Thông báo

Collapse
No announcement yet.

làm sao để đọc được giá trị của tụ SMD

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • làm sao để đọc được giá trị của tụ SMD

    Em thấy các bảng mạch điện tử sử dụng loại tụ rất nhỏ( linh kiện dán SMD).
    Vậy có bác nào biết cách đọc thông số của nó thì chỉ giúp em với , hình như nó phân biệt bằng màu sắc thì phải?

  • #2
    Không ai giúp em với!!!

    Comment


    • #3
      Em chỉ biết mỗi con tụ 33p màu trắng thôi!

      Comment


      • #4
        tôi chỉ biết đọc trở thôi
        ai cần phá cái gì kô

        Comment


        • #5
          Trở thì nó ghi giá trị ngay trên đó rùi còn gì, còn tụ chắc là nó chỉ có một vài giá trị thôi nên nó chẳng thèm ghi giá trị nữa, mà nó thay bằng màu luôn, khổ cái là kô tìm đâu ra cái bảng màu của nó chứ, search mãi trên google.com mấy hôm nay mà kô tìm được cái gì cả, hỏi mấy đại ca khác cũng tịt. He he, không biết cái giống tụ này nó ra làm sao nữa!

          Comment


          • #6
            Cái này mình cũng chả rõ lắm, nhiều lúc nhìn mạch SMD cũng gà mờ, thắc mắc y vậy. Nhân dịp bạn này hỏi, mình cũng tiện tay search google tìm hiểu thêm.

            Ở đây nó nói đại loại là:

            Có mấy kiểu ký hiệu cho tụ SMD (Surface Mount Devices)
            1. Ký hiệu 3 chữ số. Giống như tụ gốm thường: chữ số cuối chỉ số số 0 theo sau các số đầu, đơn vị picofarads (pF). Ví dụ ký hiệu 123; 33V nghĩa là 12 000 pF = 12nF; điện áp chịu đựng 33V

            2. Ký hiệu 2 chữ số. Số đầu là giá trị, số sau chỉ số số không.

            3. Hệ thống 1 ký tự + 2 chữ số. Dùng chữ để ký hiệu điện áp chịu đựng (C = 6.3 V; D = 10 V; E = 16 V; F = 25 V; G = 40 V; H = 63 V), số theo sau chỉ điện dung theo đơn vị microfarads (uF), thêm một dấu chấm vào trước giá trị này. Ví dụ "F47"=0.47uF / 25v.

            3. Tất nhiên còn có thể loại không ghi cái gì hết (như mấy cái bé bé trong hình dưới đây). Chắc nó có chuẩn sẵn rồi, dựa vào kích thước rồi suy ra giá trị điện dung (giống kiểu điện trở 1/4W; 1/2W, 1W, 2W theo kích thước). Cái này mình bó tay.



            Theo như trong ảnh một số cái ghi giá trị rồi. Ví dụ
            6.8; 20V = 6.8pF; 20V
            106; 16V = 10uF; 16V
            (hình như con 105Y là 1uF; 8.2V thì phải)

            Còn mấy con không ghi gì em chịu. Ai biết làm ơn chỉ hộ với.


            (À còn thêm trang này nữa, có một vài chỗ nói hơi khác trang trên, không biết nên tin cái nào. http://www.radio-electronics.com/inf..._capacitor.php)
            Last edited by opendoor2507; 26-01-2008, 18:56.

            Comment


            • #7
              Đúng vậy, tụ mà kô ghi trị số thì pó tay luôn!

              Comment


              • #8
                Trị số của linh kiện thụ động SMT

                Trong kỹ thuật SMT, vấn đề sửa chữa mạch ở cấp độ linh kiện ( components level ) đội khi rất trở ngại trong vấn đề đọc giá trị linh kiện. Đối với nhà sản xuất thì chẳng có gì quan tâm vì giá trị linh kiện dù ghi trực tiếp hay bằng mã số , nó đã được ghi trên label bên ngoài roll ( cuộn linh kiện ), và người kỹ thuật đôi khi chỉ cũng chỉ cần đối chiếu trên BOM ( bill of materials ) là đủ. Đối với các kỹ thuật viên sửa chữa thì đôi khi bực mình lắm, vì mắt thì kém , linh kiện thì bé nên cũng mỏi mắt , nên hầu như phải làm việc dưới microscope ( kính phóng đại). Vấn đề trị số linh kiện sẽ tùy thuộc vào kích thước và dung sai của linh kiện. Sau đây là một vài kích thước linh kiện thông dụng :
                - 01005 : ( 0,016" x 0,008" ) = (0,4mm x 0,2mm)
                - 0201 : ( 0,024" x 0,012 ) = (0,6mm x 0,3mm)
                - 0402 : ( 0,004" x 0,02" ) = (1,0mm x 0,8mm)
                - 0603 : ( 0,053" x 0,031" ) = ( 1,6mm x 0,1mm)
                - 0805 : ( 0,08" x 0,05" ) = ( 2,0mm x 1,25mm)
                Các bạn nhìn vào bảng trên sẽ thây 2 loại 0201 và 01005 có kích thước vô cùng bé, do vậy nhà chế tạo khó có thể in đầy đủ trị số linh kiện lên nó được . Do vậy , trong sản xuất các hãng đã chào hàng các máy đo linh kiện với que đo ở dạng nhíp ( chỉ gắp 2 đầu linh kiện là có hiển thị trị số rối ). Dĩ nhiên là máy đo này cũng khá đắt so với túi tiền của thợ Việt Nam, nhưng chúng tôi nghĩ các bạn có thể làm được nếu khéo tay một chút.(chúng tôi có thể cung cấp schematic cho các bạn được )
                Thường có 2 cách ghi linh kiện :
                - ghi bằng các con số : tùy theo độ dung sai mà nó sẽ ghi 3 digits hay 4 digits. Nếu dung sai khoảng 5% , sẽ dùng 3 digits. Thí dụ 103 la 10 kilo ohm hay pico Farad ( tùy linh kiện là trở hay tụ ). Nếu linh kiện có dung sai khoảng 1%, nó sẽ ghi bằng 4 digits, thí dụ : 1002 : 10 kilo ohm ( số cuối cùng là số zero thêm vào ).
                -ghi bằng mã số : thí dụ 3G hay 2Y . Cái này thì thua nó đi, chỉ có nước lấy máy đo ra đo thôi, vì hoàn toàn phụ thuộc vào hãng chế tạo
                Không ghi gì cả : điều này củng tượng tự như đối với hầu hết các tụ ở nhiêu kích thước khác và linh kiện kích thước 0201, 01005.
                Với loại tụ tantalum , hồi trước chúng tôi chỉ thấy dạng axial ( thường có 5 size A, B,C,D,E ) kích thước khác nhau, còn gần đây đã có dạng radical . Nhưng cách ghi thì hấu như dùng kiểu 2 hoặc 3 digits. Thí dụ : 6.8 có nghĩa la 6,8 uF ( chứ không phải là 5, 6 pico nhứ bạn gì đã nói ở trên ), hay 2.2 là 2,2 uF. Nhưng có thể ghi bằng 225 hay 685.
                Tụ ceramic không ghi trị số, nhưng không phải là căn cứ vào kích thước lớn bé mà xác định trị số, vì lớn bé chỉ là size linh kiện mà thôi.
                Hy vọng các bạn đã hài lòng
                Last edited by thang_ngu; 27-01-2008, 02:35.

                Comment


                • #9
                  Vậy bạn cung cấp sơ đồ mạch cho mọi người cùng tham khảo?
                  Còn vấn đề màu trên các con tụ SMt thì sao? Nó kô có ý nghĩa gì phải kô?

                  Comment


                  • #10
                    chủ đề hay đây.đánh dấu cái

                    Comment


                    • #11
                      Lấy cái máy đo ra đo nếu hông có đánh dấu .

                      Chặt đầu , lột da đố cha ai biết được ??

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi thang_ngu Xem bài viết
                        . Do vậy , trong sản xuất các hãng đã chào hàng các máy đo linh kiện với que đo ở dạng nhíp ( chỉ gắp 2 đầu linh kiện là có hiển thị trị số rối ). Dĩ nhiên là máy đo này cũng khá đắt so với túi tiền của thợ Việt Nam, nhưng chúng tôi nghĩ các bạn có thể làm được nếu khéo tay một chút.(chúng tôi có thể cung cấp schematic cho các bạn được )

                        Tụ ceramic không ghi trị số, nhưng không phải là căn cứ vào kích thước lớn bé mà xác định trị số, vì lớn bé chỉ là size linh kiện mà thôi.
                        Hy vọng các bạn đã hài lòng
                        Bác làm ơn up cái schematic cho anh em học hỏi với

                        Comment


                        • #13
                          LCR meter

                          Các bạn thân
                          Như lần trước chúng tôi đã nhắc đến loại máy đo giá trị linh kiện thụ động SMD; chúng tôi cũng đã đề nghị các bạn tự làm lấy một cái để dùng, vì loại máy đo này khá đắt khoảng gần 300 dolar Mỹ một chiếc . Đơn giản nhất là nếu các bạn đã có một DVM ( máy đo digital ) loại đo được điện dung và điện trở. Bạn hãy dùng một cái nhíp và cắt ngắn 2 đầu nhíp đi, sau đó gắn thêm lên 2 thanh đo giống như 2 đấu nhíp đã cắt ra - nên dùng thanh đồng , và nếu được xi mạ thì tốt hơn ( nhưng phải cách điện 2 đầu này với thân nhíp. Gắn 2 chấu lên 2 thanh đó để nối ra máy đo. Khi cần kiểm tra, bạn dùng nhíp đó để cặp vào 2 đầu linh kiện SMT thay vì phải dùng 2 tay chấm 2 que đo.
                          Nếu các bạn thích tự làm lấy máy đo LCR, chúng tôi cung cấp cho các bạn một sơ đồ LCR meter để các bạn tham khảo, nếu có thắc mắc gì xin cho biết.
                          Thân
                          Attached Files

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          mrcuongcon Tìm hiểu thêm về mrcuongcon

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X