Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Analog IC design

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Khảo sát thông số lamda của Mosfet sử dụng PSPICE 9.1

    Đối với thiết kế vi mạch tương tự, việc hiểu rõ các thông số của linh kiện MOSFET là rất cần thiết đối với người kỹ sư, nó giúp người kỹ sư tự tin khi quyết định dùng công nghệ nào cho thiết kế của mình. Một trong những thông số quan trọng trong tính toán thiết kế các mạch điện cơ bản là lamda, tuy nhiên với mô hình mosfet hiện nay, thông số lamda không được mô tả trực tiếp như ở level 1/2 mà được mô tả thông qua hệ số PCLM, trong đó lamda được tính toán bằng công thức khá phức tạp. Do đó các kỹ sư sẽ khảo sát thông số này thông qua đồ thị I_V của linh kiện như thế sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn.

    Dưới đây là các thông số của linh kiện MOSFET (TSMC 0.35um) cùng một số thay đối cần thiết để có thể mô phỏng dùng PSPICE.
    Dữ liệu gốc mình tham khảo trên trang web www.mosis.com
    http://www.mosis.com/cgi-bin/cgiwrap...epi-params.txt

    ---------------------
    * ************************************************** **************************************
    * * TSMC 0.35um Mixed-mode/RF, 5.0 V ESD, 2-poly SPICE MODEL *
    * ************************************************** **************************************
    * <http://www.mosis.com/cgi-bin/cgiwrap/umosis/swp/params/tsmc-035/t88f_mm_epi-params.txt>
    * This model has been modified for use with PSPICE 9.1 student version
    * NMOS transistor model name: MN
    * PMOS transistor model name: MP
    *------------------------------------------------------------------------------------------
    .MODEL MN NMOS (
    +LEVEL = 7
    +TNOM = 27 MOBMOD = 1 CAPMOD = 2
    *
    * Process and parameters extraction related model parameters
    *
    +TOX = 7.8E-9 NLX = 4.058176E-7
    *
    * Threshold voltage related model parameters
    *
    +K1 = 0.6129988 K2 = 7.542666E-4 K3 = 100
    +K3B = -10 NCH = 2.2E17 VTH0 = 0.4730643
    +VOFF = -0.0876189 DVT0 = 0.4689888 DVT0W = 0
    +DVT1W = 0 DVT2W = 0 DVT1 = 0.2917777
    +DVT2 = -0.3 KETA = 3.56905E-3 PSCBE1 = 7.163825E8
    +PSCBE2 = 1E-3 PVTH0 = -0.05 PK2 = 4.477143E-5
    +WKETA = -1.015121E-3 LKETA = -0.0120304
    *
    * Mobility related model parameters
    *
    +U0 = 355.1321831 UA = -8.40947E-10 UB = 2.261637E-18
    +UC = 2.996492E-11 WR = 1
    *
    * Subthreshold related parameters
    *
    +DSUB = 0.7823743 ETA0 = 1 ETAB = -0.0732914
    +NFACTOR = 2.0725615
    *
    * Saturation related parameters
    *
    +PCLM = 1.676784 PDIBLC1 = 1.543456E-4 PDIBLC2 = 4.733841E-3
    +PDIBLCB = 0.1 DROUT = 3.345392E-4 PVAG = 3.072725E-3
    +DELTA = 0.01 VSAT = 1.875162E5 AGS = 0.1167968
    +A0 = 0.8883904 A1 = 0 A2 = 0.3740786
    +B0 = 1.155842E-6 B1 = 5E-6
    *
    * Geometry modulation related parameters
    *
    +DWG = -4.274339E-9 W0 = 3.02827E-5 DWB = 5.243879E-9
    +WL = 0 WLN = 1 WW = 0
    +WWN = 1 WWL = 0 LL = 0
    +LLN = 1 LW = 0 LWN = 1
    +LWL = 0
    *
    * Temperature effect parameters
    *
    +PRT = 0 UTE = -1.5 KT1 = -0.11
    +KT1L = 0 KT2 = 0.022 UA1 = 4.31E-9
    +UB1 = -7.61E-18 UC1 = -5.6E-11 AT = 3.3E4
    *
    * Overlap capacitance related and dynamic model parameters
    *
    +CGDO = 2.69E-10 CGSO = 2.69E-10 CGBO = 1E-12
    +CJSWG = 1.82E-10 PBSWG = 0.8 MJSWG = 0.1824357
    +CF = 0 PRDSW = -121.7614848 XPART = 0.5
    *
    * Parasitic resistance and capacitance related model parameters
    *
    +RDSW = 1.131183E3 PRWG = -0.1100856 PRWB = -0.2
    +CIT = 0 CDSC = 2.4E-4 CDSCD = 0
    +CDSCB = 0
    *
    * Common extrinsic model parameters
    *
    +WINT = 7.31909E-8 LINT = 2.503346531E-8 XJ = 1E-7
    +RSH = 78.2 CJ = 9.015359E-4 PB = 0.8
    +MJ = 0.3608969 CJSW = 2.782744E-10 PBSW = 0.8
    +MJSW = 0.1801287 )
    *
    .MODEL MP PMOS (
    +LEVEL = 7
    +TNOM = 27 MOBMOD = 1 CAPMOD = 2
    *
    * Process and parameters extraction related model parameters
    *
    +TOX = 7.8E-9 NLX = 2.06513E-7
    *
    * Threshold voltage related model parameters
    *
    +K1 = 0.4304724 K2 = -0.0112912 K3 = 86.4300172
    +K3B = -5 NCH = 8.52E16 VTH0 = -0.6954453
    +VOFF = -0.140743 DVT0W = 0 DVT1W = 0
    +DVT2W = 0 DVT0 = 0.3128439 DVT1 = 0.8240817
    +DVT2 = -0.2517458 KETA = -4.16221E-3 PSCBE1 = 7.927378E10
    +PK2 = 2.04063E-3 WKETA = 4.61596E-3 LKETA = -8.540344E-3
    +PSCBE2 = 5.007084E-10 PVTH0 = 0.0253723
    *
    * Mobility related model parameters
    *
    +U0 = 150.785921 UA = 1E-10 UB = 1.789607E-18
    +UC = -1.8798E-11 WR = 1
    *
    * Subthreshold related parameters
    *
    +DSUB = 0.2940371 ETA0 = 0.032156 ETAB = 5.85316E-3
    +NFACTOR = 2
    *
    * Saturation related parameters
    *
    +PCLM = 4.7751455 PDIBLC1 = 2.143338E-3 PDIBLC2 = -2.300289E-6
    +PDIBLCB = -6.805486E-4 DROUT = 2.413411E-4 PVAG = 15
    +DELTA = 0.01 VSAT = 1.999188E5 AGS = 0.3099053
    +A0 = 1.1641922 A1 = 4.218536E-3 A2 = 1
    +B0 = 2.120097E-6 B1 = 5E-6
    *
    * Geometry modulation related parameters
    *
    +DWG = -1.858462E-8 W0 = 6.598922E-6 DWB = 1.143752E-8
    +WL = 0 WLN = 1 WW = 0
    +WWN = 1 WWL = 0 LL = 0
    +LLN = 1 LW = 0 LWN = 1
    +LWL = 0
    *
    * Temperature effect parameters
    *
    +PRT = 0 UTE = -1.5 KT1 = -0.11
    +KT1L = 0 KT2 = 0.022 UA1 = 4.31E-9
    +UB1 = -7.61E-18 UC1 = -5.6E-11 AT = 3.3E4
    *
    * Overlap capacitance related and dynamic model parameters
    *
    +CGDO = 2.05E-10 CGSO = 2.05E-10 CGBO = 1E-12
    +CJSWG = 4.42E-11 PBSWG = 0.99 MJSWG = 0.3570517
    +CF = 0 PRDSW = -76.9871264 XPART = 0.5
    *
    * Parasitic resistance and capacitance related model parameters
    *
    +RDSW = 3.913702E3 PRWG = -0.1079321 PRWB = -4.46657E-3
    +CIT = 0 CDSC = 2.4E-4 CDSCD = 0
    +CDSCB = 0
    *
    * Common extrinsic model parameters
    *
    +WINT = 7.50604E-8 LINT = 2.5E-8 XJ = 1E-7
    +RSH = 150.7 CJ = 1.397158E-3 PB = 0.99
    +MJ = 0.5773462 CJSW = 3.176388E-10 PBSW = 0.99
    +MJSW = 0.3570517 )
    *
    --------------------------------------------------------
    Các bạn copy và lưu vào một file text (tên tùy chọn) sau đó đổi đuôi thành .LIB
    (ví dụ: MOSIS_TSMC035U.LIB)

    File mô tả mạch điện khảo sát thông số lamda có nội dung như sau:
    --------------------
    **
    *** MODEL LINK ***
    .LIB "MOSIS_TSMC035U.LIB"
    **
    *** source NMOS_TEST ***
    M_M1 VDD VGATE VSS VSS MN L=3.5E-7 W=5E-6

    V_DD VDD VSS PWL 0 0 10us 3.3V
    V_SS VSS 0 0
    V_GATE VGATE VSS 1.2Vdc
    **
    *** SPICE Analysis ***
    .TEMP 27
    .TRAN 0 10us 1ns 1ns
    .PROBE

    .END
    ---------------------------
    Các bạn copy và lưu vào một file .text (tên tùy chọn) sau đó đổi đuôi thành .sim.cir
    (ví dụ: lamda_L1u_NMOS.sim.cir)
    Các bạn để cả hai file trên chung một thư mục, sau đó khởi động PSpice AD Student, mở file .sim.cir và nhấn run.

    Lamda = (Ids2-Ids1)/(Vds2 - Vds1)

    Các bạn thử thay L = 0.5um/1um/2um/5um để khảo sát sự thay đổi của lamda, sau đó lưu lại để tham khảo sau này.

    Thân mến.

    Comment


    • #62
      Giới thiệu LTSpice dùng trong nghiên cứu thiết kế vi mạch tương tự

      Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
      Mình cũng đang tìm kiếm và tổng hợp một số lib cho các linh kiện cơ bản như NMOS, PMOS, Bipolar, . . . để có thể dùng trong một số thiết kế minh họa trên box này. Mình sẽ cố gắng đưa lên trong thời gian sớm nhất.
      Như đã hứa trước đây, mình đã tìm được tài liệu model các linh kiện cơ bản để có thể dùng minh họa các bài thiết kế cơ bản trong quá trình nghiên cứu thiết kế vi mạch, xin giới thiệu với mọi người:

      Liên kết tải phần mềm miễn phí LTspice IV của hãng Linear
      http://www.linear.com/designtools/software/#Spice
      Theo mình đây là bộ công cụ khá tốt dùng trong thiết kế mạch tương tự nói chung, và có thể dùng làm cơ sở cho các bài toán minh họa thảo luận trên diễn đàn. Quan trọng nhất là nó miễn phí, không có một số giới hạn như phần mềm PSPICE mình đã giới thiệu ở bài trước và đã được sử dụng trong một số chương trình đào tao analog ic design của các trường đại học trên thế giới.

      Cộng đồng Wiki sử dụng LTSpice:
      http://ltwiki.org/index.php5?title=Main_Page

      Tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng video rất bổ ích:
      http://ltwiki.org/index.php5?title=S..._and_Tutorials

      Các thành phần cần thiết dành riêng cho thiết kế vi mạch:
      http://ecee.colorado.edu/~ecen4827/spice.html
      + thư viện các biểu tượng: Basic 0.35u CMOS library components
      + thư viện mô hình: 5827_035.lib

      Thân mến.

      Comment


      • #63
        Thư ngỏ

        Chào các bạn,

        Thời gian vừa qua, lĩnh vực vi điện tử trên diễn đàn đã được khá nhiều bạn quan tâm, điều đó củng cố thêm niềm tin của mình vào tương lai phát triển của ngành thiết kế vi mạch tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số các e-mail nhận được từ các bạn sinh viên, mình nhận thấy các bạn rất khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin tham khảo và thiết kế vi mạch tương tự cũng ít được trao đổi trên các diễn đàn của các trường đại học. Vì vậy, với hy vọng có thể đóng góp một phần nào đó giải quyết vấn đề trên, mình mạnh dạn bắt đầu một chương trình giới thiệu về kỹ thuật thiết kế vi mạch tương tự. Dưới đây là nội dung cơ bản dành cho các bạn mới làm quen hoặc có đam mê tìm hiểu về lĩnh vực này :

        [1] Tổng quan về thiết kế vi mạch tương tự.
        (Hệ thống lại những bài viết mình đã giới thiệu trước đây)

        [2] Các linh kiện cơ bản và phần mềm dùng trong thiết kế vi mạch tương tự.
        (Giới thiệu các nguồn tài liệu kham khảo và các bài tập tính toán, mô phỏng nhỏ để củng cố các khái niệm)

        [3] Các mạnh điện cơ bản dùng trong thiết kế vi mạch tương tự.
        (Kỹ thuật tính toán, thiết kế và mô phỏng minh họa)

        [4] Bài tập thiết kế một module hoàn chỉnh.
        (band-gap reference, oscillator, power management unit, . . .)

        Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ và tích lũy thêm kiến thức, mình đề xuất một số ý tưởng trao đổi với những bạn đã có kinh nghiệm như sau:

        [1] Nghiên cứu nâng cao (gain-bandwidth, . . ) về các tầng khuyếch đại đơn, source followers và cascodes.
        [2] Phân tích ảnh hưởng nhiễu (noise) trong các tầng khuyếch đại.
        [3] Vấn đề ổn định trong các thiết kế mạch khuyếch đại thuật toán.
        [4] Thiết kế nguồn dòng “không phụ thuộc” vào sự biển đổi công nghệ, điện áp và nhiệt độ.
        [5] . . .

        Mục tiêu của chương trình là góp một phần nhỏ vào việc tạo một cộng đồng những người có cùng mong muốn phát triển lĩnh vực thiết kế vi mạch tại Việt Nam. Và để chương trình hoạt động thật sự có hiệu quả, mình đề nghị các bạn gửi một e-mail cho mình (hithere.nguyen@gmail.com), mục đích là có thêm một kênh trao đổi giữa các thành viên và cũng là để các bạn và bản thân mình có một đánh giá đúng về hiệu quả của chương trình cũng như sự phát triển của cộng đồng (dựa vào số lượng các địa chỉ e-mail hiện lên trong các cuộc trao đổi). Mình sẽ cố gắng hàng tuần đưa ra một tổng kết nhỏ trên diễn đàn và qua thư về những trao đổi cũng như kết quả hoạt động của chương trình.

        Hy vọng nhận được sự hưởng ứng và góp ý hoàn thiện của mọi người,

        Rất mong.
        Last edited by hithere123; 10-04-2010, 22:16. Lý do: thêm địa chỉ e-mail liên lạc . . .

        Comment


        • #64
          Tổng quan về thiết kế vi mạch tương tự

          [1] Lịch sử vi mạch Việt Nam

          Chắc có nhiều người biết nhà máy sản xuất bán dẫn đầu tiên của Việt Nam là nhà máy Z181 thuộc bộ quốc phòng. Tại đây, đã có dự án thiết kế chế tạo vi mạch TTL, Giáo sư Chu Hảo là một trong những người tham gia ngày ấy. Trong quy trình thiết kế có một điểm đáng chú ý là có phần mô phỏng nhiệt và bản layout đã được các kỹ sư thiết kế trên giấy kẻ ô ly.

          [2] Phân loại, phạm vi ứng dụng và xu hướng thiết kế vi mạc tương tự

          Tham khảo lại ý 2 bài viết #35 và bài viết #26.

          [3] Quy trình thiết kế vi mạch tương tự

          Tham khảo lại bài viết #3 và bổ xung thêm phần wafer sort của bác Paddy vào giữa khâu fabrication và package

          [4] Phương pháp thiết kế vi mạch tương tự

          Thiết kế vi mạch tương tự thông thường sẽ đi từ thiết kế các mạch điện cơ bản có cấu trúc bao gồm các linh kiện như mosfet, bipolar, diode, tụ điện, điện trở, . . để hình thành những khối (cell/block/module) chức năng ví dụ như khối điện áp tham chiếu (band-gap voltage reference), khối dòng điện tham chiếu (bias current), khối so sánh (comparator), khối khuếch đại vi sai (error amplifier), . . .Sau đó sẽ tổng hợp thành những mạch có chức năng phức tạp hơn. Tùy vào chức năng của IC, mạch điện lớp trên cùng (top-level) có thể bao gồm một hoặc nhiều mạch chức năng nối với nhau.

          Ví dụ thiết kế 7805 dùng công nghệ CMOS (bài viết #12)

          [5] Các công cụ máy tính/phần mềm dùng trong thiết kế vi mạch tương tự

          Có thể kể đến ở đây những phần mềm hỗ trợ tính toán và mô phỏng hệ thống rất hay được dùng trong giai đoạn thiết kế lý thuyết như Microsoft Office Excel, mathlab. Ví dụ để thiết kế một mạch khuếch đại ta cần xác định hệ số khuếch đại cần thiết là bao nhiêu, vị trí của các điểm không, điểm cực, . . .và Mathlab là một phần mềm rất mạnh để mô hình hóa hàm truyền đạt của các mạch chức năng cơ bản giúp người kỹ sư lựa chọn chính xác các cấu trúc (topology) của mạch điện thỏa mãn yêu cầu thiết kế. Sau khi xác định cấu trúc mạch điện thì việc tính toán các thông số hình học (W/L) của các linh kiện dùng trong thiết kế sẽ đơn giản hơn nhiều nếu người kỹ sư dùng phần mềm Mircosoft Office Excel. Trước đây những công việc này được thực hiện bằng bút chì và giấy trắng (hand calculation).

          Sau bước thiết kế lý thuyết một phần mềm chuyên dụng để đặt và kết nối các linh kiện cơ bản mosfet, bipolar, diode, tụ điện, điện trở . . . là cần thiết, sau đó chức năng biên dịch mạch điện của phần mềm sẽ tạo ra một file text mô tả mạch điện gọi là netlist để dùng cho các phần mềm mô phỏng. Phần mềm mô phỏng phổ biến hiện nay có thể kể đến là họ SPICE . . .

          Mục đích của việc mô phỏng là kiểm tra phẩm chất của mạch điện với mô hình các linh kiện được mô tả gần với thực tế nhất. Đầu vào cho một phần mềm mô phỏng gồm ba thành phần chính như sau:

          - file model của các linh kiện cơ bản trong đó liệt kê tất cả các tham số công nghệ của linh kiện dùng cho phần mềm tính toán hoạt động của linh kiện.
          - file netlist mô tả mạch điện như đã nói ở trên
          - file điều khiển phần mềm mô phỏng để ra lệnh, điểu khiển hoạt động tính toán của phần mềm như tính toán điểm hoạt động tĩnh (.DC), tính toán phẩm chất mạch ở miền tần số (.AC) hoặc tính toán hoạt động liên tục của mạch theo thời gian (.TRAN) . . .

          Sau khi mạch điện được mô phỏng kiểm tra kỹ lưỡng và kết quả thỏa mãn các yêu cầu thiết kế đầu ra thì người kỹ sư sẽ tiến hành layout mạch điện. Một số phần mềm layout có thể kể đến là Cadence Virtuoso Layout Editor, LEdit. . .
          Ở bước này người kỹ sư dựa vào kích thước hình học và các yêu cầu matching của các linh kiện trong mạch điện kết hợp với các quy định (rule) từ nhà sản xuất (fab) để đặt và nối các linh kiện ở mức thiết kế vật lý. Tiếp đó là tiến hành chạy DRC (design rule check) để đảm bảo thiết kế đúng với các quy định từ nhà sản xuất và chạy LVS (Layout versus schematic) để đảm bảo thiết kế vật lý đúng với thiết kế điện.

          Tóm lại, hai phần mềm quan trọng nhất trong lĩnh vực thiết kế vi mạch tương tự là phần mềm thiết kế mổ phỏng mạch điện và phần mềm layout. Và chi phí license trả cho nhà cung cấp đóng góp một phần không nhỏ trong chi phí dành cho giai đoạn nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D).

          Rất hy vọng nhận được những ý kiến trao đổi, đánh giá, bổ xung của các bạn để chương trình ngày càng được hoàn thiện và có ích cho nhiều người.

          Rất mong.

          Comment


          • #65
            Tổng kết tuần đầu tiên

            [1] Hiệu quả của chương trình

            - Tổng số lượt đọc sau bài đầu tiên: 6142 – 6020 = 124 lượt đọc
            - Tổng số thành viên hướng ứng chương trình : 1 e-mail

            [2] Thông tin tổng hợp

            - Công ty SDS (Silicon Design Solutions <http://www.sds.com.vn/>) đã được công ty eSilicon (<http://www.esilicon.com/>) mua lại.

            Hy vọng đội ngũ kỹ sư Việt Nam không chịu những tác động không tốt từ việc chuyển giao này.

            - Hội thảo công nghệ chip Analog Devices
            (<http://www.dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=33906>) do công ty phân phối Excelpoint Technology (<http://www.excelpoint.com/>) tổ chức.

            Mục đích buổi hội thảo là giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và đã được tổ chức rất chuyên nghiệp, chứng tỏ thị trường Việt Nam đã bắt đầu được chú ý, hy vọng sẽ có nhiều tin vui trong tương lai.

            Phần này chủ yếu là những tóm tắt ngắn gọn từ những trao đổi giữa các thành viên. Mục đích là tăng cường sự kết nối và cập nhật những tin tức (kỹ thuật và tổng hợp) liên quan đến lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam. Hy vọng sẽ có thêm thành viên hưởng ứng cùng tham gia chương trinh trong thời gian tới, như vậy phần thông tin tổng hợp sẽ phong phú và chất lượng hơn.

            [3] Dự kiến hoạt động tuần thứ 2

            - Đề cương chi tiết các link kiện cơ bản dùng trong thiết kế vi mạch tương tự
            - MOSFET

            Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ!

            Thân mến.

            Comment


            • #66
              Hy vọng esilicon sẽ tiếp tục dùng các tài năng ở SDS cho thị trường ở Á Châu
              Chúc một ngày vui vẻ
              Tony
              email : dientu_vip@yahoo.com

              Comment


              • #67
                Các linh kiện cơ bản dùng trong thiết kế vi mạch tương tự

                [1] MOSFET
                - Cấu trúc và hoạt động cơ bản của MOSFET.
                Tóm tắt các tài liệu tham khảo nghiên cứu về MOSFET,
                - Mô hình tín hiệu nhỏ .
                Ý nghĩa mô hình tín hiệu nhỏ và các lưu ý trong tính toán thiết kế.
                - Latch-up và tiếp giáp p-n-p-n.
                [2] Điện trở
                - Các loại điện trở và đặc tính phụ thuộc nhiệt trong thiết kế vi mạch tương tự.
                - Mô hình điện trở.
                [3] Tụ điện
                - Các loại tụ điện trong thiết kế vi mạch tương tự.
                - Mô hình tụ điện sandwich.

                Trên đây là những nội dung dự kiến sẽ trao đổi về phần giới thiệu các linh kiện cơ bản dùng trong thiết kế vi mạch tương tự, rất mong nhận được những ý kiến bổ xung của mọi người để có một bản đề cương chi tiết về phần này.

                Rất mong!

                Comment


                • #68
                  anh có thể trả lời cho một vài câu hỏi không

                  em không biết sự khác nhau giữa layout ,mask ,topography ,lithography là gì

                  nếu chỉ là thiết kế thì cần tới cái nào là đủ

                  mà anh có thể phân biệt cho em biết DRC ,LVS,RVE ,RCX ,DFT và DFM (em chỉ hiểu cái DRC và LVS thôi

                  nhưng cũng không hiểu nhiều lắm ,mong anh giúp) ,chúng khác nhau như thế nào

                  được không ,mà em cũng không hiểu thế nào là mô phỏng tĩnh ,thế nào là mô phỏng động

                  em nghĩ topography ,lithography là chỉ cần cho nhà sản xuất như TSMC hay IBM có đúng không

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi hungthientu Xem bài viết
                    anh có thể trả lời cho một vài câu hỏi không

                    em không biết sự khác nhau giữa layout ,mask ,topography ,lithography là gì

                    nếu chỉ là thiết kế thì cần tới cái nào là đủ

                    mà anh có thể phân biệt cho em biết DRC ,LVS,RVE ,RCX ,DFT và DFM (em chỉ hiểu cái DRC và LVS thôi

                    nhưng cũng không hiểu nhiều lắm ,mong anh giúp) ,chúng khác nhau như thế nào

                    được không ,mà em cũng không hiểu thế nào là mô phỏng tĩnh ,thế nào là mô phỏng động

                    em nghĩ topography ,lithography là chỉ cần cho nhà sản xuất như TSMC hay IBM có đúng không
                    Chào em,

                    Để dễ hình dung, anh so sánh với việc giả sử em thiết kế một mạch thu phát hồng ngoại dùng trong gia đình.

                    Sau khi có mạch điện trên giấy, em cần phải mô phỏng xem mạch điện em thiết kế có đúng với yêu cầu của em không. Sau đó, em tiến hành dùng một phần mềm (giả sử orcad) để thiết kế layout cho mạch điện đó. Khi layout em đưa ra quyết định đặt điện trở ở vị trí nào, BJT ở vị trí nào sau đó là đi dây nối các linh kiện lại với nhau.

                    + Giả sử nhà sản xuất mạch in chỉ cho phép chiều rộng đường dây nhỏ nhất là 1mil chẳng hạn, mà trong thiết kế của em có một đường dây nhỏ hơn 1mil. Khi tiến hành chạy DRC, phần mềm sẽ báo có lỗi DRC, và công cụ cũng sẽ báo cho em biết là lỗi đấy ở vị trí nào trong bản thiết kế layout của em để em sửa. Em có thể chạy DRC cho bản thiết kế layout hoàn chỉnh hoặc bản thiết kế layout cho từng mạch nhỏ.

                    + Giả sử trong mạch nguyên lý của em, điện trở R1 chỉ nối với Q1 tuy nhiên trong bản layout của em một cực của R2 cũng nối với node này thì khi chạy LVS, phần mềm cũng sẽ báo lỗi LVS để em sửa lại.

                    + Giả sử bản layout của em cần làm mạch in hai lớp chẳng hạn thì khi máy làm mạch in đọc file layout của em sẽ cho ra hai tấm phim âm bản, đây gọi là làm mask và em có một bộ mask gồm hai lớp.

                    + Còn làm thế nào để từ hai tấm phim âm bản đấy tạo ra cho em một bản mạch in thì nó liên quan đến lithography. Anh không nghĩ là có thể trả lời cặn kẽ được vì anh không thực sự rành lắm những vấn đề liên quan đến các công việc của fab (mask, topography, lithograply). Em có thể tham khảo luồng thảo luận “Từ cát tới chip” của anh Paddy (từ mục #36 trở đi) và e-mail hỏi anh ấy thử xem.

                    + RVE: đây là công cụ cho phép em dễ dàng trong việc tìm và sửa lỗi khi thiết kế layout. Giả sử ở bước chạy LVS ở trên có lỗi thì RVE cho phép em có thể xác định lỗi ở điểm nối trên bản layout tương đương với node nào trên mạch nguyên lý.

                    + RCX: đây là công cụ cho phép em có thể biết được các thông số ký sinh từ bản thiết kế layout. Ví dụ, node R1 ở trên có một đường dây rất to ở lớp trên đi ngang qua điểm nối cực Base của một BJT khác ở lớp dưới thì sẽ hình thành một tụ điện ký sinh từ điểm nối R1 tới cực Base. Sau khi layout xong, em có thể đọc dữ liệu các thông số ký sinh này cùng với mạch nguyên lý để mô phỏng lại xem mạch điện có bị ảnh hưởng nhiều từ những yếu tố ký sinh này hay không.

                    + DFT: đây là một kỹ thuật ở mức thiết kế mạch nguyên lý cho phép em có thể kiểm tra các mạch điện trong IC sau khi đã đóng gói. Thật không chính xác với ví dụ dưới đây nhưng anh nghĩ nó có thể giúp em hình dùng về mặt ý tưởng của DFT. Trong thiết kế của em, sau khi có mạch in và hàn linh kiện, thông tin về dòng điện ở cực Base ở trên là rất quan trọng, làm thế nào để em có thể kiếm tra được là ý nghĩ của DFT. Tức là, em có thể thiết kế một điện trở cực nhỏ nối tiếp với cực Base, điều đó cho phép em có thể đo điện áp trên điện trở đó.

                    + DFM: (design for manufacturability): Anh chưa từng có kinh nghiệm làm việc với kỹ thuật này nên không biết phải trả lời em thế nào.

                    + Còn về mô phỏng tĩnh, mô phỏng động: anh chưa rõ câu hỏi của em, em có thể đưa thuật ngữ tiếng anh lên được không.

                    Anh nhận thấy, em đang quan tâm tới thiết kế vật lý cho các mạch số vì em hỏi về những thuật ngữ như DRC, LVS, RVE, RCX, DFT, DFM, mô phỏng tĩnh, mô phỏng động. Theo anh, em thử liên hệ với anh Tony xem, anh nghĩ anh ấy sẽ cho em những câu trả lời tốt hơn anh nhiều.

                    Thân mến.

                    Comment


                    • #70
                      Cấu trúc và hoạt động cơ bản của MOSFET

                      Việc hiểu rõ các đặc điểm cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các linh kiện dùng trong thiết kế vi mạch tương tự đóng vai trò rất quan trọng. Trong các cuốn sách giáo khoa về “analog IC design” của các kỹ sư đồng nghiệp mình gặp, thì những trang sách cũ nhất, nhàu nhất luôn luôn là chương sách giới thiệu về mô hình MOSFET. Có thể những diễn giải tính toán điện áp ngưỡng, tính toán dòng diện Ids, . . . làm các bạn sinh viên nản lòng ở những lần đọc đầu tiên nhưng bằng kinh nghiệm của bản thân, mình có thể nói những kiến thức đó sẽ theo các bạn suốt hành trình làm việc về sau.

                      Dưới đây là 2 tài liệu mình nghĩ là có tính tham khảo tốt ở phần này

                      [1] Chương 3 khóa học “CMOS Analog IC Design Short Course” của giáo sư Phillip E.Allen mà minh đã giới thiệu ở bài viết số #45 cũng trong luồng thảo luận này
                      http://www.aicdesign.org/SCNOTES/200...2_20_06%29.pdf

                      [2] Một tài liệu tóm tắt những khái niệm chính khi nghiên cứu về MOSFET của giáo sư A. Mason
                      http://www.utdallas.edu/~bxb073000/S...T%20Basics.pdf

                      Ngoài ra tài liệu bài giảng khóa học EE140 của giáo sư Clark Nguyễn ở đại học Berkeley cũng rất đáng tham khảo
                      http://www.aicdesign.org/SCNOTES/200...2_20_06%29.pdf

                      Tóm lại, yêu cầu ở phần này là hiểu rõ các điều kiện thiên áp tại các cực của MOSFET hoạt động trong miền cut-off, tuyến tính (linear hoặc triode), và bão hòa (saturation); cũng như công thức tính toán dòng điện đối với các điệu kiện thiên áp đó. Hiểu rõ cấu trúc vật lý của MOSFET sẽ giúp các bạn xác định được nhiệt độ, kích thước vật lý kênh dẫn, và các yếu tố công nghệ chế tạo tác động như thế nào tới các đặc tính của linh kiện, giúp xác định dễ dàng worst-case cần mô phỏng của mạch điện sau này.

                      Thân mến.

                      Comment


                      • #71
                        sorry anh hithere123 em nói nhầm:

                        PrimeTime :static timing analysis, constraint analysis for debugging

                        là khác thế nào với

                        H spice,P spice,T spice : circuit simulation

                        với Monte Carlo and FFT analyses

                        Comment


                        • #72
                          Nguyên văn bởi hungthientu Xem bài viết
                          sorry anh hithere123 em nói nhầm:

                          PrimeTime :static timing analysis, constraint analysis for debugging

                          là khác thế nào với

                          H spice,P spice,T spice : circuit simulation

                          với Monte Carlo and FFT analyses
                          Chào em,

                          Phân tích timing là một bước quan trọng, để hiểu tổng quan vị trí của bước này trong quá trình thiết kế IC số, em chịu khó đọc lại bài viết số #3, #7 trong luồng thảo luận “thiết kế IC số?”
                          http://www.dientuvietnam.net/forums/...ad.php?t=17173

                          Chi tiết thêm một chút, em có thể hình dung thế này. Trong một mạch số, tại bất kỳ một node nào chỉ tồn tại 2 trạng thái chính là 0 hoặc 1, tương đương với điện áp đất và điện áp nguồn và không có trạng thái nào có điện áp nằm giữa (Trừ khi điểm đó không có mạch nào điều khiển thì điện áp tại điểm đó là không xác định hay gọi là floating point).

                          Tuy nhiên, một tín hiệu trong thực tế ví dụ như xung clock khi chuyển từ 0 ->1 thì chắc chắn cần một khoảng thời gian để thực hiện việc chuyển đổi này. Bài toán đặt ra là: trong thời gian xung clock chuyển từ 0 -> 1 và tín hiệu đầu vào của một D Flip-flop cũng chuyển từ 0->1 (hay từ 1-> 0) thì đầu ra Q sẽ nhận giá trị nào?

                          Đối với thiết kế số, thông thường sẽ không chấp nhận điều này, và khi gặp trường hợp này ta có một “violation”. Để giải quyết, người ta quy định (mô tả) xung clock có khoảng thời gian chuyển trạng thái là bao nhiêu, khoảng thời gian +/- an toàn trước và sau khi xung clock chuyển trạng thái mà tín hiệu ở chân D không được chuyển trạng thái là bao nhiều,…

                          Phân tích timing là bước đọc thiết kế và kiểm tra các tiêu chuẩn quy đinh về timing của thiết kế có bị vi phạm hay không mà không cần quan tâm tới chức năng của mạch.

                          Prime Time là phần mềm dùng để thực hiện các tính toán về timing này. Tuy nhiên để phần mềm có thể thực hiện được thì người kỹ sư phải bảo cho phần mềm biết cần phải làm những gì, cái này gọi là viết constraint, tức là trong đó đưa ra các quy định và các chỉ dẫn. Ví dụ: clock là chân nào và có thời gian chuyển trạng thái max/min là bao nhiêu, khoảng thời gian an toàn max/min (setup, hold) là bao nhiêu, … cũng như thời gian trễ max/min của tín hiệu từ nguồn tới đích là bao nhiêu, …; Dữ liệu đầu vào (input) là chân nào, có thời gian trễ max/min là bao nhiêu; Dữ liệu đầu ra (output) là chân nào, . . .

                          Còn với họ SPICE thì chỉ có thể mô phỏng Monte Carlo được nếu model của linh kiện có hỗ trợ. Ví dụ khi thiết kế W và L của một mosfet là 4um và 8um nhưng kích thước thực tế trên silicon sẽ là 4um +/ delta và 8um +/- delta. Thông số delta này sẽ tuân theo quy luật ngẫu nhiên. Và nếu trong mô hình linh kiện mosfet có mô tả hàm ngẫu nhiên này thì mô phỏng Monte Carlo có thể hiểu đơn giản là phần mềm sẽ tự động mô phỏng n lần mạch điện với giá trị W,L +/- delta1, +/- delta2, . . . +/-deltan.

                          Còn FFT thì anh nghĩ đơn giản là khi em muốn xem tín hiệu của em ở miền tần số thì em click vào biểu tượng FFT trên màn hình dạng sóng của em, không biết là em định hỏi gì về FFT analysis này vì lý thuyết và ý nghĩa của chuyển đổi/phân tích FFT chắc chắn đã được dạy trong các trường đại học.

                          Thân mến.

                          Comment


                          • #73
                            Tổng kết tuần thứ hai

                            [1] Hiệu quả của chương trình:

                            - Số lượt đọc tuần thứ 2: 6550 - 6142 = 408 lượt đọc (/8 bài viết); Tuần 1: 124 lượt / 2 bài viết.

                            - Tổng số thành viên hướng ứng chương trình : 1 + 2 = 3 e-mail.

                            - Phản hồi về nội dung hoạt động tuần thứ 2:
                            + 0 phản hồi góp ý về bài viết các linh kiện dùng trong thiết kế vi mạch tương tự (# 67).
                            + 1 phản hồi cảm thấy có ích về bài viết cấu trúc và hoạt động cơ bản của MOSFET (#70).

                            - Nội dung thảo luận qua e-mail:
                            + Trao đổi tài liệu chuyên ngành: đợi thư hồi âm về tài liệu đề nghị trao đổi.
                            + Tính toán thiết kế layout khối điện trở hồi tiếp: Công thức tính toán R = Rvuông * (L/W); Chia điện trở thành những thanh có L và W giống nhau và layout theo kiểu ABAABA để đạt độ matching cần thiết.
                            + Ảnh hưởng của ESR ký sinh trong thiết kế: PSRR và ổn định hệ thống hồi tiếp.
                            + Các mô phỏng SPICE kiểm tra mạch điện thiết kế: mô phỏng transient và ac (.tran; .ac).

                            [2] Thông tin tổng hợp:

                            - Hội nghị chuyên đề VLSI: http://www.4s.vnuhcm.edu.vn/Organization.aspx quy tụ nhiều chuyên gia người Việt Nam trên thế giới, hy vọng sẽ có nhiều tin vui vào mùa hè này.

                            - Đến hẹn lại lên, hội thảo điện tử viễn thông 2010 cũng sẽ diễn ra trong mùa hè này
                            http://www.hut-icce.org/2010/ và VLSI sẽ được đề cập tới.

                            [3] Thư ngỏ và các phản hồi:

                            - Thư ngỏ: http://www.dientuvietnam.net/forums/...t=18379&page=7 (#63)

                            - Thảo luận hay:
                            http://www.dientuvietnam.net/forums/...ad.php?t=18379 (#4,#6)
                            http://www.dientuvietnam.net/forums/...t=18379&page=5 (#48)
                            http://www.dientuvietnam.net/forums/...t=18379&page=6 (#54, #59)

                            - Thông tin chú ý:
                            http://www.dientuvietnam.net/forums/...t=18379&page=7 (#66); Rất mong có bạn nào đó xác nhận điều “hy vọng” dưới đây.

                            Nguyên văn bởi tonyvandinh Xem bài viết
                            Hy vọng esilicon sẽ tiếp tục dùng các tài năng ở SDS cho thị trường ở Á Châu
                            Minh đưa thêm mục này vào các tổng kết cuối tuần, mục đích là hệ thống lại các bài viết và các thảo luận để mọi người tiện theo dõi về sau.

                            [4] Dự kiến hoạt động tuần thứ 3:

                            - Mô hình tín hiệu nhỏ

                            Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ!

                            Thân mến.

                            Comment


                            • #74
                              Mô hình tín hiệu nhỏ

                              Trong tài liệu giới thiệu ở bài trước (#70),
                              http://www.aicdesign.org/SCNOTES/200...2_20_06%29.pdf
                              mô hình tín hiệu nhỏ đã được định nghĩa và được đề cập khá chi tiết từ trang 27 đến trang 33. Và khái niệm này cũng được nói đến trong môn học về kỹ thuật mạch điện tử, vậy bạn nào có thể cho biết thực chất (ý nghĩa) của việc nghiên cứu mô hình này là để làm gì không?

                              Và để củng cố thêm một chút về phần mô hình tín hiệu lớn và cấu trúc của MOSFET ỏ những bài trước minh cũng đưa ra một số câu hỏi như sau:
                              - Trong thực tế mosfet có 4 cực chính là cực máng (drain), cực nguồn (source), cực cửa (gate) và cực body. Cực body thường được nối với điện áp đất (với NMOS) hoặc nguồn (với PMOS). Có thể nối cực body này ở vị trí điện áp khác nguồn và đất như trên không? Nếu được thì khi nào mới nối được? Và cấu tạo gì đặc biệt?
                              - Giải thích trạng thái pinch-off?

                              Rất mong nhận được sự tham gia nhiệt tình của các bạn!

                              Thân mến.

                              P/S: Hôm qua mình vừa nói chuyện với một người bạn làm về micron thì công nghệ hiện nay đã tiến gần tới giới hạn kích thước hạt nơtron (hiện nay là 22nm sắp tới sẽ là 10nm_một transistor chỉ gồm vài hạt). Tuy nhiên các bạn yên tâm, nghiên cứu CMOS vẫn chưa lỗi thời đâu vì hàng tỷ USD đã được bỏ ra nhưng hiện tại vẫn chưa có công nghệ nào tốt hơn và rẻ hơn CMOS cả.

                              Comment


                              • #75
                                mà anh hithere cho em hỏi chút ,em muốn thiết kế con ADC 8 bit (nó là quá nhiều linh kiện) theo phươngpháp biến đổi song song nhưng em muốn hỏi là bộ so sánh tín hiệu tương tự nên thiết kế sử dụng cmos loại gì và các chỉ tiêu kỹ thuật của nó ra sao ,nếu được mong anh hướng dẫn và có thể cho em xin một ít tài liệu
                                thank nhiều nhiều

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hithere123 Tìm hiểu thêm về hithere123

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X