Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bảo vệ mất phase, thứ tự phase

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bảo vệ mất phase, thứ tự phase

    Mình vừa copy được một lược đồ, vừa bảo vệ mất phase vừa bảo vệ thứ tử phase nhưng cực kỳ đơn giản mà lại rất hửu hiệu, xin pot lên để các bạn cùng tham khảo và góp ý.
    Attached Files

  • #2
    Cái cặp tiếp điểm kia đóng cho cái gì vậy bạn?
    Nếu bạn biết nguyên lý hoạt động của cái mạch này có thể giới thiệu qua cho mọi người biết với. Mất pha trong công nghiệp thực sự rất nguy hiểm nên mình nghĩ bảo vệ mất pha là rất quan trọng tuy nhiên chỉ sợ ai đó đọc bài này xong lại ko hiểu kỹ (như mình) thì đến lúc làm chưa bị mất pha đã mất (cháy) luôn thiết bị rồi.
    123...

    Comment


    • #3
      Đây là mạch dò tìm thứ tự pha rất hiệu quả.
      Anh xem phần mạch trong khung vuông trong hình như một mạng 2 cực có nguồn:



      Nếu thứ tự pha đúng là 1, 2, 3 thì điện áp 2 đầu rơ le cao

      U 1a= U dây * (0,866+0,5) = 380 * 1.366 = 519V với tổng trở tương đương với mạch R và C song song với nhau.

      Nếu sai thứ tự pha thì điện áp đó là

      U 1a= U dây * (0,866-0,5) = 380 * 0,366 = 139 V với tổng trở tương tự

      Nếu mất pha 1 thì điện áp ra = 0.
      Nếu mất pha 2 thì điện áp ra = 380V với tổng trở là các R (77 K Ω)
      Nếu mất pha 3 thì điện áp ra = 380V với tổng trở là các C (khoảng 70 k Ω)

      Đầu ra nối với một mạch gồm các R, C và rơ le, chưa biết tổng trở là bao nhiêu. Nhưng, trong các trường hợp, chỉ có trường hợp 1 là điện áp cao nhất, và có thể cao hơn 380V, rơ le hút. Tất cả các trường hợp còn lại, điện áp ra đều thấp hơn 380V.

      Mạch rơ le cần có điện trở đủ cao, để trường hợp 1 đủ điện áp cho rơ le hút. Và cũng cần đủ thấp để các trường hợp 3 và 4, điện áp phải thấp hơn điện áp trở về của rơ le.

      Mời anh xem sơ đồ tương đương của nó, và vec tơ ứng với trường hợp 1 và 2:

      Attached Files
      Nhóc thích nghịch điện,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu mấy anh.
      Hi hi.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi nbb3i Xem bài viết
        Cái cặp tiếp điểm kia đóng cho cái gì vậy bạn?
        Nếu bạn biết nguyên lý hoạt động của cái mạch này có thể giới thiệu qua cho mọi người biết với. Mất pha trong công nghiệp thực sự rất nguy hiểm nên mình nghĩ bảo vệ mất pha là rất quan trọng tuy nhiên chỉ sợ ai đó đọc bài này xong lại ko hiểu kỹ (như mình) thì đến lúc làm chưa bị mất pha đã mất (cháy) luôn thiết bị rồi.
        Về nguyên lý mạch thì Cô Nhốc giản khá chu đáo rồi!....
        Còn dùng trong trường hợp nào thì :

        - Chống mất phase: phổ dụng quá rối...không cần bàn thêm.

        -Chống sai thứ tự phase:
        1/ Dùng cho động cơ 3 phase bơm nước trục đứng (bơm nước giếng). nếu sai TT phase > chạy ngược> sút cánh quạt, rơi xuống đáy giếng> "lưỡng thành".
        2/ Dùng trong máy lạnh công nghiệp bloc 3 phase, vì có một số loại bloc không cho chạy ngược> hư bơm.
        Và nhiều ứng dụng khác.

        - Cập tiếp điểm: Tùy dụng. Bạn có thể dủng nó để đóng, ngắt khởi động từ chính, hoặc cắt, cấp nguồn cho cụm vi xử lý để hệ thống chỉ hoạt động khi đúng thứ tự phase.
        Thân ái!......PT
        Cảm ơn bài giảng của Cô Nhốc!....Nhốc nhưng không hề nhỏ

        Comment


        • #5
          Để bảo vệ thứ tự pha thì hiệu quả. Mạch này thường thấy trong các container lạnh đời cũ (loại 220V/ 3pha), đưa 3 pha thứ tự nào cũng chạy được, bên trong có 2 relay để đổi thứ tự pha.
          Còn chống mất pha thì không hiệu quả. Các mạch bảo vệ mất pha; nếu chỉ dò áp, dò thứ tự pha; thì không bảo vệ mất pha hữu hiệu được. Nhất là khi tải có nhiều motor 3 pha đang chạy cùng lúc mà bị mất pha đầu nguồn chung.
          Còn đo mất cân bằng pha: khi được, khi không; do Volt chênh lệch không nhiều, mà còn lệ thuộc vào tải nhiều ít, mà tải thì đâu phải lúc nào cũng cố định.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
            Đây là mạch dò tìm thứ tự pha rất hiệu quả.
            Anh xem phần mạch trong khung vuông trong hình như một mạng 2 cực có nguồn:



            Nếu thứ tự pha đúng là 1, 2, 3 thì điện áp 2 đầu rơ le cao

            U 1a= U dây * (0,866+0,5) = 380 * 1.366 = 519V với tổng trở tương đương với mạch R và C song song với nhau.

            Nếu sai thứ tự pha thì điện áp đó là

            U 1a= U dây * (0,866-0,5) = 380 * 0,366 = 139 V với tổng trở tương tự

            Nếu mất pha 1 thì điện áp ra = 0.
            Nếu mất pha 2 thì điện áp ra = 380V với tổng trở là các R (77 K Ω)
            Nếu mất pha 3 thì điện áp ra = 380V với tổng trở là các C (khoảng 70 k Ω)

            Đầu ra nối với một mạch gồm các R, C và rơ le, chưa biết tổng trở là bao nhiêu. Nhưng, trong các trường hợp, chỉ có trường hợp 1 là điện áp cao nhất, và có thể cao hơn 380V, rơ le hút. Tất cả các trường hợp còn lại, điện áp ra đều thấp hơn 380V.

            Mạch rơ le cần có điện trở đủ cao, để trường hợp 1 đủ điện áp cho rơ le hút. Và cũng cần đủ thấp để các trường hợp 3 và 4, điện áp phải thấp hơn điện áp trở về của rơ le.

            Mời anh xem sơ đồ tương đương của nó, và vec tơ ứng với trường hợp 1 và 2:

            Mình thấy rằng cô Nhóc hiểu rõ mạch nhưng cách giải thích vẫn còn chưa rõ rằng lắm. Cô Nhóc có thể phân tích thêm bằng giản đồ pha để mọi người có thể hiểu thêm. Riêng vấn đề cho rằng điện áp tối đa đặt trên cuộn dây có thể cao hơn 380V thì cần phải xem lại. Vì điểm a trên sơ đồ là điểm trung tính nên điện áp tối đa đặt trên cuộn dây relay sẽ không vượt quá 300V ( tức thời ) đối với hệ thống điện áp 220V/380V sử dụng trong công nghiệp hiện vay. Vì vậy phải xem lại thông số điện áp của cuộn dây là 380V có hợp lý chưa.
            Thân chào.

            Comment


            • #7
              Hiện tại trên thị trường có bán một thiết bị bảo vệ mất pha và thứ tự pha. Chức năng thì cũng chỉ có vậy mà giá tới trên 500K. Liệu chúng ta có sản xuất hàng loạt bán được ko nhỉ. Chứ mất pha là dễ teo động cơ trong lúc khởi động lắm (nhất là khi quán tính tải lớn)
              123...

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                Đây là mạch dò tìm thứ tự pha rất hiệu quả.
                Anh xem phần mạch trong khung vuông trong hình như một mạng 2 cực có nguồn:



                Nếu thứ tự pha đúng là 1, 2, 3 thì điện áp 2 đầu rơ le cao

                U 1a= U dây * (0,866+0,5) = 380 * 1.366 = 519V với tổng trở tương đương với mạch R và C song song với nhau.

                Nếu sai thứ tự pha thì điện áp đó là

                U 1a= U dây * (0,866-0,5) = 380 * 0,366 = 139 V với tổng trở tương tự

                Nếu mất pha 1 thì điện áp ra = 0.
                Nếu mất pha 2 thì điện áp ra = 380V với tổng trở là các R (77 K Ω)
                Nếu mất pha 3 thì điện áp ra = 380V với tổng trở là các C (khoảng 70 k Ω)

                Đầu ra nối với một mạch gồm các R, C và rơ le, chưa biết tổng trở là bao nhiêu. Nhưng, trong các trường hợp, chỉ có trường hợp 1 là điện áp cao nhất, và có thể cao hơn 380V, rơ le hút. Tất cả các trường hợp còn lại, điện áp ra đều thấp hơn 380V.

                Mạch rơ le cần có điện trở đủ cao, để trường hợp 1 đủ điện áp cho rơ le hút. Và cũng cần đủ thấp để các trường hợp 3 và 4, điện áp phải thấp hơn điện áp trở về của rơ le.

                Mời anh xem sơ đồ tương đương của nó, và vec tơ ứng với trường hợp 1 và 2:

                Mình thấy không có ai tham gia phân tích mạch này nên xin mạn phép trình bày một số ý kiến.
                Xin thứ lỗi cho mình vì kiến thức của mình đã rơi rụng kể từ ngày ra trường đến nay đã lâu. Nay có dịp ôn lại để khỏi mang tiếng là trả lại cho thầy.
                Trước tiên cho mình hiệu chỉnh lại mạch của bạn ptoanel một chút là pha 2 là mạch thuần trở kháng chứ không phải là thuần dung như bạn đã vẽ (hình 1 ). Như thế mới có thể lý giải theo qui ước của chiều lượng giác.
                Điểm a được xem như là điểm trung tính giả của 3 pha đối với mạch điện trên ( khác với điểm trung tính thật sự của nguồn ).
                Trường hợp có đủ 3 pha, xét tại thời điểm A trên hình 2 thì coi như điện áp giữa 2 pha 2 và 3 bằng nhau. Mạch tương đương với một mạch đơn nối tiếp giữa tải của pha 1 và tải của pha 2 và 3 song song nhau. Với giá trị được ghi trên mạch thì điện áp đặt trên cuộn dây relay ( pha 1 và điểm a) tối đa chỉ bằng ½ điện áp dây nên đủ cho relay hút đóng tiếp điểm để khởi động từ hoạt động.
                Trường hợp mất điện pha 1 thì cuộn dây khởi động từ không được cấp điện khỏi phải bàn tới. Nhưng nếu pha 2 hoặc 3 mất thì điện áp đặt lên cuộn dây relay tối đa chỉ bằng 1/3 điện áp dây nên không đủ đóng relay. Vì vậy điện áp định mức của cuộn dây relay chỉ là 220VAC chứ không phải là 380VAC.
                Vấn đề thứ 2 là khi sai thứ tự pha được minh họa trong hình 3 và 4 với góc pha bằng 0 là góc pha của điện áp pha 1 ( U 1).
                - Khi thứ tự pha đúng : dòng điện pha 2 cùng pha với điện áp vì tải là thuần trở trong khi dòng điện ở pha 3 vượt trước 90độ vì tải là thuần dung. Góc lệch pha giữa I 2 và I 3 sẽ là 30 độ do đó dòng điện tổng sẽ lớn. Theo định luật Kirchoff thì dòng điện nơi pha 1 sẽ bằng tổng của dòng điện của I 2 và I 3 nhưng trái chiều ( hình 3 ) . Dòng điện này lớn đủ sức làm hút cuộn dây relay.
                - Khi thứ tự pha sai : Góc lệch pha giữa 2 dòng điện I 2 và I 3 sẽ là 150độ ( hình 4)do đó dòng điện tổng sẽ nhỏ và dòng điện qua relay cũng sẽ nhỏ nên không đủ sức hút relay.
                Có nhiều cách lý giải nhưng cách lý giải này xem ra hợp lý do chúng ta không thể nắm được thông số của relay vì nhà thiết kế đã tính toán cả rồi. Đây là một mạch đơn giản nhưng hiệu quả nhưng việc lực chọn các trị số của linh kiện phải chính xác và tùy thuộc vào thông số của relay.
                Các bạn cứ mạch dạn lắp ráp và thử nghiệm xem sao nhứ bàn lý thuyết hoài mà không thử nghiệm thì cũng chán.
                Click image for larger version

Name:	Mach bao ve mat pha va thu tu pha.jpg
Views:	1
Size:	90.9 KB
ID:	1338688

                Comment


                • #9
                  Điện áp thực tại Relay?

                  Hôm nay có dịp trở lại công trường, nhớ lại bài đả post nên vội khảo sát lại cho chính xác. Có những thiếu sót nên thấy cẩn bổ sung:
                  -Điện áp ghi trên Relay là 220-240VAC chứ không phải 380V....
                  -Điện lưới thực đang vận hành là 390V phase-phase.
                  -Điện áp thực rơi trên Relay là:
                  a/ Đủ 3phase R S T > 230VAC.
                  b/ Mất phase S > 112VAC
                  c/ Mất phase T > 170VAC
                  d/ Sai thứ tự phase > 60Vac
                  Xin cảm ơn các bạn cô Nhóc, duc thang, quang hien54, đã góp ý cho bài này ......

                  Thân ái !.....
                  Attached Files

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                    Hôm nay có dịp trở lại công trường, nhớ lại bài đả post nên vội khảo sát lại cho chính xác. Có những thiếu sót nên thấy cẩn bổ sung:
                    -Điện áp ghi trên Relay là 220-240VAC chứ không phải 380V....
                    -Điện lưới thực đang vận hành là 390V phase-phase.
                    -Điện áp thực rơi trên Relay là:
                    a/ Đủ 3phase R S T > 230VAC.
                    b/ Mất phase S > 112VAC
                    c/ Mất phase T > 170VAC
                    d/ Sai thứ tự phase > 60Vac
                    Xin cảm ơn các bạn cô Nhóc, duc thang, quang hien54, đã góp ý cho bài này ......

                    Thân ái !.....
                    Vậy là bạn phải chung mình một chầu đấy nhé. Hẹn mai sẽ cùng uống chung dòng Cữu Long bến tàu. Như vậy là lý giải của mình đúng. Cám ơn cô Nhóc đã giúp mình ôn lại kiến thức cũ đã bị bỏ quên từ lâu.

                    Comment


                    • #11
                      như ban nói vậy thì mình phải xài role có cuộn coil là 220V ah.có thể dùng qua biến thế 220V/24V cấp cho role 24V kô,nếu làm vậy có ảnh hưởng gì không,mình thấy bảo vệ ngược pâ thì khá tốt nhưng mất pha thi role vẩn đóng bình thường,cho dù áp trên cuộn coil giảm đi củng đáng kê,mong dc tư vấn giúp
                      _--------------------------------------------------

                      **** ------------------------------------------***

                      Comment


                      • #12
                        với mình thấy dòng ra cuộn coil khá thấp,không hút nổi contactor.
                        _--------------------------------------------------

                        **** ------------------------------------------***

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi romance_qt Xem bài viết
                          với mình thấy dòng ra cuộn coil khá thấp,không hút nổi contactor.
                          Cuộn dây đó là cuộn dây của relay dòng chỉ chừng vài chục mA. Tiếp điểm của nó mới dùng để đóng cuộn dây contactor thì làm sao mà không hút được? Nếu dùng relay 24 VDC thông qua biến áp coi chừng sẽ không tác động tốt được do phải qua mạch chỉnh lưu DC và tụ lọc. Tốt hơn hết là nên dùng relay AC điện áp nào cũng được, tùy theo điện áp của cuộn dây relay mà quấn biến áp có điện áp ra thích hợp. Kinh nghiệm là quấn điện áp hơi thiếu một chút để khi mất pha nó sẽ tác động tốt.

                          Comment


                          • #14
                            cho mình hỏi chút nha.nếu trước động cơ có gắn tụ bù thì mạch chống mất pha này làm việc có ổn không?

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                              Mình thấy không có ai tham gia phân tích mạch này nên xin mạn phép trình bày một số ý kiến.
                              Xin thứ lỗi cho mình vì kiến thức của mình đã rơi rụng kể từ ngày ra trường đến nay đã lâu. Nay có dịp ôn lại để khỏi mang tiếng là trả lại cho thầy.
                              Trước tiên cho mình hiệu chỉnh lại mạch của bạn ptoanel một chút là pha 2 là mạch thuần trở kháng chứ không phải là thuần dung như bạn đã vẽ (hình 1 ). Như thế mới có thể lý giải theo qui ước của chiều lượng giác.
                              Điểm a được xem như là điểm trung tính giả của 3 pha đối với mạch điện trên ( khác với điểm trung tính thật sự của nguồn ).
                              Trường hợp có đủ 3 pha, xét tại thời điểm A trên hình 2 thì coi như điện áp giữa 2 pha 2 và 3 bằng nhau. Mạch tương đương với một mạch đơn nối tiếp giữa tải của pha 1 và tải của pha 2 và 3 song song nhau. Với giá trị được ghi trên mạch thì điện áp đặt trên cuộn dây relay ( pha 1 và điểm a) tối đa chỉ bằng ½ điện áp dây nên đủ cho relay hút đóng tiếp điểm để khởi động từ hoạt động.
                              Trường hợp mất điện pha 1 thì cuộn dây khởi động từ không được cấp điện khỏi phải bàn tới. Nhưng nếu pha 2 hoặc 3 mất thì điện áp đặt lên cuộn dây relay tối đa chỉ bằng 1/3 điện áp dây nên không đủ đóng relay. Vì vậy điện áp định mức của cuộn dây relay chỉ là 220VAC chứ không phải là 380VAC.
                              Vấn đề thứ 2 là khi sai thứ tự pha được minh họa trong hình 3 và 4 với góc pha bằng 0 là góc pha của điện áp pha 1 ( U 1).
                              - Khi thứ tự pha đúng : dòng điện pha 2 cùng pha với điện áp vì tải là thuần trở trong khi dòng điện ở pha 3 vượt trước 90độ vì tải là thuần dung. Góc lệch pha giữa I 2 và I 3 sẽ là 30 độ do đó dòng điện tổng sẽ lớn. Theo định luật Kirchoff thì dòng điện nơi pha 1 sẽ bằng tổng của dòng điện của I 2 và I 3 nhưng trái chiều ( hình 3 ) . Dòng điện này lớn đủ sức làm hút cuộn dây relay.
                              - Khi thứ tự pha sai : Góc lệch pha giữa 2 dòng điện I 2 và I 3 sẽ là 150độ ( hình 4)do đó dòng điện tổng sẽ nhỏ và dòng điện qua relay cũng sẽ nhỏ nên không đủ sức hút relay.
                              Có nhiều cách lý giải nhưng cách lý giải này xem ra hợp lý do chúng ta không thể nắm được thông số của relay vì nhà thiết kế đã tính toán cả rồi. Đây là một mạch đơn giản nhưng hiệu quả nhưng việc lực chọn các trị số của linh kiện phải chính xác và tùy thuộc vào thông số của relay.
                              Các bạn cứ mạch dạn lắp ráp và thử nghiệm xem sao nhứ bàn lý thuyết hoài mà không thử nghiệm thì cũng chán.
                              [ATTACH]17343[/ATTACH]
                              bác cho e hỏi tí nhé.. như bác giải thích thì thứ tự pha đúng A B C là pha 1 pha 2 pha 3 hay là pha 1 pha 3 pha 2?

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              ptoanel Tìm hiểu thêm về ptoanel

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X