sửa nhưng cái TV 30--40k nội địa nhật thì vẫn khỏe hơn
    Thị trường còn biến đổi nhưng nghề sửa chữa sẽ không vì thế mà mất đi .Có mới-có cũ.Có cũ-có hư hỏng và không phải cứ hỏng là mua mới Vấn đề là chúng ta luôn nâng cao kiến thức nắm bắt được kĩ thuật mới khẳng định được tay nghề với khách hàng chẳng lẽ lại bó tay !
    (nói thế thôi chứ bỏ nghề òi )
    goodluck

    Leave a comment:


  • huydim
    replied
    Tôi đã từng làm tại TRUNG TÂM BẢO HÀNH cho PHILIP, TOSHIBA, METRO... sửa cho Trạm BH thì sướng rồi, đầy đủ linh kiện, có máy giống nhau để hoán đồ, nhưng giá huê hồng thì... 1 DVD PHILIP, MP3 của METRO được 15000vnd, TV thì TOSHIBA thì cắt phiếu cuối tháng lãnh lương.
    Nhưng...
    Làm ở Trạm BH thì phải có... can đảm vì khách chửi dể sợ lắm, giải thích là chúng tôi chỉ là trạm BH thôi ngoài ra về chất lượng hay gì khác chúng tôi không biết, nhưng hởi ôi -- càng nói càng mắng khủng khiếp có khách còn đuổi về bảo kêu sếp mày tới, nhắc lại còn sợ

    Ai ở Sài gòn chắc cũng đã từng biết Trung Tâm Điện tử Thanh Sơn, tôi đã từng làm trong đó 4 năm. Lượng cao lắm đấy thợ giỏi chịu cài 1 tháng cũng ~ 5tr
    Last edited by huydim; 08-01-2008, 09:58.

    Leave a comment:


  • nowdaygood
    replied
    Bác NhatHung quả là có kinh nghiệm từng trải trong làm ăn, thương trường .Em tâm đắc nhất đoạn " Và đừng bao giờ tò mò. Đừng thắc mắc tại sao "thằng ấy" nó không làm gì mà ăn nhiều hơn bạn "- quả này mà tò mò là thằng ấy dù chức to hay chức bé cũng tìm đủ cách đá mình .

    Leave a comment:


  • nhathung1101
    replied
    Sao phải bi quan nhỉ? Khi hàng hóa giảm giá, cũng có nghĩa là giảm chất lượng. Hãy xem lại đi, hàng điện tử hiện nay có độ bền như ngày xưa không? Mà hàng kém chất lượng thì sẽ mau hỏng. Tuy tiền công được ít nhưng "năng nhặt chặt bị", "kiến tha lâu đầy tổ".

    Còn ai muốn chuyển sang hàng công nghiệp? OK, đó cũng là điều đáng làm. Hầu hết công nghệ ở nước ta còn lạc hậu, rất cần nâng cấp, sửa chữa...
    Nhưng muốn sửa máy công nghiệp, cần phải chú ý vài điểm:

    - Phải biết ăn chia Nếu không sẽ chẳng ai chơi với bạn.
    - Phải có máu liều Phải dám nhận, dám nghĩ, dám làm... Cho dù việc đó chưa làm bao giờ... Cùng lắm không làm được thì thuê Chí ít cũng tạo dựng được chỗ đứng.
    - Phải có máu lạnh Nếu không bạn sẽ bị đi sửa
    - Và đừng bao giờ tò mò. Đừng thắc mắc tại sao "thằng ấy" nó không làm gì mà ăn nhiều hơn bạn.

    Nếu ai không kham nổi cuộc chơi thì:

    Bàn là, quạt cháy, máy bơm...
    Ti vi, tủ lạnh, nồi cơm, điều hòa...
    PC, cát xét chật nhà...
    Hoặc không dùng nữa vội vàng bán đê ê ê ê...

    Có tí nghề thì chắc nhập hàng không bị hớ nhỉ?

    Leave a comment:


  • nowdaygood
    replied
    Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
    Có thể thấy mô hình ( phương thức ) làm việc kiểu Trung tâm bảo hành , khác nhiều so với các Cửa hàng dịch vụ sửa chữa Điện tử

    Một ván đề cực khó đối với người thợ sửa chữa là không ( khó ) tạo nên một kế hoạch phát triển . Vì tất cả ( phần nhiều ) đều bị thụ động .
    Dạ, trung tâm bảo hành họ có đầy đủ tài liệu của nhà sản xuất, lại có máy móc, linh kiện đầy đủ, và họ sủa chữa quanh đi quẩn lại có vài loại máy của hãng sản xuất nào đó.. Thợ sửa ở cửa hàng thiếu thốn nhiều thứ và tiếp xúc với muôn nghìn loại máy nên không tránh khỏi việc hì hục sửa máy nào đó cả ngày rồi cũng không dám lấy nhiều tiền của khách.
    Ở tầm thợ sửa điện tử bình thường như em chỉ mong sửa từ cái amply, đầu đĩa và sau này tiến tới sửa tivi LCD là tốt rồi .Cũng không mong muốn gì hơn vì em biết trình độ mình cũng có giới hạn .
    Và chỉ khách hàng nào thực sự cần sửa thì mình sửa còn người nào có thái độ nửa cần sửa nửa không thì em bye bye vì nhiều khi gặp trường hợp này sau khi sửa xong khách hàng chỉ muốn mình lấy tiền công nhỉnh hơn sửa cái xe đạp chút, giải thích này nọ đau hết cả đầu nghĩ mà uất sao mà họ coi rẻ công sức , chất xám của của người thợ đến thế.
    Last edited by nowdaygood; 05-01-2008, 23:53.

    Leave a comment:


  • nguyendinhvan
    replied
    Có thể thấy mô hình ( phương thức ) làm việc kiểu Trung tâm bảo hành , khác nhiều so với các Cửa hàng dịch vụ sửa chữa Điện tử

    Một ván đề cực khó đối với người thợ sửa chữa là không ( khó ) tạo nên một kế hoạch phát triển . Vì tất cả ( phần nhiều ) đều bị thụ động .

    Leave a comment:


  • PL.audio
    replied
    Nguyên văn bởi nowdaygood Xem bài viết
    Tương lai nghề sửa chữa sẽ đi về đâu khi hàng điện tử gia dụng ngày càng rẻ , mình đã thấy vài người bạn phải bỏ nghề sau khi lập gia đình vì thu nhập ít đi mà chí phí nhiều khoản ngày càng tăng lên, có người buổi sáng phụ bán phở cho vợ buổi chiều mới sửa chữa.Tivi, đầu đĩa, amply ... trên thị trường bán ngày càng rẻ , nhiều khi vật lộn sửa xong cái máy lấy khoảng 200 với tivi 21" đáng giá hơn 1 triệu người ta đã muốn bỏ luôn đi mua cái mới rồi.Cùng là cánh thợ các bạn có ý tưởng hay kế hoạch gì trong tương lai cho nghề này chưa .Mình có 2 ý :
    1>Tham gia diễn đàn trao đổi học hỏi từ các bạn thợ từ mọi miền tổ quốc.
    2>Học kỹ thuật mới như sửa tivi LCD vì chỉ khoảng 2 năm nữa thôi tivi LCD sẽ tràn ngập thị trường , thay thế dần dần màn CRT .
    Mời các bạn tham gia đóng góp ý kiến.
    tôi là dân sửa điiện tử kiếm cơm được 20 năm rồi,hiện tại nghề này có khó khăn như bạn nói.Máy cũ thì linh kiện cũng phải đi mua giá mới,cao quá thì khách hàng bỏ mua mới,hoặc cắm cúi sửa xong họ tặng luôn làm kỉ niệm!(vì không dám bán!).Máy mới thì họ đem bảo hành,mà nếu quá thời gian bảo hành họ có đưa cho mình thì đi mua linh kiên loại có bán ở chợ còn đỡ,nếu không có phải đến bảo hành mua hoặc đổi thì xem như công cốc(vì mấy bác bảo hành tính giá rất"hữu nghị",chắc các bác từng đến trạm bảo hành thì quá rõ).Nhưng không sao, nếu mình yêu nghề thì thu nhập so với người lao động cũng không đến nỗi nào,vấn đề là ta chịu khó sửa tất cả những gì có thể thì không lo thiếu việc, bảo đảm đủ sống để nuôi nghề.Có 1 thực tế mà tôi thấy hầu như không thấy người thợ nào giàu lên thật sự bằng nghề này mà không làm thêm gì khác.Thôi thì cố yêu lấy nghề để sống với niềm đam mê của mình vậy.Chúc tất cả đồng nghiệp vui.

    Leave a comment:


  • nguyendinhvan
    replied
    Đại đa số tầng lớp thợ đều phàn nàn vè vấn đề thu nhập . Nhưng chung quy thì vẫn ở phương thức làm việc .
    Người thợ ( nhà kỹ thuật ) không thể có tư duy và cách làm việc như .. người làm thương mại .
    Người thương mại ( đi buôn ) mua 9 bán 10 . Thế đã là thắng lớn
    Người thợ mua 1 bán 100 vẫn bình thường thôi .

    Nếu cho rằng màn hình rẻ quá mà không làm được thì không ổn . Trong nhà máy sản xuất TV ở ngay VN mà tôi đã từng tham quan .
    Một phút họ sản xuất 4 cái mainTV
    Một ngày sản xuất khoảng 2000 sản phẩm
    Trong dây chuyền sẽ có sản phẩm lỗi
    Có 4 thợ sửa lại những mạch lỗi

    Giả sử số sản phẩm bị lỗi trong sản xuất là từ 5 tới 10% thì số lượng máy mà 4 người thợ phải sửa sẽ là bao nhiêu cái trong 1 ngày ?
    Phải làm tốc độ chuyên môn cao như thế thì mới ổn

    Tư duy phục vụtư duy thương mại cộng với áp lực khách hàng hạn chế thông tin kỹ thuật là những gánh nặng đối với người thợ .
    Nếu không vượt qua được thì nhiều người phải bỏ cuộc

    Vì vậy nhiều người thợ khôn khéo đã chọn riêng cho mình một chuyên môn để giảm gánh năng cho mình
    Ví dụ : Chuyên TV màn hình to . Chuyên TV màn hình nhỏ . Chuyên Ampli cổ . Chuyên Ampli biểu diễn chuyên nghiệp . Chuyên đồ Hiend . Chuyên Máy ảnh Camera . Chuyên đầu máy kỹ thuật số .........

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

nowdaygood Tìm hiểu thêm về nowdaygood

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X