Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin các tiền bối góp ý và chỉ bảo cho cái mạch cầu H dùng trong UPS sin vuông

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin các tiền bối góp ý và chỉ bảo cho cái mạch cầu H dùng trong UPS sin vuông

    Hiện mình đang tự ngâm cứu và chế tạo chơi 1 cái UPS theo các tài liệu trên điễn đàn . Tình hình là gần xong mọi thứ nhưng bị chết kiến thức phút chót
    Click image for larger version

Name:	a1.jpg
Views:	1
Size:	85.1 KB
ID:	1415808
    Click image for larger version

Name:	a2.jpg
Views:	1
Size:	85.5 KB
ID:	1415809
    Mình đã ok phần DC 24V qua biến áp xung kích bởi SG3525 cùng fet irf064 và kết quả được 320V DC xung đầu ra mỹ mãn, bước tiếp theo mình mod cái 320V DC đó thành sin vuông 50 HZ bằng vi điều khiển cùng dàn fet irf460, opto... thì thất bại (đến nay thì mình đốt hơn 20 con fet 460 rồi). mình biết là tại 2 con fet tần trên nhưng ko đủ kiến thức khắc phục.

    Ở cái hình thứ nhất mà mình up thì đơn giản theo kiến thức mình hiểu thì muốn kích kéo được 300v từ cực drain to source của fet460 thì ta phải cấp điện áp tại cực gate đúng = điện áp mà ta mong muốn có tại cực S tức là hơn 300V. mình dựa vào lý thuyết là thế chứ hồi trước chưa bao giờ mình cấp hơn 12v vào G của fet cả (ghét chơi với thứ trên 24V), và mình cũng chỉ quen với loại cầu H 2 loại fet kết hợp thôi, kiểu độc 1 loại thế này thì lần đầu. Khi thử ko tải thì ok đúng là mình có tầm 270V tại đầu ra nhưng có mùi khét, thôi kệ cằm tải đèn 40w vô thử thì bụp có khói bốc lên, 2fet trên cao ra đi, 2fet thấp theo nốt. kiểm tra kĩ + thử thêm 2 lần nữa + cầu chì bảo hộ = có 4 fet trên cao ra đi ( 2 lần) + 4 fet thấp được cứu trong tình trạng nóng phỏng.

    Dẹp cái sơ đồ đầu mình lên điễn đàn này lôi cái sơ đồ hình 2 mắc theo, nhưng theo hiểu biết của mình thì nó vô lý vãi (mặc dù là sơ đồ của hàng Santalk500). Đơn thuần là họ kích cho opto dẫn 12V vào G của fet cao cho nó dẫn áp cao (cũng hơn 300V), vô lí ở chỗ họ kích 12V cho G mà đòi dẫn hơn 300V từ D sang S ??? (mong các bạn giải thích giúp mình cái này vô lý sao sao ấy vì đọc datasheet thì Vgs ko được vượt quá 12V còn ở đây họ chơi 300-12 thì một là có khói như trường hợp 1 , hai là tại S ta chỉ nhận được 12V). Thôi học hỏi là chính mình đắn đo chút rồi mắc theo y chang, kết quả KO NGOÀI DỰ TÍNH CỦA MÌNH tại cực S mình có chỉ 12V trong khi D là 298V trong trường hợp kích dẫn. Mình thấy họ có trở hồi tiếp 2K từ Chân S sang G có lẽ họ muốn đưa cao áp sang G để bù sao??? mà 12V ra bù = niềm tin àh??? nhưng bù lại cái này chạy fet lạnh tanh đỡ hao máu.

    Àh xin nói thêm trong hình 1 khi mình test nguôi tức là thay 300V thành 24V kiểm tra thì mọi thứ ok mình có 13V AC 50HZ đầu ra ổn định mới đau chớ
    Mình có vài cái UPS mạch nó mắc cầu H y chang hình 2 nhưng đúng là nó chạy ầm ầm và có tầm 150V (đã mod PWM) tại chân G của 2 fet cao mới hộc máu chớ (cái áp cao đó đâu ra thế nhỉ)
    Vì tình yêu điện - điện tử xin các tiền bối vào góp ý giúp đỡ cho kẻ thiếu kiến thức- thừa niềm tin này.

    Xin chân thành cảm ơn
    Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
    Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

  • #2
    áp kich fet Vgs max +/20 v
    Vds max tùy thuôc vào loai fet. kích 12 v để dẩn 320v qua DS chẳng sao cả

    tìm hiểu thêm nguyên lý boostrap .diode ,tu diên nó làm cho fet phía trên dẩn đấy

    mấy cái sơ đồ kích fet na ná như vầy rất dễ Bùm ví trùng dẫn,do fet xả ko hết áp tàn dư của Vgs.
    có chay đc thì cũng khá nóng,tải lớn Bùm
    không thể làm những gì bạn muốn,hãy làm những gì bạn có thể làm .Đời không như mơ

    Comment


    • #3
      Sao không dùng IR đi mà chơi mấy con Op lằng ngoằng kém chất lượng. Sơ đồ với IR có ngay trong datasheet. Ví dụ dùng 2 con IR2184.

      Comment


      • #4
        Xin cám ơn góp ý của các tiền bối, đầu tiên cám ơn bác fnatasy đã gợi ý cho mình cái boostrap đúng thật là phải dùng đến nó, tiếp đến cám ơn bác duong_atc gợi ý cho mình con ic boostrap IR2184, trước đây mình đã từng đọc qua con này nhưng vì chả có việc với nó nên mình ko chú ý (vì ít chơi với loại điện trên 24V), duong_atc có thể cho mình biết thêm còn con ic boostrap nào khác ngoài con 2184 ko để mình tham khảo.
        Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
        Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
          Xin cám ơn góp ý của các tiền bối, đầu tiên cám ơn bác fnatasy đã gợi ý cho mình cái boostrap đúng thật là phải dùng đến nó, tiếp đến cám ơn bác duong_atc gợi ý cho mình con ic boostrap IR2184, trước đây mình đã từng đọc qua con này nhưng vì chả có việc với nó nên mình ko chú ý (vì ít chơi với loại điện trên 24V), duong_atc có thể cho mình biết thêm còn con ic boostrap nào khác ngoài con 2184 ko để mình tham khảo.
          IR2184,IR2110,IR2103,IR2101....
          COn IR2184 là ngon trong bọn này rồi Dùng IR2184 thì rất ít bị trùng dẫn. Giá tầm 20-30K/ con chắc ko nhằm nhò gì với mấy con Fet chết mà an toàn, chuẩn hơn bọn Opto thường nhiều

          Comment


          • #6
            các tiền bối cho mình hỏi thêm cái vụ boostrap lẫn ic boostrap có nhất thiết cần phải có 2 fet cao và thấp cùng hoạt động ko???? mình thử cho 1 fet cao không thấy hiệu ứng gì xảy ra cả. Giả sử mình chỉ cần kích dẫn 300V cho 1 con fet duy nhất thôi thì mắc các linh kiện tụ trở ... như thế nào
            Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
            Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
              Hiện mình đang tự ngâm cứu và chế tạo chơi 1 cái UPS theo các tài liệu trên điễn đàn . Tình hình là gần xong mọi thứ nhưng bị chết kiến thức phút chót
              [ATTACH=CONFIG]59357[/ATTACH]
              [ATTACH=CONFIG]59358[/ATTACH]
              Mình đã ok phần DC 24V qua biến áp xung kích bởi SG3525 cùng fet irf064 và kết quả được 320V DC xung đầu ra mỹ mãn, bước tiếp theo mình mod cái 320V DC đó thành sin vuông 50 HZ bằng vi điều khiển cùng dàn fet irf460, opto... thì thất bại (đến nay thì mình đốt hơn 20 con fet 460 rồi). mình biết là tại 2 con fet tần trên nhưng ko đủ kiến thức khắc phục.

              Ở cái hình thứ nhất mà mình up thì đơn giản theo kiến thức mình hiểu thì muốn kích kéo được 300v từ cực drain to source của fet460 thì ta phải cấp điện áp tại cực gate đúng = điện áp mà ta mong muốn có tại cực S tức là hơn 300V. mình dựa vào lý thuyết là thế chứ hồi trước chưa bao giờ mình cấp hơn 12v vào G của fet cả (ghét chơi với thứ trên 24V), và mình cũng chỉ quen với loại cầu H 2 loại fet kết hợp thôi, kiểu độc 1 loại thế này thì lần đầu. Khi thử ko tải thì ok đúng là mình có tầm 270V tại đầu ra nhưng có mùi khét, thôi kệ cằm tải đèn 40w vô thử thì bụp có khói bốc lên, 2fet trên cao ra đi, 2fet thấp theo nốt. kiểm tra kĩ + thử thêm 2 lần nữa + cầu chì bảo hộ = có 4 fet trên cao ra đi ( 2 lần) + 4 fet thấp được cứu trong tình trạng nóng phỏng.

              Dẹp cái sơ đồ đầu mình lên điễn đàn này lôi cái sơ đồ hình 2 mắc theo, nhưng theo hiểu biết của mình thì nó vô lý vãi (mặc dù là sơ đồ của hàng Santalk500). Đơn thuần là họ kích cho opto dẫn 12V vào G của fet cao cho nó dẫn áp cao (cũng hơn 300V), vô lí ở chỗ họ kích 12V cho G mà đòi dẫn hơn 300V từ D sang S ??? (mong các bạn giải thích giúp mình cái này vô lý sao sao ấy vì đọc datasheet thì Vgs ko được vượt quá 12V còn ở đây họ chơi 300-12 thì một là có khói như trường hợp 1 , hai là tại S ta chỉ nhận được 12V). Thôi học hỏi là chính mình đắn đo chút rồi mắc theo y chang, kết quả KO NGOÀI DỰ TÍNH CỦA MÌNH tại cực S mình có chỉ 12V trong khi D là 298V trong trường hợp kích dẫn. Mình thấy họ có trở hồi tiếp 2K từ Chân S sang G có lẽ họ muốn đưa cao áp sang G để bù sao??? mà 12V ra bù = niềm tin àh??? nhưng bù lại cái này chạy fet lạnh tanh đỡ hao máu.

              Àh xin nói thêm trong hình 1 khi mình test nguôi tức là thay 300V thành 24V kiểm tra thì mọi thứ ok mình có 13V AC 50HZ đầu ra ổn định mới đau chớ
              Mình có vài cái UPS mạch nó mắc cầu H y chang hình 2 nhưng đúng là nó chạy ầm ầm và có tầm 150V (đã mod PWM) tại chân G của 2 fet cao mới hộc máu chớ (cái áp cao đó đâu ra thế nhỉ)
              Vì tình yêu điện - điện tử xin các tiền bối vào góp ý giúp đỡ cho kẻ thiếu kiến thức- thừa niềm tin này.

              Xin chân thành cảm ơn
              cầu H của TG500 trên diễn đàn này có sao bạn ko ráp theo mạch đó. cầu H dùng 2 loại fet kênh P và N ít ai dùng lắm. bây giờ dùng loại kênh N thôi, khi đó mạch có tụ bootstrap, kể cả bạn dùng IRxxx cũng phải dùng bootstrap.

              mạch này rấp là chạy ok, bạn thử xem. còn xửa lý deadtime thì tùy bạn thiết kế mạch kích

              Comment


              • #8
                cám ơn bạn likes cung cấp đúng thứ mình cần, cái sơ đồ của bạn rất rõ ràng và dễ hiểu, mà mình đọc tài liệu thấy họ bảo nên mắc thêm zener12V vào giữa cực G và S để bảo vệ G là có đúng ko thế?? vì mình biết G chỉ chịu được 20V đổ lại, mình thấy ở đây khi fet cao dẫn sẽ đổ 300V vào cực Collect của opto qua cực E và trở 100 để vào lại cực G của fet, nếu có suy hao điện áp thì lúc này cực G tệ cũng phải gánh áp tầm 280-290V, lúc này có vẻ con zener không có nghĩa lý gì cả, Như mình đã trình bày, mình có vài board ups có mắc zener 12V bảo vệ G nhưng khi chạy mình đo áp tại G là tầm 160V đã PWM có nghĩa là áp chính của nó tầm 300V rồi, vậy zener 12V ở đây làm trò gì?? nó có ghim áp đâu cơ chứ mạch này chạy tốt, rất mong các bạn chỉ giáo thêm cho mình.
                Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
                  cám ơn bạn likes cung cấp đúng thứ mình cần, cái sơ đồ của bạn rất rõ ràng và dễ hiểu, mà mình đọc tài liệu thấy họ bảo nên mắc thêm zener12V vào giữa cực G và S để bảo vệ G là có đúng ko thế?? vì mình biết G chỉ chịu được 20V đổ lại, mình thấy ở đây khi fet cao dẫn sẽ đổ 300V vào cực Collect của opto qua cực E và trở 100 để vào lại cực G của fet, nếu có suy hao điện áp thì lúc này cực G tệ cũng phải gánh áp tầm 280-290V, lúc này có vẻ con zener không có nghĩa lý gì cả, Như mình đã trình bày, mình có vài board ups có mắc zener 12V bảo vệ G nhưng khi chạy mình đo áp tại G là tầm 160V đã PWM có nghĩa là áp chính của nó tầm 300V rồi, vậy zener 12V ở đây làm trò gì?? nó có ghim áp đâu cơ chứ mạch này chạy tốt, rất mong các bạn chỉ giáo thêm cho mình.
                  bạn đo thế nào mà áp tạo G tới 290v hixx....áp tại G của fet trên và dưới chỉ 12v thôi ( nó bằng với áp kích thôi mà), nếu bạn lấy đồng hồ kim để đo nó chừng 4-6v( vì áp tại G dạng xung nên đồng hồ chỉ đo được giá trị trung bình). tình trạng bạn đo hơn 100V mình nghĩ là bạn dùng đồng hồ số,nó bị nhiểu ở tần số cao đấy.

                  bạn nhìn fet dưới xem, nó được kích qua với áp 12v quá rõ ràng đúng ko, còn fet trên thì sao?, khi fet dưới được kích thông thì tụ bootstrap được nạp với áp 12v theo hướng diode 4007 qua fet dưới về mass acquy đúng ko?, vậy opto lấy áp 12v trên tụ đó để kích fet trên vậy thôi.

                  còn vấn đề dùng diode zener để bảo vệ fet trong mạch này mình nghĩ ko cần thiết. vì nguồn acquy 12v khá ổn định và ít nhiễu, trường hợp dùng zener khi người ta kích fet bằng biến áp xung cách ly, khi đó các xung cao tần ( các gai điện áp) có thể làm hỏng fet, lúc này mới cần diode zener ( thường Dz=15-18v). tuy nhiên DZ sử dụng khi đó phải là mấy con TVS chuyên dụng để dập xung, chứ bạn gắn DZ thủy tinh thường vào đôi khi còn phản tác dụng khi PMW ở tần số cao, khi đó nó làm tăng điện dung ký sinh tại G gây trùng dẫn.

                  nếu bạn chạy xung vuông thì mạch cầu H trên lý tưởng, nó cho hiệu suất rất cao

                  Comment


                  • #10
                    Oh mình đã hiểu ra mấy thứ bạn likes nói rồi, rất cám ơn vì kiến thức bổ ích, cũng xin thông cảm vì tối mắt mũi kèm nhèm ko thấy con tụ boostrap nên tưởng lầm nó đưa cao áp chạy tải vào lại G chứ, mình gà thật. Nhân đây cho mình thỉnh giáo thêm, như likes phân tích thì rất rõ ràng và chính xác là cực G của fet cao sẽ được kích bằng 12v ko hơn và nó sẽ dẫn 300V từ cực R sang S đúng chứ, nếu đúng như vậy thì xin bạn likes dành chút ít thời gian giải thích giúp mình về những vấn đề sau:

                    1) nguyên lý dẫn 300V từ R sang S chỉ với 12V kích G của 2 fet cao, vì mình đã làm 1 số thí nghiệm như sau: mình cho 12V kích G của fet cho dẫn 24V tại R sang S để kích rơle 24V, kết quả rơle ko đá vì chỉ có đúng 12V tại S khi được kích, muốn có 24V tại S mình phải kích đúng 24V vào G mới có 24V tại S đá rơle, mình biết điều này là ngu khi kích 24V vào G, nhưng ko đủ kiến thức để giải thích cái này.
                    2) con tụ BOOSTRAP này mình nghĩ chức năng của nó phải khá đặc biệt, theo như likes phân tích mình thấy nó đơn thuần chỉ là tích 12V tạo tín hiệu kích fet thôi, thế tại sao người ta ko mắc luôn cực E của opto vào 12V acu luôn cho ổn định, mong bạn likes chỉ giáo kĩ cho mình về chức năng con tụ này.
                    3) Cái này cũng cực quan trọng và mù mờ, bạn likes có để ý kĩ là có con trở 10K mắc từ chân G sang S của fet cao ko, trong trường hợp fet dẫn sẽ có 300V thông từ R sang S đúng ko nào, khi đó thì ai cũng phải biết là 300V từ S sẽ qua con trở 10K này đến G, lúc này G sẽ có gần 300V miễn bàn cãi. thế đâu thể nào nói là cực G chỉ có 12V kích được. cũng mong nhận được chỉ giáo về cái này.
                    4) cái cuối này là cái nho nhỏ thôi, về dead time thì đó là khoảng thời gian mà mình ko kích bất cứ fet nào để chống trùng dẫn ko sai chứ, nếu đúng thế thì lúc này theo lý thuyết sách vở tại hai đầu ra tải sẽ hở hoàn toàn (Ko Vbax cũng ko GND đúng chứ),nếu vậy trong lúc deadtime mình đo Vôn 1 trong 2 đầu ra so với bất kì nguồn, tín hiệu hoặc GND nào trong mạch đều không có đúng chứ, thế nhưng mình thử nghiệm cho deadtime 60s để đo 2 đầu ra thì thấy so với GND thì đúng 0 V nhưng so với nguồn 12V thì lại ra 12V vậy là tuy ko phải GND vì ngưng dẫn nhưng nó cũng gần là GND rồi, mình có nghe thầy giảng là fet tuy cách ly tốt hơn trans nhưng cũng chỉ là cách ly điện tử nên trong trường hợp ngưng dẫn cũng ko cách ly tuyệt đối như Rơle, mình hiểu vậy đúng chứ các tiền bối.
                    Last edited by hoahauvn2; 19-01-2013, 10:21.
                    Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                    Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
                      Oh mình đã hiểu ra mấy thứ bạn likes nói rồi, rất cám ơn vì kiến thức bổ ích, cũng xin thông cảm vì tối mắt mũi kèm nhèm ko thấy con tụ boostrap nên tưởng lầm nó đưa cao áp chạy tải vào lại G chứ, mình gà thật. Nhân đây cho mình thỉnh giáo thêm, như likes phân tích thì rất rõ ràng và chính xác là cực G của fet cao sẽ được kích bằng 12v ko hơn và nó sẽ dẫn 300V từ cực R sang S đúng chứ, nếu đúng như vậy thì xin bạn likes dành chút ít thời gian giải thích giúp mình về những vấn đề sau:

                      1) nguyên lý dẫn 300V từ R sang S chỉ với 12V kích G của 2 fet cao, vì mình đã làm 1 số thí nghiệm như sau: mình cho 12V kích G của fet cho dẫn 24V tại R sang S để kích rơle 24V, kết quả rơle ko đá vì chỉ có đúng 12V tại S khi được kích, muốn có 24V tại S mình phải kích đúng 24V vào G mới có 24V tại S đá rơle, mình biết điều này là ngu khi kích 24V vào G, nhưng ko đủ kiến thức để giải thích cái này.
                      2) con tụ BOOSTRAP này mình nghĩ chức năng của nó phải khá đặc biệt, theo như likes phân tích mình thấy nó đơn thuần chỉ là tích 12V tạo tín hiệu kích fet thôi, thế tại sao người ta ko mắc luôn cực E của opto vào 12V acu luôn cho ổn định, mong bạn likes chỉ giáo kĩ cho mình về chức năng con tụ này.
                      3) Cái này cũng cực quan trọng và mù mờ, bạn likes có để ý kĩ là có con trở 10K mắc từ chân G sang S của fet cao ko, trong trường hợp fet dẫn sẽ có 300V thông từ R sang S đúng ko nào, khi đó thì ai cũng phải biết là 300V từ S sẽ qua con trở 10K này đến G, lúc này G sẽ có gần 300V miễn bàn cãi. thế đâu thể nào nói là cực G chỉ có 12V kích được. cũng mong nhận được chỉ giáo về cái này.
                      4) cái cuối này là cái nho nhỏ thôi, về dead time thì đó là khoảng thời gian mà mình ko kích bất cứ fet nào để chống trùng dẫn ko sai chứ, nếu đúng thế thì lúc này theo lý thuyết sách vở tại hai đầu ra tải sẽ hở hoàn toàn (Ko Vbax cũng ko GND đúng chứ),nếu vậy trong lúc deadtime mình đo Vôn 1 trong 2 đầu ra so với bất kì nguồn, tín hiệu hoặc GND nào trong mạch đều không có đúng chứ, thế nhưng mình thử nghiệm cho deadtime 60s để đo 2 đầu ra thì thấy so với GND thì đúng 0 V nhưng so với nguồn 12V thì lại ra 12V vậy là tuy ko phải GND vì ngưng dẫn nhưng nó cũng gần là GND rồi, mình có nghe thầy giảng là fet tuy cách ly tốt hơn trans nhưng cũng chỉ là cách ly điện tử nên trong trường hợp ngưng dẫn cũng ko cách ly tuyệt đối như Rơle, mình hiểu vậy đúng chứ các tiền bối.
                      1/ Mình không biết bạn kích fet thế nào, nhưng để mình nói rõ, để fet dẫn thì áp kích được đặt vào G và S. để trực quan bạn hãy ráp mạch đơn giản này để kích fet, mình vẽ như bạn đã nói. áp kích 12v đặt vào GS, nguồn dẫn thứ 2 là 24v sẽ kích dẫn relay. mình đảm bảo khi kích sẽ có 24v chạy qua relay. mass 12v và mass 24v đấu chung nhé.



                      2/ con tụ bootstraps này nó như một cái nguồn 12v thứ hai cách ly, nếu bạn không dùng nó thì bạn phải tốn một cái nguồn 12v nửa. bạn thấy nó đâu phải lúc nào cũng được nạp điện, nó chỉ được nạp khi fet dưới dẫn. mà trong cầu H khi fet dưới dẫn thì fet trên tắt. bây giờ nếu bạn cho C của opto nối với 12v luôn đúng ko, vậy khi opto được kích thì áp 12v qua opto vào G của fet trên nhưng nó đâu có xuống mass được để tạo thành dòng kích GS ( vì fet dưới đống rồi). nhưng nhờ tụ này mà khi được tích điện thì nó như một nguồn điện, áp sẽ từ cực dương của nó qua opto đến G và về cực âm của nó để tạo thành dòng khép kín kích fet.

                      mình nghĩ bạn còn chưa rõ ở áp kích fet. đó là fet chỉ dẫn khi có dòng khép kín chạy từ G sang S

                      3/ và chính sự nhầm lẫn này mà bạn mới thắc mắc vấn đề thứ 3, đó là áp kích tại G. khi đo áp kích tại G của con nào thì bạn phải đo áp tại G và S của con đó( que đỏ vào G, que đen vào S). đó mới là áp kích tại G. còn bạn nói áp tại G 300v đó là bạn đo G của fet trên so với mass đúng ko. khi đó nó đâu phải là áp kích tại G của fet trên.

                      4/ cái này bạn nên kiểm tra lại xem fet còn tốt không, chứ khi chưa được kích thì nội trở DS của fet rất lớn nên dòng qua nó gần như bằng 0, không có chuyện ra 12v. hoặc cũng có thể dòng rò qua nó khi áp đặt vào cao. cái này thì mình chưa kiểm chứng

                      Comment


                      • #12
                        Ahhh bây giờ thì mình đã thật sự hiểu về con mấy con fet, chân thành cảm ơn likes rất nhiều, qua đó cho thấy cách học, cách hiểu của mình lẫn cách dạy của nhà trường và nền giáo dục có vấn đề nghiêm trọng, học và dạy cái chi mà mình ngộ nhận hàng bao năm nay (may mà hậu quả chỉ vài chục con fet công suất), chung quy lại lỗi chính có lẽ là do phương pháp học của mình, không có diễn đàn điện tử này và những cao nhân như bác likes chắc mình ngu suốt đời quá, mình đọc kha khá sách điện tử công suất hầu như ko thấy nói về các vấn đề này chỉ 1 mớ lý thuyết suôn đuột. Xin vô cùng cám ơn mọi người đã giúp đỡ.
                        Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                        Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                        Comment


                        • #13
                          aaaaa mình muốn kết thúc, ai cho mình kết thúc đây, bác likes ơi mạch của bác vẽ bên trên thì chạy ok 100%, nhưng kiểu kích này chỉ là kích nối GND thuần túy như 2 fet thấp trong cầu H thôi, còn em hỏi là kiểu kích quái dị kích dẫn V+ như 2 fet cao thế này ạh.
                          Click image for larger version

Name:	lala.png
Views:	1
Size:	8.1 KB
ID:	1372888
                          cái này thử chỉ ra 12V tại cực S nên không kích rơle nổi, kiểu kích này mới giống kiểu kích 2 fet trên cao nè likes,góp ý và chỉnh sửa giúp mình với, mà sao cái này khó chịu nhỉ
                          Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                          Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
                            aaaaa mình muốn kết thúc, ai cho mình kết thúc đây, bác likes ơi mạch của bác vẽ bên trên thì chạy ok 100%, nhưng kiểu kích này chỉ là kích nối GND thuần túy như 2 fet thấp trong cầu H thôi, còn em hỏi là kiểu kích quái dị kích dẫn V+ như 2 fet cao thế này ạh.
                            [ATTACH=CONFIG]59483[/ATTACH]
                            cái này thử chỉ ra 12V tại cực S nên không kích rơle nổi, kiểu kích này mới giống kiểu kích 2 fet trên cao nè likes,góp ý và chỉnh sửa giúp mình với, mà sao cái này khó chịu nhỉ
                            bạn cứ phân tích dòng kích G của fet thì bạn sẽ thấy vấn đề thôi. áp 12v qua trở đến G và nó còn phải qua cuộn coil của relay nửa ( cuộn coil của relay cũng mấy trăm ôm) rồi nó mới xuống mass tạo thành dòng khép kín kích fet thông. chính vì dòng kích nó còn chạy qua cuộn coil nên nó không đủ áp kích fet dẫn bão hòa nên fet không thông hoàn toàn do đó áp ra thấp.

                            trong thực tế không ai kích fet thế cả, và nếu bạn thực sự cần kích relay với fet trên thì bạn phải chọn loại fet kênh P, nhưng loại fet kênh P ít ai dùng và cũng ít chỗ bán. khi dùng fet kênh P thì áp kích vào G là xung âm ( khác với fet kênh N là kích bằng xung dương.

                            và đây là sơ đồ để bạn tham khảo để hiểu nguyên lý của nó chứ trong thực tế ko ai dùng như vậy. vẫn với 2 nguồn 12v và 24v như yêu cầu của bạn.



                            chính vì thế mà để kích fet trên người ta dùng tụ bootstrap như một nguồn phụ để áp kích không phải tốn một quãng đường dài qua phụ tải ( cuộn coil relay) mới xuống mass tạo thành dòng kích GS khép kín.
                            Last edited by likes; 19-01-2013, 18:02.

                            Comment


                            • #15
                              bây giờ, bây giờ mình mới thật sự hiểu rồi, thông não rồi, bác likes phân tích mạch quả là chuẩn, mình trước giờ chỉ nhìn bằng mắt phàm tục nên ko nghĩ đến chuyện áp kích còn phải qua cuộn dây rơle,haizz thật sự mình còn kém quá, phải học hỏi nhiều đây.
                              Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                              Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              hoahauvn2 i want to make a cute girl (robot) like Arale i need knowledge so if you have a lot of idea about this project PLEASE teach me Tìm hiểu thêm về hoahauvn2

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X