Thông báo

Collapse
No announcement yet.

hướng dẫn đọc sơ đồ mạch điện

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • hướng dẫn đọc sơ đồ mạch điện

    không biết trong diễn đàn có chủ đề này chưa,hiện mình thấy vấn đề này cần quan tâm,vì ít nhiều thì khi ra trường làm trong các nhà máy,công trình vvv.. thì vấn đề nhìn sơ đồ mạch điện và bản vẽ là rất quan trọng,quan trọng nhất là sinh viên nhìn vào hiểu được bao nhiêu,mình ra trường thì nhìn vào hiểu không được 1%,nhìn bản vẽ điện trong nhà máy để khắc phục lỗi hệ thống sao thấy khó quá.
    sẵn tiện hỏi mấy anh chị trong bản vẽ này thì diode1 dùng làm gì nhé,em nghĩ là bảo vệ nhưng không hiểu chắc lắm và phân tích mạch cũng không được tốt lắm
    Attached Files

  • #2
    Mặc dù đang học phân tích mạch, nhưng giáo viên cũng chỉ đa số dạy cách giải bài tập chứ chả dạy cái cách phân tích gì cả.

    Con diode D1 đó bó tay. Không biết gắn thêm để làm gì, hình như mạch này bị thiếu..

    Comment


    • #3
      theo toi nghi thi con D1 chi co nghiem vu de ko cho dong qua nhanh do khi dong c0ng tac tay thoi
      chu mach ve van thieu nhu the thi cung ko ro la co dung ko nua
      hay no con co nhiem vu de mo mach nao do thi toi cung ko ro

      Comment


      • #4
        con đi ốt này để bảo vệ 1 linh kiện nào đó khi cuộn dây của động cơ xả điện áy mà

        Comment


        • #5
          tại sao cuông dây xả điện,ở đó là van dầu,van điện một chiều,mạch này không thiếu, mình vẽ điều khiển một cái van đó thôi.mạch này mình cắt một phần trong toàn mạch trong bản vẽ điện của nhà máy mình.thú thật mình không hiểu bọn tay mắc diode1 thêm làm gì,và cái van nào nó cũng mắc 2 con như hình mình vẽ.
          nói như các bạn trên cũng đúng,đi học o hề biết bản vẽ là gì,nhưng khi bạn bước vào môi trường làm việc thì mời đọc bản vẽ nhé,mình nghĩ đó cũng là một cái khiếm khuyết của sinh viên trong lúc còn ngồi học,vì thực tiễn quá xa,trong khi bước ra đi làm,sinh viên nào cầm bản vẽ điện đọc hiểu >50% thì chuẩn bị lên lương nhé,bởi thế hy vọng có các anh chị nào kinh nghiệm đang làm hoặc công tác thường xuyên tiếp xúc bản vẽ hy vọng ghé qua góp ý để anh em có thêm kinh nghiệm

          Comment


          • #6
            xin nói rỏ là 2 diode này không qua mạch nào nữa các bác,mà chỉ trực tiếp như thế,mỗi cái van đều có 2 con như thế,van được điều khiển theo 2 đường,tự động thì theo tuần tực của chu trình,còn tay thì trực tiếp.
            chú ý là không có bất kỳ mạch hay linh kiện nào ngoài hệ thống gồm nhiều van,và một van thì có 2 con diode như thế,van sử dụng 24VDC ( ở đây là van dầu thủy lực)

            Comment


            • #7
              Bạn nên vẻ hình lại rỏ hơn một chút,hình mờ quá không biết nối đi dâu.

              Comment


              • #8
                bấm vào jum lên thấy cũng rõ mà bạn
                Attached Files

                Comment


                • #9
                  Hầu như đa số các thiết kế mạch rơ le kéo bằng bán dẫn thường lắp thêm 1 diode ngược giống D1 như thế. Nó bảo đảm không có điện áp ngược cảm ứng khi ngắt điện ra khỏi rơ le.

                  Khi có diode này, điện áp cảm ứng ngược sẽ bị ngắn mạch qua diode. Và vì thế dòng trong rơ le sẽ không giảm đột ngột, mà giảm theo hàm mũ. Đây có thể là 1 nhược điểm của mạch đối với các mạch cần cắt nhanh.

                  Diode D2 là để dự phòng, để có thể léo một rơ le hay một mạch điện khác. Nó sẽ có chức năng của một phần tử trong toán tử "OR". Thí dụ đầu ra của 4 cái D2 nối chung và nối vào 1 rơ le chẳng hạn.
                  Nhóc thích nghịch điện,
                  Nhóc thích xì păm,
                  Nhóc thích trêu mấy anh.
                  Hi hi.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                    Hầu như đa số các thiết kế mạch rơ le kéo bằng bán dẫn thường lắp thêm 1 diode ngược giống D1 như thế. Nó bảo đảm không có điện áp ngược cảm ứng khi ngắt điện ra khỏi rơ le.

                    Khi có diode này, điện áp cảm ứng ngược sẽ bị ngắn mạch qua diode. Và vì thế dòng trong rơ le sẽ không giảm đột ngột, mà giảm theo hàm mũ. Đây có thể là 1 nhược điểm của mạch đối với các mạch cần cắt nhanh.

                    Diode D2 là để dự phòng, để có thể léo một rơ le hay một mạch điện khác. Nó sẽ có chức năng của một phần tử trong toán tử "OR". Thí dụ đầu ra của 4 cái D2 nối chung và nối vào 1 rơ le chẳng hạn.
                    Cô Nhóc nói đúng đó. Diode này được gọi là diode Free-Whelling, nhiệm vụ của nó là xả năng lượng phản kháng từ cuộn dây khi ngắt mạch. Lúc đó điện áp của cuộn dây sẽ tăng vọt theo định luật Lenz. Vì vậy để bảo vệ cách điện của cuộn dây và giải phóng năng lượng tích trử trong cuộn dây người ta phải dùng diode này để xả năng lượng phản kháng đó.Trong trường hợp cuộn dây có điện thì diode này bị phân cực ngược nên không hoạt động. Đây không phải là nhược điểm của mạch mà là ý đồ của nhà thiết kế bởi vì ta không thể nào thay đổi một dòng điện trong cuộn dây từ một giá trị xác định về giá trị 0 trong một thời gian rất ngắn mà phải chờ nó xả năng lượng phản kháng tích luỷ trong cuộn dây hết thì dòng điện mới trở về 0 được.Diode D2 mình không biết nó sử dụng vào việc gì bởi vì bạn không vẽ những mạch liên quan phía sau nó. Mình đã sửa một số cuộn soleniod ở một số hệ thống van thuỷ lực thì thấy rằng đôi khi họ còn mắc thêm một tụ điện có trị số nhỏ chừng vài chục nF song song với diode D1 để chống nhiểu.
                    Thân chào.

                    Comment


                    • #11
                      Đúng rùi, có cái này mỉnh thắc mắc, năng lượng sinh ra từ cuộn dây ở dạng áp, nhưng sao không xả về 0 VDC mà xả về nguồn, nếu thế nguồn > thế tích lũy, thì có xả được không ?

                      Comment


                      • #12
                        chính xác sao không xả về 0V mà ,nếu có phản kháng thì phải xả về ov chứ,và chắc là xả về oV rùi lúc đó con D1 đâu thấy làm gì đâu.
                        đúng là bác gì trên đó nói đúng đấy,mạch này van luôn dừng đột xuất,cứ đang chạy thích là dừng kình kình,dập kinh lắm.
                        nếu có điện áp tích lũy trong cuộn dây thì mình kiểm ra bằng cách nào,.
                        tất cả trong sơ đồ còn lại cũng mắc song song các van như vậy thôi,mình ngâm cứu thành ra ngu như kiến ,nên bó giò rùi,mong các đại ca chỉ giáo

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi nguyentienxi Xem bài viết
                          chính xác sao không xả về 0V mà ,nếu có phản kháng thì phải xả về ov chứ,và chắc là xả về oV rùi lúc đó con D1 đâu thấy làm gì đâu.
                          đúng là bác gì trên đó nói đúng đấy,mạch này van luôn dừng đột xuất,cứ đang chạy thích là dừng kình kình,dập kinh lắm.
                          nếu có điện áp tích lũy trong cuộn dây thì mình kiểm ra bằng cách nào,.
                          tất cả trong sơ đồ còn lại cũng mắc song song các van như vậy thôi,mình ngâm cứu thành ra ngu như kiến ,nên bó giò rùi,mong các đại ca chỉ giáo
                          Lúc bình thường thì điện áp + sẽ đặt ở Cathod còn điện áp - đặt ở Anod của D1 nên D1 bị phân cực ngược nên không dẫn. Khi cắt dòng điện qua valve thì trên cuộn cây sẽ xuất hiện một điện áp cảm ứng có chiều ngược lại theo định luật Lenz. Lúc đó thì điện áp + đặt trên anod còn điện áp - đặt trên cathod của D1 . Diode D1 trở thành phân cực thuận nên dẫn. Con đường qua D1 là ngắn nhất để xả năng lượng phản kháng. Điện trở của D1 là phi tuyến, khi điện áp lớn thì điện trở của nó giảm nên thời gian xả rất nhanh. Nếu trả về nguồn thì thời gian xả sẽ chậm hơn vì phải qua nhiều linh kiện hơn nên valve không thể cắt nhanh được. D2 bạn vẽ không rõ nên mình không biết nó nối vào đâu nên không thể chỉ ra tác dụng của nó. Điện áp cảm ứng tích luỷ trong cuôn dây không thể dùng đồng hồ đo bình thường để kiểm tra được mà phải dùng máy hiện sóng để kiểm tra dạng sóng và đánh giá.
                          Thân chào.

                          Comment


                          • #14
                            Nhóc gởi cái hình lên để anh xem:

                            Khi công tắc đóng (On) dòng điện và điện áp theo chiều như hình vẽ. bên trái. Trị số điện áp đặt lên cuộn dây là điện áp nguồn Un. Trị số dòng điện=Un /R, với R là điện trở cuộn dây. Chiều của dòng điện từ dương qua âm. Chiều điện áp trùng với chiều điện áp nguồn (+ trên, -dưới).

                            Khi công tắc mở ra:

                            a/ Nếu không có diode thì dòng điện sẽ giảm đột ngột. Điện áp cảm ứng sẽ có chiều sao cho dòng điện chống lại sự biến thiên dòng điện sinh ra nó. Như vậy trong trường hợp này là chiều chống lại sự giảm dòng, nghĩa là chiều duy trì dòng. Chiều đó sẽ là chiều ngược lại với điện áp nguồn (- trên, +dưới). Vì dòng biến đổi rất đột ngột, nên điện áp này có biên độ rất lớn. (đường đặc tính dòng và áp nét chấm chấm màu đỏ).

                            b/. Nếu có diode: Điện áp sinh ra sẽ bị ngắn mạch qua diode. Dòng điện sẽ bằng E cảm ứng chia cho R. Do đó, dòng điện sẽ giảm từ từ. Sức điện động cảm ứng có biên độ tối đa = U nguồn, Điện áp bên ngoài chỉ còn điện áp giáng của diode. Toàn bộ sức điện động cảm ứng rơi trên điện trở của cuộn dây. (Đường biểu diễn dòng và áp màu xanh).

                            Do đó, diode này sẽ bảo vệ chống quá áp trên 2 đầu cuộn dây. Điện áp xung này có thể làm hư hỏng các thiết bị nối gần cuộn dây ( thí dụ nếu thay công tắc bằng Transistor hay linh kiện bán dẫn khác). Ngoài ra nếu xung quá nhọn, và quá cao có thể gây phóng điện làm hư hỏng cách điện.

                            Attached Files
                            Nhóc thích nghịch điện,
                            Nhóc thích xì păm,
                            Nhóc thích trêu mấy anh.
                            Hi hi.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi nguyentienxi Xem bài viết
                              tại sao cuông dây xả điện,ở đó là van dầu,van điện một chiều,mạch này không thiếu, mình vẽ điều khiển một cái van đó thôi.mạch này mình cắt một phần trong toàn mạch trong bản vẽ điện của nhà máy mình.thú thật mình không hiểu bọn tay mắc diode1 thêm làm gì,và cái van nào nó cũng mắc 2 con như hình mình vẽ.
                              nói như các bạn trên cũng đúng,đi học o hề biết bản vẽ là gì,nhưng khi bạn bước vào môi trường làm việc thì mời đọc bản vẽ nhé,mình nghĩ đó cũng là một cái khiếm khuyết của sinh viên trong lúc còn ngồi học,vì thực tiễn quá xa,trong khi bước ra đi làm,sinh viên nào cầm bản vẽ điện đọc hiểu >50% thì chuẩn bị lên lương nhé,bởi thế hy vọng có các anh chị nào kinh nghiệm đang làm hoặc công tác thường xuyên tiếp xúc bản vẽ hy vọng ghé qua góp ý để anh em có thêm kinh nghiệm
                              .

                              Đọc bản vẽ mà không hiểu gồm 2 lý do:

                              1-không biết cách đọc: một cái máy không phải chỉ có 1 trang tài liệu, nó đôi khi hàng chồng sách sẻvice. đang đọc cuốn này,bỏ sang đọc cuốn khác để tỉm hiễu liên tục 1 vấn đề.Tài liệu được đánh tọa độ và số trang,số quyển.Chi tiết trên bản vẽ được ghi cụ thể.

                              2-Không đủ trình độ phân tích: không ai tự giỏi cả,làm lâu tích lủy được nhiểu kinh nghiệm, vấn đề này phải có thời gian.

                              Tóm lại bạn phải cố gắng học hỏi không ai tự nhiên mà giỏi được.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nguyentienxi Tìm hiểu thêm về nguyentienxi

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X