Thông báo

Collapse

Trước khi định đặt câu hỏi gì về sử dụng diễn đàn, hãy đọc ở đây

Hướng dẫn sử dụng diễn đàn:


Hướng dẫn định hướng phát triển của diễn đàn:


Những công cụ cần thiết khác khi sử dụng diễn đàn:


Những hình thức kỷ luật của diễn đàn, thành viên cần chú ý:


Từ điển công nghệ: http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=12774
Email dùng chung: http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=5852


Thay mặt BDH.
Admin. Falleaf
Xem thêm
See less

Đơn giản hóa thiết kế nguồn Quasi Resonant Flyback với chíp L6565

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đơn giản hóa thiết kế nguồn Quasi Resonant Flyback với chíp L6565

    Mấy hôm nghỉ ở nhà rảnh rỗi nên lục lại mạch flyback 12V/12A dùng UC3842 để ép em nó cõng con L6565 - quasi resonant - của ST



    Đây là mạch nguyên gốc, mạch thí nghiệm của em hơi tởm, hì..
    Click image for larger version

Name:	20220905_094244.jpg
Views:	1303
Size:	108.4 KB
ID:	1728002



    Qua adapter
    Click image for larger version

Name:	20220905_161629.jpg
Views:	1009
Size:	37.1 KB
ID:	1728003


    Được mạch quasi resonant flyback
    Click image for larger version

Name:	20220905_171829.jpg
Views:	1009
Size:	94.6 KB
ID:	1728004

    Mạch chạy cũng khá ổn cắm thẳng lên đế UC3842, ngoài ra có thể vặt bớt vài linh kiện khi xài với UC3842 cho gọn gàng hơn. Linh kiện bổ sung là con trở 33k nối từ ngõ ra cuộn dây cấp Vcc đến chân 5 của L6565.
    Đã thử qua các chip quasi của Fairchild, Infineon thì ưu điểm của em L6565 là việc chọn linh kiện cảm ứng điểm zero rất đơn giản.

    Các bác nào có làm qua mấy mạch này cùng trao đổi ý kiến ạ.

  • #2
    Nguyên văn bởi ti500 Xem bài viết
    Mấy hôm nghỉ ở nhà rảnh rỗi nên lục lại mạch flyback 12V/12A dùng UC3842 để ép em nó cõng con L6565 - quasi resonant - của ST



    Đây là mạch nguyên gốc, mạch thí nghiệm của em hơi tởm, hì..
    Click image for larger version  Name:	20220905_094244.jpg Views:	21 Size:	108.4 KB ID:	1728002



    Qua adapter
    Click image for larger version  Name:	20220905_161629.jpg Views:	20 Size:	37.1 KB ID:	1728003


    Được mạch quasi resonant flyback
    Click image for larger version  Name:	20220905_171829.jpg Views:	20 Size:	94.6 KB ID:	1728004

    Mạch chạy cũng khá ổn cắm thẳng lên đế UC3842, ngoài ra có thể vặt bớt vài linh kiện khi xài với UC3842 cho gọn gàng hơn. Linh kiện bổ sung là con trở 33k nối từ ngõ ra cuộn dây cấp Vcc đến chân 5 của L6565.
    Đã thử qua các chip quasi của Fairchild, Infineon thì ưu điểm của em L6565 là việc chọn linh kiện cảm ứng điểm zero rất đơn giản.

    Các bác nào có làm qua mấy mạch này cùng trao đổi ý kiến ạ.
    Cũng siêu quá nhỉ!

    Mình chỉ biết sơ mạch Quasi Resonant Half Bridge thôi, không biết dạng Quasi Resonant Flyback thì hiệu suất có cao hơn Flyback nhiều không nhỉ?

    Comment


    • #3
      Mạch thử nghiệm làm tay thế này là đẹp rồi, hơn nhiều so với đám mạch chế bởi Dan ở trang danyk.cz, cuối cùng cả 2 bên đều có mạch chạy được đúng việc của nó mà không phải câu dây quá nhiều. Thêm nữa làm thử ít người phủ thiếc toàn bộ đường mạch. Như trong ảnh là thừa đẹp, chủ luồng không cần khiêm tốn quá.

      Cũng đồng ý với quan điểm là thiết kế với vi mạch Fairchild phần dò điểm 0 rất khó chịu.
      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

      Comment


      • #4
        Cảm ơn các bác chia sẻ quan điểm. Thật ra là cái khó ló cái dại thôi ạ. Hôm nọ có mạch chạy ICE2QR0665 đến 50W mà vẫn mát rượi thích quá táy máy thế nào lại làm em ấy ngỏm củ tỏi. Thấy tiếc cái bo nên thử cắm em 5Q0765RT của Fairchild vào, loay hoay toát hết mồ hôi mà vẫn không dò đúng điểm 0 dù tính toán theo công thức của hãng

        Comment


        • #5
          Ngoài ICE2Q0665 là vi mạch khiển liền công suất, thị trường còn có ICE2QS03 khá hay vì chỉ là vi mạch điều khiển. Dùng nó với MOSFET ngoài lớn chút là có bộ nguồn ra gần 200W trong tầm tay. Ở vùng công suất 150W trở lên thông thường người ta dùng half-bridge vì flyback nhiễu mạnh quá và bắt đầu kém hiệu suất. Tuy nhiên với quasi resonant flyback thì những vấn đề đó đã đỡ hẳn. Có thể làm nguồn ATX máy tính với flyback được rồi.

          Bên cạnh đám ICE, thị trường còn có dòng chip Rohm BM1Q00x và BM1Q10x làm QR flyback cũng rất hay, không kém đám ICE. Điều kỳ lạ là hai hãng sản xuất khác nhau nhưng vi mạch của họ bố trí chân cẳng tương tự (vẫn có chút khác), tính năng, thông số cũng gần giống nhau.
          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          ti500 Tìm hiểu thêm về ti500

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X