Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về: Hệ thống điện và điều khiển tự động máy ấp trứng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về: Hệ thống điện và điều khiển tự động máy ấp trứng

    Chào toàn thể các bác.
    Abu là mem mới, mong các bác đi trước chỉ giáo nhiều.

    Giới thiệu hoàn cảnh hơi dài dòng chút. Abu không phải là dân chuyên, Abu là cử nhân du lịch, có 1 văn phòng tour nhỏ ở quê. Hiện tại mùa này ít khách quá, nhàn rỗi sinh nông nổi, bắt vài con chim trĩ với ít vịt trời về nuôi, kiếm thêm chút đỉnh lúc giáp hạt.

    Tụi này nó không biết ấp trứng, đành phải làm cái máy ấp cho nó vậy. Qua thời gian nghiên cứu học tập và rút kinh nghiệm trên các forum như agriviet, dientuvietnam, webdien... và nhờ trợ giúp của các bác đi trước, Abu đã tự thiết kế, chế tạo, lắp ráp xong 1 cái máy ấp trứng công suất 1260 quả, với chi phí chỉ 5.4 triệu chưa bao gồm nhân công và đã gồm tất cả những khoản chi cho máy, từ cái nhỏ nhất như chổi sơn, đá mài, đá cắt, tới bộ điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, mạch đảo chiều motor giảm tốc...Phần cơ khí, thiết kế Abu tự làm. Mạch đảo chiều và các thiết bị điều khiển, khởi động từ, MCCB... Abu mua và tự lắp ráp. Một mình Abu tự làm không liên tục cũng chỉ sau 3 tuần là xong (khoảng 10 ngày công thôi). Do điều kiện chưa cho phép vì đang ấp mẻ thứ 3, Abu chưa thể up ảnh của máy lên. Khi nào up được, mong các bác nhận xét và phản biện để Abu và ace có thể chia xẻ và học hỏi nhau, đặc biệt là với các bác nào đã và đang sử dụng máy ấp trứng gia cẩm.

    Sau 2 mẻ đầu tiên, mỗi mẻ 200 trứng gà ta chia đều ra các khay, tỉ lệ nở của máy sau 21 ngày đạt được là 148/182 trứng có phôi và 156/185 trứng có phôi. Như thế là đều trên 80% mỗi mẻ. Kể cũng là khá cao.

    Hiện tại Abu đang có kế hoạch mở rộng thêm việt ấp trứng này. Quanh xã của Abu có khá nhiều trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn, vì đây là vùng chăn nuôi trọng điểm của miền Bắc (Chương Mỹ - HN, nơi đặt trụ sở nhà máy CP miền bắc).

    Dự định của Abu là từ nay tới hết 2015 sẽ lập dàn áp trứng quy mô công nghiệp với ít nhất 5 máy, mỗi máy có công suất 17280 quả (180 trứng/khay, 3 khay/tầng, 16 tầng/giàn, 2 giàn/máy). Trong năm 2016, Abu sẽ mở rộng lên ít nhất là 5 tới 10 máy nữa cùng công suất, như vậy ít nhất Abu có 10 tới 15 máy. Sau 2016, tùy vào nhu cầu thị trường, năng lực tài chính đến đâu, Abu cũng có ý tưởng ứng dụng công nghệ cao vào hệ thống, có thể không hoàn chỉnh, nhưng tương tự hệ thống ấp trứng công nghiệp của các nước tiên tiến như Hà Lan hay Mỹ. Các hệ thống đấy gồm hệ thống tự động làm sạch trứng, phân loại trứng, nhặt trứng từ khay bảo quản vào khay ấp, hệ thống soi trứng, nhặt và đếm trứng ung và trứng sẽ ấp nở, đếm gia cầm con sau nở....Tất cả đều tự động. Cái này Abu cứ nói ra cho sướng thôi, chứ nó còn phụ thuộc vào năng lực tài chính của Abu thế nào đã.

    Tất cả các hệ thống này các bác có thể thấy điển hình như Pas Reform của Hà Lan chẳng hạn. Các bác vào http://www.pasreform.com/ hay kênh Youtube https://www.youtube.com/user/PasReformBV để xem Tây nó làm như thế nào.

    Quay trở lại, qua kinh nghiệm thực tế tự làm cũng như tham khảo trên các forum, Abu thấy nhất thiết phải kéo 3 pha cho hệ thống này, phải có máy phát 3 pha. Với mỗi máy ấp 17280 trứng, tổng công suất của 1 máy theo kinh nghiệm của Abu, sẽ giao động trong khoảng 6 tới 10 KW, tùy vào thiết kế hệ thống nhiệt, quạt gió, vỏ máy cách nhiệt, cấp khí lạnh và hút khí nóng có tốt không. Như vậy máy phát phải cỡ 150 KVA. Riêng phần ý tưởng và thiết kế, Abu có ý tưởng riêng của mình và sẽ chia sẻ dần để các bác phản biện sau.

    Việc chính là Abu nhờ tư vấn hệ thống điểu khiển nhiệt, ẩm, đảo trứng, hút khí nóng, điều khiển nguồn với ATS. Abu thấy PLC có thể thực hiện việc điểu khiển tủ ATS. Đang băn khoăn không biết liệu PLC có thể làm được một số tác vụ nữa hay không, nay nhờ các bác chỉ giáo cho. Bác nào có nhã hứng, có thể thiết kế, chế tạo, lắp ráp riêng phần điện và tự động hóa của yêu cầu này, có thể gửi mail cho Abu theo: ceo.abu@gmail.com. Riêng phần cơ khí, gồm khung, giàn ấp, vỏ máy, đảo trứng... Abu có thể tự làm. Sau đây sẽ là yêu cầu kỹ thuật cơ bản của Abu. Các bác xem rồi cho ý kiến nha. Cám ơn các bác trước nha.

    Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của Abu nhờ các bác tư vấn là:
    1. Nhiệt độ: Abu thấy có công nghệ logic mờ có thể khắc phục được quán tính nhiệt của điện trở nhiệt, như các cơ sở sản xuất máy ấp quảng cáo, cũng như ứng dụng nhiều trong bộ điều khiển máy lạnh. Với máy ấp, nhiệt độ đều là tối quan trọng. Tuy nhiên, Abu cũng chưa thấy yên tâm, vì chưa sử dụng bao giờ, cũng không thấy forum nào nói về nó cả. Không biết phương án sử dụng logic mờ để điều khiển nhiệt độ của điện trở có ổn không?

    2. Nếu logic mờ là ổn, nó (logic mờ) có thể được lập trình trên PLC để điểu khiển nhiệt độ không? Chỉ riêng nhiệt độ thôi, còn với độ ẩm, đảo trứng, hẹn giờ đảo trứng, kiểm soát nồng độ CO2 và O2 trong máy ấp, thì Abu thấy PLC hoàn toàn có thể làm được.

    3. Sử dụng PLC và PLC có logic mờ, thì có cần dùng Contactor nữa hay không? Ở máy 1260 trứng của Abu, dùng bộ điều khiển dạng ON/OFF của Fox nên buộc phải dùng Contactor. Với công suất khoảng 6-10 KW/máy, việc PLC điều khiển trực tiếp điện trở nhiệt, theo Abu là không thể. Mà nếu đã dùng Contactor, thì ắt sẽ có quán tính nhiệt, vì Contactor hoạt động ở dạng ON/OFF mà.

    4. Abu nghe nói, nhiệt điện trở có thể được điều khiển bằng biến tần. Abu cũng nghe nói, biến tần phần lớn chỉ dùng để điều khiển Motor. Vậy: cái nào mới là chính xác? Abu cần thiết bị kiểu như: nhiệt độ cao -->tự động giảm dòng tới giới hạn (tương tự kiểu dimmer) -->nhiệt độ giảm dần --> ngưỡng cân bằng. Không biết giải pháp cho cái này sẽ là gì?

    5. Bản thân PLC có thể dùng làm máy chủ được không? Hay phải thiết kế hệ thống máy chủ khác để điểu khiển và giám sát PLC. Abu có ý tưởng về 1 máy chủ có thể điều khiển, kiểm tra, giám sát qua internet tất cả hệ thống máy ấp về tất cả nhiệt độ, ẩm độ, đảo trứng, hẹn giờ, tương tự như Smart Center của Pas Reform. Đồng thời, mỗi máy có thể được điểu khiển trực tiếp mà không thông qua máy chủ. Máy chủ này có thể kết nối hoàn chỉnh với các hệ thống khác như rửa trứng, phân loại, soi trứng.... được hay không?

    6. PLC điều khiển các máy ấp có thể cùng đồng thời điểu khiền hệ thống ATS cấp nguồn Lưới - Phát 3 pha không?

    7. Hệ thống điện của Abu không có bất kỳ thiết bị 3 pha nào, đơn thuần 1 pha 2 dây. Khi bất kỳ 1 pha nào bị sụt áp, quá áp, lệch pha, mất pha, đảo pha thì ATS tự động chuyển sang dùng của pha khác có áp định mức (khoảng 170-240 V). Chỉ khi nào cả 3 pha cùng mất, mới khởi động máy phát. Giải pháp của các bác sẽ như thế nào? PLC có thể giải quyết được không?

    8. ATS phải tự dừng khi máy phát có sự cố như nhiệt độ bộ tản nhiệt máy phát quá cao, áp suất dầu trong cacte quá thấp, rotor bị kẹt.....

    9. ATS phải có hệ thống test kiểm tra không cần cắt nguồn lưới. Cái này thì Abu thấy đơn giản, dùng 2 MCCB 3 pha trước lưới vào ATS và sau máy phát ra tải là OK.

    Như vậy là Abu có 9 yêu cầu kỹ thuật cần các bác trợ giúp. Bác nào có ý kiến và đưa ra giải pháp cho yêu cầu kỹ thuật nào, xin đánh số vào yêu cầu đó để mọi người cùng thảo luận nha.
    Trân thành cảm ơn các bác!
    Kính!
    Last edited by ceo.abu; 16-11-2014, 20:34.

Về tác giả

Collapse

ceo.abu Tìm hiểu thêm về ceo.abu

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X