Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lập trinh C và C++ cho Linux/Unix

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi ngohaibac Xem bài viết
    Em thấy rằng việc học một IDE mới hơi tốn nhiều thời gian, nếu nó không tốt lại quay sang với cái mới hơn. Rồi sang hệ điều hành khác, hay môi trường khác lại học tiếp,... Vì thế nên em chọn việc gõ lệnh hoặc dùng makefile.

    Chúc mọi người thành công.
    Theo mình thì khi đã thành thạo về một IDE rồi thì việc tiếp cận một IDE khác là một việc cực kỳ dễ dàng.
    Còn việc so sánh xài IDE với console thì có lẽ không thể phủ nhận những tiện ích của IDE đem lại, nhất là khi bạn phải làm việc với một sản phẩm lớn, và đặc biệt là khi debug. Tôi đã có lần patch thêm một tính năng nho nhỏ cho asterisk (phần mềm PBX trên Linux) trong đó liên quan tới việc detect DTMF (Toàn bộ code xử lý dsp đã có sẵn), vậy mà trong vòng 2 ngày bị kẹt loanh quanh trong giai đoạn debug nên đành phải vác đoạn code dsp đó về VC++ để debug (và hoàn thành trong vòng 3h)
    Bởi vậy, như bác bqviet đã nói, việc sử dụng linh hoạt các công cụ sẽ phụ thuộc vào yêu cầu công việc. Các bác càng sử dụng được nhiều hàng, từ nóng tới lạnh các bác sẽ sớm "kết liễu" đối thủ nhanh hơn
    Some rights reserved!

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi vutamhoan Xem bài viết
      Theo mình thì khi đã thành thạo về một IDE rồi thì việc tiếp cận một IDE khác là một việc cực kỳ dễ dàng.
      Còn việc so sánh xài IDE với console thì có lẽ không thể phủ nhận những tiện ích của IDE đem lại, nhất là khi bạn phải làm việc với một sản phẩm lớn, và đặc biệt là khi debug. Tôi đã có lần patch thêm một tính năng nho nhỏ cho asterisk (phần mềm PBX trên Linux) trong đó liên quan tới việc detect DTMF (Toàn bộ code xử lý dsp đã có sẵn), vậy mà trong vòng 2 ngày bị kẹt loanh quanh trong giai đoạn debug nên đành phải vác đoạn code dsp đó về VC++ để debug (và hoàn thành trong vòng 3h)
      Bởi vậy, như bác bqviet đã nói, việc sử dụng linh hoạt các công cụ sẽ phụ thuộc vào yêu cầu công việc. Các bác càng sử dụng được nhiều hàng, từ nóng tới lạnh các bác sẽ sớm "kết liễu" đối thủ nhanh hơn
      Tóm lại các anh có thể hướng dẫn cho người mới làm quen với linux biết được viết lập trình C trên linux và các cách tiếp cận tốt với C???
      Em thấy khi lập trình với linux ngôn ngữ cần thiết nhất là C.
      Cám ơn.

      Comment


      • #18
        Lập trình C trên linux cũng giống như trên windows thôi. nhưng nó dùng trình biên dịch là gcc và để debug là dbg. có vài ide hỗ trợ gỡ rối trực tiếp trên môi trường lập trình và tạo project. cái này thì tìm kiếm mà đọc thêm cách sử dụng. còn biết lập trình C rồi chỉ cần phải tìm hiểu cách tạo file nguồn, cách biên dịch, debug, cách chạy file trên linux (trong linux có phân makefile cái này IDE có thể sẽ hỗ trợ tạo cho minh, còn không thì phải học.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi embed Xem bài viết
          Tóm lại các anh có thể hướng dẫn cho người mới làm quen với linux biết được viết lập trình C trên linux và các cách tiếp cận tốt với C???
          Em thấy khi lập trình với linux ngôn ngữ cần thiết nhất là C.
          Cám ơn.
          mình cũng mới làm quen với linux,và theo kinh nghiệm mình,tốt nhất là mua quyển lập trình linux (tập 1),tìm hiểu trước 1 số phần trong đó: các lệnh trên terminal, cách viết và biên dịch 1 ctrinh, tạo thư viện tĩnh, làm quen với Makefile và lập trình shell, rồi những cái như multi thread, multi process, IPC... thì tùy vào ứng dụng thì tìm hiểu tiếp.
          bao giờ đọc sách tiếng việt cũng tiếp thu nhanh hơn. sau khi làm quen với linux rồi có thể tìm hiểu thêm từng thứ một chi tiết hơn trên google
          đấy là ý kiến của 1 beginner cũng từng vật vã thời gian đầu tìm hiểu linux như mình

          Comment


          • #20
            Nếu không muốn tìm hiểu sâu thì có thể dùng tool IDE MagicC++ (có bản quyền).
            IDE này được thiết kế theo phong cách Visual Studio V6.0 của Microsoft, bao gồm các chức năng auto complete và intellisense khá tốt.
            Ngoài ra có thêm chức năng tự động tạo make file phục vụ cho quá trình build.

            Chú ý:
            + Tool này được cài đặt qua máy Windows, việc biên dịch được thực thi ở máy remote Linux.
            + Muốn biên dịch local trên máy Windows thì cần phải cài đặt cygwin (nếu không muốn cài cygwin thì cần phải thông qua một vài thủ thuật tạo shell cho môi trường build mới được).

            Nếu rãnh thì cứ dùng thử ( Đừng hỏi tôi k_e_y g_e_n hoặc c_r_a_c_k ở đâu nhé, vì không muốn dính dáng gì đến bản quyền sản phẩm của người khác).

            http://www.magicunix.com/
            Last edited by kamejoko80; 21-02-2010, 20:09.

            Comment


            • #21
              Xin chào các anh!
              Em mới gia nhập và đang cần tìm tài liệu về makefile để xây dựng chương trình CHAT trên cơ sở giao tiếp bằng SOCKET. Do mới tìm hiểu về Linux nên kiến thức còn hạn hep. Em có đọc wa tài liệu của các anh đưa nhưng vốn tiếng Anh em lại hạn chế. Hy vọng được các anh nói rõ hơn về công cụ này giup em.
              Em xin cám ơn

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
                Nên dùng một cái IDE, cái mà F recommend đó là eclipse.
                Chúc vui
                Một kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn lập trình cơ bản như C/C++, Java etc. là không nên dùng các IDE rườm rà vì làm cho người học quá tập trung vào việc học cách thao tác nó mà quên đi nhiệm vụ chính là học ngôn ngữ lập trình. Thế nên trong Linux (Ubuntu) bạn nên dùng một trình soạn thảo nào thật sự đơn giản, ví dụ như gedit như một bạn opentdoors đã nói. Với mình thì dùng quen với emacs vào rất nhiều việc nên emacs là excellent cho việc soạn (có cả dịch và chạy) chương trình C/C++.

                Comment


                • #23
                  Trên Linux, khi biên dịch các chương trình C/C++, các trình biên dịch: cc, gcc, g++ đều có thể sử dụng được tất. Chỉ cần chỉ ra các options khác nhau lúc biên dịch là ok.
                  Last edited by tungnvn; 20-11-2011, 17:44.

                  Comment


                  • #24
                    QT đi bạn

                    Comment


                    • #25
                      Chào các bạn,
                      Mình đã có kinh nghiệm lập trình khá lâu trên Linux rồi thì mình có một chia sẻ với bạn đó là phải dành nhiều thời gian đọc thật kỹ sách, vừa đọc vừa làm. Lúc đầu đúng là không nên dùng các tool mức cao, chỉ nên dùng Text Editor kiểu Gedit hay Vim là OK rồi, qua đó mới hiểu rõ được các quá trình biên dịch của nó và sẽ làm quen được với khái niệm Makefile.
                      Mình xin giới thiệu với các bạn 2 cuốn sách, với nó các bạn có thể làm từ các ứng dụng đơn giản như được học ở trường đến các ứng dụng khó hơn như đa tiến trình, đa luồng, lập trình giao tiếp phần cứng, lập trình device driver...
                      1. Beggining Linux Programming: Beginning Linux Programming 3rd-DDU.pdf
                      2. Advanced Linux Programming: advanced-linux-programming.pdf
                      Nắm vững được mấy thứ này các bạn có làm trên máy Desktop hay làm trên các thiết bị nhúng cũng đều OK cả.
                      Chúc các bạn thành công.
                      --------------------------------------------------
                      Hệ thống đào tạo Lập trình nhúng ARM trên Linux

                      Email:

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      Kaiser Tìm hiểu thêm về Kaiser

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X