Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch tự ngắt khi tụt áp.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi jerryquan Xem bài viết
    Sorry Hannguyen: Mình ko có ý chỉ trích mạch mới của bạn đâu, chỉ vì khi post lên thì mới thấy mạch của bạn. Có lẽ post chậm hơn 1 vài phút.
    Có gì đâu mà phải xin lỗi hả bạn

    Bây giờ nêu nguyên lý và hướng dẫn cân chỉnh mạch nhé:

    - Nguyên lý: Trung tâm của mạch là biến trở RV1, đi ốt ổn áp DZ1 (12V). Với cách mắc như hình vẽ, khi điện áp trên ắc quy sụt xuống đến mức tới hạn thì điện áp trên 2 đầu đi ốt ổn áp không đủ để nó dẫn nữa thì dòng chạy vào cực B của transistor Q3 (D468) bị ngắt, transistor này khóa khiến cặp transistor darlington là Q1 và Q2 không có dòng điều khiển nữa nên chúng cũng bị khóa, tải bị cắt ra khỏi ắcquy. Nhờ có tụ hóa C1, ở trạng thái đề máy dòng điện lớn có thể làm điện áp trên ắc quy sụt xuống quá giá trị giới hạn khiến đi ốt ổn áp và Q3 ngưng dẫn, lúc này tụ C1 sẽ phóng điện nó tích trữ cung cấp dòng điều khiển cho cặp transistor darlington để chúng tiếp tục duy trì trạng thái dẫn để vượt qua thời gian đề máy. dĩ nhiên bạn có thể quyết định thời gian duy trì này bao lâu tùy ý nhờ điều chỉnh giá trị của tụ C1 này, dải giá trị có thể chọn là từ 47uF đến 470uF (có thể lớn hơn nữa nhưng không nên vượt quá 1000uF vì có thể làm cháy Q3 hoặc điện trở R2))

    - Cân chỉnh mạch: Sau khi lắp ráp xong xuôi bạn chờ đến khi điện áp trên ắc quy giảm xuống đến giá trị giới hạn mà bạn mong muốn tải sẽ phải được cắt, chỉnh từ từ biến trở RV1 cho đến khi đèn LED đang sáng bỗng vụt tắt.

    Chú ý:
    - Có thể dòng tải của bạn không lớn để transistor Q2 (2N3055) bị nóng, nhưng nếu có thì bạn sẽ cần lắp thêm cánh tản nhiệt cho nó
    - Cầu chì ở ngay đầu ắc quy được thêm vào nhằm tránh sự cố chập tải có thể xảy ra trong lúc bạn lắp ráp và thử nghiệm mạch. tuy nhiên nếu ắc quy của bạn đã có cầu chì bảo vệ chập mạch rồi thì bạn có thẻ bỏ nó đi
    Last edited by hanguyen; 26-06-2009, 16:15.
    "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

    Comment


    • #17
      Mình cũng sẽ làm thử mạch này cũng hay ghê.

      Comment


      • #18
        [QUOTE=jerryquan;194530]Ít nhất thì bạn cũng cho biết là bạn lắp theo mạch nào, hoặc mạch của bạn ra sao để mà phân tích nữa chứ. Ko lẽ bây giờ bảo bạn bỏ hết cái cũ đi, làm lại cái mới mà ko biết nguyên nhân, điểm yếu của cái cũ.

        Sorry Jerryquan!!
        Mình ráp cái mạch của bạn đó (mới ghim chân thôi chưa biết cách làm mạch in).
        Cảm ơn các Pro đã chỉ bảo.
        Lại thử tiếp có gì nhờ các Pro típ

        Comment


        • #19
          Sorry Jerryquan!!
          Mình ráp cái mạch của bạn đó (mới ghim chân thôi chưa biết cách làm mạch in).
          Cảm ơn các Pro đã chỉ bảo.
          Lại thử tiếp có gì nhờ các Pro típ
          [/QUOTE]

          Vậy thì cho cái tụ khoảng 100uF~470uF (bạn có cái tụ hóa nào, thử bằng cái đó) vào dưới chân zenner, trước con điện trở nối cực B trans xuống mass. Nguyên lý là tụ này sẽ giữ lại 1 chút áp và xả dần qua R tạo nên dòng Ib duy trì kích Trans dẫn.
          Cây nhà lá vườn cứ thử các trị số tụ hóa bạn đã có đi rồi sẽ chọn dc mức tụ thích hợp.
          Nếu ko hiểu thì mình vẽ lại mạch cho.

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi jerryquan Xem bài viết

            Vậy thì cho cái tụ khoảng 100uF~470uF (bạn có cái tụ hóa nào, thử bằng cái đó) vào dưới chân zenner, trước con điện trở nối cực B trans xuống mass. Nguyên lý là tụ này sẽ giữ lại 1 chút áp và xả dần qua R tạo nên dòng Ib duy trì kích Trans dẫn.
            Cây nhà lá vườn cứ thử các trị số tụ hóa bạn đã có đi rồi sẽ chọn dc mức tụ thích hợp.
            Nếu ko hiểu thì mình vẽ lại mạch cho.
            Mạch cụ thể đây
            Attached Files

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi jerryquan Xem bài viết
              Mạch cụ thể đây
              mình không hiều cái mạch này nó hoạt động lảm sao được, công tắc S1 có tác dụng gì vậy, khi S1 thường đóng thì mạch này hoạt động rồi mà nó đâu có tác dụng đóng cắt đâu, còn khi thường mở thì mạch này đâu có hoạt động đâu, tải cũng không có nguồn.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi caovanhuong Xem bài viết
                mình không hiều cái mạch này nó hoạt động lảm sao được, công tắc S1 có tác dụng gì vậy, khi S1 thường đóng thì mạch này hoạt động rồi mà nó đâu có tác dụng đóng cắt đâu, còn khi thường mở thì mạch này đâu có hoạt động đâu, tải cũng không có nguồn.
                Công tắc S1 có tác dụng khởi động loại nhấn nhả. Khi ấn trans sẽ dẫn nếu đủ áp qua 2 zener, khi đó tiếp rờ le sẽ thay thế S1 này giữ cho mạch vẫn hoạt động tiếp. Nhưng 1 khi áp ắc quy sụt đến mức ko đủ sức qua 2 zener thì trans ngưng dẫn, tiếp điểm rờ le hở. Ngắt mạch. Do hở tải nên áp ắc quy tăng lại (do nội trở tăng lên) nhưng mạch vẫn duy trì chế độ ngắt. S1 có tác dụng tránh hiện tượng lạch cạch khi áp tăng lại. Tránh cạn nguồn.

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi jerryquan Xem bài viết
                  Mạch cụ thể đây
                  Ê, jerryquan,

                  Mạch dùng rơ le này rất hay, vì nguyên lý rất đơn giản, dễ hiểu, đặc biệt nó cho phép khi ngắt tải là sẽ ngắt hẳn mà không bị dao động nên làm việc rất tin cậy. Nhưng mạch cũng có điểm bất lợi sau:

                  1- Vì ưu điểm trên mà mạch phải sử dụng thêm nút nhấn Start (S1), người dùng sẽ phải làm quen với thao tác nhấn nút S1 trước khi sử dụng tải. Theo thiết kế, khi nhấn nút S1 thì trong 1 khoảng thời gian rất ngắn (bằng thời gian chuyển động của tiếp điểm của rơ le) nhưng đủ để có 1 dòng điện phóng qua tải, nếu tải nhỏ thì không sao nhưng nếu tải tiêu thụ dòng điện lớn, chẳng hạn với xe đạp điện dòng điện vào cỡ 10A, thì sẽ sinh tia lửa điện rất mạnh tại tiếp điểm của nó, vì vậy S1 sẽ phải dùng loại chịu được tia lửa điện, hơn nữa nó cũng phải là loại tốt và bền bỉ với thời gian vì bị sử dụng rất thường xuyên. Nếu không thì chỉ 1 thời gian hoạt động (cứ cho là 1 năm đi cũng vẫn là ngắn) dòng điện lớn sẽ ăn mòn dần mà hỏng Giá của loại nút nhấn công suất lớn và tốt sẽ đắt và kích thước lớn.

                  2- cũng tương tự đối với rơ le, rơ le có đặc điểm khi dùng đóng cắt mạch điện 1 chiều sẽ phát sinh tia lửa điện rất mạnh ở các tiếp điểm khi dòng tải lớn và đặc biệt với ứng dụng dùng cho xe đạp điện động cơ DC của xe có tính cảm nên sẽ càng phát huy cường độ đánh lửa tại má tiếp điểm của rơ le. Vì vậy để mạch chạy bền bỉ lâu dài người dùng sẽ phải chọn rơ le công suất lớn (có dòng chịu đựng bằng ít nhất 150% dòng tải) và là loại tốt ) má tiếp điểm mạ bạch kim). Loại rơ le này cũng sẽ lớn và đắt.

                  3- Do vấn đề tia lửa điện của rơ le và nút nhấn S1 nên khi sử dụng người dùng sẽ phải cân nhắc khi dùng mạch trong các môi trường dễ cháy nổ (chẳng hạn các trạm xăng, kho nhiên liệu...)

                  Giải pháp: Nhược điểm 1 có thể được khắc phục hoàn toàn bằng cách thêm 1 đi ốt chặn dòng phóng qua nút S1 qua tải (hình dưới). Với sự thêm vào đi ốt này, nút S1 bây giờ chỉ chịu dòng rất nhỏ nên chỉ cần dùng loại bình thường, nhỏ gọn. Còn nhược điểm 2 thì phải chấp nhận vì nó là đặc trưng của mạch và nó tuy bị nhược đoiểm đó nhưng mang lại ưu điểm như nói bên trên. Nhược điểm 3 cũng được giảm bớt rất nhiều khi nhược điểm 1 được khắc phục vì loại bỏ được tia lửa tại nút nhấn S1

                  Attached Files
                  Last edited by hanguyen; 27-06-2009, 12:22.
                  "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi jerryquan Xem bài viết
                    Công tắc S1 có tác dụng khởi động loại nhấn nhả. Khi ấn trans sẽ dẫn nếu đủ áp qua 2 zener, khi đó tiếp rờ le sẽ thay thế S1 này giữ cho mạch vẫn hoạt động tiếp. Nhưng 1 khi áp ắc quy sụt đến mức ko đủ sức qua 2 zener thì trans ngưng dẫn, tiếp điểm rờ le hở. Ngắt mạch. Do hở tải nên áp ắc quy tăng lại (do nội trở tăng lên) nhưng mạch vẫn duy trì chế độ ngắt. S1 có tác dụng tránh hiện tượng lạch cạch khi áp tăng lại. Tránh cạn nguồn.
                    cảm ơn nhé, nhìn mãi bây giờ mới hiểu được.

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
                      Ê, jerryquan,

                      Mạch dùng rơ le này rất hay, vì nguyên lý rất đơn giản, dễ hiểu, đặc biệt nó cho phép khi ngắt tải là sẽ ngắt hẳn mà không bị dao động nên làm việc rất tin cậy. Nhưng mạch cũng có điểm bất lợi sau:

                      1- Vì ưu điểm trên mà mạch phải sử dụng thêm nút nhấn Start (S1), người dùng sẽ phải làm quen với thao tác nhấn nút S1 trước khi sử dụng tải. Theo thiết kế, khi nhấn nút S1 thì trong 1 khoảng thời gian rất ngắn (bằng thời gian chuyển động của tiếp điểm của rơ le) nhưng đủ để có 1 dòng điện phóng qua tải, nếu tải nhỏ thì không sao nhưng nếu tải tiêu thụ dòng điện lớn, chẳng hạn với xe đạp điện dòng điện vào cỡ 10A, thì sẽ sinh tia lửa điện rất mạnh tại tiếp điểm của nó, vì vậy S1 sẽ phải dùng loại chịu được tia lửa điện, hơn nữa nó cũng phải là loại tốt và bền bỉ với thời gian vì bị sử dụng rất thường xuyên. Nếu không thì chỉ 1 thời gian hoạt động (cứ cho là 1 năm đi cũng vẫn là ngắn) dòng điện lớn sẽ ăn mòn dần mà hỏng Giá của loại nút nhấn công suất lớn và tốt sẽ đắt và kích thước lớn.

                      2- cũng tương tự đối với rơ le, rơ le có đặc điểm khi dùng đóng cắt mạch điện 1 chiều sẽ phát sinh tia lửa điện rất mạnh ở các tiếp điểm khi dòng tải lớn và đặc biệt với ứng dụng dùng cho xe đạp điện động cơ DC của xe có tính cảm nên sẽ càng phát huy cường độ đánh lửa tại má tiếp điểm của rơ le. Vì vậy để mạch chạy bền bỉ lâu dài người dùng sẽ phải chọn rơ le công suất lớn (có dòng chịu đựng bằng ít nhất 150% dòng tải) và là loại tốt ) má tiếp điểm mạ bạch kim). Loại rơ le này cũng sẽ lớn và đắt.

                      3- Do vấn đề tia lửa điện của rơ le và nút nhấn S1 nên khi sử dụng người dùng sẽ phải cân nhắc khi dùng mạch trong các môi trường dễ cháy nổ (chẳng hạn các trạm xăng, kho nhiên liệu...)

                      Giải pháp: Nhược điểm 1 có thể được khắc phục hoàn toàn bằng cách thêm 1 đi ốt chặn dòng phóng qua nút S1 qua tải (hình dưới). Với sự thêm vào đi ốt này, nút S1 bây giờ chỉ chịu dòng rất nhỏ nên chỉ cần dùng loại bình thường, nhỏ gọn. Còn nhược điểm 2 thì phải chấp nhận vì nó là đặc trưng của mạch và nó tuy bị nhược đoiểm đó nhưng mang lại ưu điểm như nói bên trên. Nhược điểm 3 cũng được giảm bớt rất nhiều khi nhược điểm 1 được khắc phục vì loại bỏ được tia lửa tại nút nhấn S1

                      nếu bạn thêm con đi ốt vào như vầy thì vô tác dụng thôi, vì donh2 điện vẫn phóng qua được S1 qua diot, nên bạn phải cho con di ốt ngựoc lại
                      Attached Files

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
                        ....
                        Vì vậy để mạch chạy bền bỉ lâu dài người dùng sẽ phải chọn rơ le công suất lớn (có dòng chịu đựng bằng ít nhất 150% dòng tải) và là loại tốt ) má tiếp điểm mạ bạch kim). Loại rơ le này cũng sẽ lớn và đắt.
                        Bằng bạch kim thì đắt là phải rồi.
                        Chống tia lửa điện cho các tiếp điểm còn có giải pháp khác nữa là nối tiếp 1 điện trở và 1 tụ điện, rồi lấy 2 thành phần này nối song song với các tiếp điểm rờ le hoặc công tắc. Loại công tắc chịu dc dòng 10A có giá ko mắc đâu (tất nhiên là tiếp điểm bằng đồng thau rồi).
                        Thân

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi caovanhuong Xem bài viết
                          nếu bạn thêm con đi ốt vào như vầy thì vô tác dụng thôi, vì donh2 điện vẫn phóng qua được S1 qua diot, nên bạn phải cho con di ốt ngựoc lại
                          Diod lắp đúng rồi đó bạn, để tránh dòng qua tải khi S1 nhấn.
                          Diod chỉ có tác dung lấy điện áp ăc quy để so sánh thôi. Cấp điện cho tải bằng tiếp điểm thường mở của rờ le.
                          Thân

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi jerryquan Xem bài viết
                            Bằng bạch kim thì đắt là phải rồi.
                            Chống tia lửa điện cho các tiếp điểm còn có giải pháp khác nữa là nối tiếp 1 điện trở và 1 tụ điện, rồi lấy 2 thành phần này nối song song với các tiếp điểm rờ le hoặc công tắc. Loại công tắc chịu dc dòng 10A có giá ko mắc đâu (tất nhiên là tiếp điểm bằng đồng thau rồi).
                            Thân
                            Đúng, tôi quên mất cái giải pháp này. Nhưng chỉ cần 1 cái tụ 224/2kV để dập tia lửa điện thôi khỏi cần điện trở. Tuy nhiên với dòng điện lớn, tải cảm thì tụ chỉ hạn chế bớt tia lửa thôi chứ cũng không triệt được hoàn toàn. Trước đây tôi đã từng thiết kế mạch điều khiển khởi động và đóng cắt cho động cơ máy nghiền ép bột sắn dây 2kW, nó là động cơ xoay chiều chứ không phải 1 chiều như ứng dụng này, tôi đã dùng tụ để dập nhiễu, tia lửa có được hạn chế nhưng không dập hết được hoàn toàn, tụ càng to thì dập càng triệt để nhưng bù lại kích thước của nó lại lớn. Tốt nhất là thử bằng thực nghiệm với từng ứng dụng có thể cho kết quả mong muốn.
                            "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                            Comment


                            • #29
                              thông tin tham khảo - cho người mới

                              Các loại tụ điện và điện trở hạn chế tia lửa đây Hanguyen oi:
                              Đây là hình các loại rờ le và tụ điện + điện trở cho các tiếp điểm rờ le tải cảm.
                              1. Chữ A nằm trong vòng màu vàng : Các C+R chuyên dụng cho các tiếp điểm rờ le.
                                Chữ B Nằm trong vòng màu xanh nhạt: Bên ngoài và bên trong các tiếp điểm rờ le 24v - 10~15 Amp (tùy theo tiếp điểm).
                                Chữ C nằm trong vòng tím : rờ le thông dụng chịu dòng 10A - có bán ở Nhật tảo.
                                Chữ D nàm trong vòng xanh nhạt: Rờ le ko tiếp điểm, sử dụng kỹ thuật bán dẫn, dòng chịu đựng 10A trở lên (trong hình là loại 16 Amp), có hoặc không có Zero-crossing dùng cho tải AC hay DC.

                              Comment


                              • #30
                                Ôi cảm ơn các anh nhiều lắm.
                                Nhờ các anh tranh luận và giải thích em cũng hiểu ra 1 số vấn đề, em đã lắp thêm 1 tụ hóa 470m giữa cực b của tranistor và mass như a.quan chỉ. Mạch chạy được delay được khoảng 2s.còn có phóng tia lửa hay không em chưa biết ''vì không nhìn thấy''
                                Lại phát sinh 1 vấn đề nữa em nhờ các anh tiếp đây.
                                - Hiện tại muốn mạch này hoạt động ta phải nhấn S1 vậy khi bình hết em muốn thay bình lại phải nhấn S1.Em muốn lắp cái mạch này nhỏ gọn bỏ luôn vào trong chỗ kín cứ khi thay bình mới hoặc bình được nạp đủ (24V) mạch này tự reset lại có được không?
                                Xin ý kiến các anh chị nha.
                                Em cảm ơn nhiều.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Ngân_lovable Tìm hiểu thêm về Ngân_lovable

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X