Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ứng dụng vi điều khiểntrong điên tử công suất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • nguyenhuutan
    replied
    Trả lời câu hỏi về mạch kích SCR

    Mình xin trả lời zerophh như sau:
    +Để kích SCR ta có nhiều phương pháp, bạn có thể dùng phương pháp so sánh, nguyên lí làm trễ hay bộ đếm. Mình sẽ chỉ bạn cách làm đơn giản, rẻ tiền nhất là dùng pp. so sánh. Bạn theo dõi sơ đồ sau nghe.


    Trong đó, khối lệch pha được dùng để thay đổi thời điểm bắt đầu góc kích, góc theta. Mạch khám phá zero sẽ cho ra xung ngay tại thời điểm áp đã làm lệch pha đi qua điểm 0. Đây chính là thời điểm bắt đầu của tín hiệu điện áp đồng bộ. Bạn chọn điện áp đồng bộ dạng răng cưa cho dễ vì ta có thể thực hiện dễ dàng bằng mạch tích phân. Điện áp đồng bộ này sẽ được so sánh với điện áp điều khiển. Ngay khi Udb> UDk thì thực hiện việc xuất xung kích. Do ta chỉ cần kích xung nên phải qua mạch đơn ổn để quyết định bề rộng xung. Sau đó, ta có mạch tổ hợp xung kích để đưa xung về các SCR cần thiết. Cuối cùng là khuếch đại xung, đưa đến SCR.
    Tiện thể, mình upcho cậu luôn sơ đồ mạch kích SCR đây, cậu tham khảo, có gì không hiểu thì hỏi mình nghe.

    Còn đây là kết quả của xung kích nhận được V0

    Chú ý: mạch này, mình kích ở cả 2 bán kì, cậu ghép với mạch phân phối xung ở hình bên dươi để đưa về 2 cặp SCR đối nhau nghe.
    Last edited by nguyenhuutan; 15-04-2008, 14:16.

    Leave a comment:


  • truongnhan
    replied
    encoder

    mấy bác giúp mình cách kết nối phần cứng và chương trình điều khiển encoder nha! mình ko biết viết như thế nào cả

    Leave a comment:


  • zorophh
    replied
    Mọi người đi đâu hết cả rùi .Đến lúc mình cần giúp đỡ thì mọi người lại chán đề tài này rồi à
    có ai bit dùng vi điều khiển để kích thyristor thì gôm những j kô.Mình chỉ làm cho cầu 1 pha thôi ,mong mọi người giúp đỡ

    Leave a comment:


  • hhoang
    replied
    tôi dã thử làm rồi 1 pha thì được chứ làm cho cả 3 pha thì khó lắm

    Leave a comment:


  • nkcantho
    replied
    Cám ơn bác đã chỉ giáo. Em rất muốn biết cái máy mà bác nói nhưng em ở cần thơ bác à. Chắc em ngồi dưới đáy giếng sâu quá nên không thấy trời cao. Quả là hiểu biết của em chỉ bằng một phần tỉ của hạt cát trên sa mạc tri thức. Bác có thể nói thêm về nạp hóa thành và chu kỳ là gì không? lần đầu em nghe nói về nó.

    Leave a comment:


  • VNarmy
    replied
    Nguyên văn bởi nkcantho Xem bài viết
    Mình nói cái này ra, các bạn đừng chửi mình nhé!
    Dùng MCU để điều khiển góc mở của SCR hoặc Triac là một ý tưởng rất thú vị. tôi cũng đã có suy nghĩ này nhưng tôi đã không làm bởi các lý do sau:
    Về lý thuyết, thuật toán tính toán chúng ta có thể dùng MCU để giải quyết vấn đề. Khi dùng cầu chỉnh lưu 3 pha thì vấn đề rất phức tạp. mà càng phức tạp thì càng dễ nướng thiết bị nên không an toàn.
    Trong thực tế, tôi thấy rất nhiều máy sạc cần có độ ổn định điện áp DC ra thì người ta không dùng MCU để điều khiển điện áp ra mà dùng mạch số + mạch analog. MCU chỉ làm nhiệm vụ giám sát cái máy và giao tiếp với con người và thiết bị khác.
    Tuy nhiên, nếu các bạn nghiên cứu vấn đề này thành công thì cái lợi rất lớn. có điều kiện tôi có thể đặt hàng.
    Dĩ nhiên nếu chỉ nạp với chu trình đơn giản bạn có thể dùng mạch số kết hợp analog. Tuy nhiên với chu trình nạp phóng phức tạp của các may nạp hóa thành hay chu kỳ thì sao. Khi đó mới cần đến Vi điều khiển.

    Nếu bạn ở HN và có nhu cầu có thể ghé qua chỗ tôi để xem một thiết bị nạp hóa thành cho các nhà máy sản xuất ắc quy.

    Leave a comment:


  • nkcantho
    replied
    Mình nói cái này ra, các bạn đừng chửi mình nhé!
    Dùng MCU để điều khiển góc mở của SCR hoặc Triac là một ý tưởng rất thú vị. tôi cũng đã có suy nghĩ này nhưng tôi đã không làm bởi các lý do sau:
    Về lý thuyết, thuật toán tính toán chúng ta có thể dùng MCU để giải quyết vấn đề. Khi dùng cầu chỉnh lưu 3 pha thì vấn đề rất phức tạp. mà càng phức tạp thì càng dễ nướng thiết bị nên không an toàn.
    Trong thực tế, tôi thấy rất nhiều máy sạc cần có độ ổn định điện áp DC ra thì người ta không dùng MCU để điều khiển điện áp ra mà dùng mạch số + mạch analog. MCU chỉ làm nhiệm vụ giám sát cái máy và giao tiếp với con người và thiết bị khác.
    Tuy nhiên, nếu các bạn nghiên cứu vấn đề này thành công thì cái lợi rất lớn. có điều kiện tôi có thể đặt hàng.

    Leave a comment:


  • nhanvh
    replied
    Nạp acquy 12V-300Ah thì ko cần phải dùng chỉnh lưu 3 pha vì tốn kém và điều khiển phức tạp. Dòng nạp cho acquy này cho phép tối đa là 30A nhưng nên nạp dòng 20A vì vậy chỉ cần dùng chỉnh lưu 1 pha 2 nửa chu kỳ là đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mà lại kinh tế. Muốn tự động dừng nạp khi acquy đã no chỉ cần dùng mạch so sánh để ngắt nguồn nạp là được. Muồn điều chình dòng điện nạp thì dùng mạch điều khiển thyristor dạng tương tự cho đơn giản đỡ tốn kém (dùng TCA 780) hoặc dùng chuyển mạch điều chỉnh điện áp xoay chiều trước nắn.
    Một vấn đề ko yêu cầu cao về chất lượng điện áp thì không cần làm mạch phức tạp như ý tưởng của em.
    Chúc em thành công!

    Leave a comment:


  • cuongthinh
    replied
    Em nghe nói khối điều khiển dùng 8051 cần có một bộ chốt, một bộ khuyếch đại xung, một bộ cách ly quang trước khi đưa vào Mosfet nhưng không biết cụ thể phải làm thé nào. Lam thế nào để đồng pha, nhận biết thời điểm phát xung a?

    Leave a comment:


  • cuongthinh
    replied
    Các anh ơi em đang dịnh làm một mạch hoàn chỉnh dùng vi điều khiển để điều khiển bộ mạch nạp ácquy (3 giai đoạn Bulk, trick và float), với ácquy la 300Ah 12v acquy axit. sau một hồi tính toàn em quyết định dùng sơ đồ chỉnh lưu tia 3 pha 220/380V có điều khiển. Vậy giờ êm càn làm phần điều khiển phat xung cho bộ mạch này thì cần làm những gì ạ? có anh nào có thể vẽ cho em hay nói cụ thể mạch điều khiển của em càn có những khối nào, linh kiện dùng là gì không a? em định dùng con 8051 dể lap. trình và mắch mạch liệu có được không hả các anh? Cảm ơn các anh, mong các anh sớm hồi âm.

    Leave a comment:


  • vinamil
    replied
    Nguyên văn bởi tranvanthuon Xem bài viết
    mấy cái bóng 220v,e cho no chop tắt nhưng chỉ 1 tháng là rụi relay.
    nay em muốn thay bằng điều khiển moc va triac. em chỉ cần mấy cái bóng đèn đó nó chớp tắt cao lắm là 4hz thôi.Mong các cao thủ giúp đở!!!
    Bác dùng SSR đi, vừa rẻ, vừa bền, vừa dễ lắp

    Leave a comment:


  • tranvanthuon
    replied
    mấy cái bóng 220v,e cho no chop tắt nhưng chỉ 1 tháng là rụi relay.
    nay em muốn thay bằng điều khiển moc va triac. em chỉ cần mấy cái bóng đèn đó nó chớp tắt cao lắm là 4hz thôi.Mong các cao thủ giúp đở!!!

    Leave a comment:


  • tranvanthuon
    replied
    các bác chỉ em với:
    trước kia em dùng Pic điều khiển để kick rờ le nối dến=

    Leave a comment:


  • vinamil
    replied
    Optotriac với solid state relay (SSR) có khác nhau k0 các bác nhỉ?
    Theo tôi thì SSR chính là optotriac chứ còn gì?
    Nếu đầu ra một pha, các bác dùng SSR thì vừa tiện, vừa rẻ. Dễ dàng mua được một SSR của Tàu (mới) hoặc đồ cũ xịn với giá vài chục nghìn, dòng vài chục A - đủ dùng cho hầu hết ứng dụng 1pha AC, kể cả lò nhiệt.

    Leave a comment:


  • phongcndc
    replied
    trước đây tui dùng rùi.Xài Triac, VD vài trục W thì dùng MAC97a, 2-300W thì BT137...OK luôn

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

trung1227 Tìm hiểu thêm về trung1227

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X