Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Biến áp xung inverter sau khi quấn lại thì không chạy

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • tuyennhan
    replied
    Nguyên văn bởi thongdragon Xem bài viết

    Vậy theo ý bạn mạch này mình có thể dùng biến áp EI để chạy không?
    Có bạn suy cái là ra nhưng mạch này mau đen đầu đèn phải thường xuyên đảo đầu bóng để sử dụng được lâu . Làm theo sơ đồ bạn dinhthuong hiệu quả hơn nhiều .

    Leave a comment:


  • tuyennhan
    replied
    Nguyên văn bởi quangdongueh Xem bài viết
    mạch cộng hưởng ZCS mà. nghẹt với đẩy gì ở đây. mạch này trên diễn đàn ta các bác làm thành công lâu rồi. nhược điểm là không hồi tiếp được.
    Mạch này hồi đó nó kêu vậy giờ nhiều chữ nó kêu khác chứ mình có biết đâu vì mới vô nghề cái là ráp được ngay nên để ý tìm hiểu rõ ràng làm gì .

    Leave a comment:


  • ti500
    replied
    Nguyên văn bởi thongdragon Xem bài viết

    Mình đọc tài liệu nước ngoài cũng thấy có nói tăng số vòng dây thì tăng khả năng bão hòa từ, mà không thấy công thức tính. Bạn có thể link giùm mình công thức để mình tính được không?
    Mấy con 1N4148 đúng là không có tác dụng gì, lần này quấn lại biến áp ráp mạch mình sẽ bỏ mấy con đấy đi.
    Cực tính của các cuộn dây thì mạch này mình nghĩ không cần thiết nên không đánh dấu, nói chung là các cuộn dây mình đều cùng chiều hết.
    Mạch thực tế thì chưa làm thành công nên chưa up hình được ).
    Thực ra thì công thức Ampere cũng rất thông dụng, đó là công thức tính lực từ H=(12,56.N.I)/Le mỗi loại lõi lại có một mức chịu lực từ ở những điều kiện Ampe x Turn khác nhau, tại điều kiện đó thì độ từ thẫm lại thay đổi (sụt) so với khi không tải. Khi lõi bão hòa thì từ thẫm cực tiểu.

    Nhiều anh em làm biến áp flyback hay những cuộn cảm DC mua ngoài thị trường mà đo khi không tải rồi áp vào trường hợp có tải bị nổ FET không biết tại sao cũng vì thiếu những kiến thức căn bản này.

    Cực tính dây rất quan trọng để mạch dao động. Vì mạch chưa chạy nên bác mới nên up để các anh em diễn đàn troubleshoot giúp bác chứ mạch chạy rồi em cũng không quan tâm.

    Leave a comment:


  • thongdragon
    replied
    Nguyên văn bởi Thanh Ng Xem bài viết

    AT2005B là dạng PWM CMOS. Điện áp dùng là 5V rất khó để lại FET chắc không dùng được cho mạch Push Pull cô FET.
    Đúng vậy. Nếu làm thành công mạch này mình sẽ để lái PWM và thêm hồi tiếp, nhưng có lẽ mình không dùng UC3525A mà chọn TL494 cho phổ biến.

    Leave a comment:


  • thongdragon
    replied
    Nguyên văn bởi ti500 Xem bài viết
    Đối với cuộn cảm chịu dòng DC thì công thức Faraday không áp dụng được. Thay vào đó bác phải dùng công thức Ampere. Nếu cùng lõi cùng dòng DC thì số vòng nhiều hơn sẽ làm lõi bão hòa sớm hơn là vòng ít.

    Mạch gốc họ sử dụng zener để bảo vệ FET, bác thử tháo bỏ 1N4148 xem sao vì em thấy không cần thiết có 2 chú này. Với lại không thấy bác chú thích cực tính mỗi cuộn dây nếu có thể bác xem lại vụ này và up hình mạch thực tế bác làm xem sao.
    Mình đọc tài liệu nước ngoài cũng thấy có nói tăng số vòng dây thì tăng khả năng bão hòa từ, mà không thấy công thức tính. Bạn có thể link giùm mình công thức để mình tính được không?
    Mấy con 1N4148 đúng là không có tác dụng gì, lần này quấn lại biến áp ráp mạch mình sẽ bỏ mấy con đấy đi.
    Cực tính của các cuộn dây thì mạch này mình nghĩ không cần thiết nên không đánh dấu, nói chung là các cuộn dây mình đều cùng chiều hết.
    Mạch thực tế thì chưa làm thành công nên chưa up hình được ).

    Leave a comment:


  • thongdragon
    replied
    Nguyên văn bởi quangdongueh Xem bài viết
    mạch cộng hưởng ZCS mà. nghẹt với đẩy gì ở đây. mạch này trên diễn đàn ta các bác làm thành công lâu rồi. nhược điểm là không hồi tiếp được.
    Nhờ bác cho em đường link để em học hỏi với.

    Leave a comment:


  • ti500
    replied
    Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết


    Mạch này có từ mấy chục năm trước rồi khởi đầu nó dùng 1 con C1061 cho đèn 0.6 m hay C 3055 cho đèn 1m2 , bóng 2,3 tấc nhỏ dùng lỏi không khí cũng dư xài .

    Mạch này chẳng có gì nguy hiểm cả người mới làm quấn dây 1 cục chẳng ra lớp lang gì mà vẫn chạy .
    bác nhắc làm em nhớ lại mấy bài hướng dẫn mạch điện tử thực hành trên báo Khoa Học Phổ Thông của tác giả Phan Tất Hoa những năm 90 giờ không thấy mấy bài như thế này nữa

    Leave a comment:


  • Thanh Ng
    replied
    Nguyên văn bởi thongdragon Xem bài viết

    Mình không có UC3525A, mình có con AT2005B loại rẻ tiền thôi mà cũng PWM controller. Cơ mình không có sơ đồ mạch đúng ráp các kiểu không chạy. Bạn có cách nào sử dụng con AT2005B này không?
    AT2005B là dạng PWM CMOS. Điện áp dùng là 5V rất khó để lại FET chắc không dùng được cho mạch Push Pull cô FET.

    Leave a comment:


  • ti500
    replied
    Nguyên văn bởi thongdragon Xem bài viết

    Mình nghĩ vấn đề do mình quấn lại biến áp, vì trước khi quấn lại thì mạch chạy êm. Có lẽ mạch không ổn nhưng vẫn chạy được.
    Khả năng cao là đúng như bạn nói lõi bị bão hòa từ. Mình quấn lại tăng số vòng dây lên gấp 3 mà lại bị bão hòa thì cũng hơi khó hiểu.
    Mà dây cháy nhưng FET không chết, mình kiểm tra FET vẫn bình thường, thử đi thử lại thì vẫn thỉnh thoảng có lúc mạch chạy được mà.

    P/s: Mình có cái biến áp xung E24 đang định làm mỏ hàn xung. Biến áp hơi nhỏ mà làm thì nghiệm xem. Cơ mà để xong mạch inverter này đã.
    Đối với cuộn cảm chịu dòng DC thì công thức Faraday không áp dụng được. Thay vào đó bác phải dùng công thức Ampere. Nếu cùng lõi cùng dòng DC thì số vòng nhiều hơn sẽ làm lõi bão hòa sớm hơn là vòng ít.

    Mạch gốc họ sử dụng zener để bảo vệ FET, bác thử tháo bỏ 1N4148 xem sao vì em thấy không cần thiết có 2 chú này. Với lại không thấy bác chú thích cực tính mỗi cuộn dây nếu có thể bác xem lại vụ này và up hình mạch thực tế bác làm xem sao.

    Leave a comment:


  • quangdongueh
    replied
    mạch cộng hưởng ZCS mà. nghẹt với đẩy gì ở đây. mạch này trên diễn đàn ta các bác làm thành công lâu rồi. nhược điểm là không hồi tiếp được.

    Leave a comment:


  • thongdragon
    replied
    Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

    Mạch này dùng thanh ferrite hình trụ tròn hay dùng để quấn cuộn anten radio , thanh fe đó nhằm tập trung lực từ cuộn sơ cấp cộng hưởng sang thứ cấp nên không dùng lỏi EI vì dễ bị bảo hòa .
    Vậy theo ý bạn mạch này mình có thể dùng biến áp EI để chạy không?

    Leave a comment:


  • tuyennhan
    replied
    Nguyên văn bởi thongdragon Xem bài viết

    Con biến áp của mình cũng lõi ferrite mà. Vì không rõ tần số đầu ra nên mình chỉnh lưu có lọc dùng như điện 1 chiều, mình nghĩ để chạy đèn compact chắc là ổn thôi.
    Mạch này dùng thanh ferrite hình trụ tròn hay dùng để quấn cuộn anten radio , thanh fe đó nhằm tập trung lực từ cuộn sơ cấp cộng hưởng sang thứ cấp nên không dùng lỏi EI vì dễ bị bảo hòa .

    Ban đầu số vòng sơ cấp ít ảnh hưởng của lỏi EI ít nên có lúc mạch chạy h sáng , sau quấn thêm vòng lực quá mạnh lỏi bảo hòa lực trên cuộn sơ không tản được làm dây quấn tăng nhiệt và cháy .

    Mạch này có từ mấy chục năm trước rồi khởi đầu nó dùng 1 con C1061 cho đèn 0.6 m hay C 3055 cho đèn 1m2 , bóng 2,3 tấc nhỏ dùng lỏi không khí cũng dư xài .

    Mạch này chẳng có gì nguy hiểm cả người mới làm quấn dây 1 cục chẳng ra lớp lang gì mà vẫn chạy .

    Leave a comment:


  • thongdragon
    replied
    Nguyên văn bởi Thanh Ng Xem bài viết
    Mạch này còn gọi là Mazzilli Driver nó dùng FET thay vì BJT. Đúng ra thì nó phải chạy được cho dù có chút xíu trùng dẫn của FET. Theo tôi nghĩ mạch bị trạng thái từ thông bảo hòa. Hiện tượng này rất dễ xảy ra trong các loại Push Pull vì độ mở áp ở mỗi vế không đồng đều nhau (flux walking saturation). Bạn có thể thử một vài phương pháp sau. 1) Gắn điện trở công suất 0,5 ohm, 5W nối tiếp với cuộn cảm L. 2) Nhét một miền giấy thật mỏng vào chân con biến áp xung để tạo thêm độ dốc của từ thông.
    Mình đã thử cách nối tiếp cuộn cảm L với 1 điện trở và cuộn cảm nhưng mạch vẫn rất khó khởi động. Để mình thử nhét giấy vào biến áp như bạn nói xem sao, nhưng mình nghĩ khó mà thay đổi nhiều.
    Mình nghĩ phải quấn lại biến áp, mình đang không biết tính nên quấn lại thế nào.

    Leave a comment:


  • thongdragon
    replied
    Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

    Con D304X là trans cao áp, Hfe có 8-40, phù hợp cho mạch tăng phô điện tử 220Vac (mạch compact 220V), nên trong mạch 12V to 310V là không phù hợp, nóng, chết là phải. Ngoài ra, cuộn hồi tiếp là 3T/7T cũng hơi lớn, và có lẽ bạn đã dùng Rb phân cực cho nó dòng quá nhỏ.
    Bạn thử dùng chính mạch đó, chỉ thay D304X bằng D882, H1061,... xem. Mấy con này có 3A, thôi nhưng chạy rất êm và mát đấy, hơn con 12A kia cực nhiều!

    Mạch pin sạc chạy bóng compact và T5, T8 nó toàn dùng thiết kế đó (công suất ra 8-10W, không tản nhiệt):
    -pin 6V,
    -bax EE25: 4.5T 4.5T 1T 230-400T
    -4 trans D882-TO126
    -áp ra sin chuẩn 30-40kHz
    Mình tìm cách ráp thử xem sao. Cám ơn bạn nhé.

    Leave a comment:


  • Thanh Ng
    replied
    Mạch này còn gọi là Mazzilli Driver nó dùng FET thay vì BJT. Đúng ra thì nó phải chạy được cho dù có chút xíu trùng dẫn của FET. Theo tôi nghĩ mạch bị trạng thái từ thông bảo hòa. Hiện tượng này rất dễ xảy ra trong các loại Push Pull vì độ mở áp ở mỗi vế không đồng đều nhau (flux walking saturation). Bạn có thể thử một vài phương pháp sau. 1) Gắn điện trở công suất 0,5 ohm, 5W nối tiếp với cuộn cảm L. 2) Nhét một miền giấy thật mỏng vào chân con biến áp xung để tạo thêm độ dốc của từ thông.

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

thongdragon Tìm hiểu thêm về thongdragon

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X