Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ứng dụng vi điều khiểntrong điên tử công suất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • PPIICC
    replied
    Nếu mạch dò fa các hạ làm như vậy thì cũng tốn kha khá OPAM(2 chú), đây là chiêu thức bọn Ngoại Bang(bộ đk nhiệt) hay sử dụng để dò fa. Nhưng các hạ cũng chú ý đến vấn đề nhiễu, nếu các hạ làm theo thủ pháp đó sẽ sinh ra 1 búi xung tại pha gần ko hà, và như vậy các hạn sẽ bi TẨU HỎA NHẬP MA ngay. Chắc lúc đó các hạ phải vận công để dùng phần mềm khắc chế vấn đề này rùi.
    Tại hạ làm theo thiết kế trên với 1 đao pháp tưởng chừng như ko ko tinh diệu như các hạ nhưng các hạ quan sát kỹ lại xem:
    +Các hạ ko thể đk mở Thys tại pha sát 0, vì như thế thì thys ko thông. Khác nào múa kiếm nơi ko trung.
    +Cách của tại hạ tạo một sai số hệ thống, sai số này biết trước, nói cách khác là Timer=Offset+Timer(Công suất). Offset hoàn toàn tính được, nên ko mất tý nội lực nào.
    +Hơn nữa sai số hệ thống sẽ bị triệt nhờ chiêu thức I trong PID đại pháp hóa giải.
    +Bởi vậy, tại hạ chỉ cần dùng 2 con diot shotky+ vài con R,C+1 trans là OK.

    Về giải pháp dập xung, các hạ ko phải băn khoăn, các hạ dùng phần mềm trong ngắt timer kích xung luôn. Thời gian các hạ nạp timer 16bit, xóa cờ(tuy loại MCU)... cũng đủ thời gian thông thys.

    Phần xử lý thời gian công việc phụ như bàn phím, hiển thị ... thì đại hiệp Binhanh đã chỉ giáo ở trên rồi. Nói chung ko để thời gian chết ở đâu cả. Về lập trình có lẽ phải nhiều thời gian bàn về vấn đề này.

    Các hạ sẽ mail cho các hạ sau.

    Leave a comment:


  • trungkt
    replied
    Chào bác blackmoon , nếu bác đã dùng VĐK để điều chỉnh Thyristor cho mạch 3 pha rồi thì bác post lên cho anh em học hỏi chút . Quả thật ngày xưa tui làm bằng con 89 nên chạy không tốt ( mạch 1 pha thì tui thấy dễ làm hơn nhiều !!! ), bây giờ có nhiều loại VĐK hay hơn , nhưng tui cũng chưa có điều kiện làm lại , mong được học tập các bác !

    Leave a comment:


  • blackmoon
    replied
    Mong được thụ giáo

    Chào PPIICC, theo tại hạ thấy thì hình như cái mạch zero cross detector của các hạ nếu làm vậy thì có vẻ không chính xác lắm. Tại hạ làm mạch này thì chẳng nắn gì cả, tương luôn vào Opamp, rồi vào Comparator, rồi xộc thẳng ngắt ngoài vi điều khiển luôn.

    Ngoài ra còn một số điều nữa tại hạ muốn đưa ra để đại hiệp góp ý. Thứ nhất là vấn đề kích xung, dập xung. Cái này thì tại hạ thấy có thể làm theo nhiều cách. Ví dụ dùng monostable bên ngoài, như vậy thì khi kích chỉ cần tạo xung có độ rộng một micro giây, xong rồi bỏ mặc đó, tự nó sẽ duy trì, rồi cũng tự tắt luôn. Đó là một cách đơn giản, tại hạ còn một số cách nữa cơ.
    Tiếp đến là chiêu căn bản như đọc bàn phím, hiển thị, truyền thông... Tại hạ thấy mấy chiêu này về thực chất đều tốn nhiều thời gian chết vô ích (trễ hiển thị, trễ chống rung chẳng hạn) trong khi thao tác để giao tiếp với chúng thì chỉ tốn vài chục lệnh (với vi điều khiển tốc độ cao thì chỉ cần chục micro giây là xong). Vì thế chúng ta có thể dùng thuật toán xử lý khéo một tý là xong (tại hạ vẫn làm thế mà!). Hơn nữa thì ta cũng có thể thiết kế phần cứng khéo một tý, chấp nhận nhiều thêm vài con IC là giảm tải rất nhiều cho phần mềm.
    Phần xử lý chính thì chắc tại hạ phải học hỏi các hạ nhiều. Tuy nhiên tại hạ cũng nghĩ là dấu phẩy tĩnh hay động không phải là nhân tố chính ở đây. Nếu thuật toán cũng lại "khéo" một chút, cộng thêm với tổ chức dữ liệu hợp lý thì dùng số nguyên tại hạ nghĩ cũng ổn. Lúc này tại hạ cũng chỉ cần chất lượng đến 1% thôi, không dám tham lam đâu.
    Các hạ cho tại hạ xin cái email, hay cái gì đó để liên hệ (gửi vào hòm thư của tại hạ ấy). Tại hạ mong sẽ được cắp sách đến thụ giáo về mấy chiêu điều khiển số.
    Bảo trọng.

    Leave a comment:


  • PPIICC
    replied
    Tui vẫn chờ xem bác có phương án khả thi gì ko? chứ đk 3 pha thì khó đó. 1/6 chu kỳ hình sin ngắn ngủi so với một biểu thức kiểu dấu phẩy động, nhân chia, một loạt các công việc khác, chưa kịp tính toán động cơ của bác đã bắt điêu khiển rồi, chưa kịp điều khiển thì đòi dò pha...
    Với giác quan thứ 12 của tui, thì độ chính xác của hệ thống đk của bác đạt được ko hơn 1/100.

    Leave a comment:


  • PPIICC
    replied
    Về mạch điều khiển kiểu răng cưa tui ko có làm, nhưng nguyên lý chắc ai cũng biết rồi nên tôi cũng ngại bịa ra

    Tui chỉ xây dựng trên timer như kiểu bác nói thôi, rồi rút ra là ko ổn lắm, một fa làm đã lòi cả mắt rồi . 3 pha chắc mệt hơn nữa đây.
    Mạch dò fa không tui dùng mạch nắn rồi khuếch đại, lối ra khuếch đại cho vào 1 chân ngắt của vđk, dùng chân ngắt có trigger smith để tăng độ tin cậy.
    Cứ cho là bác dùng AVR đi nữa, nếu bác gặp kiểu 3 pha như thế em e cũng khó mà thành công.
    +Một chu kỳ phải xuất ra 6 xung bật, 6 xung tắt. Nguy nhất là thời điểm ngắt dò pha xuất hiện, thì thời điểm ngắt đóng xung 1 pha xuất hiện? sao nhỉ?? hi hi...phải chờ cho việc xử lý ngắt dò pha hoàn tất, riêng việc nhảy ra nhảy vào ngắt đã đủ chết chứ chưa nói tới 1 đám mã lệnh trong ngắt.
    +Phải lấy mẫu ADC.
    +Tính toán cái biểu thức PID trời đánh??? phép nhân AVR thông dụng đâu có support đâu? tốn nhiều thời gian lắm đó.
    +Phải hiển thị
    +Phải bàn phím
    +Truyền thông
    +Mã lệnh chế độ bảo vệ
    +Menu cho hệ thống.
    +Các điều kiện biên nữa chứ, nghĩa là bác phải trừ hao đi ít nhất 5-10% công suất(do ko dò fa không 1 cách chính xác, hơn nữa để tăng độ tin cậy cho điều khiển), nên càng thu hẹp thời gian xử lý, và tăng thêm phép xử lý.
    Cấp chính xác của hệ thống của bác đạt bao nhiêu đây?
    Tui post lên mấy cái mạch cơ bản, giống của bạn CHIBANG nhưng ko tải cảm nên đơn giản hơn, mấy mạch tui làm cũng từ cái này mà ra cả, chẳng có gì đâu.
    Attached Files

    Leave a comment:


  • blackmoon
    replied
    Điều khiển thyristor

    Nguyên văn bởi PPIICC
    Về 3 phase.

    Việc tính toán công suất là do yêu cầu thuật toán. Cái đó dù có phương pháp nào cũng phải làm cả.
    Tui ko đồng ý với bác Kiên nghe ko sure lắm đâu:
    Goi chu kỳ điều khiển là T, nghĩa là sau T giây, công suất sẽ được tính lại và thay đổi. Ví dụ điều khiển nhiệt, khí nén... thì quán tính chậm nên T khá lớn. T>>2*50Hz, bởi lẽ nếu đk khống chế nhiệt(quán tính lớn, biến đổi chậm), thì T=0.1 giây chẳng hạn(sau o.1s nhiệt độ thay đổi rất nhỏ).

    Nếu dùng kiểu DAC thì giải quyết công việc cực dễ dàng, sau T giây, thì tính toán lại công suất, đẩy ra DAC. Chấm hết. Phần dò pha... tạo xung răng cưa, mạch so sánh thì do phần cứng làm.

    Nếu dùng kiểu timer thì vât vả:cứ chu kỳ 50Hz là 20ms, một công việc đồ sộ:
    1-Dò 6 pha k*PI
    2-Đẩy ra 6 loạt tín hiệu đk mở 3 pha, dùng các timer
    3-Một 6 loạt xung để tắt tín hiêu đk 3 pha.
    Ngoài ra: sau T giây lại phải làm thêm công việc như phần DAC răng cưa.

    Nếu điều khiển xung pha theo thời gian sẽ cực vất vả cho phầm mềm. Vì để tạo timer chính xác, tới mức cấp chính xác 1/1000 là rất khó. Cực khó.
    Bởi số ngắt sẽ rất nhiều: mà vào ngắt, ra ngắt, nạp timer, dò pha, cắt pha....một loạt xung như vậy tui nghĩ là rất khó. Cao thủ trong firmwave mới giải quyết được nếu dùng mấy con 89...he he...mà nó còn giải quyết 1 đống việc như:
    +ADC
    +Hien thị
    +Truyền thông
    +Tính toán
    +Chuẩn hóa
    +Bắt phím....
    +...
    chào bác, tôi đâu có nói là dùng mấy con 89. Đúng là với đối tượng có quán tính lớn, bác có thể an nhàn với chu kỳ điều khiển khá lớn nhưng trong công nghiệp đâu chỉ có mấy cái lò? còn có động cơ nữa cơ mà. Với động cơ thì chắc chắn là bác phải tính toán xử lý với chu kỳ điều khiển chỉ bằng một chu kỳ điện, nếu không muốn nói là chỉ bằng 1/6 chu kỳ điện. Trừ phi bác làm mạch xử lý thuật toán bằng analog bên ngoài, còn không thì bác phải làm tất cả các thao tác tính toán trong vi điều khiển hết. Nghĩa là trong trường hợp đối tượng là động cơ, chắc chắn một điều rằng bác phải xử lý rất nhanh, dù có dùng DAC hay không. Điều khiển xung theo thời gian giờ đây không còn vất vả nữa vì các loại vi điều khiển chuyên dụng có rất nhiều các kênh phát dạng sóng lấy timer làm time base. Việc phát xung nhờ thế mà không còn là mối quan tâm của CPU, CPU hoàn toàn rảnh rỗi để thực hiện xử lý tính toán và các giao tiếp khác. Hơn nữa tôi thấy dùng vi điều khiển còn đo được tần số lưới, dò được thứ tự pha. Mấy vụ này chắc mạch analog khó làm.
    Mà bác có một mấy cái mạch làm các việc nhận tín hiệu điều khiển dạng áp đưa vào và đưa ra tín hiệu kích thyristor hoàn chỉnh không? nếu có thì post cho tôi xem phát.

    Leave a comment:


  • trung1227
    replied
    Cảm ơn các cao thủ đã chỉ dạy
    về phần mình em cung tiếp thu ý kiến của các bác và tiếp tục nghiên cứu thêm
    em sẽ sớm đưa mạch của em lên để các bác cho ý kiến

    Leave a comment:


  • PPIICC
    replied
    Nguyên văn bởi blackmoon
    Thứ nhất, nếu bác dùng DAC thì bác dùng cái gì để điều khiển DAC nếu không phải là vi điều khiển? Vi điều khiển tất nhiên phải tính toán trước khi đưa ra tín hiệu điều khiển DAC, đầu ra DAC mới là điện áp Uđk sau đó sẽ so sánh với điện áp U răng cưa để tạo ra thời điểm kích mở Thyristor. Như vậy là khi dùng DAC thì bác vẫn phải mất thời gian tính toán trong vi điều khiển, vẫn phải tính đến thời gian thực. Sẽ chỉ khác biệt khi mà bác không dùng DAC, tức là hoàn toàn analog, tạo ra Uđk và U răng cưa đều bằng analog.
    Về 3 phase.

    Việc tính toán công suất là do yêu cầu thuật toán. Cái đó dù có phương pháp nào cũng phải làm cả.
    Tui ko đồng ý với bác Kiên nghe ko sure lắm đâu:
    Goi chu kỳ điều khiển là T, nghĩa là sau T giây, công suất sẽ được tính lại và thay đổi. Ví dụ điều khiển nhiệt, khí nén... thì quán tính chậm nên T khá lớn. T>>2*50Hz, bởi lẽ nếu đk khống chế nhiệt(quán tính lớn, biến đổi chậm), thì T=0.1 giây chẳng hạn(sau o.1s nhiệt độ thay đổi rất nhỏ).

    Nếu dùng kiểu DAC thì giải quyết công việc cực dễ dàng, sau T giây, thì tính toán lại công suất, đẩy ra DAC. Chấm hết. Phần dò pha... tạo xung răng cưa, mạch so sánh thì do phần cứng làm.

    Nếu dùng kiểu timer thì vât vả:cứ chu kỳ 50Hz là 20ms, một công việc đồ sộ:
    1-Dò 6 pha k*PI
    2-Đẩy ra 6 loạt tín hiệu đk mở 3 pha, dùng các timer
    3-Một 6 loạt xung để tắt tín hiêu đk 3 pha.
    Ngoài ra: sau T giây lại phải làm thêm công việc như phần DAC răng cưa.

    Nếu điều khiển xung pha theo thời gian sẽ cực vất vả cho phầm mềm. Vì để tạo timer chính xác, tới mức cấp chính xác 1/1000 là rất khó. Cực khó.
    Bởi số ngắt sẽ rất nhiều: mà vào ngắt, ra ngắt, nạp timer, dò pha, cắt pha....một loạt xung như vậy tui nghĩ là rất khó. Cao thủ trong firmwave mới giải quyết được nếu dùng mấy con 89...he he...mà nó còn giải quyết 1 đống việc như:
    +ADC
    +Hien thị
    +Truyền thông
    +Tính toán
    +Chuẩn hóa
    +Bắt phím....
    +...

    Leave a comment:


  • blackmoon
    replied
    Kích triac bằng MOC

    Rs và Cs là thành phần của mạch snubber, có tác dụng bảo vệ quá áp cho triac, đồng thời cũng giúp giải phóng điện tích trong lớp tiếp giáp, làm cho quá trình đóng cắt triac thuận lợi hơn.

    R1 là điện trở hạn dòng vốn có trong mạch kích triac dùng MOC30xx.

    Khi tải là thuần trở thì R2 và C1 là không cần thiết.

    Khi tải có tính cảm, ví dụ thường là động cơ, thì cần có R2 và C1 nhằm giảm thiểu độ biến động điện áp quá lớn (dv/dt) khi cắt tải khỏi lưới. MOC30xx chỉ có thể chịu được tốc độ biến thiên điện áp tối đa khoảng hơn một chục Volt/micro giây. Nếu quá ngưỡng đó thì sẽ không ổn. Khi tải là thuần trở, sự biến thiên của điện áp chỉ đơn thuần là sự thay đổi hình sin của điện áp lưới với tần số 50/60Hz, dv/dt trong trường hợp này là nhỏ, không cần R2 và C1 là vì thế. Khi tải có tính cảm, sự biến thiên điện áp đặc biệt lớn khi cắt tải khỏi lưới, dv/dt vì thế có thể rất lớn, phải dùng mạch lọc R2C1 để hạn chế, đảm bảo trong dải cho phép của linh kiện.

    Lưu ý trong các trường hợp tải cảm nhưng dùng các triac có dòng kích nhạy khác nhau. Người ta phân ra làm hai loại triac khi dùng MOC để kích. Loại thứ nhất là loại Sensitive Gate Triac (dòng kích mở chỉ cần dưới 15mA) và loại thứ hai là loại Non-Sensitive Gate Triac (dòng kích mở cần từ 15 đến 50mA). Với mỗi loại, để đảm bảo đủ dòng kích thì người ta thay đổi giá trị điện trở R2, tuy nhiên cũng phải thay đổi giá trị C2 để giữ nguyên hằng số thời gian T = RC, đảm bảo chức năng kiểm soát dv/dt. Hằng số thời gian T được khuyến cáo là = 0.00024.

    Nói chung dùng MOC chỉ hiệu quả với các ứng dụng công suất nhỏ.

    Leave a comment:


  • CHIBANG
    replied
    Mong các cao thủ giải thích về các thông số R,C trên mạch, mắc kiểu này khó hiểu wá

    Leave a comment:


  • CHIBANG
    replied
    Các mạch công suất triac có cách ly bằng MOC30xx
    Attached Files

    Leave a comment:


  • CHIBANG
    replied
    Tui post lên các sơ đồ đk triac thông dụng.

    Giản đồ xung về đk xén phase và dò pha
    Attached Files

    Leave a comment:


  • blackmoon
    replied
    Không lý thuyết suông một chút nào

    Nguyên văn bởi trungkt
    Đúng là hoàn có thể dùng VĐK để tự phát xung kích mở Thyristor, nhưng đó chỉ là trên lý thuyết. Thực tế tôi đã dùng phương pháp này để điều chỉnh điện áp 3 pha và không thể thực hiện được. Nguyên nhân là VĐK thông dụng hiện nay rất khó tính toán thời gian thực để đảm bảo ngay lập tức phát tín hiệu mở Thyristor ( vì chúng còn làm nhiều việc khác nữa , chẳng hạn như quét LED, truyển thông, quét bàn phím,...) . Bạn nên nhớ rằng , nếu chỉ mở sai một chút về góc pha thôi thì hệ thống của bạn sẽ có vấn để !!!
    Có chăng dùng DSP mới có thể thực hiện được việc dịch pha đảm bảo chất lượng .
    Không hề lý thuyết suông một chút nào!

    Thứ nhất, nếu bác dùng DAC thì bác dùng cái gì để điều khiển DAC nếu không phải là vi điều khiển? Vi điều khiển tất nhiên phải tính toán trước khi đưa ra tín hiệu điều khiển DAC, đầu ra DAC mới là điện áp Uđk sau đó sẽ so sánh với điện áp U răng cưa để tạo ra thời điểm kích mở Thyristor. Như vậy là khi dùng DAC thì bác vẫn phải mất thời gian tính toán trong vi điều khiển, vẫn phải tính đến thời gian thực. Sẽ chỉ khác biệt khi mà bác không dùng DAC, tức là hoàn toàn analog, tạo ra Uđk và U răng cưa đều bằng analog.

    Thứ hai, nói về tính thời gian thực. Nghe bác nói thì trước đây bác đã dùng vi điều khiển để điều chỉnh điện áp ba pha, sử dụng Thyristor, tức là làm bộ điều áp ba pha. Điện áp xoay chiều đầu vào sẽ được cắt pha bằng Thyristor trước khi đưa ra tải. Điện áp xoay chiều trong công nghiệp ở nước ta thường là 380V/50Hz. Tức là một chu kỳ điện kéo dài 20ms. Các vi điều khiển 8 bit hiện nay đều có các timer với độ phân giải 16bit, xung nhịp clock thì có thể chọn được đôi khi có tần số lớn hơn 1MHz. Chỉ lấy tần số clock = 1MHz làm ví dụ, tức là độ phân giải của timer là 1micro giây. Do đó nếu dùng timer làm timebase để tính toán thời điểm kích mở tầng công suất thì sai số có thể chỉ là vài, thậm chí là vài chục micro giây, tôi nghĩ là không ảnh hưởng lắm so với chu kỳ lưới là 20ms. Đó là nói với trường hợp ta chỉ tính toán 1 lần trong một chu kỳ, sau đó dùng thuật toán dịch pha cho các xung điều khiển trong chu kỳ đó.

    Các bộ điều khiển có chất lượng cao có số lần tính toán nhiều hơn nhằm tăng khả năng đáp ứng với đại lượng dòng điện, thường là 6 lần một chu kỳ (đó là do mối tương quan giữa ba pha về mặt pha, hay mặt thời gian). Một chu kỳ coi là 360 độ điện, nếu vẽ biểu đồ thời gian của 3 pha ra thì ta sẽ thấy các pha có sự thay đổi tương quan với nhau trong mỗi 60 độ điện. Nếu bác muốn thiết kế bộ điều khiển theo cách này thì tôi nghĩ cũng hoàn toàn thực hiện được bằng vi điều khiển thông dụng. Chúng ta có khoảng thời gian = 1/6 chu kỳ điện (= 3.3ms với tần số lưới 50Hz), đủ để làm các thao tác tính toán xử lý góc pha, ngoài ra các nhiệm vụ khác thì đâu cần phải gấp gáp như thế, bác chỉ cần chia module ra (như bác BinhAnh nói) cho khéo một chút, rồi thực hiện lần lượt. Với các vi điều khiển hiện nay có tốc độ xử lý vài, thậm chí vài chục triệu lệnh trong một giây thì việc đó cũng không đến nỗi không làm được. Tôi đã làm một ứng dụng y hệt của bác bằng AVR, chạy với tốc độ 8MHz và kết quả cũng không đến nỗi nào.
    Tôi biết một số bộ điều khiển công suất của Tây cũng dùng những vi điều khiển không có gì là đặc sắc mà vẫn chạy tốt, ổn định.

    Tất nhiên là dùng DSP, nhất là các DSP chuyên dụng hoặc kết hợp "bộ đôi đương đại" DSP và FPGA, thì chất lượng sẽ được nâng cao rất nhiều, sẽ có nhiều tính năng được thêm vào nhờ ưu thế xử lý tính toán nhanh. Tuy nhiên các bộ điều khiển này áp dụng vào các bài toán công nghệ tại Vietnam thì thường gây ra thừa thãi, lãng phí vì chúng ta thường chỉ dùng vài chục phần trăm tính năng của nó là cùng, chủ yếu là các tính năng cơ bản. Vì thế chúng ta trước mắt chỉ cần chế tạo các bộ điều khiển đủ dùng trong nước thôi, cốt là chạy ổn định, giá thành rẻ hơn nhiều so với hàng nhập là đã tiết kiệm được rất rất nhiều tiền của.

    Leave a comment:


  • BinhAnh
    replied
    Nguyên văn bởi trungkt
    Đúng là hoàn có thể dùng VĐK để tự phát xung kích mở Thyristor, nhưng đó chỉ là trên lý thuyết. Thực tế tôi đã dùng phương pháp này để điều chỉnh điện áp 3 pha và không thể thực hiện được. Nguyên nhân là VĐK thông dụng hiện nay rất khó tính toán thời gian thực để đảm bảo ngay lập tức phát tín hiệu mở Thyristor ( vì chúng còn làm nhiều việc khác nữa , chẳng hạn như quét LED, truyển thông, quét bàn phím,...) . Bạn nên nhớ rằng , nếu chỉ mở sai một chút về góc pha thôi thì hệ thống của bạn sẽ có vấn để !!!
    Có chăng dùng DSP mới có thể thực hiện được việc dịch pha đảm bảo chất lượng .
    Về 1 pha, tui đã giải quyết bài toán này 1 cách ôn định. Dùng 1 timer để điều khiển công suất. Cái mạch cơ bản về csuất đó, nếu tìm lại được tui sẽ post lên, chẳng hiểu nó lộn mất đâu nữa.

    Mạch 3 pha thì công việc sẽ khó hơn nhiều, nếu dùng DAC kiểu PWM(qua mạch lọc tốt) của VĐK thì công việc sẽ nhàn hạ. VĐK ko cần mất thời gian vào việc thời gian đóng mở, nhưng phần cứng sẽ phức tạp hơn nhiều.

    Nếu có DSP thì hoàn toàn nó đủ năng lực. Nhưng còn vi dieu khiển? tại sao lại ko? Nếu dùng PSoC thì hoàn toàn có thể, bởi nó có các module hoạt động độc lập ,có thể tận dụng khả năng xử lý song song các module này trong việc tạo các xung điều khiển.

    Còn về PIC hay AVR? những loại thông dụng ở VN
    -Về phần detect pha, bác detect cả 3 hay chỉ 1 rồi suy ra 2 cái con lại.
    -Chọn lọai tốc độ: 18F hay ATMEGA tốc độ khá cao.
    -Yêu cầu độ sai số của quá trình điều khiển.
    -PID sẽ bù khử được sai số hệ thống khi điều khiển.
    -Vấn đề lập trình:
    +Nên cài đặt ít ngắt, chỉ cho những ngắt cốt yếu.
    +Chương trình chủ yếu tập trung ở main, giảm mức có thể ở ngắt. Ngắt chỉ để duy trì phần detect pha+ thời gian đk công suất. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc phần mềm sẽ phức tạp lên.Nên thiết kế kiểu module để tránh TẨU HỎA NHẬP MA.

    Leave a comment:


  • trungkt
    replied
    Đúng là hoàn có thể dùng VĐK để tự phát xung kích mở Thyristor, nhưng đó chỉ là trên lý thuyết. Thực tế tôi đã dùng phương pháp này để điều chỉnh điện áp 3 pha và không thể thực hiện được. Nguyên nhân là VĐK thông dụng hiện nay rất khó tính toán thời gian thực để đảm bảo ngay lập tức phát tín hiệu mở Thyristor ( vì chúng còn làm nhiều việc khác nữa , chẳng hạn như quét LED, truyển thông, quét bàn phím,...) . Bạn nên nhớ rằng , nếu chỉ mở sai một chút về góc pha thôi thì hệ thống của bạn sẽ có vấn để !!!
    Có chăng dùng DSP mới có thể thực hiện được việc dịch pha đảm bảo chất lượng .

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

trung1227 Tìm hiểu thêm về trung1227

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X