Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm mạch in ảo bằng Ares Proteus

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Làm mạch in ảo bằng Ares Proteus

    Các bạn hãy xem file đính kèm và nhìn vào hình minh hoạ dưới đây.
    Đây là một chức năng hay của Protes Ares mà mình thấy có ít người sử dụng nên thử viết một bài xem sao. Có gì thiếu sót xin mọi người đóng góp ý kiến.
    Attached Files

  • #2
    cái này hay đấy bạn,mình thấy thật là có ích.Minh cũng đã nhiều lần thử làm mạch in rồi nhưng cứ nghĩ tới là thế nào để in đc, rồi đi mua các đồ về làm mà thấy ớn.giờ có cái này thì hay quá rồi.Quá tuyệt vời.Cảm ơn bạn nhiều nha!.

    Comment


    • #3
      Cái này tui cũng làm rồi ! hay lắm đó !

      Comment


      • #4
        Mặc dù chức năng này rất hay nhưng vẫn còn rất nhiều linh kiện thiếu như Led xanh, Led trắng, Led vàng, button, LCD, Speaker... Tớ đã rất bực mình nên đã tìm hiểu và tìm được cách giải quyết nhưng bây giờ đang ở quán net nên không có điều kiện để viết bài, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm những linh kiện này sau.

        Comment


        • #5
          các bạn dạy tớ làm với,tớ đang định chụp cái ảnh mạch điện làm đồ án ,nhưng dùng điện thoại thì không thể đẹp như thế này được

          Comment


          • #6
            cái này thi cũng lam tốt thôi mà .phien bản 7.1 ấy dùng tôt đấy
            mình có viết một bài hình nhưng sao mạng của minh đang dùng không post lên được

            Comment


            • #7
              khi vẽ mạch in trong protues xong bạn hảy nhìn trên thanh công cụ click output click vao 3d visualization là xong mà .

              Comment


              • #8
                bạn nguyenbinh07 hảy post cach tạo linh kiện mới lên với .minh củng tạo đươc nhưng chạy khi mô phỏng thi báo lỗi .

                Comment


                • #9


                  Chức năng này mình đãvà đang sử dụng cũng hay hay

                  Trong Ares bạn hoàn toàn có thể vẽ ra một linh kiện nào đó mà bộ thư viện không hỗ trợ kể cả về đế cắm và Preview 3D (mặc dù còn nhiều hạn chế) --> cách thức để tạo một đế cắm linh kiện mới (không có trong thự viện) và vẽ mạch in thì mình đã có bài hướng dẫn từ rất lâu rồi, còn "về chức năng "3D visualization" này thì là một nét mới mà mình vô tình bắt gặp ở phiên bản 7.1 (không biết truớc đó đã có chưa ), để vào cửa sỗ Preview này bạn chỉ việc kích chọn vào menu Output --> 3D.... là xong --> ở cửa sổ chính các bạn chọn phần setting để thiết lập lại hình ảnh như mong muốn như màu sắc (mạch in, đường mạch...), ánh sáng, độ dày mạch in...

                  Bây giờ là việc tạo vẽ một linh kiện có hình thể 3D như ý muốn : bạn kích phải vào linh kiện trên bản thiết kế --> 3d visualization --> lúc này cái bạn thấy sẽ là một khung cửa sổ đuợc ngăn ra làm 2 phần :
                  1. Phần bên phải chức hình ảnh 3D của linh kiện : bạn có thể chọn các hướng để nhìn : left, right... hoặc chọn chế độ "Spin" để nó tự xoay quanh trục.
                  2. Phần bên trái : chứa phần code để vẽ thành con linh kiện đó.

                  Mình sẽ nói sơ về phần code : nếu bạn chịu khó đọc bộ help của "3d visualization" phần MODEL CUSTOMISATION (nằm riêng trong cửa sổ của nó ) thì sẽ hiểu rõ hơn, ở đây mình chỉ nói sơ lược qua vài code cơ bản thôi, cái này cũng không khuyến khích các bạn tìm hiểu cho lắm vì nó chưa hoàn thiện (một phần là cái này mình vọc cũng khá lâu nên quên gần hết rồi )
                  Code đuợc quy định cho từng thành phần và kiểu linh kiện đầu tiên sẽ là "Style Body" tức dạng thân của linh kiện (câu lệnh TYPE=...), gồm có các dạng như EXTRUDED (kéo dài), NONE (vô kiểu), CUBOID (lập phương), AXIALCYLIDER (tạo điện trở), nếu bạn không dùng lệnh TYPE thì mặc định trình sẽ chọn là kiểu EXTRUDED << mình sẽ giới thiệu cái này --> tiếp theo bên dươí lệnh Type là những dòng code quy định kích thước, vị trí tuơng đối và màu sắc thân linh kiện (các code như COLOUR=(R,G,B) << màu thân, MINHEIGHT=.., MAXHEIGHT=.. << độ dày linh kiện, X,Y, ANGLE << vị trí và góc nghiêng)
                  Ví dụ như sau đây là phần code của một khối đơn giản
                  COLOUR=(0,110,0)
                  MINHEIGHT=0.2mm
                  MAXHEIGHT=8mm
                  Như vậy khối trên sẽ có thân màu xanh lá cây hơi tối, có khoảng cách so với mạch in là 0.2 mm, và có độ dày là 8mm
                  (lưu ý hình dáng của khối này chính là phần khung bạn vẽ bằng mực "Top Silk" trong phần tạo linh kiện)

                  Xong phần thân bạn sẽ phải vẽ đến phần chân linh kiện
                  --> dạng chân (PINTYPE=..) gồm có Straight, Bentwire, SMTJ, SMTZ, SMTB, CUBOID.
                  Tương tự bên dưới dòng Pintype này là các code định hình màu sắc, kích thước.... chân của linh kiện
                  gồm có : PINCOLOUR (màu sắc), PINMAX (phần cao hơn board), PINMIN (phần thấp hơn board), PINDIAMETER, PINLENGTH, PINTHICKNESS, PINWIDTH, PINMOVE.

                  Còn một cách nữa là "du nhập hình ảnh 3D từ một trình đồ hoạ khác bỏ vào thư viện của Proteus, lúc dùng bạn chỉ phải khai báo TYPE=MODEL... là xong, một cách cực hay nhưng cái này mình chưa tìm hiểu qua hì hì

                  Ví dụ thực tế một chút như bạn trên kia nói "thiếu Led xanh, Led trắng, Led vàng.." thì bạn biết phải làm gì rồi đó << chỉ cần edit dòng code Colour = (..,..,..) là có màu như ý muốn

                  Chúc các bạn vui hí hí
                  Chính thức phát hành mạch điều khiển LED FireStar1
                  Yêu mến tất cả anh em dientuvietnam.net

                  Comment


                  • #10
                    Bạn Nguyenbinh07 có thể viêt 1 bài hướng dẫn cách vẽ những linh kiện mà ko được hỗ trợ được không ? Tôi cũng học Proteus mà bây giờ mới biêt tính năng này của Proteus đó, cứ phải dùng Orcad.

                    Comment


                    • #11
                      pác thaithienanh ah, nghe pác giới thiệu về cách tạo chân linh kiện nghe hấp dẫn thật, nếu rảnh pác upload vài phần giới thiệu cách sử dụng cho tụi mình được dịp tham khảo nhé!!!

                      Comment


                      • #12
                        bạn nào đang bí phần cài đặt pro 7.1 thì mail cho mình nhé.mình đã cài đặt cho nhiều máy và chạy tốt rồi các bạn ạ.mail của mình ne:trongthach.ufo@gmail.com

                        Comment


                        • #13
                          pác nào biết sài ARES trong protues 7.1 thì chỉ em với . Em ko biết làm mạch in = Ares
                          Tại sao lại học điện???
                          Sống cũng vì điện!!!
                          Chết cũng do điện!!!

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi thaithienanh Xem bài viết


                            Chức năng này mình đãvà đang sử dụng cũng hay hay

                            Trong Ares bạn hoàn toàn có thể vẽ ra một linh kiện nào đó mà bộ thư viện không hỗ trợ kể cả về đế cắm và Preview 3D (mặc dù còn nhiều hạn chế) --> cách thức để tạo một đế cắm linh kiện mới (không có trong thự viện) và vẽ mạch in thì mình đã có bài hướng dẫn từ rất lâu rồi, còn "về chức năng "3D visualization" này thì là một nét mới mà mình vô tình bắt gặp ở phiên bản 7.1 (không biết truớc đó đã có chưa ), để vào cửa sỗ Preview này bạn chỉ việc kích chọn vào menu Output --> 3D.... là xong --> ở cửa sổ chính các bạn chọn phần setting để thiết lập lại hình ảnh như mong muốn như màu sắc (mạch in, đường mạch...), ánh sáng, độ dày mạch in...

                            Bây giờ là việc tạo vẽ một linh kiện có hình thể 3D như ý muốn : bạn kích phải vào linh kiện trên bản thiết kế --> 3d visualization --> lúc này cái bạn thấy sẽ là một khung cửa sổ đuợc ngăn ra làm 2 phần :
                            1. Phần bên phải chức hình ảnh 3D của linh kiện : bạn có thể chọn các hướng để nhìn : left, right... hoặc chọn chế độ "Spin" để nó tự xoay quanh trục.
                            2. Phần bên trái : chứa phần code để vẽ thành con linh kiện đó.

                            Mình sẽ nói sơ về phần code : nếu bạn chịu khó đọc bộ help của "3d visualization" phần MODEL CUSTOMISATION (nằm riêng trong cửa sổ của nó ) thì sẽ hiểu rõ hơn, ở đây mình chỉ nói sơ lược qua vài code cơ bản thôi, cái này cũng không khuyến khích các bạn tìm hiểu cho lắm vì nó chưa hoàn thiện (một phần là cái này mình vọc cũng khá lâu nên quên gần hết rồi )
                            Code đuợc quy định cho từng thành phần và kiểu linh kiện đầu tiên sẽ là "Style Body" tức dạng thân của linh kiện (câu lệnh TYPE=...), gồm có các dạng như EXTRUDED (kéo dài), NONE (vô kiểu), CUBOID (lập phương), AXIALCYLIDER (tạo điện trở), nếu bạn không dùng lệnh TYPE thì mặc định trình sẽ chọn là kiểu EXTRUDED << mình sẽ giới thiệu cái này --> tiếp theo bên dươí lệnh Type là những dòng code quy định kích thước, vị trí tuơng đối và màu sắc thân linh kiện (các code như COLOUR=(R,G,B) << màu thân, MINHEIGHT=.., MAXHEIGHT=.. << độ dày linh kiện, X,Y, ANGLE << vị trí và góc nghiêng)
                            Ví dụ như sau đây là phần code của một khối đơn giản
                            COLOUR=(0,110,0)
                            MINHEIGHT=0.2mm
                            MAXHEIGHT=8mm
                            Như vậy khối trên sẽ có thân màu xanh lá cây hơi tối, có khoảng cách so với mạch in là 0.2 mm, và có độ dày là 8mm
                            (lưu ý hình dáng của khối này chính là phần khung bạn vẽ bằng mực "Top Silk" trong phần tạo linh kiện)

                            Xong phần thân bạn sẽ phải vẽ đến phần chân linh kiện
                            --> dạng chân (PINTYPE=..) gồm có Straight, Bentwire, SMTJ, SMTZ, SMTB, CUBOID.
                            Tương tự bên dưới dòng Pintype này là các code định hình màu sắc, kích thước.... chân của linh kiện
                            gồm có : PINCOLOUR (màu sắc), PINMAX (phần cao hơn board), PINMIN (phần thấp hơn board), PINDIAMETER, PINLENGTH, PINTHICKNESS, PINWIDTH, PINMOVE.

                            Còn một cách nữa là "du nhập hình ảnh 3D từ một trình đồ hoạ khác bỏ vào thư viện của Proteus, lúc dùng bạn chỉ phải khai báo TYPE=MODEL... là xong, một cách cực hay nhưng cái này mình chưa tìm hiểu qua hì hì

                            Ví dụ thực tế một chút như bạn trên kia nói "thiếu Led xanh, Led trắng, Led vàng.." thì bạn biết phải làm gì rồi đó << chỉ cần edit dòng code Colour = (..,..,..) là có màu như ý muốn

                            Chúc các bạn vui hí hí
                            Anh ơi, anh có thể hướng dẫn em cách nhập hình ảnh của một trình đồ họa khác vào proteus để làm hình 3D không ạ. Em cảm ơn anh!

                            Comment


                            • #15
                              lỗi protues

                              các bạn xem dùm tôi lỗi này là lỗi gì và sửa giúp tôi !
                              cảm ơn các bạn rất nhiều
                              Attached Files

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nguyenbinh07 Tìm hiểu thêm về nguyenbinh07

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X