Thông báo

Collapse
No announcement yet.

ESR - Equivalent Series Resistance

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • ESR - Equivalent Series Resistance

    Đây là một khái niệm khá quan trọng cho việc lựa chọn các tụ tantalum. Bạn nào biết khái niệm này là gì nhỉ?

    Chúc vui.
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

  • #2
    Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
    Đây là một khái niệm khá quan trọng cho việc lựa chọn các tụ tantalum. Bạn nào biết khái niệm này là gì nhỉ?

    Chúc vui.
    ESR là thế này:


    Đây là cái để đo nó:


    Làm tí lý thuyết cho nó oai:
    http://www.lowesr.com/QT_LowESR.pdf

    Comment


    • #3
      Theo em học lớp 12 thì tụ và cuộn cảm trên thực tế đều không hoàn hảo, có nghĩa là không nhiều thì ít, các thiết bị này đều gây ra một "sự cản trở dòng điện" trong mạch bên cạnh các chức năng lý thuyết của nó. Đó có thể là vì bản thân kim loại làm cuộn cảm hay các chân của tụ điện có điển trở,etc.. Do đó người ta có khái niệm ESR này để chỉ điện trở hiệu dụng mà các linh kiện này gây ra trong mạch trong điều kiện nhất định

      Comment


      • #4
        Thế công thức thể hiện của nó ra sao nào. Người ta đưa ra khái niệm [latex]\delta[/latex] là có quan hệ gì nhẩy.

        Chú OP2507 không chơi báo tiếng Anh, đang hỏi tiếng Việt hehe...

        Chúc vui
        Falleaf
        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

        Comment


        • #5
          [latex]\delta[/latex] = ESR/Zc (hoặc = phần năng lượng bị mất/ phần năng lượng có ích được chứa trong tụ??)
          Do đó khái niệm delta đc đưa ra cho thấy chất lượng của tụ. Từ công thức trên ta thấy delta càng lớn thì ESR càng lớn với Zc không đổi:P Nói một cách nôm na thì delta càng lớn thì càng tiêu tốn nhiều "điện" vô ích cho cái tụ đấy và càng làm nó nóng lên, đến một điểm nào đó có thể làm thay đổi "bản chất của tụ" như là sai lệch điện dung lý thuyết của tụ đôi khi còn hỏng lun tụ:P. Còn một đại lượng là nghịch đảo của delta là Q = quality. Do đó khi chọn linh kiện thì xem xét đến đại lượng Q hoặc [latex]\delta[/latex] để đánh giá chất lương tụ hay cuộn cảm, etc..
          Công thức cụ thể trong tài liệu của anh OP em nghĩ là đủ rồi, trong đó D chính là cái [latex]\delta[/latex] mà anh F đưa ra
          Em không học về điện tử nên có gì các anh bổ xung thêm nhé

          Comment


          • #6
            Hehe, chặn trước luôn hỉ...

            Thế hỏi tiếp, thông thường các tụ điện ở tần số thấp là khoảng 120Hz, thế thì các giá trị của nó theo mức giá trị tụ điện sẽ thường rơi vào khoảng bao nhiêu?

            Chỉ cần đưa ra con số để tham khảo, vì cần có con số này, người thiết kế mới biết như thế nào là vừa phải, chứ nếu không có, thì chẳng lẽ mỗi lần sẽ ngồi tính lại từ đầu?

            Nhớ là phân theo giá trị nhé.

            Chúc vui.
            Falleaf
            Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
            58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
            mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

            Comment


            • #7
              hình như ở tần số thấp thì ESR xấp xỉ bằng Zc = 1/wC =1/(2 pi.f.C) . Nếu đúng thế thì cứ thay pi,f,C vào là ra ESR, hehe em không chắc nó đúng nên chưa dám thay vài cái C cụ thể vào ạ Em không chắc làm về cái này, bro nào biết thi sửa sai hộ em phát

              Comment


              • #8
                Từ mạch tương đương trên, bác vẽ ra tam giác tổng trở. Góc lệch giữa U và I là góc alpha. Góc phụ với nó là góc tê ta. Còn gọi là góc tổn thất.
                Tang tê ta chỉ hệ số tổn thất của tụ điện, thường được tính bằng phần trăm.

                D = tang tê ta = R / Xc

                Ở trị số tê ta rất thấp, thì tang tê ta sẽ gần bằng sin tê ta

                D= sin tê ta = R / Zc

                Khái niệm tang tê ta thường được dùng để đánh giá chất lượng của chất cách điện trong kỹ thuật điện. Thí dụ trong các hạng mục thử nhiệm máy biến áp lực luôn có hạng mục đo tang tê ta.

                Comment


                • #9
                  Nguyên lý thì như thế đồng ý với các bạn. Nhưng nó được dùng trong kỹ thuật chế tạo máy đo chất lượng tụ. Này nhé, trong 1 board mạch bạn không thể có thì giờ để tháo từng cái tụ ra mà kiểm tra ( mà nếu bạn cứ làm vì có nhiều thời gian thì bạn cũng sẽ làm nát bét mạch của người ta ra ). Máy đo ESR sẽ giúp bạn tìm ra tụ hư chính xác và mau lẹ

                  Comment


                  • #10
                    Tôi đã làm một cái đo ESR, chất lượng rất khá. Đo tụ trong mạch(tụ hóa) biết chính xác con nào còn tốt, con nào khô. Nói chung rất tiện dụng.

                    Comment


                    • #11
                      Bác nào biết chỗ bán tụ Tantalum 10microF, 25V, ESR 300R ở chỗ nào tp Hồ Chí Minh thì chỉ giúp gà em với. Em đã hỏi quanh chợ Nhật Tảo nhưng chỉ nhận dc mấy cái..lắc đầu thôi. Các bác trả lời sớm giúp em nhé. Em xin cảm ơn.

                      Comment


                      • #12
                        Tụ Tantalum

                        Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
                        Đây là một khái niệm khá quan trọng cho việc lựa chọn các tụ tantalum. Bạn nào biết khái niệm này là gì nhỉ?

                        Chúc vui.
                        Nhân tiện bác cả cho em biết chỗ nào ở thành phố HCM bán tụ Tantalum 10microF, 25V, có ESR:300R vì em đã hỏi quanh chợ Nhật Tảo rồi không ăn thua, chỉ thấy ..lắc đầu thôi. Mong bác hồi đáp sớm giúp em, nước đến gần ..chân răng rồi, ặc ặc.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi Hoang123 Xem bài viết
                          Tôi đã làm một cái đo ESR, chất lượng rất khá. Đo tụ trong mạch(tụ hóa) biết chính xác con nào còn tốt, con nào khô. Nói chung rất tiện dụng.
                          AE cho hỏi khi đo căn cứ vào đâu để biết số esr đo được bằng bao nhiêu là tốt, là chấp nhận đc, là xấu
                          số đo esr của tụ Pi Na F khác gì nhau và khác theo cái công thức cụ thể nào k ạ
                          Đời bể khổ :

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X