Thông báo

Collapse
No announcement yet.

bjt tăng dòng cho 78xx hoạt động thế nào?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • bjt tăng dòng cho 78xx hoạt động thế nào?

    Cho em hỏi con PNP 2SB688 hoạt động thế nào để tăng dòng ra cho 78xx, nó có phải mắc B chung không, R công suất 0,22 Ohm dùng làm gì (em thấy các mạch khác đoạn này nối tắt luôn)?
    xin chào nhau giữa con đường
    mùa xuân phía trước, miên trường phía sau.

  • #2
    nó tăng dòng đấy, 0.22ohm để hạn dòng cho con 7805, nhưng trong trường hợp đệm này có thể bỏ

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi kimman3 Xem bài viết
      nó tăng dòng đấy, 0.22ohm để hạn dòng cho con 7805, nhưng trong trường hợp đệm này có thể bỏ
      dòng ra của bjt đâu có qua 7805, sao lại phải hạn dòng ạ?
      xin chào nhau giữa con đường
      mùa xuân phía trước, miên trường phía sau.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi whiteshirt Xem bài viết
        dòng ra của bjt đâu có qua 7805, sao lại phải hạn dòng ạ?
        bạn ko hiểu ý mình, trong 1 số mạch, ng ta dùng trở đó để hạn dòng nếu ko có BJT, nhưng trong trường hợp này đã có BJT gánh dòng cho 7805 nên chả cần hạn nữa

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi kimman3 Xem bài viết
          bạn ko hiểu ý mình, trong 1 số mạch, ng ta dùng trở đó để hạn dòng nếu ko có BJT, nhưng trong trường hợp này đã có BJT gánh dòng cho 7805 nên chả cần hạn nữa
          à, cho mình hỏi bjt tăng dòng như thế nào vậy?
          xin chào nhau giữa con đường
          mùa xuân phía trước, miên trường phía sau.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi whiteshirt Xem bài viết
            à, cho mình hỏi bjt tăng dòng như thế nào vậy?
            cái này thì mình chịu

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi whiteshirt Xem bài viết
              à, cho mình hỏi bjt tăng dòng như thế nào vậy?
              Nói BJT "tăng dòng" e không chính xác, dễ gây hiểu sai. Thực chất của BJT trong mạch là gánh dòng. Do LM78xx chịu dòng tải tối đa là 1A nên người ta mắc thêm BJT để gánh thêm dòng tải. Chọn BJT phù hợp để có thể chịu dòng tải đến 5A hoặc hơn. Tuy nhiên, công suất nguồn đầu vào phải đáp ứng được dòng tải tối đa đó, vì (nhắc lại) BJT không có tăng dòng khi công suất đầu vào không đáp ứng.

              Comment


              • #8
                Đối với cách mắc này cần phải xem xét đến công suất của tải ( Xem nó ăn dòng bao nhiêu) để rồi từ đó tính toán ra cáo điện trở R711 và R712 kia.
                Cụ thể, R711 cùng với Q71 tạo thành 1 nguồn dòng, nếu như không có dòng đi vào chân 1 của 7805 thì xem như Ube của Q71 =0 do đó không có dòng đi ra tại chân C của Q71. Khi có dòng đi vào chân 1 của 7805 thì có Ube, Ube > 0,5 thì có dòng ra trên chân C của Q71.
                Như vậy việc bù dòng của Q71 có được diễn tả như sau: Khi tải ăn nhiều dòng, lúc này dòng ra trên chân 3 của 7805 tăng lên => dòng vào chân 1 của 7805 cũng tăng lên => Ube của Q71 tăng => dòng ra trên chân C của Q71 tăng => thông qua R712 cấp dòng về cho tải...... gần như ngay lập tức các dòng điện ra tại chân 3 của 7805 và tại chân C của Q71 sẽ tìm về một giá trị ổn định và lúc này mạch đạt trạng thái cân bằng.
                Theo như phân tích ở trên, việc xuất hiện R712 là không cần thiết. Tuy nhiên để dễ dàng hơn cho việc tính toán R711 thì người ta thêm vào R712. Tác dụng cảu R712 này xin để bạn tự tìm hiểu thêm.

                Comment

                Về tác giả

                Collapse

                whiteshirt Tìm hiểu thêm về whiteshirt

                Bài viết mới nhất

                Collapse

                Đang tải...
                X