Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế hoàn chỉnh mạch nguồn xung flyback đơn giản nhất

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • T.L.M
    replied
    Nguyên văn bởi cam6693 Xem bài viết
    anh Bqv cho em hỏi.con 2 tụ 1n400v có thể thay bằng tụ có điện dung khác được không ạ
    Ông minhtien21 này chuyên copy bài người khác rồi post lại, nhiều lần rồi. Chả hiểu vì mục đích gì ???

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    Giá trị 1n thông dụng bậc nhất mà ? thay làm chi.

    Leave a comment:


  • minhtien21
    replied
    con 2 tụ 1n400v có thể thay bằng tụ có điện dung khác được không ạ

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    Đọc lại mấy luồng sau, có thể bài viết bị lẫn đâu đó
    http://www.dientuvietnam.net/forums/...́n-áp-xung
    http://www.dientuvietnam.net/forums/...n-xung-flyback
    http://www.dientuvietnam.net/forums/...g-ferrite-core
    http://www.dientuvietnam.net/forums/...iến-áp-xung
    http://www.dientuvietnam.net/forums/...iến-áp-xung
    http://www.dientuvietnam.net/forums/...iến-áp-xung

    Tốn chút công, nhưng cũng không quá nhiều.

    Leave a comment:


  • trongbang3
    replied
    Dạ em (cháu) xin chào các anh chị.

    Dạ cho em hỏi các anh chị ai biết xin chỉ cho em với ạ, em còn nhớ cách đây 5-7 năm gì đó có một bài viết nói về "Biến Áp Xung", nói về cấu tạo của nó, nói về dòng từ hoá, dòng bão hoà, rồi khẽ hở không khí... Có cả hình vẽ để VD nữa. Nếu không lầm thì là của mem DTTH hay goldsatr... Cụ thể em cũng không nhớ rõ, này tìm lại thì không còn nữa ạ.

    Xin cảm ơn mọi người ạ.

    Leave a comment:


  • doantoansai
    replied
    Hi anh em, cùng đào mộ topic này lên bằng 1 bài báo cáo ngắn của mình về hành trình làm nguồn.

    Đầu tiên, xin cảm ơn tất cả các anh em trong thớt này vì những chia sẻ quý báu, đặc biệt là anh Việt – một thành viên “hơi bị được” của diễn đàn. Chia sẻ chi tiết của anh trong chủ đề này giúp các ae khác tiết kiệm dc quá nhiều mồ hôi, công sức và tiền bạc, mong anh luôn phát huy tinh thần chia sẻ tiếp.

    Mình sẽ chia sẻ hành trình cho ra đời 1 bộ nguồn xung đơn giản 12V 1A, theo từng giai đoạn một để anh em dễ theo dõi. Hi vọng vào 1 ngày đẹp trời, sẽ có bạn newbie nào đó đọc được và thấy có ích.

    TẬP 1: Thu thập thông tin cơ bản.
    Mình không phải dân chuyên điện tử, chỉ là dân IT đá ngang qua. Ngày xưa nghe chúng bạn kêu làm nguồn xung khó lắm và cũng không có việc gì cần thiết nên bỏ qua. Nhưng mặc định là nó khó.

    Đến khi cần dùng vào sản xuất mới bắt đầu chú ý. Ban đầu mua nguồn bãi, loanh quanh 100 con. Dùng bập bõm, con xịt con nổ nên loại bỏ cách tiếp cận này. May mắn mua được nguồn 12v-450mA của 1 công ty China, dùng rất ok, giá cũng ok. Bộ này dùng IC THX-208 cho bác nào cần làm. Thiết kế tốt chạy rất bền.

    Sau đó cần nguồn 12V – 1A, tưởng là hàng cũng sẽ ngon như 450mA. Nhưng thiết kế này dùng chip hãng khác (Dongke). Không rõ là do thiết kế hay IC mà tỉ lệ lỗi vượt trội hơn hẳn mẫu nhỏ.

    Sửa đổi vài lần nhưng chỉ giảm chứ chưa đạt kỳ vọng. Loanh quanh Google ra chủ đề này. Đọc hết các bài post của anh em, cũng dần lờ mờ hiểu ra cách thức hoạt động nên bắt đầu tiến hành.

    Ban đầu định làm theo mạch in của anh Việt, nhưng thấy chip này cũ quá, ít nơi bán, chắc hết vòng đời. Ngay lúc đó lại bập vào mớ tài liệu của hãng, thấy có cái mẫu thử đúng 12V 1A sử dụng TNY III 278 nên tính làm theo hãng luôn cho bài bản.

    Link tài liệu https://ac-dc.power.com/design-suppo...-power-supply/
    Mạch anh Việt đặt rồi nhưng không làm, anh em nào cần mình tặng free nhé. Dùng dc với TNY III tốt.

    TẬP 2: Tiến hành bắt tay vào làm mẫu thử.
    2.1 Về PCB.
    Hãng share file gerber, lúc này mình cũng biết tới PI Expert, cũng thử ra nguyên lý rồi nhưng hơi lười vẽ PCB nên cứ ăn sẵn ​​​​​. Mạch in hãng share khá cổ (2006), dùng nhiều linh kiện cắm và không khoan lỗ sẵn nên mình phải tự khoan theo ghi chú. File hoàn chỉnh có đính kèm cho ae nào cần. Cứ thế gửi các đơn vị làm mạch là xong. Đồ cổ nhưng vẫn chạy tốt.

    2.2 Về linh kiện.
    Linh kiện khá dễ mua tại China, mình quen rồi nên mua phút mốt. Hàng chính hãng, có cả sản xuất ở China và các nước khác nhưng đảm bảo hơn nhiều so với mua ở VN, gom ở VN cũng vất hơn. Ae có thể lên lcsc.com tha hồ chọn. Các linh kiện liên quan tới cuộn phụ bỏ hết, không cần thiết. Vì làm lần đầu nên cứ quất linh kiện chính xác hoặc tương đương loại ngon của ST, Vishay, Sharp, Rubycon….

    2.3 Về biến áp
    Khoản này theo ae là khoai nhất nhưng với mình thì lại đơn giản. Vì quen 2-3 công ty làm biến áp ở VN và cả China nên cứ đưa yêu cầu, đội đó sẽ làm mẫu, giá hạt rẻ hoặc free. Ae nào khó khăn mình có thể giúp khoản này. Không làm được mẫu thì đập 1 con nguồn ngon ra lấy biến áp là xong. Dòng TNY này đúng là ít kén biến áp, cứ lắp vào là chạy.
    3 yếu tố trên đã giúp mình giảm bớt rất nhiều rủi ro trong quá trình thử nghiệm, nên có thể coi là con đường quan lộ thăng tiến.

    2.4 Cho ra sản phẩm.
    Chờ đồ đủ hết về chỉ cần hàn lên là xong. Tài liệu hãng dùng EE25, bên làm mẫu cuốn theo yêu cầu, quên nhắc bỏ cuộn phụ nên mình có full con biến áp như tài liệu nêu. Kèm theo vài con EE19 với thông số export từ PI Expert ra để thử. Chân tay không vừa thì câu ra, vẫn chạy ok.

    Thành phẩm

    Máy đo L mượn hàng DIY của cu em, cho kết quả cũng tương đối, có thể tham khảo được. Kết quả như hình. Chạy thành công ngay từ lượt thử đầu tiên, công suất kỳ vọng 12w đủ. Con diode snubber thay bằng con dán, tốc độ cao hơn hãng đưa ra, dán mặt dưới.

    TẬP 3: Các vấn đề gặp phải, đúc rút kinh nghiệm.
    3.1. Giá trị tụ chân BP/M.
    Lượt thử đầu tiên dùng TNY276 thay cho TNY278 vì tài liệu ghi 276 tận 15w, mình nghĩ 278 khá thừa (Ae nên hàn đế cắm để tiện thay IC). Kết quả là thiếu công suất dự tính, nguyên nhân do con tụ chân BP/M. Dòng TNY cho phép linh hoạt thiết kế khi thay đổi con tụ này. Nếu gắn tụ 0.1 UF thì ra công suất bình thường như datasheet. Gắn tụ 1uF thì công suất giảm nhưng mát máy. VD: TNY276 gắn tụ 1uF thì chạy tối đa như TNY275, thích hợp cho adapter kín. Ngược lại gắn tụ 10Uf sẽ cho ra công suất như TNY277 – thích hợp cho tải cảm cần công suất đỉnh. Ae đọc kỹ datasheet sẽ rõ.
    Vụ này thay tụ là xong, chạy 220v AC kéo đủ công suất.

    3.2 Phân loại biến áp ngon và chưa ngon.
    Sau khi thay tụ, kéo điện áp xuống 185v AC cho thử full tải, nguồn không lên nổi. Thực nghiệm do biến áp mẫu số 1 không ngon. Điện cảm rò lớn, khoảng 10%, mặc dù L sơ cấp đúng. Biến áp này đường kính dây sơ cấp lớn hơn thiết kế, mới đầu thấy đầy đặn tưởng ngon. Dây thứ cấp nhỏ hơn thiết kế. Nói chung có thể do nguyên liệu không sẵn nên cuốn ẩu rồi giao mẫu. Kiểu hỏng thì cùng cải tiến.

    Thay mẫu số 2 do phía China cuốn, tất cả các thông số về vòng dây, tiết diện dây, quy cách đúng như tài liệu hãng đưa. Mới đầu trông nhỏ hơn mẫu số 1 hơi mất niềm tin, nhưng thử vào mới biết ​​​​​. Điện cảm rò cũng đúng yêu cầu, khoảng 5%, có khe hở lõi khoảng 0.4-0.6mm. Kết quả chạy rất tốt như dự kiến. TNY276 + biến áp EE19 test tải cỡ 14w vẫn chạy được ở điện 110v.

    Combo TNY278 và EE25 như tài liệu đưa đương nhiên là dư thừa công suất 12w. EE25 này cũng do phía China cuốn. Mình ép 276+EE19 để thử nghiệm xa hơn trên cùng 1 mạch in cho tiết kiệm.

    Đánh giá: chất liệu làm biến áp và kinh nghiệm của người làm rất quan trọng. Như ở trên, đơn vị Việt Nam đã bị loại ra khỏi cuộc chơi vì làm ẩu và vật liệu theo mình nghĩ cũng không ngon.

    3.3 Tụ và diode đầu ra.
    Tụ đầu ra nên chơi dòng Low ESR, sẽ mát hơn rất nhiều. Mình có gắn thử tụ tàu cùng thông số (chắc có # ESR) mà nóng bừng. Diode xốt ky ngon hơn diode nhanh. Nên chọn con chịu dòng cao tí cho mát.

    3.4 Phản hồi đầu ra.
    EP-91 trên dùng Zener để xác định đầu ra, xui cái mình mua con Zener độ chính xác k cao nên chỉ ra dc 11.5v. Khắc phục bằng cách đổi R6 từ 330 Ohm lên 2K, áp ra 12.05v đẹp luôn. Cái này sẽ tuỳ thuộc vào chất lượng linh kiện ae mua để tự chỉnh. Mình đổi Zener ngon, bỏ luôn dc R6. Ae cần chính xác cao thì dùng TL431.

    3.5 Lại tiếp tục so sánh biến áp
    Một thời gian sau, mình có thử thêm biến áp khác của Hà Thành. Lõi EE16 nhưng cho công suất đỉnh = EE19. Xác nhận ngon, điện cảm rò khá thấp.

    Mình cũng xin đc hãng power.com cho 3 con biến áp EE19 theo tài liệu PI Expert xuất ra. Thông số điện cảm sai bét nhè. Lpri =2000mH, L rò cũng cao nhưng thử nghiệm thì nó là con biến áp ngon nhất. Có lẽ do vật liệu ngon, cái này chờ ae chém. Hàng ship từ USA về VN mất 10 ngày.

    Đúng như anh Việt có nói, lần đầu làm nên tự mua biến áp về test để có cơ sở đánh giá. Nếu không có các mẫu để so sánh thì mình cũng chịu không biết công ty nào ngon. Ví dụ nếu không có biến áp mẫu China đưa thì mình sẽ cho mẫu số 1 tại VN là ngon, vì ít nhất thông số điện cảm đúng, mạch chạy được, thân hình đầy đặn….. Chỉ có thực nghiệm mới ra được kết quả tốt nhất. Và các đơn vị nào làm mẫu chuẩn ngay từ đầu, cơ hội đi tiếp với nhau sẽ cao hơn.

    Biến áp China cuốn theo yêu cầu màu vàng. Biến áp EE19 hãng cuốn màu trắng.




    TẬP 4: Lời kết
    Bài cũng rất dài rồi, nhưng thời gian mình thử nghiệm đi từ Zero đến khi ra đc 1 bộ nguồn xung cũng dài không kém. Vài lời tóm gọn lại cho ae nào mới nghiên cứu:
    • TNY là dòng chip rất thích hợp cho ae mới tập tành làm nguồn, chịu khó đọc tài liệu là ok.
    • Cố gắng mua linh kiện ngon sẽ tiết kiệm được nhiều thứ.
    • Biến áp cho dòng TNY rất dễ để chạy được, ae có thể gỡ ở nhiều nơi ra để thử. Tốt nhất là mua nguồn ngon rồi đập ra lấy biến áp, bỏ qua phần cuộn phụ.
    • Khi đã chạy rồi thì tiến hành 1 loạt thay đổi để hiểu rõ hơn về bản chất của từng khối. Từ đó tha hồ tuỳ chỉnh.
    • Cố gắng đọc kỹ tài liệu và bắt tay vào thực hành nhiều là ai cũng có thể làm được. Nếu thấy khoai quá thì cứ nhái y chang tài liệu hãng là xong. TNY 4 cũng có DER (Design Example Report) RDK-839 tương tự, mới làm năm 2019 nên ngon hơn món đồ cổ này. Hehe.
    • Cuối cùng như anh Việt cũng có nói: ae hãy cố gắng tìm hiểu và làm chủ được công nghệ, đấy là điều mà ngành sản xuất nào cũng cần.

    Còn nhiều linh kiện trong bộ nguồn này mua về dùng k hết, có thể tặng anh em để giao lưu. Chi tiết ae inbox.
    Thân ái!

    Một số link hữu ích:
    Site mua linh kiện chính hãng, ship nhanh DHL, chậm rẻ thì SF: https://lcsc.com/
    Site làm mạch in, ship nhanh DHL, chậm rẻ thì SF : https://jlcpcb.com/
    PI Expert: https://piexpertonline.power.com/
    Các mạch mẫu của hãng: https://ac-dc.power.com/design-suppo...gn-examples/#/
    Đồng hồ đo L, đo ESR: https://www.amazon.com/gp/product/B00S298KJO/
    Link xin hoặc đặt mua biến áp mẫu từ hãng: https://ac-dc.power.com/design-suppo...ormer-samples/
    Attached Files
    Last edited by doantoansai; 12-08-2020, 11:31. Lý do: sửa link ảnh

    Leave a comment:


  • doantoansai
    replied
    Hi anh em, cùng đào mộ topic này lên bằng 1 bài báo cáo ngắn của mình về hành trình làm nguồn.

    Đầu tiên, xin cảm ơn tất cả các anh em trong thớt này vì những chia sẻ quý báu, đặc biệt là anh Việt – một thành viên “hơi bị được” của diễn đàn. Chia sẻ chi tiết của anh trong chủ đề này giúp các ae khác tiết kiệm dc quá nhiều mồ hôi, công sức và tiền bạc, mong anh luôn phát huy tinh thần chia sẻ tiếp.

    Mình sẽ chia sẻ hành trình cho ra đời 1 bộ nguồn xung đơn giản 12V 1A, theo từng giai đoạn một để anh em dễ theo dõi. Hi vọng vào 1 ngày đẹp trời, sẽ có bạn newbie nào đó đọc được và thấy có ích.

    TẬP 1: Thu thập thông tin cơ bản.
    Mình không phải dân chuyên điện tử, chỉ là dân IT đá ngang qua. Ngày xưa nghe chúng bạn kêu làm nguồn xung khó lắm và cũng không có việc gì cần thiết nên bỏ qua. Nhưng mặc định là nó khó.

    Đến khi cần dùng vào sản xuất mới bắt đầu chú ý. Ban đầu mua nguồn bãi, loanh quanh 100 con. Dùng bập bõm, con xịt con nổ nên loại bỏ cách tiếp cận này. May mắn mua được nguồn 12v-450mA của 1 công ty China, dùng rất ok, giá cũng ok. Bộ này dùng IC THX-208 cho bác nào cần làm. Thiết kế tốt chạy rất bền.

    Sau đó cần nguồn 12V – 1A, tưởng là hàng cũng sẽ ngon như 450mA. Nhưng thiết kế này dùng chip hãng khác (Dongke). Không rõ là do thiết kế hay IC mà tỉ lệ lỗi vượt trội hơn hẳn mẫu nhỏ.

    Sửa đổi vài lần nhưng chỉ giảm chứ chưa đạt kỳ vọng. Loanh quanh Google ra chủ đề này. Đọc hết các bài post của anh em, cũng dần lờ mờ hiểu ra cách thức hoạt động nên bắt đầu tiến hành.

    Ban đầu định làm theo mạch in của anh Việt, nhưng thấy chip này cũ quá, ít nơi bán, chắc hết vòng đời. Ngay lúc đó lại bập vào mớ tài liệu của hãng, thấy có cái mẫu thử đúng 12V 1A sử dụng TNY III 278 nên tính làm theo hãng luôn cho bài bản.

    Link tài liệu https://ac-dc.power.com/design-suppo...-power-supply/
    Mạch anh Việt đặt rồi nhưng không làm, anh em nào cần mình tặng free nhé. Dùng dc với TNY III tốt.

    TẬP 2: Tiến hành bắt tay vào làm mẫu thử.
    2.1 Về PCB.
    Hãng share file gerber, lúc này mình cũng biết tới PI Expert, cũng thử ra nguyên lý rồi nhưng hơi lười vẽ PCB nên cứ ăn sẵn ​​. Mạch in hãng share khá cổ (2006), dùng nhiều linh kiện cắm và không khoan lỗ sẵn nên mình phải tự khoan theo ghi chú. File hoàn chỉnh có đính kèm cho ae nào cần. Cứ thế gửi các đơn vị làm mạch là xong. Đồ cổ nhưng vẫn chạy tốt.

    2.2 Về linh kiện.
    Linh kiện khá dễ mua tại China, mình quen rồi nên mua phút mốt. Hàng chính hãng, có cả sản xuất ở China và các nước khác nhưng đảm bảo hơn nhiều so với mua ở VN, gom ở VN cũng vất hơn. Ae có thể lên lcsc.com tha hồ chọn. Các linh kiện liên quan tới cuộn phụ bỏ hết, không cần thiết. Vì làm lần đầu nên cứ quất linh kiện chính xác hoặc tương đương loại ngon của ST, Vishay, Sharp, Rubycon….

    2.3 Về biến áp
    Khoản này theo ae là khoai nhất nhưng với mình thì lại đơn giản. Vì quen 2-3 công ty làm biến áp ở VN và cả China nên cứ đưa yêu cầu, đội đó sẽ làm mẫu, giá hạt rẻ hoặc free. Ae nào khó khăn mình có thể giúp khoản này. Không làm được mẫu thì đập 1 con nguồn ngon ra lấy biến áp là xong. Dòng TNY này đúng là ít kén biến áp, cứ lắp vào là chạy.
    3 yếu tố trên đã giúp mình giảm bớt rất nhiều rủi ro trong quá trình thử nghiệm, nên có thể coi là con đường quan lộ thăng tiến.

    2.4 Cho ra sản phẩm.
    Chờ đồ đủ hết về chỉ cần hàn lên là xong. Tài liệu hãng dùng EE25, bên làm mẫu cuốn theo yêu cầu, quên nhắc bỏ cuộn phụ nên mình có full con biến áp như tài liệu nêu. Kèm theo vài con EE19 với thông số export từ PI Expert ra để thử. Chân tay không vừa thì câu ra, vẫn chạy ok.

    biến áp xung by vienkmt



    biến áp xung by vienkmt 2



    Máy đo L mượn hàng DIY của cu em, cho kết quả cũng tương đối, có thể tham khảo được. Kết quả như hình. Chạy thành công ngay từ lượt thử đầu tiên, công suất kỳ vọng 12w đủ. Con diode snubber thay bằng con dán, tốc độ cao hơn hãng đưa ra, dán mặt dưới.

    TẬP 3: Các vấn đề gặp phải, đúc rút kinh nghiệm.
    3.1. Giá trị tụ chân BP/M.
    Lượt thử đầu tiên dùng TNY276 thay cho TNY278 vì tài liệu ghi 276 tận 15w, mình nghĩ 278 khá thừa (Ae nên hàn đế cắm để tiện thay IC). Kết quả là thiếu công suất dự tính, nguyên nhân do con tụ chân BP/M. Dòng TNY cho phép linh hoạt thiết kế khi thay đổi con tụ này. Nếu gắn tụ 0.1 UF thì ra công suất bình thường như datasheet. Gắn tụ 1uF thì công suất giảm nhưng mát máy. VD: TNY276 gắn tụ 1uF thì chạy tối đa như TNY275, thích hợp cho adapter kín. Ngược lại gắn tụ 10Uf sẽ cho ra công suất như TNY277 – thích hợp cho tải cảm cần công suất đỉnh. Ae đọc kỹ datasheet sẽ rõ.
    Vụ này thay tụ là xong, chạy 220v AC kéo đủ công suất.

    3.2 Phân loại biến áp ngon và chưa ngon.
    Sau khi thay tụ, kéo điện áp xuống 185v AC cho thử full tải, nguồn không lên nổi. Thực nghiệm do biến áp mẫu số 1 không ngon. Điện cảm rò lớn, khoảng 10%, mặc dù L sơ cấp đúng. Biến áp này đường kính dây sơ cấp lớn hơn thiết kế, mới đầu thấy đầy đặn tưởng ngon. Dây thứ cấp nhỏ hơn thiết kế. Nói chung có thể do nguyên liệu không sẵn nên cuốn ẩu rồi giao mẫu. Kiểu hỏng thì cùng cải tiến.

    Thay mẫu số 2 do phía China cuốn, tất cả các thông số về vòng dây, tiết diện dây, quy cách đúng như tài liệu hãng đưa. Mới đầu trông nhỏ hơn mẫu số 1 hơi mất niềm tin, nhưng thử vào mới biết ​​. Điện cảm rò cũng đúng yêu cầu, khoảng 5%, có khe hở lõi khoảng 0.4-0.6mm. Kết quả chạy rất tốt như dự kiến. TNY276 + biến áp EE19 test tải cỡ 14w vẫn chạy được ở điện 110v.

    Combo TNY278 và EE25 như tài liệu đưa đương nhiên là dư thừa công suất 12w. EE25 này cũng do phía China cuốn. Mình ép 276+EE19 để thử nghiệm xa hơn trên cùng 1 mạch in cho tiết kiệm.

    Đánh giá: chất liệu làm biến áp và kinh nghiệm của người làm rất quan trọng. Như ở trên, đơn vị Việt Nam đã bị loại ra khỏi cuộc chơi vì làm ẩu và vật liệu theo mình nghĩ cũng không ngon.

    3.3 Tụ và diode đầu ra.
    Tụ đầu ra nên chơi dòng Low ESR, sẽ mát hơn rất nhiều. Mình có gắn thử tụ tàu cùng thông số (chắc có # ESR) mà nóng bừng. Diode xốt ky ngon hơn diode nhanh. Nên chọn con chịu dòng cao tí cho mát.

    3.4 Phản hồi đầu ra.
    EP-91 trên dùng Zener để xác định đầu ra, xui cái mình mua con Zener độ chính xác k cao nên chỉ ra dc 11.5v. Khắc phục bằng cách đổi R6 từ 330 Ohm lên 2K, áp ra 12.05v đẹp luôn. Cái này sẽ tuỳ thuộc vào chất lượng linh kiện ae mua để tự chỉnh. Mình đổi Zener ngon, bỏ luôn dc R6. Ae cần chính xác cao thì dùng TL431.

    3.5 Lại tiếp tục so sánh biến áp
    Một thời gian sau, mình có thử thêm biến áp khác của Hà Thành. Lõi EE16 nhưng cho công suất đỉnh = EE19. Xác nhận ngon, điện cảm rò khá thấp.

    Mình cũng xin đc hãng power.com cho 3 con biến áp EE19 theo tài liệu PI Expert xuất ra. Thông số điện cảm sai bét nhè. Lpri =2000mH, L rò cũng cao nhưng thử nghiệm thì nó là con biến áp ngon nhất. Có lẽ do vật liệu ngon, cái này chờ ae chém. Hàng ship từ USA về VN mất 10 ngày.

    Đúng như anh Việt có nói, lần đầu làm nên tự mua biến áp về test để có cơ sở đánh giá. Nếu không có các mẫu để so sánh thì mình cũng chịu không biết công ty nào ngon. Ví dụ nếu không có biến áp mẫu China đưa thì mình sẽ cho mẫu số 1 tại VN là ngon, vì ít nhất thông số điện cảm đúng, mạch chạy được, thân hình đầy đặn….. Chỉ có thực nghiệm mới ra được kết quả tốt nhất. Và các đơn vị nào làm mẫu chuẩn ngay từ đầu, cơ hội đi tiếp với nhau sẽ cao hơn.

    Biến áp China cuốn theo yêu cầu màu vàng. Biến áp EE19 hãng cuốn màu trắng.

    biến áp nguồn xung
    Báo cáo thông số biến áp mẫu của hãng

    biến áp nguồn xung tny

    TẬP 4: Lời kết
    Bài cũng rất dài rồi, nhưng thời gian mình thử nghiệm đi từ Zero đến khi ra đc 1 bộ nguồn xung cũng dài không kém. Vài lời tóm gọn lại cho ae nào mới nghiên cứu:
    • TNY là dòng chip rất thích hợp cho ae mới tập tành làm nguồn, chịu khó đọc tài liệu là ok.
    • Cố gắng mua linh kiện ngon sẽ tiết kiệm được nhiều thứ.
    • Biến áp cho dòng TNY rất dễ để chạy được, ae có thể gỡ ở nhiều nơi ra để thử. Tốt nhất là mua nguồn ngon rồi đập ra lấy biến áp, bỏ qua phần cuộn phụ.
    • Khi đã chạy rồi thì tiến hành 1 loạt thay đổi để hiểu rõ hơn về bản chất của từng khối. Từ đó tha hồ tuỳ chỉnh.
    • Cố gắng đọc kỹ tài liệu và bắt tay vào thực hành nhiều là ai cũng có thể làm được. Nếu thấy khoai quá thì cứ nhái y chang tài liệu hãng là xong. TNY 4 cũng có DER (Design Example Report) RDK-839 tương tự, mới làm năm 2019 nên ngon hơn món đồ cổ này. Hehe.
    • Cuối cùng như anh Việt cũng có nói: ae hãy cố gắng tìm hiểu và làm chủ được công nghệ, đấy là điều mà ngành sản xuất nào cũng cần.

    Còn nhiều linh kiện trong bộ nguồn này mua về dùng k hết, có thể tặng anh em để giao lưu. Chi tiết ae inbox.
    Thân ái!

    Một số link hữu ích:
    Site mua linh kiện chính hãng, ship nhanh DHL, chậm rẻ thì SF: https://lcsc.com/
    Site làm mạch in, ship nhanh DHL, chậm rẻ thì SF : https://jlcpcb.com/
    PI Expert: https://piexpertonline.power.com/
    Các mạch mẫu của hãng: https://ac-dc.power.com/design-suppo...gn-examples/#/
    Đồng hồ đo L, đo ESR: https://www.amazon.com/gp/product/B00S298KJO/
    Link xin hoặc đặt mua biến áp mẫu từ hãng: https://ac-dc.power.com/design-suppo...ormer-samples/

    Leave a comment:


  • sondaumi
    replied
    Một bài viết bổ ích. thứ mình cũng đang cần tìm hiểu.

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    Mạch kích điện, mạch flyback điện áp thấp => 310VDC phức tạp nằm ngoài phạm vi luồng này. Ai có nhu cầu thì mở luồng riêng thảo luận nhé.

    Leave a comment:


  • mèomướp
    replied
    Chú này đanh đá ghê ạ. Những mạch kích xung vuông và cả những mạch băm sin nữa bây giờ hiệu suất rất là cao ấy ạ. Gần như ko có ăn dòng khi ko tải đâu ạ. Chú thích thì cứ tự đi mà làm đi ạ nhưng thà rằng chú bảo là chú thích tự làm vì yêu khoa học chứ chú đổ lỗi cho mấy cái mạch bán sẵn ăn dòng là hơi oan...

    Leave a comment:


  • vandong1111
    replied
    Thiết bị không phải một chỗ mà còn dùng nhiều mức điện áp khác nhau: 9v, 12v, 24.
    Ngoài ra tiện dùng để sạc luôn laptop, điện thoại nên duy nhất 1 mạch 310V là xong. Hơn nữa những thiết bị giá trị cao dùng qua adapter sẽ tăng độ an toàn.

    mèomướp: Mong mọi người không bàn lùi, mạch kích bán sẵn hiệu suất quá thấp khi tải 5-20w, dòng không tải lớn.

    Leave a comment:


  • mèomướp
    replied
    Dạ chú làm 12 mạch tích điện gắn vào 12 mô đem cũng được ấy ạ. Còn Làm như ý của chú thì sẽ phải kéo đường dây điện riêng để cấp điện cho các mô đem khi mất điện ạ. Với 12 cái mô đem thì cần cấp 150w trở lên chú mua cái kích điện bán sẵn ấy có vài trăm thôi ạ...

    Leave a comment:


  • vandong1111
    replied
    Tổng có 12 modem ở 7 tầng, mỗi tầng nhiều phòng, modem không ở cạnh nhau. Không thể làm 12 cái mạch hạ áp 9V và 12 cục pin + 12 mạch nạp pin để 12 góc khác nhau được nên 9Vdc-UPS là không khả thi.

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    Các thiết bị nhỏ kiểu như modem, router, đèn công suất nhỏ vốn chạy điện nguồn một chiều 9 - 12VDC, cá biệt có thể 19 hoặc 24VDC. Ắc-quy chì hoặc pin li-ion cũng là nguồn điện DC. Vậy suy ra cái cần làm là mạch chuyển đổi nguồn DC - DC converter để có mức điện áp phù hợp thiết bị nhỏ chứ mắc mớ gì phải nâng áp từ 12V lên 310VDC ?

    Cái gọi là DC-UPS bqv đã viết vài (3 hoặc hơn) lần ở diễn đàn này. Làm theo đó là chạy được ngay, tự động chuyển từ điện lưới qua bình khi mát lưới, tự động chuyển về điện từ lưới khi có lưới đồng thời nạp bình ...

    Leave a comment:


  • vandong1111
    replied
    (Xóa bài bài vì.....)
    Last edited by vandong1111; 29-02-2020, 19:02. Lý do: Nhiều thành viên bàn lùi không kiến thức)

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

bqviet Tìm hiểu thêm về bqviet

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X