Thông báo

Collapse
No announcement yet.

sắp xêsp linh kiện

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • sắp xêsp linh kiện

    mình có 1 số mạch vẽ bằng orcad hơi phức tạp và kết quả là sắp mãi mà đường mạch rất xấu và có nhiều jump nũa(rất tệ) mình đã thử cách sắp xếp theo capture nhưng cũng khống ổn,các bạn nào có kinh nghiệm về sắp xếp linh kiện trên PCB thì góp ý cho mình với nhé.

  • #2
    Nguyên văn bởi vankhoakmt Xem bài viết
    mình có 1 số mạch vẽ bằng orcad hơi phức tạp và kết quả là sắp mãi mà đường mạch rất xấu và có nhiều jump nũa(rất tệ) mình đã thử cách sắp xếp theo capture nhưng cũng khống ổn,các bạn nào có kinh nghiệm về sắp xếp linh kiện trên PCB thì góp ý cho mình với nhé.
    1. Xấu đẹp là tại người nhìn thôi, chính là có chạy hay không.

    2. Lúc vẽ mạch cần chú ý tới người ráp linh kiện và người sửa bo. Có nhiều bo muốn thay con IC thì phải gỡ mấy con khác ra vì quá hẹp. Nếu có một dàn điện trở mà cùng giá trị thì dùng SIP hoặc pack để cho người gắn linh kiện làm dễ hơn. Có dư chỗ thì cho thêm TP để người sửa dễ làm. Nên vẽ các IC nằm cùng chiều (chân 1), để cho người gắn không bị lộn. Gắn bằng máy thì khỏi lo.

    3. Nếu vẽ mạch cho MPU thì thường là nó nằm giữa và các con khác nằm quanh. Rồi những chỗ nối qua bo khác nằm ngoài cùng.

    4. Nếu bo gắn vô bo mẹ thì những nút bấm, LED, TP nằm đối diện phía cắm vô bo mẹ. Nhiều khi không để ý những cái này cho nên người dùng không bấm nút, không thấy LED hoặc không thò kim vô TP được.

    5. Vấn đề jump/via thì tùy theo loại mạch. Một vài MHz thì không sợ nhiễu, nhưng vài trăm MHz thì coi chừng. Ngày xưa càng nhiều via thì bo càng mắc vì tốn công khoan, bây giờ thì tớ không rõ.

    6. Mấy em IC phát nhiệt nhiều thì để xa nhau ra đừng nên tụ lại một góc, trừ khi chúng nó dùng chung hệ thống giải nhiệt.

    7. Mấy linh kiện dễ vỡ (diode, cap), hoặc dễ gẫy chân vì cao lêu khêu (cap, transformer) thì tránh để ra ngoài bià của bo.

    8. Những bộ nhớ chạy chung bus dữ kiện/địa chỉ thì đặt song song với nhau và nằm gần bộ viết/đọc (chống nhiễu). Nói chung là nhìn schema thì sẽ thấy chúng nên nằm song song và gần nhau.

    Đây là kinh nghiệm của tớ. Đúng sai tùy trường hợp.

    Comment


    • #3
      cám ơn bạn. mình lại có thêm 1 bài học mơi!
      "điều quan trọng khi lập nghiệp ko phải ở thành phố hay ở quê, mà quan trọng là chúng ta nhận định ra hướng đi nào là đúng"
      yahoo:
      gmail:

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết
        1. Xấu đẹp là tại người nhìn thôi, chính là có chạy hay không.

        2. Lúc vẽ mạch cần chú ý tới người ráp linh kiện và người sửa bo. Có nhiều bo muốn thay con IC thì phải gỡ mấy con khác ra vì quá hẹp. Nếu có một dàn điện trở mà cùng giá trị thì dùng SIP hoặc pack để cho người gắn linh kiện làm dễ hơn. Có dư chỗ thì cho thêm TP để người sửa dễ làm. Nên vẽ các IC nằm cùng chiều (chân 1), để cho người gắn không bị lộn. Gắn bằng máy thì khỏi lo.

        3. Nếu vẽ mạch cho MPU thì thường là nó nằm giữa và các con khác nằm quanh. Rồi những chỗ nối qua bo khác nằm ngoài cùng.

        4. Nếu bo gắn vô bo mẹ thì những nút bấm, LED, TP nằm đối diện phía cắm vô bo mẹ. Nhiều khi không để ý những cái này cho nên người dùng không bấm nút, không thấy LED hoặc không thò kim vô TP được.

        5. Vấn đề jump/via thì tùy theo loại mạch. Một vài MHz thì không sợ nhiễu, nhưng vài trăm MHz thì coi chừng. Ngày xưa càng nhiều via thì bo càng mắc vì tốn công khoan, bây giờ thì tớ không rõ.

        6. Mấy em IC phát nhiệt nhiều thì để xa nhau ra đừng nên tụ lại một góc, trừ khi chúng nó dùng chung hệ thống giải nhiệt.

        7. Mấy linh kiện dễ vỡ (diode, cap), hoặc dễ gẫy chân vì cao lêu khêu (cap, transformer) thì tránh để ra ngoài bià của bo.

        8. Những bộ nhớ chạy chung bus dữ kiện/địa chỉ thì đặt song song với nhau và nằm gần bộ viết/đọc (chống nhiễu). Nói chung là nhìn schema thì sẽ thấy chúng nên nằm song song và gần nhau.

        Đây là kinh nghiệm của tớ. Đúng sai tùy trường hợp.
        Bài viết hay quá , .........................

        Comment


        • #5
          cứ thực hành vẽ mạch nhiều sẽ có nhiều kinh nghiệm mà cũng cần quan tâm tới khi xuất ra thực tế nó có hình dạng và bố trí thuận lợi cho lắp ráp sử dụng và sửa chửa hay không nữa nhé, tham khảo thêm một số pcb thiết kế sẵn của người khác rồi cũng rút ra kinh nghiệm, cố gắng bố trí nhìn linh kiện dàn đều trên board không để chổ thì trống quá còn chỗ lại nhét linh kiện không vào được, tất nhất thì hạn chế nhảy jum hoặc giấu nó đi dưới các linh kiện lớn nhìn mạch sẽ trông tốt hơn
          nối tiếp con đường vẫn là một con đường
          nhưng nối tiếp mạch điện phải là cái mỏ hàn

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          vankhoakmt Tìm hiểu thêm về vankhoakmt

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X