Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điều khiển động cơ DC công suất lớn

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Điều khiển động cơ DC công suất lớn

    Điều khiển động cơ DC công suất lớn thì phương pháp truyền thống là điều chỉnh mức điện áp cấo cho Moto . Phương pháp này gây tổn hao khá lớn trên thiết bị điều khiển .
    Phương pháp mới là sử dụng cách cung cấp nguồn ngắt quãng với chu kỳ lập lại nhanh .
    Khi cần động cơ quay với công suất nhỏ thì thời gian đóng điện cho Moto sẽ ngắn hơn thời gian ngắt .
    Khi cần động cơ chạy với công suất lớn thì thời gian cấp điện cho động cơ sẽ lớn hơn thời gian ngắt .
    Chu kỳ đóng mở phải chọn sao cho động cơ khỏi bị giật cục . Do các động cơ có quán tính nên vẫn đảm bảo tốc độ quay tròn đều với điện áp ngắt quãng .
    Như vậy bộ điều khiển chỉ có hai trạng thái . Ngắt điện hoàn toàn và dẫn bão hòa , nên tổn hao nhiệt trên bộ Điều khiển sẽ rất nhỏ .
    Linh kiện để thực hiện việc điều tiết xung đóng mở có thể dùng TL 494 phổ thông . Nó sẽ được điều khiển bằng một điện áp biến thiên 0>+5v
    Khi điện áp điều khiển là +5v thì xung mở có chu kỳ lớn nhất

    Tuy vậy đây chưa phải là một board mạch hoàn hảo
    Attached Files
    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
    nguyendinhvan1968@gmail.com

    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

  • #2
    To bác nguyendinhvan, cho em hỏi anh đã điều khiển động cơ DC có công suất lớn nhất là bao nhiêu ? Và cho em hỏi tại sao anh có thể kết luận về 2 phương án điều chỉnh của bác ở trên. Như em giả định, từ lưới đến động cơ DC đối với 2 phương án trên, phương án chỉ cần một bộ biến đổi, còn phương án 2 thì nhất thiết phải 2 bộ phải không bác.

    Comment


    • #3
      Động cơ dưới 1HP được gọi là động cơ nhỏ.

      Comment


      • #4
        bạn có tính đến tình huống tải thay đổi đột ngột không ,thí dụ trong máy may công nghiệp, động cơ khởi động từ 0 đền 150rpm ,trên đường may có đoạn 2 lớp vải, có đoạn 6 lớp , nhiều mạch có thêm chức năng hạn chế tốc độ khi tín hiệu hồi tiếp bị mất (đứt dây điện )

        Comment


        • #5
          Có thể "dằm" cái sóng sin 50 Hz ra từng mảnh bằng thyristor cũng được chứ các bạn. Kỹ thuật này đang được xử dụng trên động cơ 2.2 KW.

          Comment


          • #6
            Mình đang có ý điều khiển cái moto hiện đang có ở nhà , điện áp của nó là 12V ( max 24V ), dòng điện tải 6A . ( không biết là công suất như vậy đã được coi là lớn chưa ??? )

            Bây giờ mình đang làm cái mạch cầu H . Bác nào rành về mấy con công suất chỉ bảo xem tại hạ nên dùng loại Transistor để chạy tốt mà có giá thành rẻ mạt nhất ??? ( Mình đã dùng thử IC L298 , cho mấy con motor bé bé còn được , biết là nó không dùng được cho con motor to này )
            ( mình định dùng transistor loại vỏ kiểu TO220 ) cho nó gọn . Bác nào gợi ý dùng 2N3055 ( không dùng được ) .
            Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

            Comment


            • #7
              Động cơ công xuất lớn phải là những động cơ dùng trong các dây truyền công nghiệp có công suất cỡ hàng chục kW trở lên. Các bác thử nghĩ xem với những động cơ có dòng và áp lớn như vậy mà bác đột ngột ngắt động cơ ra khỏi lưới thì sức phản điện động sẽ được xử lý thế nào. Nó không đơn giản như mạch cầu H mà các bác dùng để điều khiển động cơ 1 chiều công suất nhỏ đâu.

              Bác nguyendinhvan thử nghĩ xem nếu động cơ có mức điện áp 440V và dòng điện 50A thì phương pháp của bác có hiệu quả không.

              Comment


              • #8
                Các bác cho em hóng hớt tẹo

                Các động cơ công suất lớn trong công nghiệp thì thường dùng phương pháp gì để điều khiển, công suất cỡ vài KW thì mấy cách dùng điều khiển mấy cái động cơ con con gần như không thế dùng được.

                Đáp ứng của động cơ với các phương pháp đó ?

                Biến tần được ứng dụng để điều khiển động cơ như thế nào ?

                Mong các bác chỉ giáo !

                Comment


                • #9
                  To phamthaihoa, động cơ DC công suất lớn trong công nghiệp người ta dùng bộ chỉnh lưu Thyristor, tùy yêu cầu dải điểu chỉnh có thể điều chỉnh cả điện áp cấp cho khâu kích từ. Nếu yêu cầu cao về sóng hài, hay công suất rất lớn thì phải thêm khâu lọc đầu vào hoặc đắt hơn thì bây giờ có chỉnh lưu tích cực (active rectifier).
                  Còn biến tần thì ứng dụng cho động cơ xoay chiều. Tùy công suất động cơ xoay chiều mà có phương pháp điều khiển riêng, trên lớp chỉ dạy phương pháp nhưng các thầy không nói rõ cụ thể là biến tần đó đáp ứng với tần số ra bao nhiêu hay công suất lớn nhất có thể.
                  Còn đáp ứng của mỗi phưong pháp thì cậu học tự động, đang học truyền động nhỉ, mở sách ra mà xem, he he

                  Comment


                  • #10
                    Xin lỗi là tôi chưa trình bày rõ .
                    Ở đây tôi muốn đề cập đến loại động cơ từ 12 tới vài chục von DC thôi .
                    Cái mạch bé nhỏ vậy chỉ có thể cho động cơ 100>300w/12>24v thôi ( 10>30A )

                    Còn loại động cơ hàng Kw và chạy 220Vac trở lên đương nhiên phỉ có giải pháp khác
                    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                    nguyendinhvan1968@gmail.com

                    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                    Comment


                    • #11
                      Đối với động cơ một chiều có chổi than thì các bác có thể điều khiển động cơ theo cách điều chế điện áp cấp cho phần ứng, điều chỉnh từ thông mạch kích từ hay điều chỉnh điện trở. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng và tùy từng ứng dụng mà người ta chọn một (hay kết hợp) phương pháp điều khiển cụ thể.

                      Với sự phát triển của công nghệ điện tử thì cách điều khiển điện áp phần ứng hiện nay rất thông dụng. Mạch cầu H mà các bác thường dùng cũng là một dạng điều chế điện áp. Nó có cấu trúc cầu để có thể đảo dấu điện áp phần ứng cấp cho động cơ. Còn nếu không cần đảo dấu điện áp thì chỉ cần một con MOSFET. Hiện nay trong các ứng dụng với các động cơ nhỏ mạch cầu H được dùng rất phổ biến.

                      Còn đối với động cơ một chiều không chổi than (BLDC) thì cách điều khiển lại hoàn toàn khác. Nó gần giống với cách điều khiển dùng cho động cơ xoay chiều.

                      Comment


                      • #12
                        Nếu các bác sử dụng động cơ DC công suất vừa phải, áp thấp lấy từ sau biến thế thì bác có thể sử dụng một mạch triac ở ngõ vào 220AC của biến thế, gọi là cái dimmer ấy mà, đầu ra nắn lọc bình thường là xài được rồi. Cách này dùng cho motor khoảng dưới vài trăm W. Còn các DC motor công suất lớn, áp cao dòng lớn thì phải xài cầu H từ bjt, IGBT hoặc SCR. Vừa phải thì dùng mosfet. Khi đó kỹ thuật PWM là phổ biến nhất.
                        To bác QD, bác điều khiển motor 12v, 6a là cũng tương đối nhỏ thôi, bác nên dùng mosfet làm cầu H để điều khiển. Nhưng lưu ý một chút là khi thiết kế cầu H, bác để ý kỹ đặc tuyến SOA của các mosfet, có thể dùng cặp 540-9540 đồ cũ bán đầy rẫy, giá cũng rẻ rề. Cái chính là trong SOA nó cho phép dòng DC của con fet đó tối đa là bao nhiêu ứng với áp 12vdc, nếu một con không đủ thì 2 con song song vậy. BJT vỏ to220 không có con nào đảm bảo dòng 6A nằm trong vùng SOA đâu.
                        Thân.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi thaokhau Xem bài viết
                          Nếu các bác sử dụng động cơ DC công suất vừa phải, áp thấp lấy từ sau biến thế thì bác có thể sử dụng một mạch triac ở ngõ vào 220AC của biến thế, gọi là cái dimmer ấy mà, đầu ra nắn lọc bình thường là xài được rồi. Cách này dùng cho motor khoảng dưới vài trăm W. Còn các DC motor công suất lớn, áp cao dòng lớn thì phải xài cầu H từ bjt, IGBT hoặc SCR. Vừa phải thì dùng mosfet. Khi đó kỹ thuật PWM là phổ biến nhất.
                          To bác QD, bác điều khiển motor 12v, 6a là cũng tương đối nhỏ thôi, bác nên dùng mosfet làm cầu H để điều khiển. Nhưng lưu ý một chút là khi thiết kế cầu H, bác để ý kỹ đặc tuyến SOA của các mosfet, có thể dùng cặp 540-9540 đồ cũ bán đầy rẫy, giá cũng rẻ rề. Cái chính là trong SOA nó cho phép dòng DC của con fet đó tối đa là bao nhiêu ứng với áp 12vdc, nếu một con không đủ thì 2 con song song vậy. BJT vỏ to220 không có con nào đảm bảo dòng 6A nằm trong vùng SOA đâu.
                          Thân.
                          Cám ơn rất nhiều , để tôi dùng thử con mosfet xem sao .

                          Tôi thấy có người dùng SCR để làm cầu H , SCR hàng chục A giá thì rẻ lại dễ mua , bác nào có kinh nghiệm làm mạch cầu H với SCR không ???

                          Có cần chú ý gì về thiết kế không ??? , tôi thấy phải ghim cực G của nó với điện trở rất thấp thì khi chuyển xung nó mới cắt điện . Còn không nó cứ mở mãi ...
                          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                          Comment


                          • #14
                            Bác thử cấp nguồn cầu H bằng AC đi. Lúc đó chỉ cần điều khiển đóng. Không còn lo cái vụ tắt nữa.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi quocthai Xem bài viết
                              Bác thử cấp nguồn cầu H bằng AC đi. Lúc đó chỉ cần điều khiển đóng. Không còn lo cái vụ tắt nữa.
                              Tôi có dùng SCR làm cầu H . Cho điện AC 12V thì chạy " quá tốt " rồi .

                              - Với SCR chỉ có trường hợp xung biến đổi trạng thái chu kỳ hoặc điện áp tác động GK đảo chiều mới tắt SCR .

                              Đằng này tôi lại muốn sử dụng nguồn đơn thuần đã là 1 chiều . Và nó đã khó khăn trong việc cắt . ( Đóng thì dễ và cắt thì khó ) .

                              Theo một số tài liệu , tôi đã ghim 1 điện trở 100 ôm với GND để giảm khả năng Hold với những SCR quá nhạy cảm .
                              Hiện tại xác xuất lỗi là 1 % , cứ 10 lần thao tác đóng cắt SCR thì có 1 lần không cắt được .

                              --- Tôi đang nảy ra " ngu ý " là vẫn dùng nguồn đơn thuần 1 chiều để cung cấp cho SCR ( ví dụ ắc quy , pin ...v.v ) nhưng sẽ lấy 1 dòng suất điện động từ chính motor phát ra để " tắt SCR " , vì trong 1 số sách tôi đã đọc qua , có một số tài liệu có nói về cách điều khiển và khóa chắc SCR đóng vì nhiễu motor , bánh đà có thể làm tắt SCR .

                              Căn cứ vào câu nói này , tôi nảy ra ý như vậy . Không biết ai có cao kiến gì tiếp không ???
                              Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X