Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Analog IC design

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Linh kiện tụ điện trong thiết kế vi mạch tương tự

    Một trong những lý do làm cho linh kiện tụ điện có vai trò hết sức quan trọng đối với công nghệ CMOS đó là điện trở vào của transistor MOS là rất lớn. (điện áp lưu trữ trên tụ gần như không bị rò bởi các mạch MOS.) Ngoài ra, tụ điện cũng là một linh kiện quan trọng trong các mạch điện nói chung. Hai loại tụ điện hay được nói tới nhất trong thiết kế vi mạch là là tụ poly-poly và tụ MOS.

    Tụ poly-poly có cấu tạo gồm hai bản cực được chế tạo giống với quá trình chế tạo cực Gate của MOS và lớp cách điện nằm giữa hai bản cực là lớp oxide cũng giống như lớp oxide nằm giữa Gate và kênh dẫn. Ưu điểm nối bật của loại tụ này là sai số matching giữa hai tụ có cùng dạng hình học và hệ số phụ thuộc điện áp là tương đối thấp. Tuy nhiên do đặc điểm cấu tạo, tụ điện được chế tạo bên trên bề mặt silicon nên sẽ có một tụ điện ký sinh hình thành giữa bản cực nằm dưới và lớp đế, và tụ ký sinh này có thể bằng 30% giá trị tụ chính. Đôi khi người kỹ sư lợi dụng chính điểm này (chập đế và bản tụ nằm trên thành một cực) để làm tăng độ lớn của tụ với một diện tích layout giới hạn cho trước. Nhược điểm của tụ này là cần thêm một lớp (layer) trong quá trình chế tạo, do đó giá thành công nghệ có tụ poly-poly thường sẽ cao hơn công nghệ không có tụ poly-poly.

    Tụ MOS có cấu tạo là một transistor MOS bình thường trong đó các cực nguồn và máng được chập lại hình thành một cực và cực Gate là một cực. Vì có đặc điểm cấu tạo như vậy nên tụ điện này có hệ số phụ thuộc điện áp là khá lớn. (Phẩm chất của bản mặt tụ là kênh dẫn phụ thuộc hoàn toàn vào điện áp đặt vào gate.) Và đối với các lớp tiếp giáp pn được phân cực ngược thì bản thân nó cũng hình thành các tụ điện có lớp cách điện là vùng nghèo. Do vậy, tụ MOS có sai số là khá lớn. Tuy nhiên ưu điểm của tụ này là nếu thỏa mãn các điều kiện thiên áp thích hợp thì giá trị của tụ MOS thường lớn hơn nhiều tụ poly-poly trong cùng một diện tích layout.

    Ngoài ra trong các công nghệ chế tạo có độ cách ly cao như hiện nay, cho phép tạo ra một loại tụ là sự kết hợp giữa hai loại trên với mục đích tiết kiệm diện tích layout, gọi là tụ sandwich. Cấu trúc của tụ này tương tự như chiếc bánh sandwich, tức là người ta lợi dụng cực Gate của tụ MOS để làm một cực của tụ poly-poly. Như vậy trong cùng một diện tích layout có thể tạo ra một tụ có giá trị bằng tụ poly-poly cộng với tụ MOS.

    Trên đây là một số vấn đề mang tính chất định tính đề cập tới linh kiện tụ điện trong thiết kế vi mạch, để hiểu rõ thêm cách thức chế tạo, các công thức tính toán cụ thể tụ điện cũng như ảnh hưởng của các hệ số phụ thuộc điện áp, nhiệt độ và các điều kiện thiên áp các bạn có thể tham khảo trong hai tài liệu đã được giới thiệu ở bài trước.

    Thân mến.

    Comment


    • #92
      Để khép lại phần giới thiệu các linh kiện dùng trong thiết kế vi mạch tương tự, một bài tập lý thuyết nhỏ được đưa ra như sau:


      Bỏ qua các phần mạch khác, chỉ tập trung vào mạch M3 và M4 ở hình vẽ trên, có bạn nào có thể cho biết M3 sẽ hoạt động ở miền nào?

      Rất mong.

      Comment


      • #93
        anh hithere123 ơi! mạch M3 và M4 là j vậy ạ? em chưa hiểu lắm ạ!

        Comment


        • #94
          Nguyên văn bởi robocon2011 Xem bài viết
          anh hithere123 ơi! mạch M3 và M4 là j vậy ạ? em chưa hiểu lắm ạ!
          chào em, tức là chỉ dựa vào cách kết nối của MOSFET M3 và M4 như trên hình vẽ thì có thể kết luận M3 sẽ hoạt động ở miền nào?

          Thân mến.

          Comment


          • #95
            Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
            chào em, tức là chỉ dựa vào cách kết nối của MOSFET M3 và M4 như trên hình vẽ thì có thể kết luận M3 sẽ hoạt động ở miền nào?

            Thân mến.
            dạ vâng em đã có chút hình dung rồi ạ! em cảm ơn anh!

            Comment


            • #96
              thank hithere very much
              mong anh phân biệt giúp em các kiểu analysis : DC,AC,noise,tran,pnoise,psp .. duoc khong
              bởi vì em không hiểu nhiều lắm
              mà anh có làm về thiết RF(wifi,wimax) không ạ
              Last edited by hungthientu; 04-06-2010, 08:45.

              Comment


              • #97
                Chào em,

                Một cách tổng quát em có thể hiểu thế này:

                Giống như đã được học trong môn lý thuyết mạch, mô hình mạng hai cửa, định luật Ohm, định luật Kirchoff về dòng điện và điện áp, … là những lý thuyết cơ bản nhất dùng để phân tích và tính toán mạch điện. Và mạch điện gồm MOSFET, điện trở, tụ điện, … sẽ được chuyển về dạng này bằng việc sử dụng các mô hình mạch điện tương đương (gồm các nguồn dòng, nguồn áp, điện trở, tụ điện, …). Các phân tích em liệt kê ở trên đa số cũng bắt nguồn từ đây.

                Phân tích DC có thể hiểu là có một tập các điều kiện đầu vào, bằng các công thức đã biết (mô hình + lý thuyết) sẽ tính được dòng điện và điện áp ở tất cả các nút trong mạch điện (toán ma trận). Ví dụ phân tích DC từ 0V tới 5V với bước quét là 1V của một mạch phân áp R1, R2 thì phần mềm sẽ áp dụng định luật Ohm (ma trận một hàng, 6 cột chẳng hạn) cho ra kết quả tính toán điện áp tại 6 điểm rời rạc 0V, 1V, 2V, 3V, 4V và 5V.

                Phân tích AC thì có khác một chút là sẽ áp dụng mô hình tín hiệu nhỏ để tìm ra hệ số khuếch đại, phase, đáp ứng tần số xung quanh điểm DC đã biết.

                Phân tích TRAN thì các điều kiện đầu vào sẽ là một hàm số của thời gian và các kết quả đầu ra thu được cũng sẽ là một hàm số của thời gian. Còn về bản chất thì vẫn phải dùng những mô hình và định luật cơ bản ở trên để tính toán. Cũng ví dụ trên, để phân tích TRAN thì điều kiện điện áp vào sẽ có dạng là 0s 0V 10us 5V. Tức là sẽ gồm nhiều phép tính DC ở từng thời điểm t0, t1,tn tùy vào thiết lập đầu vào của phân tích TRAN

                Về phân tích noise thì sẽ có mô hình noise. Nói chung để giải thích cặn kẽ các kiểu phân tích này sẽ rất phức tạp. Ngày xưa nghe boss của anh nói mỗi năm Berkeley cho ra vài ông tiến sỹ mà công việc chỉ là update các mô hình các linh kiện dùng trong phần mềm SPICE (Berkeley là ông tổ của SPICE). Anh nghĩ em nên tìm đọc các tài liệu về HSPICE để hiểu thêm về vấn đề này.

                Còn về RF IC thì anh chưa làm thực tế nên không có kinh nghiệm. Tuy nhiên anh biết là anh Nguyen Ngoc Mai Khanh có làm qua về RF IC rồi, em có thể hỏi anh ấy để biết thêm:

                http://www.icvietnam.org/forum/index.php?topic=101.0

                http://www.icvietnam.org/forum/index.php?board=15.0

                Thân mến.

                Comment


                • #98
                  thank anh nhiều
                  anh thật là very intelligent

                  Comment


                  • #99
                    -----------------------
                    Last edited by hithere123; 05-06-2010, 13:07.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
                      Chào em,

                      Một cách tổng quát em có thể hiểu thế này:

                      Giống như đã được học trong môn lý thuyết mạch, mô hình mạng hai cửa, định luật Ohm, định luật Kirchoff về dòng điện và điện áp, … là những lý thuyết cơ bản nhất dùng để phân tích và tính toán mạch điện. Và mạch điện gồm MOSFET, điện trở, tụ điện, … sẽ được chuyển về dạng này bằng việc sử dụng các mô hình mạch điện tương đương (gồm các nguồn dòng, nguồn áp, điện trở, tụ điện, …). Các phân tích em liệt kê ở trên đa số cũng bắt nguồn từ đây.

                      Phân tích DC có thể hiểu là có một tập các điều kiện đầu vào, bằng các công thức đã biết (mô hình + lý thuyết) sẽ tính được dòng điện và điện áp ở tất cả các nút trong mạch điện (toán ma trận). Ví dụ phân tích DC từ 0V tới 5V với bước quét là 1V của một mạch phân áp R1, R2 thì phần mềm sẽ áp dụng định luật Ohm (ma trận một hàng, 6 cột chẳng hạn) cho ra kết quả tính toán điện áp tại 6 điểm rời rạc 0V, 1V, 2V, 3V, 4V và 5V.

                      Phân tích AC thì có khác một chút là sẽ áp dụng mô hình tín hiệu nhỏ để tìm ra hệ số khuếch đại, phase, đáp ứng tần số xung quanh điểm DC đã biết.

                      Phân tích TRAN thì các điều kiện đầu vào sẽ là một hàm số của thời gian và các kết quả đầu ra thu được cũng sẽ là một hàm số của thời gian. Còn về bản chất thì vẫn phải dùng những mô hình và định luật cơ bản ở trên để tính toán. Cũng ví dụ trên, để phân tích TRAN thì điều kiện điện áp vào sẽ có dạng là 0s 0V 10us 5V. Tức là sẽ gồm nhiều phép tính DC ở từng thời điểm t0, t1,tn tùy vào thiết lập đầu vào của phân tích TRAN

                      Về phân tích noise thì sẽ có mô hình noise. Nói chung để giải thích cặn kẽ các kiểu phân tích này sẽ rất phức tạp. Ngày xưa nghe boss của anh nói mỗi năm Berkeley cho ra vài ông tiến sỹ mà công việc chỉ là update các mô hình các linh kiện dùng trong phần mềm SPICE (Berkeley là ông tổ của SPICE). Anh nghĩ em nên tìm đọc các tài liệu về HSPICE để hiểu thêm về vấn đề này.

                      Còn về RF IC thì anh chưa làm thực tế nên không có kinh nghiệm. Tuy nhiên anh biết là anh Nguyen Ngoc Mai Khanh có làm qua về RF IC rồi, em có thể hỏi anh ấy để biết thêm:

                      http://www.icvietnam.org/forum/index.php?topic=101.0

                      http://www.icvietnam.org/forum/index.php?board=15.0

                      Thân mến.
                      hay quá ạ! em mong anh tiếp tục đi ạ! em mới đi vào nghiên cứu cái này nên rất hứng thú với những bài viết của anh!

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết

                        Bỏ qua các phần mạch khác, chỉ tập trung vào mạch M3 và M4 ở hình vẽ trên, có bạn nào có thể cho biết M3 sẽ hoạt động ở miền nào?
                        Dưới đây là một cách giải thích cho câu hỏi trên:

                        Vì có đòng điện I chảy qua, suy ra M3 và M4 đều thỏa mãn điều kiện để kênh trở thành kênh dẫn, tức là Vgs(M4) và Vgs(M3) đều lớn hơn điện áp ngưỡng (Vt). Mặt khác Vds(M4) = Vgs(M4) và thông thường Vt >> Vov nên Vds(M4) > Vov(M4). Do đó, M4 hoạt động trong miền bão hòa. (Vgs(M4) > Vt và Vds(M4) > Vov.) (Đây là cách giải thích bằng công thức tại sao M4 hoạt động ở miền bão hòa, còn một cách giải thích chính xác hơn là với cách mắc trên thì điện trường kênh luôn luôn thỏa mãn điều kiện pinch-off ở cực máng.)

                        Áp dụng định luật Kirchoff về điện áp chúng ta có thể viết:
                        Vgs(M3) = Vgs(M4) + Vds(M3).
                        Hay:
                        Vds(M3) = Vgs(M3) – Vgs(M4). (*)

                        Vì M4 hoạt động trong miền bão hòa nên Vgs(M4) = Vt + Vov(M4)
                        Thay vào biếu thức (*), chúng ta có:

                        Vds(M3) = [Vt + Vov(M3)] – [Vt + Vov(M4)] = Vov(M3) – Vov(M4) < Vov(M3).

                        Tức là Vds(M3) luôn luôn nhỏ hơn Vov(M3) suy ra M3 luôn luôn hoạt động trong miền triode.


                        Như đã viết trong bài “thư ngỏ” (#63), chương trình giới thiệu này sẽ cố gắng cung cấp một số thông tin tham khảo mang tính định hướng dành cho các bạn mới làm quen hoặc có đam mê tim hiểu kỹ thuật thiết kế vi mạch tương tự. Với mục đích như vậy, một số bài viết đã đưa lên rải rác từ những trang đầu tiên sẽ được tổng hợp lại một cách có hệ thống cùng với các bài viết bổ xung còn thiếu.

                        Hai tháng vừa qua, những vấn đề mang tính gợi mở tìm hiểu về các linh kiện cơ bản dùng trong thiết kế vi mạch tương tự nói riêng và thiết kế vi mạch nói chung đã đều đặn được đưa lên, để tiếp tục với phần [3] và [4], các nội dung liệt kê dưới đây sẽ lần lượt được đề cập trong các bài viết tới.

                        - Các mạch khuếch đại một tầng đơn (CC, CG, CS, . . .)
                        - Mạch khuếch đại vi sai
                        - Mạch gương dòng điện
                        - Mach khuếch đại thuật toán (đã được giới thiệu ở bài #13, #16)
                        - Mạch dòng điện tham chiếu (đã được giới thiệu ở bài #17)
                        - Mạch điện áp tham chiếu (đã được giới thiệu ở bài #18, #21)
                        - Mạch dao động (đã được giới thiệu ở bài #43)
                        - Mạch ổn áp (đã được giới thiệu ở bài #12, #32)

                        Hy vọng tiếp tục nhân được các ý kiến đóng góp bổ xung từ các bạn.

                        Rất mong.
                        Last edited by hithere123; 09-06-2010, 15:14.

                        Comment


                        • anh hithere123 viết tiếp đi ạ! em gần nghỉ hè rùi! muốn tham khảo thêm những bài viết của anh nữa để về hè nghiên cứu!

                          Comment


                          • Các mạch điện cơ bản

                            Nội dung chủ yếu của phần nghiên cứu này là tìm hiểu cách tính toán các tham số cơ bản của từng mạch, từ đó rút ra kết luận về các ứng dụng của chúng. Ví dụ, mạch cực máng chung dùng để đệm điện áp rất tốt vì có hệ số khuếch đại điện áp xấp xỉ 1.
                            Bắt đầu từ phần này các bạn có thể tham khảo trực tiếp video bài giáng cơ bản về thiết kế vi mạch tương tự của trường Berkeley như đã được giới thiệu ở một bài viết trước đây:
                            http://webcast.berkeley.edu/course_d...sid=1906978189

                            Thân mến.

                            Comment


                            • Tổng kết chương trình

                              Các bài viết còn lại cho phần [3] và [4] của chương trình đã được liệt kê ở bài viết #101.

                              Có thể nói hầu như toàn bộ những khái niệm cơ bản nhất về thiết kế vi mạch tương tự đều đã được đề cập thông qua các bài viết mang tính giới thiệu từ những trang đầu tiên cho đến nay. Chương trình đã hoàn thành mục tiêu tối thiểu là bổ xung và hệ thống lại các bài viết giới thiệu trước đây theo một trình tự hợp lý hơn. Ngoài ra, phần thực hành cũng đã được đưa ra như giới thiệu phần mềm, các thư viện cần thiết để mô phỏng và nêu ra một số câu hỏi mong tạo được sự tương tác “thật” làm cho chương trình có thêm ý nghĩa, nhưng kết quả cho thấy không được như mong đợi. Vì vậy, chương trình sẽ dừng lại với bài viết này. Hy vọng rằng các thông tin tham khảo trong chương trình là có ích cho cộng đồng.

                              Thân mến.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
                                Các bài viết còn lại cho phần [3] và [4] của chương trình đã được liệt kê ở bài viết #101.

                                Có thể nói hầu như toàn bộ những khái niệm cơ bản nhất về thiết kế vi mạch tương tự đều đã được đề cập thông qua các bài viết mang tính giới thiệu từ những trang đầu tiên cho đến nay. Chương trình đã hoàn thành mục tiêu tối thiểu là bổ xung và hệ thống lại các bài viết giới thiệu trước đây theo một trình tự hợp lý hơn. Ngoài ra, phần thực hành cũng đã được đưa ra như giới thiệu phần mềm, các thư viện cần thiết để mô phỏng và nêu ra một số câu hỏi mong tạo được sự tương tác “thật” làm cho chương trình có thêm ý nghĩa, nhưng kết quả cho thấy không được như mong đợi. Vì vậy, chương trình sẽ dừng lại với bài viết này. Hy vọng rằng các thông tin tham khảo trong chương trình là có ích cho cộng đồng.

                                Thân mến.
                                Có thể đây là một thông tin buồn cho những ai quan tâm đến Analog IC Design song cũng có thể đây là một quyết định đúng. Dù sao đi nữa thì cũng cảm ơn anh đã cung cấp cho mọi người những thông tin hữu ích. Có thể có một ngày nào đó sẽ có một chương trình nào đó của anh sẽ được hưởng ứng nhiều hơn.
                                Chương trình này có lẽ không được hưởng ứng nhiều theo em bởi một số lý do:
                                1. Chưa có thành viên nào của diễn đàn (có level bằng anh) tham gia cùng thảo luận, nên anh sẽ có cảm giác "đánh vào chổ không người" --> không thành công
                                2. Các thành viên còn lại hầu hết là những người mới tìm hiểu nên sẽ có tinh thần "không biết thì dựa cột mà nghe" nhiều hơn là lên tiếng, vì biết rằng có muốn lên tiếng cũng không biết mở lời như thế nào. --> mất sôi nổi.
                                3. Nói về ngành này thì thật là nó hơi mới mẻ trong các trường đại học Việt Nam hiện nay nên các bạn sinh viên chưa thấy được sự cần thiết của nó như thế nào mà tích cực tham gia.

                                Hi vọng ngày nào đó sẽ được gặp lại anh với một chương trình thành công hơn.

                                Xin cảm ơn.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hithere123 Tìm hiểu thêm về hithere123

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X