Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc về dòng điện từ hóa trong máy biến áp,khi nào máy biến áp bị bão hòa mạch từ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thắc mắc về dòng điện từ hóa trong máy biến áp,khi nào máy biến áp bị bão hòa mạch từ

    Chào các pác, em có một vài thắc mắc nho nhỏ, mong các bác chỉ giáo:
    Trong máy biến áp ta luôn có công thức sau: I0=I1+(-)I2.
    Trong đó: I0: là dòng điện từ hóa lõi thép.
    I1: dòng điện vào sơ cấp.
    ( -)I2: dòng điện thứ cấp.
    Như vậy, nếu theo công thức này, giả sử vật liệu dẫn điện chịu được dòng vô hạn thì ta có thể tăng dòng I1 và I2 đến vô cùng trong khi tiết diện lõi thép không đổi.
    Vậy có điều gì mâu thuẫn ở đây ạ. Vì máy biến áp công suất càng lớn thì mạch từ càng lớn.
    Mong mọi người giải đáp câu hỏi của em. Em xin cám ơn!

  • #2
    Nguyên văn bởi cham_hoc Xem bài viết
    Chào các pác, em có một vài thắc mắc nho nhỏ, mong các bác chỉ giáo:
    Trong máy biến áp ta luôn có công thức sau: I0=I1+(-)I2.
    Trong đó: I0: là dòng điện từ hóa lõi thép.
    I1: dòng điện vào sơ cấp.
    ( -)I2: dòng điện thứ cấp.
    Như vậy, nếu theo công thức này, giả sử vật liệu dẫn điện chịu được dòng vô hạn thì ta có thể tăng dòng I1 và I2 đến vô cùng trong khi tiết diện lõi thép không đổi.
    Vậy có điều gì mâu thuẫn ở đây ạ. Vì máy biến áp công suất càng lớn thì mạch từ càng lớn.
    Mong mọi người giải đáp câu hỏi của em. Em xin cám ơn!
    Vấn đề nằm ở chỗ giả sử của bạn về vật liệu dẫn điện. Bạn cho rằng chỉ có sụt áp trên điện trở dây quấn, mà quên mất còn sụt áp trên điện kháng của dây quấn (thành phần này thường lớn hơn thành phần sụt áp trên điện trở). Hơn nữa, điện kháng của dây quấn không phụ thuộc vào điện trở suất của dây dẫn, mà phụ thuộc vào những thông số khác.

    Về quan hệ giữa công suất và kích thước, bạn cần nêu thêm điều kiện là xét ở một tần số nhất định. Vì nếu tần số tăng mạnh thì kích thước mạch từ sẽ giảm rất nhiều, với cùng công suất của biến áp (ví dụ thực tế là các biến áp xung trong các mạch nguồn xung).

    Thân,
    Biển học mênh mông, sức người có hạn

    Comment


    • #3
      Bác có thể chỉ rõ hơn về điện kháng của dây quấn phụ thuộc vào những yếu tố nào không ah. Tất nhiên, em đang xét ở cùng 1 tần số rồi, cám ơn bác đã nhắc. Để chi tiết hơn có thể ví dụ như sau: Có 2 MBA, có các thông số Uvao, Ura, số vòng sơ cấp, thứ cấp như nhau, 1 cái công suất là 1kVA, một cái là 100kVA, vậy ta có thể dùng chung 1 lõi thép hay không.( Ở đây giả sử dây dẫn chịu được dòng vô cùng lớn).
      Thân.

      Comment


      • #4
        Chính vì dây dẫn không thể chịu được dòng vô cùng lớn, nên khi tăng công suất máy biến áp phải tăng lõi thép.

        Giả sử anh dùng cùng một lõi thép. Nếu anh quấn bằng dây đồng và dây nhôm nó sẽ khác nhau về công suất: Vì dây đồng có khả năng dẫn dòng nhiều hơn dây nhôm có cùng thiết diện.

        Bây giờ nếu anh muốn tăng công suất của máy, anh sẽ có các hướng:

        1/. Tăng độ dẫn điện của dây dẫn, thí dụ như anh dùng một vật liệu mới, có điện trở suất nhỏ hơn nhiều. Khi đó anh sẽ tăng được công suất. Tuy nhiên sẽ gặp vấn đề như anh Namqc nói, đó là điện trở giảm nhưng điện kháng không giảm. Vì thế khi tăng công suất, sụt áp sẽ tăng theo. Biện pháp này cho đến nay chưa khả thi, vì chưa có vật liệu nào tốt hơn và rẻ hơn đồng hoặc nhôm để thay thế chúng.

        2/. Anh tăng thiết diện của dây đồng, và giữ nguyên thiết diện của lõi thép. Khi đó số vòng dây sẽ không đổi, và anh phải tăng diện tích cửa sổ của lõi thép để chứa vừa số lượng dây đó. Như vậy lượng dây đồng sẽ tăng nhiều, nhưng lượng thép tăng ít hơn. Vẫn còn bị ảnh hưởng của điện kháng như trường hợp trên. Tuy nhiên để tăng diện tích cửa sổ, anh cũng phải thay đổi kích thước của lõi thép rồi. Máy vẫn kềnh càng ra, trong khi không giải quyết được vấn đề tổng trở.

        3/. Anh tăng đồng thời thiết diện lõi sắt và diện tích cửa sổ: số vòng dây sẽ giảm đi, đồng thời thiết diện dây tăng lên. Như vậy tăng được công suất, mà giảm được điện kháng. Tỷ lệ giữa đồng và thép sẽ gần như không đổi. Điện kháng và điện trở cùng giảm, nhưng tổng trở ngắn mạch sẽ không đổi.

        Do đó biện pháp 3 là biện pháp tốt nhất để tăng công suất cho một máy biến áp. Với từng hình dạng của lõi thép, chủ yếu là tỷ lệ giữa thiết diện lõi và diện tích cửa sổ, sẽ xác định gần đúng trị số tổng trở ngắn mạch của máy biến áp. Trong các sách dạy thiết kế máy biến áp, người ta cụ thể hóa nó bằng chiều cao trụ, Vì thực ra, chiều cao trụ sẽ tỷ lệ với diện tích cửa sổ.
        Last edited by cô nhóc; 17-11-2009, 00:39.
        Nhóc thích nghịch điện,
        Nhóc thích xì păm,
        Nhóc thích trêu mấy anh.
        Hi hi.

        Comment


        • #5
          Vậy khi máy biến áp làm việc, ngoài lúc đóng không tải, và lúc ngắn mạch thì khi nào mạch từ bị bão hòa.
          Tiết diện lõi thép phụ thuộc vào công suất như thế nào? Mong các pác chỉ giúp. Xin cám ơn trước nha.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
            Chính vì dây dẫn không thể chịu được dòng vô cùng lớn, nên khi tăng công suất máy biến áp phải tăng lõi thép.

            Giả sử anh dùng cùng một lõi thép. Nếu anh quấn bằng dây đồng và dây nhôm nó sẽ khác nhau về công suất: Vì dây đồng có khả năng dẫn dòng nhiều hơn dây nhôm có cùng thiết diện.

            Bây giờ nếu anh muốn tăng công suất của máy, anh sẽ có các hướng:

            1/. Tăng độ dẫn điện của dây dẫn, thí dụ như anh dùng một vật liệu mới, có điện trở suất nhỏ hơn nhiều. Khi đó anh sẽ tăng được công suất. Tuy nhiên sẽ gặp vấn đề như anh Namqc nói, đó là điện trở giảm nhưng điện kháng không giảm. Vì thế khi tăng công suất, sụt áp sẽ tăng theo. Biện pháp này cho đến nay chưa khả thi, vì chưa có vật liệu nào tốt hơn và rẻ hơn đồng hoặc nhôm để thay thế chúng.

            2/. Anh tăng thiết diện của dây đồng, và giữ nguyên thiết diện của lõi thép. Khi đó số vòng dây sẽ không đổi, và anh phải tăng diện tích cửa sổ của lõi thép để chứa vừa số lượng dây đó. Như vậy lượng dây đồng sẽ tăng nhiều, nhưng lượng thép tăng ít hơn. Vẫn còn bị ảnh hưởng của điện kháng như trường hợp trên. Tuy nhiên để tăng diện tích cửa sổ, anh cũng phải thay đổi kích thước của lõi thép rồi. Máy vẫn kềnh càng ra, trong khi không giải quyết được vấn đề tổng trở.

            3/. Anh tăng đồng thời thiết diện lõi sắt và diện tích cửa sổ: số vòng dây sẽ giảm đi, đồng thời thiết diện dây tăng lên. Như vậy tăng được công suất, mà giảm được điện kháng. Tỷ lệ giữa đồng và thép sẽ gần như không đổi. Điện kháng và điện trở cùng giảm, nhưng tổng trở ngắn mạch sẽ không đổi.

            Do đó biện pháp 3 là biện pháp tốt nhất để tăng công suất cho một máy biến áp. Với từng hình dạng của lõi thép, chủ yếu là tỷ lệ giữa thiết diện lõi và diện tích cửa sổ, sẽ xác định gần đúng trị số tổng trở ngắn mạch của máy biến áp. Trong các sách dạy thiết kế máy biến áp, người ta cụ thể hóa nó bằng chiều cao trụ, Vì thực ra, chiều cao trụ sẽ tỷ lệ với diện tích cửa sổ.
            Muốn giảm kích thước lỏi thép và tăng công suất thì chỉ có nước là sử dụng tần số cao mà thôi. Lúc đó thì số vòng dây ít đi và điện trở của dây sẽ nhỏ nên có thể tăng kích thước nhưng không phải là vô hạn. Hiện nay trên thị trường có bán loại máy hàn điện dùng inverter hiệu Legi dòng điện hàn lên tới 150A và lỏi bằng ferite kích thước chỉ bằng một biến áp 30W. Tần số sử dụng của nó khoảng 200KHZ. Mình thử khảo sát và nhận thấy rằng dòng điện không tải của nó chỉ khoảng 0,1 A còn dòng điện sơ cấp khi hàn khoảng 25-20A tương ứng với dòng điện hàn khoảng 120A theo khảo sát thực tế. Toàn bộ trọng lượng của nó là 2,6kg. Trong tương lai loại máy hàn này sẽ dần dần thay thế các loại máy hàn cổ điển bởi ít tổn hao điện và mối hàn rẩt đẹp.
            Thân chào.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi cham_hoc Xem bài viết
              Chào các pác, em có một vài thắc mắc nho nhỏ, mong các bác chỉ giáo:
              Trong máy biến áp ta luôn có công thức sau: I0=I1+(-)I2.
              Trong đó: I0: là dòng điện từ hóa lõi thép.
              I1: dòng điện vào sơ cấp.
              ( -)I2: dòng điện thứ cấp.
              Như vậy, nếu theo công thức này, giả sử vật liệu dẫn điện chịu được dòng vô hạn thì ta có thể tăng dòng I1 và I2 đến vô cùng trong khi tiết diện lõi thép không đổi.
              Vậy có điều gì mâu thuẫn ở đây ạ. Vì máy biến áp công suất càng lớn thì mạch từ càng lớn.
              Mong mọi người giải đáp câu hỏi của em. Em xin cám ơn!
              Gặp hạn rồi đây!
              Để mình nói nguyên lý làm việc của máy biến áp nhé!
              Khi có dòng điện biến thiên chạy trong cuộn dây sơ cấp, sinh ra từ trường xung quanh cuộn dây, từ trường biến thiên này sinh ra từ thông trong lõi sắt từ, sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện ( cuộn thứ cấp) sinh là suất điện động thứ cấp.
              Như vậy, kích thước của mạch từ càng lớn thì mới chuyển nhiều lượng từ thông đươc, nên công suất của máy biến áp phụ thuộc rất nhiều vào kích thước mạch từ ( giống như con tàu trung chuyển vậy ).
              Như vậy, mba phải tốn một dòng điện để từ hóa lõi sắt, cái này gọi là tổn thất sắt từ( chi phí vận chuyển)
              Vấn đề bão hòa lõi từ chỉ xảy ra khi: nhiệt độ của sắt từ quá lớn( hạn chế khả năng chuyển hóa từ trường), làm cho tính chất sắt từ của lõi sắt bị giảm.
              Tần số lớn, sinh ra sóng hài bậc cao, cũng gây nhiệt ( ở biến áp xung, lõi khung từ là chất liệu khác so với biến áp thường, nên nó đáp ứng được tần số cao, công suất nhỏ)
              "bão hòa mạch từ" : có nghĩa là , mạch từ đã làm việc hết khả năng chuyển hóa của mình. một điều dễ thấy nhất là: khi tăng công suất phần thứ cấp ( thêm tải) đến một lúc nào đó điện áp sẽ tụt xuống, khi đó lõi từ đã hết công suất chuyển hóa từ thông của nó, khi đó ta nói, mạch từ bão hòa ( tàu đã chất đầy hàng). Khả năng chất hàng hóa của con tàu mạch từ này phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ ( càng cao càng kém).

              Nguyên văn bởi cham_hoc Xem bài viết
              Vậy khi máy biến áp làm việc, ngoài lúc đóng không tải, và lúc ngắn mạch thì khi nào mạch từ bị bão hòa.
              Tiết diện lõi thép phụ thuộc vào công suất như thế nào? Mong các pác chỉ giúp. Xin cám ơn trước nha.
              Để giải thích cho rõ vấn đề này, không thể nói trong diễn đàn đươc,
              giới thiệu cho bạn cuốn sách nhé: cuốn sách máy điện 1( trường đại học bách khoa đà năg), và cuốn thiết kế máy biến áp của phan tử thụ, tại lâu quá nên không nhớ tên tác giả!!
              Last edited by nsp; 30-11-2009, 10:09.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi 0979567801 Xem bài viết
                Gặp hạn rồi đây!
                Để mình nói nguyên lý làm việc của máy biến áp nhé!
                Khi có dòng điện biến thiên chạy trong cuộn dây sơ cấp, sinh ra từ trường xung quanh cuộn dây, từ trường biến thiên này sinh ra từ thông trong lõi sắt từ, sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện ( cuộn thứ cấp) sinh là suất điện động thứ cấp.
                Như vậy, kích thước của mạch từ càng lớn thì mới chuyển nhiều lượng từ thông đươc, nên công suất của máy biến áp phụ thuộc rất nhiều vào kích thước mạch từ ( giống như con tàu trung chuyển vậy ).
                Như vậy, mba phải tốn một dòng điện để từ hóa lõi sắt, cái này gọi là tổn thất sắt từ( chi phí vận chuyển)
                Vấn đề bão hòa lõi từ chỉ xảy ra khi: nhiệt độ của sắt từ quá lớn( hạn chế khả năng chuyển hóa từ trường), làm cho tính chất sắt từ của lõi sắt bị giảm.
                Tần số lớn, sinh ra sóng hài bậc cao, cũng gây nhiệt ( ở biến áp xung, lõi khung từ là chất liệu khác so với biến áp thường, nên nó đáp ứng được tần số cao, công suất nhỏ)
                "bão hòa mạch từ" : có nghĩa là , mạch từ đã làm việc hết khả năng chuyển hóa của mình. một điều dễ thấy nhất là: khi tăng công suất phần thứ cấp ( thêm tải) đến một lúc nào đó điện áp sẽ tụt xuống, khi đó lõi từ đã hết công suất chuyển hóa từ thông của nó, khi đó ta nói, mạch từ bão hòa ( tàu đã chất đầy hàng). Khả năng chất hàng hóa của con tàu mạch từ này phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ ( càng cao càng kém).



                Để giải thích cho rõ vấn đề này, không thể nói trong diễn đàn đươc,
                giới thiệu cho bạn cuốn sách nhé: cuốn sách máy điện 1( trường đại học bách khoa đà năg), và cuốn thiết kế máy biến áp của phan tử thụ, tại lâu quá nên không nhớ tên tác giả!!
                Theo như Nhóc biết thì không giống như anh nói.

                1/. Lõi từ bị bão hòa khi B bắt đầu đi vào đoạn cong của đường cong từ hóa. Khi đó H tăng rất nhiều trong khi B tăng rất ít.

                2/. H tỷ lệ với dòng điện từ hóa, hay dòng điện không tải. B tỷ lệ với điện áp và tỷ lệ nghịch với tần số.

                E=4.44BSfn. hay B= E/(4.44Sfn).

                3/. Như vậy máy biến áp sẽ bị bão hòa khi tỷ số U/f cao hơn bình thường. Thông thường, nếu cao hơn định mức quá 10% thì lõi từ sẽ bắt đầu bão hòa.. Thí dụ điện áp tăng lên đến 110% với tần số định mức, hoặc tần số giảm xuống đến 90% ở điện áp định mức.
                Nhóc thích nghịch điện,
                Nhóc thích xì păm,
                Nhóc thích trêu mấy anh.
                Hi hi.

                Comment


                • #9
                  "bão hòa mạch từ" : có nghĩa là , mạch từ đã làm việc hết khả năng chuyển hóa của mình. một điều dễ thấy nhất là: khi tăng công suất phần thứ cấp ( thêm tải) đến một lúc nào đó điện áp sẽ tụt xuống, khi đó lõi từ đã hết công suất chuyển hóa từ thông của nó, khi đó ta nói, mạch từ bão hòa ( tàu đã chất đầy hàng). Khả năng chất hàng hóa của con tàu mạch từ này phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ ( càng cao càng kém).
                  Theo tôi thì khi công suất nguồn nhỏ thì mới có hiện tượng này, cái này thì theo định luật bảo toàn năng lượng thì Pvao= Pra, không tính tổn hao, như vậy khi Pnguon nhỏ mà tăng Ptai, rõ ràng P=U.I=const , suy ra I mà tăng thì U giảm, tôi nghĩ đó không phải do bão hòa mạch từ. Nếu ta coi công suất nguồn vô hạn thì không có hiện tượng này xảy ra.
                  Bây giờ tôi coi dòng điện như dòng nước, tải coi như cái bể cần bơm nước lên và dung tích có hạn, nguồn coi như cái sông rất nhiều nước. Như vậy, khi ta bơm thật nhiều nước vào bể, đến lúc nào đó bể sẽ tràn, không thể bơm vào được nữa, như vậy, lượng nước tràn ra chính là tổn thất giống như bão hòa mạch từ.
                  Không biết tôi suy nghĩ như thế có đúng không, mong mọi người góp ý.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                    Theo như Nhóc biết thì không giống như anh nói.

                    1/. Lõi từ bị bão hòa khi B bắt đầu đi vào đoạn cong của đường cong từ hóa. Khi đó H tăng rất nhiều trong khi B tăng rất ít.

                    2/. H tỷ lệ với dòng điện từ hóa, hay dòng điện không tải. B tỷ lệ với điện áp và tỷ lệ nghịch với tần số.

                    E=4.44BSfn. hay B= E/(4.44Sfn).

                    3/. Như vậy máy biến áp sẽ bị bão hòa khi tỷ số U/f cao hơn bình thường. Thông thường, nếu cao hơn định mức quá 10% thì lõi từ sẽ bắt đầu bão hòa.. Thí dụ điện áp tăng lên đến 110% với tần số định mức, hoặc tần số giảm xuống đến 90% ở điện áp định mức.
                    Nhóc muốn tìm hiểu về MBA thì anh gửi cho em tài liệu :
                    Nhưng gửi mãi mà không được, cần được hướng dẫn?
                    Nhóc nói vấn đề 1 là quá lý thuyết chay, đó là đường cong từ hóa, là thí nghiệm thôi, giống như " bình hết rượu thì rót không được", còn giải thích tại sao lại vậy thì em nên tìm hiểu về Vật liệu từ hóa ( quên mất tên cuốn sách là gì rồi), giống như giải thích lớp tiếp giáp npn hay nguyên lý về lỗ trống và electotron gì đó. Anh chỉ nhớ mang máng là đến một nhiệt độ nào đó sắt từ Fe3O4 không còn là sắt từ nữa, có nghĩa là nó không còn mang tính dẫn từ nữa!
                    Vấn đề 2: Nhóc lại đen công thức là suy luận cho bản chất B hay H là sai hoàn toàn, đó chỉ là công thức của mối liên hệ giữa các đại lượng ( anh ví dụ đơn giản nhé : R=U/I, điện trở của dây dẫn phụ tỉ lệ thuận với điện áp và tỉ lệ nghịch với dòng điên ???? là đúng hay sai!!! sai bét nhè!!)
                    Nói tóm lại là phải hiểu bản chất của vật liệu làm khung từ? Tác động của B, H I .. đến cấu trúc vật lý của vật liêu, từ đó mới thấy được vấn đề>
                    Hy vọng Nhóc không mắc sai lầm nữa nhé!!!

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi 0979567801 Xem bài viết
                      Nhóc muốn tìm hiểu về MBA thì anh gửi cho em tài liệu :
                      Nhưng gửi mãi mà không được, cần được hướng dẫn?
                      Nhóc nói vấn đề 1 là quá lý thuyết chay, đó là đường cong từ hóa, là thí nghiệm thôi, giống như " bình hết rượu thì rót không được", còn giải thích tại sao lại vậy thì em nên tìm hiểu về Vật liệu từ hóa ( quên mất tên cuốn sách là gì rồi), giống như giải thích lớp tiếp giáp npn hay nguyên lý về lỗ trống và electotron gì đó. Anh chỉ nhớ mang máng là đến một nhiệt độ nào đó sắt từ Fe3O4 không còn là sắt từ nữa, có nghĩa là nó không còn mang tính dẫn từ nữa!
                      Vấn đề 2: Nhóc lại đen công thức là suy luận cho bản chất B hay H là sai hoàn toàn, đó chỉ là công thức của mối liên hệ giữa các đại lượng ( anh ví dụ đơn giản nhé : R=U/I, điện trở của dây dẫn phụ tỉ lệ thuận với điện áp và tỉ lệ nghịch với dòng điên ???? là đúng hay sai!!! sai bét nhè!!)
                      Nói tóm lại là phải hiểu bản chất của vật liệu làm khung từ? Tác động của B, H I .. đến cấu trúc vật lý của vật liêu, từ đó mới thấy được vấn đề>
                      Hy vọng Nhóc không mắc sai lầm nữa nhé!!!
                      Thực tế ra vấn đề Nhóc đưa ra không có gì nhầm lẫn. Nhóc có thể dẫn chứng cho anh thấy qua những thực tiễn sau:

                      1/. Trong hệ thống điện luôn luôn có một rơ le bảo vệ quá kích thích (tức là kích thích mạch từ của máy biến áp, hay chính là dòng từ hóa, dòng không tải.) Rơ le này làm việcdựa trên tỷ số U/f. Nếu tỷ số U/f này >1,1 thì rơ le sẽ tác động. Các rơ le thời xưa không đảm nhiệm được chức năng tính toán U/f thì họ dùng kết hợp 1 rơ le quá áp và một rơ le thấp tần. (Ký hiệu là rơ le 59-81).

                      2/. Trong máy phát điện, bộ điều thế (AVR) cũng luôn có một mạch giới hạn tỷ số U/f. Nếu tỷ số này cao, bản thân máy phát chưa có vấn đề gì, nhưng máy biến áp nối ở đầu cực máy phát sẽ bị bão hoà từ.

                      3/. Các máy biến áp hàng chợ loại nhỏ thường bị quấn thiếu vòng. Khi đó nó sẽ bị bão hòa từ. Máy rất nóng ngay khi chạy không tải.

                      4/. Khi thiết kế máy biến áp, nếu không có đặc tính của lõi thép, người ta vẫn thí nghiệm bằng cách quấn một số vòng, điều chỉnh điện áp tăng từ từ, và vẽ đường cong quan hệ giữa U và I. Được cong nàu là ứng với dòng áp xoay chiều, chứ không phải đường cong từ hóa đơn thuần như anh nói.

                      5/. Khi máy biến áp đang mang tải tối đa, nếu vì lý do gì bị mất tải đột ngột, điện áp sẽ tăng lên cao hơn định mức, và máy biến áp sẽ bị bão hoà từ nhẹ.

                      Cuối cùng, thì khi tần số tăng cao thì phần tổn thất không phải do bão hòa từ, mà là do tổn hao từ trễ. Tổn hao này tỷ lệ với tần số.
                      Nhóc thích nghịch điện,
                      Nhóc thích xì păm,
                      Nhóc thích trêu mấy anh.
                      Hi hi.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi 0979567801 Xem bài viết
                        Nhóc muốn tìm hiểu về MBA thì anh gửi cho em tài liệu :
                        Nhưng gửi mãi mà không được, cần được hướng dẫn?
                        Nhóc nói vấn đề 1 là quá lý thuyết chay, đó là đường cong từ hóa, là thí nghiệm thôi, giống như " bình hết rượu thì rót không được", còn giải thích tại sao lại vậy thì em nên tìm hiểu về Vật liệu từ hóa ( quên mất tên cuốn sách là gì rồi), giống như giải thích lớp tiếp giáp npn hay nguyên lý về lỗ trống và electotron gì đó. Anh chỉ nhớ mang máng là đến một nhiệt độ nào đó sắt từ Fe3O4 không còn là sắt từ nữa, có nghĩa là nó không còn mang tính dẫn từ nữa!
                        Vấn đề 2: Nhóc lại đen công thức là suy luận cho bản chất B hay H là sai hoàn toàn, đó chỉ là công thức của mối liên hệ giữa các đại lượng ( anh ví dụ đơn giản nhé : R=U/I, điện trở của dây dẫn phụ tỉ lệ thuận với điện áp và tỉ lệ nghịch với dòng điên ???? là đúng hay sai!!! sai bét nhè!!)
                        Nói tóm lại là phải hiểu bản chất của vật liệu làm khung từ? Tác động của B, H I .. đến cấu trúc vật lý của vật liêu, từ đó mới thấy được vấn đề>
                        Hy vọng Nhóc không mắc sai lầm nữa nhé!!!
                        Tặng bạn tài liệu GT vật liệu điện để bạn nghiên cứu trước phát biểu. Tỉ số B/H chính là độ từ thẩm biểu thị tính chất sắt từ của vật liệu từ. Nên nhớ quan hệ của nó là phi tuyến chứ không phải là tuyến tính. Khi đến gần đoạn trên của đường cong từ hoá thì dù có tăng H nhưng B cũng không thể nào tăng cao theo được.Tính chất sắt từ này thay đổi theo nhiệt độ. Khi lên đến nhiệt độ Cuire ( khoảng 170-180 độ C ) thì nó mất từ tính. Khi nhiệt độ xuống thấp thì nó hồi phục trở lại. Người ta ứng dụng đặc tính này để chế tạo nồi cơm điện mà bạn đang ăn hằng ngày. Khi lên đến nhiệt độ cao khoảng 300-400 độ C thì nó mất từ tính hoàn toàn không thể hồi phục lại được.
                        Tuỳ theo độ từ thẩm này mà ta có nhiều loại vật liệu sắt từ khác nhau. Tất cả đều có trong GT Vật liệu điện này.
                        Thân chào.

                        Giao_trinh_VLD.pdf

                        Comment


                        • #13
                          Cảm ơn bạn đã gửi tài liệu!!
                          Nhưng bạn cũng nên đọc để hiểu hơn đi nhé,
                          Tài liệu này mình đã nghiên cứu khá nhiều rồi!!
                          Mỗi người có một cách hiểu và quan điểm của riêng mình, nhưng mình chỉ nói một điều rằng: cố gắng đi vào trọng tâm của vấn đề cần tranh luận.
                          Có phải vấn đề cần tranh luận: khi nào thì máy biến áp bão hòa mạch từ?? nguyên nhân gây ra hiện tượng này?? Công suất của máy biến áp phụ thuộc vào các yếu tố gì??
                          Với Các yếu tố đầu cvào bao gồm: tần số, điện áp, công suất thứ cấp, cuộn dây , khung từ!!
                          Mình ví dụ giải thích về bão hòa mạch từ khi công suất thứ cấp tăng cao ( tăng tải thứ cấp):
                          Khi công suất thứ cấp tăng cao, dòng điện thứ cấp tăng, từ trường tăng cao và đương nhiên tăng cao quá thì mạch từ bão hòa!!
                          Nếu ta cứ đi quá sâu đến mức không giải thích được vấn đề thì không tốt, đâm ra lạc đề!!
                          Nhân đây mình cũng muốn hỏi ý kiến các bạn: khi mạch từ đã bão hòa, nếu ta tiếp tục tăng tải thứ cấp, thì vấn đề gì xảy ra??
                          Và vấn đề thứ 2 : khi ta tăng hoặc giảm tải, thì dòng điện trong cuộn sơ cấp tăng giảm như thế nào??

                          Comment


                          • #14
                            Anh nên xem lại vấn đề giữa từ trường sơ cấp và từ trường thứ cấp. Hai từ trường này ngược pha với nhau và có trị số gần bằng nhau. Hiệu số độ lớn giữa 2 từ trường hay tổng véc tơ của 2 từ trường mới là từ trường chính để từ hóa lõi từ.

                            Như vậy khi tăng tải, B sẽ có khuynh hướng giảm đi (vì từ trường thứ cấp tăng làm từ trường chung giảm xuống). Sức điện động cảm ứng bên sơ cấp giảm đi, dòng sơ cấp sẽ tăng lên tương ứng để bù lại. Vì thế nên từ trường tổng sẽ giảm ít hơn.

                            Thực tế ta thấy từ trường tổng nhỏ hơn từ trường sơ cấp và thứ cấp rất nhiều. Khi máy biến áp không tải, từ trường của sơ cấp chính là từ trường này, và con số chỉ thị dòng khong tải của máy nằm trong khoảng vài phần trăm. Nghĩa là từ trường chính của máy sẽ bằng khoảng vài phần trăm từ trường của sơ cấp và thứ cấp. Khi ta nói tỷ số dòng sơ cấp/ thứ cấp gần bằng nghịch đảo của tỷ số biến áp, điều đó có nghĩa là vẫn có sai số. Và sai số đó là do cần 1 lượng dòng để duy trì từ trường của máy. Lượng nà gần bằng trị số không tải.

                            Khi đầy tải, ta thấy sụt áp trên đầu ra máy biến áp. Sụt áp này chủ yếu do sụt áp trên 2 cuộn dây sơ và thứ cấp. Và chính sụt áp trên sơ cấp làm cho từ trường chính giảm xuống.

                            Tại thời điểm ngắn mạch xác lập, dòng điện rất lớn. Xem như sụt áp =100%. Mỗi cuộn bị sụt áp khoảng 50%. Từ trường của MBA chỉ còn 50% so với định mức. (Giả sử MBA đang nối với 1 lưới vô cùng lớn)
                            Last edited by cô nhóc; 03-12-2009, 15:24.
                            Nhóc thích nghịch điện,
                            Nhóc thích xì păm,
                            Nhóc thích trêu mấy anh.
                            Hi hi.

                            Comment


                            • #15
                              Nhóc đang ở cơ quan, nên chưa có điều kiện vẽ hình minh họa. Để tối nay về sẽ vẽ hình chứng minh cho anh.

                              Về vấn đề bão hòa lõi từ, nếu anh tăng tải sẽ làm giảm bớt bão hòa do tăng sụt áp trên cuộn sơ cấp.
                              Nhóc thích nghịch điện,
                              Nhóc thích xì păm,
                              Nhóc thích trêu mấy anh.
                              Hi hi.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              cham_hoc Tìm hiểu thêm về cham_hoc

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X