Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cái gì là quyết định ( Đọc và suy ngẫm)

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cái gì là quyết định ( Đọc và suy ngẫm)

    Đọc một bài báo thấy hay hay nên trích ra để anh em cùng suy ngẫm.
    Vậy chúng ta phải làm gì ngoài tranh cãi nhau về kỹ thuật. Mà tranh cãi cũng chưa đến đâu cả.

    Doanh nhân Việt Nam sợ gì?

    Bảo Lâm



    Thị trường chứng khoán Việt Nam
    Nhà nhà buôn chứng khoán, nhưng có bao nhiêu người thực sự hiểu quy tắc kinh tế?

    Một lần ở Sydney, tôi gặp anh bạn Việt kiều sống ở Úc đã trên hai mươi năm, sau câu chuyện về quê hương, anh khoe với tôi về con anh, một chàng trai sinh trưởng tại Úc, tốt nghiệp hạng ưu ngành công nghệ thông tin Đại học Sydney, hiện đang đi làm cho một công ty Úc với mức lương 190 nghìn đôla Úc một năm.

    Anh say sưa nói: “Thế hệ người Việt ở đây như tôi với anh coi như bỏ đi được rồi, lớp trẻ như con trai tôi mới đúng là tương lai của người Việt mình.”

    Tôi nói với bạn tất nhiên tương lai của người Việt ở Úc không thể trông chờ vào thế hệ tôi và anh, những người sinh trưởng ở Việt Nam rồi mới sang Úc lập nghiệp, và tôi rất mừng cho gia đình anh có cậu con trai học hành thành đạt như vậy, nhưng tôi không nghĩ rằng đó là tương lai của người Việt.

    Theo ý tôi, nếu con trai anh dám mở một công ty phần mềm, dám cạnh tranh với các công ty của Úc bằng chính sản phẩm hoặc dịch vụ của cậu ấy, thì dù thu nhập hiện tại có kém hơn vài lần so với mức lương đi làm, tôi thấy đó mới là tương lai của người Việt.

    Kiều bào ta ở nước ngoài, phần đông sinh sống ở các nước phát triển, rất chịu khó lo cho con cái học tập, tỉ lệ học giỏi và đỗ đạt của con em người Việt thường rất cao, nhưng phần lớn sự đầu tư này đều hướng đến một chỗ làm tốt, yên ổn với mức thu nhập dễ chịu trong các công ty của người da trắng.

    Người Việt ở các nước phát triển nếu làm kinh doanh thường mở các dịch vụ như tiệm tạp hoá, cửa hàng thực phẩm Á châu, tiệm làm móng chân móng tay và đông nhất là nhà hàng.


    Nhiều Việt kiều ăn nên làm ra nhờ mở nhà hàng

    Ở Úc có nhiều nhà hàng của người Việt cứ vài năm lại thay chủ mới, có khi chủ chỉ là quay vòng vợ chồng, con cái, anh em trong một gia đình. Người ta đổi chủ không phải vì làm ăn thất bát hoặc muốn sang cho người có khả năng quản lý tốt hơn, mà cái chính là để tránh phải nộp thuế lợi tức, cứ mỗi lần thay chủ mới thì trên giấy tờ nhà hàng đó lại thành doanh nghiệp mới, lại có thể khai báo với chính quyền là chưa có lãi. Nhà hàng là lĩnh vực đầu tư ngắn hạn, không thể cứ khai chưa có lãi dài dài được, nên vài năm lại phải thay chủ để nó luôn luôn là doanh nghiệp mới.

    Đổ tại hoàn cảnh?

    Các doanh nghiệp ở Việt Nam thường kêu ca lực cản cho sự phát triển của họ là môi trường kinh doanh còn nhiều trở ngại. Tất nhiên là có lý do đó. Nhưng nếu nhìn ra nước ngoài, nhiều kiều bào ta đang kinh doanh ở những nước tiên tiến có môi trường đầu tư tốt hơn ở trong nước rất nhiều, nhưng sao cũng không lớn lên được?

    Ngoại trừ một vài quán Phở người Việt quen tên thường bảo nhau đến đấy ăn cho đỡ nhớ quê hương, hầu như chúng ta chẳng có lấy một thương hiệu nào khả dĩ làm cho người Âu - Mỹ phải biết đến.

    Tính chung cả trong nước và ở nước ngoài, tỉ lệ người Việt giầu có ngày một tăng lên, xét ở khía cạnh đời sống đó là điều đáng mừng, chứng tỏ đồng bào ta rất biết cách làm ăn và nhiều người làm ăn khấm khá. Nhưng nếu đi sâu vào sự giàu có ấy mà tìm hiểu, sẽ thấy phần nhiều những đồng tiền được kiếm ra bằng cách không mấy đàng hoàng.

    Thu nhập cá nhân kiểm chứng được hoặc thuế lợi tức doanh nghiệp thực nộp cho Nhà nước không tương xứng nếu không muốn nói là khác quá xa với sự giàu có kia.


    Chừng nào còn chưa học được cách làm ăn đàng hoàng, thì chưa thể nói đến việc xây dựng nên những thương hiệu mạnh


    Thời gian gần đây, trên nhiều diễn đàn, các doanh nghiệp trong nước thường nói đến cụm từ thương trường là chiến trường, đã là chiến trường thì ắt có ta và địch, có kẻ thù, và kẻ thù của doanh nghiệp chúng ta thường được miêu tả là các đại công ty nước ngoài.

    Đúng là kinh doanh phải có thủ thuật, mưu kế, nhưng các tập đoàn, các công ty đa quốc gia kia không chỉ có vậy. Cái chính mà họ có là sự sáng tạo không ngừng vì nhu cầu của khách hàng, vì người tiêu dùng và sự sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào.

    Tôi có một người bạn là giám đốc một doanh nghiệp địa phương chuyên ngành vật liệu xây dựng. Khi tỉnh có chủ trương cổ phần hoá một số doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp của anh, thì anh đã mất nửa năm trời đôn đáo ra Hà Nội để tìm cách “chạy” cho doanh nghiệp của mình chui vào một Tổng công ty nhà nước, để tránh bị cổ phần hoá.

    Những giám đốc doanh nghiệp không thực tâm muốn cổ phần hoá như vậy hiện rất nhiều. Mặc dù bên ngoài họ hô hào rất to ủng hộ chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước.

    Tôi nghĩ kẻ thù lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chính là nỗi sợ: sợ phải công khai, sợ phải minh bạch, sợ phải làm ăn đàng hoàng, sợ phải cạnh tranh sòng phẳng. Tính khuất tất trong cách làm ăn của doanh nghiệp người Việt, cả ở trong nước và nước ngoài, cả ở Đông Âu và Tây Âu, còn rất phổ biến.

    Chừng nào chúng ta còn chưa học được cách làm ăn đàng hoàng, minh bạch, tìm kiếm lợi nhuận trong mối tương quan với lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của xã hội thì chúng ta còn chưa thể nói đến việc xây dựng nên những thương hiệu mạnh, vốn là niềm tự hào của quốc gia.
    Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

    Biến tần
    Máy giặt
    Lò vi sóng
    Bếp từ.
    Tủ lạnh.
    Điều hòa


  • #2
    Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viết


    Chừng nào còn chưa học được cách làm ăn đàng hoàng, thì chưa thể nói đến việc xây dựng nên những thương hiệu mạnh



    Tôi nghĩ kẻ thù lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chính là nỗi sợ: sợ phải công khai, sợ phải minh bạch, sợ phải làm ăn đàng hoàng, sợ phải cạnh tranh sòng phẳng. Tính khuất tất trong cách làm ăn của doanh nghiệp người Việt, cả ở trong nước và nước ngoài, cả ở Đông Âu và Tây Âu, còn rất phổ biến.

    Chừng nào chúng ta còn chưa học được cách làm ăn đàng hoàng, minh bạch, tìm kiếm lợi nhuận trong mối tương quan với lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của xã hội thì chúng ta còn chưa thể nói đến việc xây dựng nên những thương hiệu mạnh, vốn là niềm tự hào của quốc gia.
    Theo tôi thì kẻ thù chính vẫn là lòng tham của con người. Muốn đầy hầu bao nhưng không muốn mất xu thuế nào hết. "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi."

    Vấn đề này là có cả bao nhiêu năm nay rồi. Thời 1960 mấy cuốn tập đọc trong tiểu học đều có một vài bài về nhiệm vụ người dân là phải đóng thuế cho nước mạnh. Bao nhiêu thế hệ đã đọc qua những bài học trong công dân giáo dục nhưng chỉ là nước đổ lá khoai thôi.

    Ai cũng nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không nhìn thấy cái hại trong tương lai (nền tảng kinh tế, môi sinh, xã hội). Tiệm ăn thì pha nấu bậy bạ, dùng thịt ôi, đồ cũ để hạ giá vốn. Nhà thầu thì thêm cát bớt xi măng. Công xưởng thì đổ hoá chất xuống cống rãnh cho tiện. Tất cả chỉ vì muốn đầy túi tiền của mình thôi.

    Chừng nào chúng ta mà đặt được lợi ích chung trên cá nhân thì lúc đó mới nghĩ tới chuyện nước ta giầu mạnh được.


    Ngoại trừ một vài quán Phở người Việt quen tên thường bảo nhau đến đấy ăn cho đỡ nhớ quê hương, hầu như chúng ta chẳng có lấy một thương hiệu nào khả dĩ làm cho người Âu - Mỹ phải biết đến.
    Tại Úc thì nhà hàng của VN còn xoàng lắm. Đa số tiệm thì lụp xụp, chật chội, ồn ào. Dân Úc (Âu nói chung) là họ không thích như vậy. Hầu bàn ăn nói cộc lốc, tiếng Anh không rành thì dân ngoại quốc đâu muốn vô.

    Tuy nhiên tôi được đi qua Austin, Texas du học và thấy một vài tiệm ăn VN tổ chức như nhà hàng Mỹ. Ăn nói nhỏ nhẹ, không khí yên lặng (không nghe đầu bếp réo người hầu bàn hoặc hầu bàn kêu chủ tính tiền bàn số 5 khi đang đứng tại bàn số 20). Người bưng đồ ăn thì không nhúng hai ngón tay cái vô trong tô mì. Đang ăn thì hầu bàn hỏi đồ ăn có được không, có muốn thêm cái gì nữa không. Lần đầu tiên tôi tới đó tôi tưởng đi lộn vì đa số là khách Mỹ.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viết

      Bảo Lâm
      Thèn ni viết bài về người Việt hải ngoại nhưng chưa ở ngoại quốc 1 ngày mô , hén biết chi về kinh doanh ở ngoại quốc ??? Nên nhớ người Việt khi rời VN phần đông không một cắc trong tay , họ phải sinh tồn trong điều kiên khắc nghiệt nhât là không tiền với cái hàng rào ngôn ngữ tổ bố . Bây giờ họ được như vậy trong vòng chỉ 30 năm , so với sắc dân khác là khá thành công .
      Còn ở VN , nếu không thành công thì nên đổ lỗi cho chính mình hoặc nguyên do gì khác , không nên đổ lỗi cho người Việt vì sợ. Làm ăn không minh bạch phần nhiều là các nước Đông Âu chứ vớ Tây Âu vào chung thì tội nghiệp cho Tây Âu .
      Mấy cha nụi nhà báo VN như mấy cha nụi mù xem voi .
      Last edited by cooloo; 25-08-2008, 18:00.

      Comment

      Về tác giả

      Collapse

      MinhHa Tìm hiểu thêm về MinhHa

      Bài viết mới nhất

      Collapse

      Đang tải...
      X