Thông báo

Collapse
No announcement yet.

amly cần giúp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • amly cần giúp

    mình có cái amply công suất 300w giờ mình muôn tăng lên 400w thì lắp thêm sò có cải thiện đươc ko hay phải làm như thế nào các giúp với xin cám ơn

  • #2
    Thay sò chưa chắc đã được đâu bác à. Liệu bác tăng lên vậy công suất nguồn có đáp ứng nổi ko?

    Comment


    • #3
      Bạn cho hỏi : amply của bạn 300w tính theo công thức nào , theo những tiêu chuẩn gì ?Bạn hãy tham khảo bài này nhé :

      ...Nếu có dịp rẽ vào bất kỳ 01 cửa hàng Điện máy nào, các bạn cũng dể dàng thấy những Decal Quảng Cáo đủ màu nổi bật trên những bộ dàn mini nào là 800W,1400W,2000W... hay còn hơn thế nữa là 4000W!!! Quả thực đây là những Công suất thật Ấn Tượng và đáng nể so với những bộ dàn có Kích cở khá là Khiêm tốn!
      Trong khi đó những chiếc Ampli 02 kênh dân dụng (phổ thông và Hi-end) nặng đến mấy chục ký mà Công suất chỉ có 80W/1 kênh/8ohm.
      Đơn cử như Ampli DENON PMA-2000AE nặng 24 KG nhưng Công suất chỉ 80W/kênh và chiếc Power PASSLABS X-350 nặng 67 KG cho Công suất là 350W/kênh..v..v.


      "Công Suất Ampli: Thực và Ảo?".

      Cách quảng cáo công suất của 01 số sản phẩm Ampli và các bộ Dàn mini kể cả một vài bộ dàn PC Audio trên thị trường hiện nay, quả là khá Tùy hứng! các bạn nghĩ xem: Lấy đâu ra công suất lên đến hàng ngàn Watt cho 01 bộ dàn nặng chưa đến 10 KG???
      Thực ra công suất này còn gọi là Công suất Đỉnh cho đầu ra PMPO
      (Peak Music Power OutPut), thực tế nó lớn hơn Công suất thật gần 30 lần hoặc cao hơn Tùy vào cảm hứng sáng tác của nhà Sản Xuất nghĩa là nếu Quảng cáo 2000W thì thực tế chỉ khoảng độ chừng 50 Watt thôi.

      Công suất ra Thực sự của 01 Ampli _ RMS (Root Mean Squared) được tính bằng Điện áp trên tải Loa nhân với Dòng điện qua tải Loa đó, ví dụ như trên hai đầu của 01 chiếc Loa 8 ohm có Điện áp xoay chiều là 8 V và Dòng qua là 1 A thì Công suất thật sẽ là 8 Watt.
      Trong thực tế, để biết công suất Thật ở một mức Volume nào đó, ta có thể làm như sau:
      Dùng một Voltmetre xoay chiều đo trực tiếp Điện áp trên hai đầu cọc Loa khi máy đang chạy, dùng Công thức tính:
      _ Công suất thật = U2/R
      Trong đó U là Điện Áp và R là Trở Kháng Loa.
      Dĩ nhiên là cách Đo như vầy sẽ có sai số rất lớn vì Tín hiệu Âm nhạc luôn thay đổi nên chỉ mang tính Tham Khảo chơi thôi các bạn nhé! Muốn chính xác hơn thì các thợ Điện tử hoặc chuyên gia sẽ có Phương pháp đo khác với các thiết bị chuyên dùng Pro. hơn.

      Bất cứ một chiếc Ampli nào cũng có Hiệu suất nhất định, tùy theo mạch Công suất của Ampli hoạt động theo chế độ nào: CLASS A, CLASS B hay CLASS AB mà Hiệu suất có thể thay đổi nhưng bao giờ Hiệu suất cũng phải luôn nhỏ hơn 100%, điều này có nghĩa là:
      "Công suất ra của 01 Ampli luôn luôn phải Nhỏ hơn Công suất Tiêu thụ Điện của nó.". Vậy mà vẫn có những Bộ dàn mini (02 kênh & Đa Kênh) hoặc những chiếc Ampli 02 Kênh có Công suất Tiêu thụ Điện chưa đến 200 W mà lại Quảng cáo cho Công suất ra đại loại như 300 W x 2 hoặc lên đến gần cả ngàn Watt...!!!?
      Công suất ra của 01 Ampli lớn Gấp Ba lần Công suất Tiêu thụ điện của nó...! Điều này quả thực vô cùng Phi lý phải không các bạn.

      Riêng về Loa mà các bạn thường thấy ghi phía sau lưng Loa như:
      Auto: (15 W - 150 W) hoặc chỉ 150 W .v..v.. thì đó là khoảng giới hạn Công suất mà Loa có thể "Chịu được" khi các bạn Phối ghép với Ampli công suất.

      ***với Kiến thức non kém của mình chủ yếu là học hỏi và thu nhặt tài liệu khắp nơi, chỉ mong chuyện phím với các bạn ở đây cho vui thôi, sẽ có rất nhiều Sai sót mong các Chuyên Gia nếu có xem qua thì hãy Lượng thứ cho mình.




      _CLASS A: Hiệu suất 20%, tiêu thụ điện 100 W cho công suất ra Loa 20 W, năng lượng còn lại biến thành Nhiệt nên khi chạy rất Nóng nhưng bù lại Độ Méo cực Nhỏ cho Âm Thanh hay nhất.
      _CLASS B: Hiệu suất khoảng 80%, tiêu thụ điện 100 W cho công suất ra Loa 80 w, chạy rất Mát nhưng Độ Méo Lớn và Âm thanh không hay, ít được dùng trong các mạch Audio cao cấp.
      _CLASS AB: Hiệu suất khoảng 50%, tiêu thụ 100 w cho công suất ra Loa khoảng 50 W, là chế độ trung gian giữa CLASS A và CLASS B, mạch CLASS AB được sử dụng rộng rãi trên các dòng Ampli Phổ thông.

      Trên chỉ là Lý thuyết về Hiệu suất còn Thực tế thì luôn thấp hơn nhiều, ví dụ như Ampli DENON PMA-780D có công suất tiêu thụ điện của máy là 216 W, chạy mạch CLASS AB, Công suất thật (RMS) của máy chỉ Đạt tối đa là 75 W/kênh mà thôi.
      Vì vậy chiếc Ampli nào To & Nặng có Công suất tiêu thụ điện lớn thì mới thực sự có Công suất ra Loa lớn được.
      Ngoài các mạch Công suất thiết kế Phổ thông cho Ampli như CLASS A (thường dùng trong các Ampli hoặc Power Ampli cao cấp Hi-end), CLASS AB thường được Thiết kế chung cho các dòng Ampli dân dụng từ Bình dân cho đến Cao cấp Hi-end..., các bạn còn gặp thêm vài mạch Công suất nữa như: CLASS D, CLASS T và CLASS H.

      _*CLASS D và *CLASS T: mạch này ra đời đã được nhiều năm và Ứng dụng của chúng khá Phổ biến trong nhiều Thiết bị Audio từ các bộ Khuếch đại trong các SUBWOOFER, bộ Công suất cho Âm Thanh xe hơi cho đến các Thiết bị Gọn nhẹ mà lại cần có Công suất cao trong những Ứng dụng đặc biệt, CLASS D và CLASS T thường được Thiết kế chạy trên các Ampli DIGITAL cho hiệu suất rất cao.
      Ampli DIGITAL thực ra không phải là cái gì mới đâu các bạn! nó chỉ là Tên gọi chung cho các sản phẩm Thương mại có sử dụng mạch CLASS D hoặc CLASS T. Thế nhưng thực chất của nhiều Ampli DIGITAL trong số này trên thị trường (sử dụng mạch CLASS D) lại vẫn nhận Tín hiệu vào dạng Analog trước khi chuyển chúng thành DIGITAL rồi mới chuyển lại thành Analog, do đó cái sự Số hóa vẫn chưa triệt để 100%.
      Hiện nay trên thị trường đồ Audio cao cấp (Hi-end) đã có xuất hiện vài model Ampli DIGITAL đích thực đầu tiên đúng nghĩa DIGITAL là chiếc Ampli TACT S-2150 và TACT M-2150, có Giá khoảng chừng 3.000 USD do các tay chơi Audio mang về.
      TACT S-2150 nhận tín hiệu đầu vào dạng DIGITAL, xử lý Tín hiệu Số trong suốt cả quá trình và cuối cùng tại đầu ra mới Chuyển đổi từ DIGITAL thành Analog và đưa Trực tiếp vào tải Loa. Theo quan điểm thông thường thì TACT S-2150 không phải là 01 chiếc Ampli mà thực chất nó giống như 01 bộ chuyển đổi DAC khổng lồ cung cấp Điện áp và dòng điện đủ lớn để đánh thẳng vào Loa mà không cần qua bất kỳ mạch khuếch đại Analog truyền thống nào. Vì thế nhìn vào bên trong chiếc Ampli này các bạn sẽ thấy cấu trúc của nó giống như 01 CPU máy tính hơn là 01 Ampli truyền thống, các bạn chẳng thấy các cánh Tỏa nhiệt (hoặc nếu có chỉ mang tính Trang trí) cũng như các Sò công suất...mà chỉ hiện diện các Chíp dán và các Tụ & Trở bé tí mà thôi.
      *Ưu điểm lớn nhất của Ampli TACT này là Hiệu suất đạt 90% nên khi chạy gần như Không Nóng. (150 W/kênh/8 ohm). Sử dụng kỹ thuật chuyển đổi xung PCM-PWM còn gọi là " Equibit", 01 phát minh của Đan Mạch.(Toccata Technology)

      **CLASS H:
      Sử dụng cho Ampli xem Film ví dụ như chiếc Ampli Technics SU-TX 50, dựa trên nguyên tắc điều biến Xung, trong mạch CLASS H hoạt động theo nguyên tắc Đóng Mở và Không có trạng thái trung gian, cho hiệu suất rất Cao nhưng Không thể So sánh với CLASS A hay CLASS AB về Chất lượng và độ Động của Âm thanh (nhất là dãy tần cao), nên Ít được Sử dụng.

      ***Nguồn Tài liệu được Tham khảo từ các Tạp chí Audio nước ngoài như: What's HIFI?, Stereophile... và các Website chuyên đề về Audio.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi datphamthanh Xem bài viết
        Bạn cho hỏi : amply của bạn 300w tính theo công thức nào , theo những tiêu chuẩn gì ?Bạn hãy tham khảo bài này nhé :

        ...Nếu có dịp rẽ vào bất kỳ 01 cửa hàng Điện máy nào, các bạn cũng dể dàng thấy những Decal Quảng Cáo đủ màu nổi bật trên những bộ dàn mini nào là 800W,1400W,2000W... hay còn hơn thế nữa là 4000W!!! Quả thực đây là những Công suất thật Ấn Tượng và đáng nể so với những bộ dàn có Kích cở khá là Khiêm tốn!
        Trong khi đó những chiếc Ampli 02 kênh dân dụng (phổ thông và Hi-end) nặng đến mấy chục ký mà Công suất chỉ có 80W/1 kênh/8ohm.
        Đơn cử như Ampli DENON PMA-2000AE nặng 24 KG nhưng Công suất chỉ 80W/kênh và chiếc Power PASSLABS X-350 nặng 67 KG cho Công suất là 350W/kênh..v..v.


        "Công Suất Ampli: Thực và Ảo?".

        Cách quảng cáo công suất của 01 số sản phẩm Ampli và các bộ Dàn mini kể cả một vài bộ dàn PC Audio trên thị trường hiện nay, quả là khá Tùy hứng! các bạn nghĩ xem: Lấy đâu ra công suất lên đến hàng ngàn Watt cho 01 bộ dàn nặng chưa đến 10 KG???
        Thực ra công suất này còn gọi là Công suất Đỉnh cho đầu ra PMPO
        (Peak Music Power OutPut), thực tế nó lớn hơn Công suất thật gần 30 lần hoặc cao hơn Tùy vào cảm hứng sáng tác của nhà Sản Xuất nghĩa là nếu Quảng cáo 2000W thì thực tế chỉ khoảng độ chừng 50 Watt thôi.

        Công suất ra Thực sự của 01 Ampli _ RMS (Root Mean Squared) được tính bằng Điện áp trên tải Loa nhân với Dòng điện qua tải Loa đó, ví dụ như trên hai đầu của 01 chiếc Loa 8 ohm có Điện áp xoay chiều là 8 V và Dòng qua là 1 A thì Công suất thật sẽ là 8 Watt.
        Trong thực tế, để biết công suất Thật ở một mức Volume nào đó, ta có thể làm như sau:
        Dùng một Voltmetre xoay chiều đo trực tiếp Điện áp trên hai đầu cọc Loa khi máy đang chạy, dùng Công thức tính:
        _ Công suất thật = U2/R
        Trong đó U là Điện Áp và R là Trở Kháng Loa.
        Dĩ nhiên là cách Đo như vầy sẽ có sai số rất lớn vì Tín hiệu Âm nhạc luôn thay đổi nên chỉ mang tính Tham Khảo chơi thôi các bạn nhé! Muốn chính xác hơn thì các thợ Điện tử hoặc chuyên gia sẽ có Phương pháp đo khác với các thiết bị chuyên dùng Pro. hơn.

        Bất cứ một chiếc Ampli nào cũng có Hiệu suất nhất định, tùy theo mạch Công suất của Ampli hoạt động theo chế độ nào: CLASS A, CLASS B hay CLASS AB mà Hiệu suất có thể thay đổi nhưng bao giờ Hiệu suất cũng phải luôn nhỏ hơn 100%, điều này có nghĩa là:
        "Công suất ra của 01 Ampli luôn luôn phải Nhỏ hơn Công suất Tiêu thụ Điện của nó.". Vậy mà vẫn có những Bộ dàn mini (02 kênh & Đa Kênh) hoặc những chiếc Ampli 02 Kênh có Công suất Tiêu thụ Điện chưa đến 200 W mà lại Quảng cáo cho Công suất ra đại loại như 300 W x 2 hoặc lên đến gần cả ngàn Watt...!!!?
        Công suất ra của 01 Ampli lớn Gấp Ba lần Công suất Tiêu thụ điện của nó...! Điều này quả thực vô cùng Phi lý phải không các bạn.

        Riêng về Loa mà các bạn thường thấy ghi phía sau lưng Loa như:
        Auto: (15 W - 150 W) hoặc chỉ 150 W .v..v.. thì đó là khoảng giới hạn Công suất mà Loa có thể "Chịu được" khi các bạn Phối ghép với Ampli công suất.

        ***với Kiến thức non kém của mình chủ yếu là học hỏi và thu nhặt tài liệu khắp nơi, chỉ mong chuyện phím với các bạn ở đây cho vui thôi, sẽ có rất nhiều Sai sót mong các Chuyên Gia nếu có xem qua thì hãy Lượng thứ cho mình.




        _CLASS A: Hiệu suất 20%, tiêu thụ điện 100 W cho công suất ra Loa 20 W, năng lượng còn lại biến thành Nhiệt nên khi chạy rất Nóng nhưng bù lại Độ Méo cực Nhỏ cho Âm Thanh hay nhất.
        _CLASS B: Hiệu suất khoảng 80%, tiêu thụ điện 100 W cho công suất ra Loa 80 w, chạy rất Mát nhưng Độ Méo Lớn và Âm thanh không hay, ít được dùng trong các mạch Audio cao cấp.
        _CLASS AB: Hiệu suất khoảng 50%, tiêu thụ 100 w cho công suất ra Loa khoảng 50 W, là chế độ trung gian giữa CLASS A và CLASS B, mạch CLASS AB được sử dụng rộng rãi trên các dòng Ampli Phổ thông.

        Trên chỉ là Lý thuyết về Hiệu suất còn Thực tế thì luôn thấp hơn nhiều, ví dụ như Ampli DENON PMA-780D có công suất tiêu thụ điện của máy là 216 W, chạy mạch CLASS AB, Công suất thật (RMS) của máy chỉ Đạt tối đa là 75 W/kênh mà thôi.
        Vì vậy chiếc Ampli nào To & Nặng có Công suất tiêu thụ điện lớn thì mới thực sự có Công suất ra Loa lớn được.
        Ngoài các mạch Công suất thiết kế Phổ thông cho Ampli như CLASS A (thường dùng trong các Ampli hoặc Power Ampli cao cấp Hi-end), CLASS AB thường được Thiết kế chung cho các dòng Ampli dân dụng từ Bình dân cho đến Cao cấp Hi-end..., các bạn còn gặp thêm vài mạch Công suất nữa như: CLASS D, CLASS T và CLASS H.

        _*CLASS D và *CLASS T: mạch này ra đời đã được nhiều năm và Ứng dụng của chúng khá Phổ biến trong nhiều Thiết bị Audio từ các bộ Khuếch đại trong các SUBWOOFER, bộ Công suất cho Âm Thanh xe hơi cho đến các Thiết bị Gọn nhẹ mà lại cần có Công suất cao trong những Ứng dụng đặc biệt, CLASS D và CLASS T thường được Thiết kế chạy trên các Ampli DIGITAL cho hiệu suất rất cao.
        Ampli DIGITAL thực ra không phải là cái gì mới đâu các bạn! nó chỉ là Tên gọi chung cho các sản phẩm Thương mại có sử dụng mạch CLASS D hoặc CLASS T. Thế nhưng thực chất của nhiều Ampli DIGITAL trong số này trên thị trường (sử dụng mạch CLASS D) lại vẫn nhận Tín hiệu vào dạng Analog trước khi chuyển chúng thành DIGITAL rồi mới chuyển lại thành Analog, do đó cái sự Số hóa vẫn chưa triệt để 100%.
        Hiện nay trên thị trường đồ Audio cao cấp (Hi-end) đã có xuất hiện vài model Ampli DIGITAL đích thực đầu tiên đúng nghĩa DIGITAL là chiếc Ampli TACT S-2150 và TACT M-2150, có Giá khoảng chừng 3.000 USD do các tay chơi Audio mang về.
        TACT S-2150 nhận tín hiệu đầu vào dạng DIGITAL, xử lý Tín hiệu Số trong suốt cả quá trình và cuối cùng tại đầu ra mới Chuyển đổi từ DIGITAL thành Analog và đưa Trực tiếp vào tải Loa. Theo quan điểm thông thường thì TACT S-2150 không phải là 01 chiếc Ampli mà thực chất nó giống như 01 bộ chuyển đổi DAC khổng lồ cung cấp Điện áp và dòng điện đủ lớn để đánh thẳng vào Loa mà không cần qua bất kỳ mạch khuếch đại Analog truyền thống nào. Vì thế nhìn vào bên trong chiếc Ampli này các bạn sẽ thấy cấu trúc của nó giống như 01 CPU máy tính hơn là 01 Ampli truyền thống, các bạn chẳng thấy các cánh Tỏa nhiệt (hoặc nếu có chỉ mang tính Trang trí) cũng như các Sò công suất...mà chỉ hiện diện các Chíp dán và các Tụ & Trở bé tí mà thôi.
        *Ưu điểm lớn nhất của Ampli TACT này là Hiệu suất đạt 90% nên khi chạy gần như Không Nóng. (150 W/kênh/8 ohm). Sử dụng kỹ thuật chuyển đổi xung PCM-PWM còn gọi là " Equibit", 01 phát minh của Đan Mạch.(Toccata Technology)

        **CLASS H:
        Sử dụng cho Ampli xem Film ví dụ như chiếc Ampli Technics SU-TX 50, dựa trên nguyên tắc điều biến Xung, trong mạch CLASS H hoạt động theo nguyên tắc Đóng Mở và Không có trạng thái trung gian, cho hiệu suất rất Cao nhưng Không thể So sánh với CLASS A hay CLASS AB về Chất lượng và độ Động của Âm thanh (nhất là dãy tần cao), nên Ít được Sử dụng.

        ***Nguồn Tài liệu được Tham khảo từ các Tạp chí Audio nước ngoài như: What's HIFI?, Stereophile... và các Website chuyên đề về Audio.
        lằng nhằng quá cứ nhìn vào nguồn cấp mà đánh giá công suất tối đa
        Sửa biến tần, Servo, Máy hàn , Máy tính công nghiệp, Nguồn xung 0978666571
        Web :

        Comment

        Về tác giả

        Collapse

        namvui_dt2 Tìm hiểu thêm về namvui_dt2

        Bài viết mới nhất

        Collapse

        Đang tải...
        X