Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng dẫn làm mạch in bằng mực cảm quang

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi darkness1982 Xem bài viết
    Các bài viết hướng dẫn làm mạch in trên diễn đàn cũng đã có nhiều, hôm nay mình xin bổ sung một phương pháp làm mạch mới rất đơn giản mà hiệu quả.

    HƯỚNG DẪN LÀM MẠCH IN PCB BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG MỰC CẢM QUANG

    A. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP
    - Chụp phim trực tiếp lên mặt board đồng đã được phủ mực cảm quang, phần mực tiếp xúc với ánh sáng sẽ bám chắc, phần không được chiếu sáng sẽ bị hoà tan trong dung dịch xút. Do vậy sẽ hiện được đường mạch lên, sau đó đem đi ăn mòn trong dung dịch FeCl3 như bình thường.
    - Ưu điểm: công đoạn đơn giản, không đòi hỏi phải có tay nghề như làm in lưới; tiết kiệm thời gian (mất khoảng 1h kể cả thời gian ăn mòn) & đặc biệt là cho đường mạch vô cùng sắc nét mà làm bằng bàn là hay in lưới cũng không thể nào đạt được (với những đường nhỏ như sợi tóc cũng vẫn được). ---> Rất thích hợp với việc làm mạch đơn lẻ như làm ở nhà.
    - Nhược điểm: phương pháp này chỉ có nhược điểm là nếu làm 1 loại mạch với số lượng vài chục cái thì sẽ mất nhiều công hơn là làm in lưới.

    B. DỤNG CỤ, VẬT TƯ CHUẨN BỊ

    Những thứ thiết yếu:
    1. Board đồng - mua ở Hàng Bông, khoảng 300k/m2 thì phải.
    2. Mực cảm quang (có màu xanh đen, mùi như mùi sơn) - mua tại số 46 Hàng Chuối, khá đắt do là mực ngoại nhập (~120k/lạng) nhưng chỉ cần 1gram là có thể phủ được hơn 1dm2 board đồng rồi.
    3. Xút Na2CO3 - mua tại Hàng Hòm, rất rẻ (~10k/kg). Dùng để hiện hình đường mạch sau khi chụp.
    4. FeCl3 – mua tại nhiều nơi: Hàng Hòm, Hàng Bông…
    Những thứ có thể lựa chọn
    5. Dung dịch Putin – mua tại Hàng Hòm (~40k/L). Dùng để hoà tan mực.
    6. Máy in Laser- để in phim
    7. Đèn Metal (dùng để chụp phim) loại 75, 100, 200 hoặc 400W đều được – Mua tại phố Nguyễn Công Trứ (& nhiều nơi khác), khá đắt: ~650k/bộ đèn 400W. Nếu tiếc tiền mua đèn Metal thì có thể dùng ánh nắng mặt trời cũng tốt, tuy nhiên k được chủ động thôi.

    C. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

    1. Phủ mực cảm quang (5’)
    Rửa thật kỹ board đồng rồi phủ một lớp mực cảm quang lên bề mặt board đồng như sau:
    - C1: dùng ngón tay bôi mực lên board đồng sao cho thật đều & mỏng, cách này chỉ thích hợp với những mạch nhỏ.
    - C2: dùng khung lụa tráng mực lên board đồng, với khung lụa có mắt 180 thì lớp mực được tráng lên sẽ rất vừa, cách này có nhược điểm là phải mất công rửa khung.
    - C3: dùng dung dịch Putin pha loãng mực rồi cho vào bình xịt (loại xịt ra dạng sương là ok) để phủ mực lên board đồng. Nếu có máy nén khí + Spray Gun thì hoàn hảo.
    Chú ý:
    Mực cảm quang này là loại nhạy với ánh sáng mặt trời, trong khi làm thì tránh ánh sáng ban ngày ra. Với ánh sáng đèn neon, đèn sợi đốt thì ok.

    2. Sấy khô (5’)
    Sau khi phủ mực lên board đồng rồi, ta đem cất vào trong nhà chờ nó khô, tốt nhất là trong bóng tối. Nếu để tự khô thì sau khoảng 8-10h là được (chỉ cần để trong bóng tối thì có thể bảo quản vài tuần cũng vẫn dùng tốt), còn nếu muốn nhanh hơn thì dùng máy sấy tóc sấy trong khoảng 5’, tuy nhiên không nên sấy quá kỹ vì sẽ làm chết mực. Chú ý rằng nếu mực chưa khô hẳn thì khi chụp phim sẽ dễ hỏng.

    3. Chụp phim (5’)
    - C1: chụp bằng đèn Metal.
    Bật khởi động đèn Metal trong 2-3 phút để đèn đạt được độ sáng cần thiết
    Phim đem chụp là loại phim âm bản. Ta dùng 2 tấm kính để ép phim & mạch in.
    Với đèn Metal 400W, khoảng cách từ bóng đèn đến mặt phim là 50cm thì thời gian chụp chỉ khoảng 40 – 50s là ok. Nếu chiếu lâu quá thì cũng không tốt do phim in từ máy Laser không đạt được độ đen tuyệt đối nên có một lượng nhỏ ánh sáng xuyên qua sẽ làm chết phần mực ngoài ý muốn.
    - C2: chụp bằng ánh sáng mặt trời trong khoảng 1 phút là được.

    4. Rửa mạch (10’)
    - Pha 2 thìa cafe bột Xút Na2CO3 với 1L nước ta có dung dịch cần dùng.
    - Dùng cốc múc dung dịch dội lên mặt board đồng có phủ mực, những phần được chiếu sáng thì lưu lại, phần không được chiếu sáng sẽ bị Xút hoà tan ---> Đường mạch sẽ từ từ hiện ra. Chú ý rằng nếu rửa trong Xút lâu quá thì cũng sẽ làm bong đường mạch đó.
    - Dùng tay hoặc giẻ mềm lau nhẹ lên bề mặt board đồng cho sạch hẳn lớp mực thừa còn sớt lại, lúc này sẽ thấy đường mạch rất sắc nét.

    5. Ăn mòn (15’)
    Ăn mòn board đồng trong dung dịch FeCl3.

    6. Khoan lỗ (10’)
    Công đoạn cuối cùng là khoan lỗ, nếu có máy khoan bàn là tốt nhất.
    Để làm sạch mực cảm quang trên đường mạch, ta có thể dùng bột giặt + giẻ thô (dùng để rửa bát) là ok, muốn nhanh hơn thì dùng dung dịch Aceton.

    7. Phủ nhựa thông (5’)
    Rửa sạch mạch, phơi khô rồi quét dung dịch Aceton có hoà tan nhựa thông lên mạch.

    darkness1982.
    FAQ: dvg1982@gmail.com
    098.890.5160


    ---------------------------------------------------------
    Công ty TNHH Kỹ thuật & Dịch vụ GTH
    - Cung cấp mực cảm quang chuyên dụng để làm mạch in
    - Cung cấp các board đồng đã phủ sẵn mực cảm quang
    - Sản xuất mạch in PCB 1 mặt với giá cả hợp lý. Lấy mạch sau 2 ngày & nhận đặt hàng qua email.
    Liên hệ
    - Addr: Gác 3 - Số 46 Hàng Chuối - Hà Nội
    - Phone: 0904.253.568
    - Email: gth.company@gmail.com
    Cho mình hỏi một chút về cái phim. Nếu cứ in bình thường bản vẽ lên phim thì sau khi chụp và rửa mạch mực ở những chỗ có đường mạch sẽ bong ra hết (vì những chỗ có đường mạch mầu đen sẽ che ánh sáng). Như vậy thì khi in phim phải lật ngược mầu lại sao (tức là chỗ nào có đường mạch sẽ có mầu trắng, chỗ không có đường mạch sẽ có mầu đen), làm sao để in được như vậy chứ?

    Comment


    • #47
      Thành viên mới xin được đóng góp tý kinh nghiệm nè :
      Cách làm của chủ "thớt" không khác gì kiểu in lụa truyền thống, (chỉ khác là chụp lên board thay vì chụp lên lụa) đối với tui đã từng in lụa ( in thiệp cưới, cardvisit,..) thì đọc là hiểu liền, tuy nhiên các bạn chưa từng làm thì chắc còn vài thắc mắc nên tui tóm tắt lại theo cách in lụa của tui như sau (chỉ dựa theo chủ đề mà viết, cách làm và vật liệu là những thứ tui từng xài, khác chủ thớt) :

      1/ Bản chụp chính là chất lượng mạch in, Chụp phim là bước khó nhất, đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, làm lâu năm đôi khi vẫn bị hư (do ánh sáng hoặc chất lượng hóa chất khác nhau vì mua nhiều đợt hay vì để lâu,....) Chỉ nên chụp trực tiếp lên board khi cần làm duy nhất 1 mạch và sau này ko ráp mạch này nữa. Nếu cần trên 2 mạch điện giống nhau thì nên chụp phim lụa 1 lần cho đẹp để dành xài vài năm cũng OK.

      2/ Làm phim: bản vẽ trên máy là dương bản nếu chụp lụa, âm bản nếu chụp lên board. Dùng giấy scan (giấy bóng mờ) để in lase, càng đậm càng tốt, in xong lấy RG7 hay chai thuốc xịt muỗi phun sương qua (phun xa vừa ẩm thôi, phun gần là in lại luôn đó) , chủ yếu lấy chất dầu trong bình xịt làm tươi và đều màu bản in > chờ khô

      3/ Pha keo dùng Màu cảm quang: nói vậy có lẽ khó hiểu vì có rất nhiều loại cảm quang. Cụ thể tui xài là " Hồng phàn " mua ở chỗ bán đồ sắt (kềm, búa, bulon, đinh ốc,...) bột màu cam đựng trong hộp kín tránh ánh sáng. Chất pha là keo PVC bột khô màu trắng (mua cùng chỗ). Về lấy 3 muỗng lớn PVC đổ vô tý nước nấu sôi thành dạng keo loãng, lấy xuống đem vô phòng (để hạn chế ánh sáng) > để ít Hồng phàn vào (cỡ đầu đũa thôi) khuấy đều tay > tráng lên board (hoặc lụa) >lấy thước nhựa dẻo cạo cho keo mỏng đều > lấy máy sấy thổi cho mau khô hoặc bỏ vào tủ đóng lại (tránh sáng) ra uống café chờ thật khô.

      4/ Chụp phim (lấy VD cho board, tương tự cho lụa):
      -Ngoài sân (đang nắng) chuẩn bị 1 chồng vài cuốn sách (nhỏ hơn kính) để làm đế tựa cao cỡ 10-20cm.
      -Trong Toilet quậy sẵn 1 thau bột giặt
      -Trong nhà dùng tấm kính lót làm đế > đặt board đồng đã tráng keo lên > đặt bản in lên board đồng > chỉnh vị trí cho chính xác > đặt tấm kính trắng thứ 2 lên, tấm này = tấm kính dưới sẽ dễ ép hơn.
      -2 tay ép 2 tấm kính cho chặt đem ra sân đặt lên đế sách rồi ép vừa tay cho bản in sát với board, nếu nắng trưa thì chụp 10s là OK, xong đem vô rửa ngay board vào thau bột giặt, dùng bông gòn chà nhẹ, phần có phim che sẽ tự tróc

      5/ Kiểm tra lại lần cuối trước khi ngâm mạch, chổ nào tróc thì lấy cọ chấm keo vẽ lại, tróc / dính ngoài ý muốn nhiều quá thì lấy thuốc tím rửa cho sạch hết rồi chụp lại.

      Nói chung nói thì dễ, nguyên tắt cũng dễ, nguyên liệu rẻ tiền, cách làm cũng rất dễ nhưng không kinh nghiệm khâu chụp phim thì rất khó thành công, khi có kinh nghiệm thì mạch đạt 100%, nét thật lớn hay mãnh như sợi tóc đều rất đẹp, ít khi chụp hư. Nếu rãnh rang thì cũng nên làm thử cho biết, khi làm nhớ kiên nhẫn nếu chụp hư, làm gấp quá thì chắc vừa làm vừa chửi thôi !!

      Comment


      • #48
        Em có làm mạch in bằng phương pháp này nhưng đang mắc
        Đầu tiên em cũng mua 1 hộp Keo cảm quang . Chụp ok --> Na2CO3 --> Ăn mòn --> NaOH
        --> Mạch rất nét
        Khoan thì không vấn đề gì
        Nhưng giờ em cần phủ xanh nữa.Em dự định là sẽ mua 1 hộp mực cảm quang về .Sau đó in phim mà chỉ che đi lỗ chân linh kiện (Để sau khi chụp dưới đèn UV phần mực ở chỗ chân linh kiện sẽ bị trôi đi khi ngâm vào Na2CO3)

        Xong em không biết làm sao để phủ đều mực lên mạch .Vì trước đây khi phủ keo em cũng dùng lưới để quét keo lên phíp đồng nhưng cũng không được đều lắm
        Các bác xem có cách nào giải quyết em vụ này với ?
        Le Tri Trong

        Comment


        • #49
          em mới chỉ là sinh viên năm 2 (khoa điện) của BKHN nhưng rất mê thiết kế và chế tao. cảm ơn anh đã cung cấp tài liệu quý. Mong anh share cho anh em tài liệu nữa nhé

          Comment


          • #50
            có anh em nào biết họ phủ xanh và in chữ trên mạch in bằn cách nào, bằn mực nào ko? mình rửa bằn putin nó cũng ko phai ra, ko biết côn nghệ có phức tạp lắm ko nhỉ?
            Tôi thích cái cầu kỳ của kỹ thuật
            Nhưng ghét mọi phức tạp trong tính cách con người

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi mphuong1989 Xem bài viết
              in mực cảm quang này đang hot lém, nhưng không biết ở TPHCM chổ nào bán hết, anh em có ai biết chỉ jum cái, định làm cái mạch nạp = pp ủi, nghe thấy có in mực cảm quang, nét rất đẹp nên thử xem. anh emai biết chỉ giáo sóm nhé! thanks nhiều...!
              Bạn muốn mua mực cảm quang thì liên hệ với mình: 0983251579, email: quyhop@gmail.com

              Comment


              • #52
                Nguyên văn bởi daominhchien Xem bài viết
                có anh em nào biết họ phủ xanh và in chữ trên mạch in bằn cách nào, bằn mực nào ko? mình rửa bằn putin nó cũng ko phai ra, ko biết côn nghệ có phức tạp lắm ko nhỉ?
                Phủ xanh trên mạch thì rất đơn giản: có một loai mực phủ đóng rắn UV, bạn chỉ cần hòa mực với dung môi và phun lên mạch (dùng súng phun sơn, hoặc nếu làm ít có thể dùng binh xịt phun sương cũng được) sau đó đặt mạch dưới ánh sáng đèn UV một lúc là mực sẽ khô ngay rất đẹp và rất bền chịu được mọi chất ăn mòn.
                Còn in chữ thì quá đơn giản rồi: có thể dùng phương pháp in lụa chẳng hạn hay bất cứ cách nào để viết dc chữ trên mạch, nhưng phải in trước khi phủ mực phủ UV thỉ sẽ ko cách nào tẩy đi được. QC tí nhé: mình có bán mực phủ UV, ai ở SG, BD cần thì liên hệ với mình: 0983251579

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi darkness1982 Xem bài viết
                  Các bài viết hướng dẫn làm mạch in trên diễn đàn cũng đã có nhiều, hôm nay mình xin bổ sung một phương pháp làm mạch mới rất đơn giản mà hiệu quả.

                  HƯỚNG DẪN LÀM MẠCH IN PCB BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG MỰC CẢM QUANG

                  A. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP
                  - Chụp phim trực tiếp lên mặt board đồng đã được phủ mực cảm quang, phần mực tiếp xúc với ánh sáng sẽ bám chắc, phần không được chiếu sáng sẽ bị hoà tan trong dung dịch xút. Do vậy sẽ hiện được đường mạch lên, sau đó đem đi ăn mòn trong dung dịch FeCl3 như bình thường.
                  - Ưu điểm: công đoạn đơn giản, không đòi hỏi phải có tay nghề như làm in lưới; tiết kiệm thời gian (mất khoảng 1h kể cả thời gian ăn mòn) & đặc biệt là cho đường mạch vô cùng sắc nét mà làm bằng bàn là hay in lưới cũng không thể nào đạt được (với những đường nhỏ như sợi tóc cũng vẫn được). ---> Rất thích hợp với việc làm mạch đơn lẻ như làm ở nhà.
                  - Nhược điểm: phương pháp này chỉ có nhược điểm là nếu làm 1 loại mạch với số lượng vài chục cái thì sẽ mất nhiều công hơn là làm in lưới.

                  B. DỤNG CỤ, VẬT TƯ CHUẨN BỊ

                  Những thứ thiết yếu:
                  1. Board đồng - mua ở Hàng Bông, khoảng 300k/m2 thì phải.
                  2. Mực cảm quang (có màu xanh đen, mùi như mùi sơn) - mua tại số 46 Hàng Chuối, khá đắt do là mực ngoại nhập (~120k/lạng) nhưng chỉ cần 1gram là có thể phủ được hơn 1dm2 board đồng rồi.
                  3. Xút Na2CO3 - mua tại Hàng Hòm, rất rẻ (~10k/kg). Dùng để hiện hình đường mạch sau khi chụp.
                  4. FeCl3 – mua tại nhiều nơi: Hàng Hòm, Hàng Bông…
                  Những thứ có thể lựa chọn
                  5. Dung dịch Putin – mua tại Hàng Hòm (~40k/L). Dùng để hoà tan mực.
                  6. Máy in Laser- để in phim
                  7. Đèn Metal (dùng để chụp phim) loại 75, 100, 200 hoặc 400W đều được – Mua tại phố Nguyễn Công Trứ (& nhiều nơi khác), khá đắt: ~650k/bộ đèn 400W. Nếu tiếc tiền mua đèn Metal thì có thể dùng ánh nắng mặt trời cũng tốt, tuy nhiên k được chủ động thôi.

                  C. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

                  1. Phủ mực cảm quang (5’)
                  Rửa thật kỹ board đồng rồi phủ một lớp mực cảm quang lên bề mặt board đồng như sau:
                  - C1: dùng ngón tay bôi mực lên board đồng sao cho thật đều & mỏng, cách này chỉ thích hợp với những mạch nhỏ.
                  - C2: dùng khung lụa tráng mực lên board đồng, với khung lụa có mắt 180 thì lớp mực được tráng lên sẽ rất vừa, cách này có nhược điểm là phải mất công rửa khung.
                  - C3: dùng dung dịch Putin pha loãng mực rồi cho vào bình xịt (loại xịt ra dạng sương là ok) để phủ mực lên board đồng. Nếu có máy nén khí + Spray Gun thì hoàn hảo.
                  Chú ý:
                  Mực cảm quang này là loại nhạy với ánh sáng mặt trời, trong khi làm thì tránh ánh sáng ban ngày ra. Với ánh sáng đèn neon, đèn sợi đốt thì ok.

                  2. Sấy khô (5’)
                  Sau khi phủ mực lên board đồng rồi, ta đem cất vào trong nhà chờ nó khô, tốt nhất là trong bóng tối. Nếu để tự khô thì sau khoảng 8-10h là được (chỉ cần để trong bóng tối thì có thể bảo quản vài tuần cũng vẫn dùng tốt), còn nếu muốn nhanh hơn thì dùng máy sấy tóc sấy trong khoảng 5’, tuy nhiên không nên sấy quá kỹ vì sẽ làm chết mực. Chú ý rằng nếu mực chưa khô hẳn thì khi chụp phim sẽ dễ hỏng.

                  3. Chụp phim (5’)
                  - C1: chụp bằng đèn Metal.
                  Bật khởi động đèn Metal trong 2-3 phút để đèn đạt được độ sáng cần thiết
                  Phim đem chụp là loại phim âm bản. Ta dùng 2 tấm kính để ép phim & mạch in.
                  Với đèn Metal 400W, khoảng cách từ bóng đèn đến mặt phim là 50cm thì thời gian chụp chỉ khoảng 40 – 50s là ok. Nếu chiếu lâu quá thì cũng không tốt do phim in từ máy Laser không đạt được độ đen tuyệt đối nên có một lượng nhỏ ánh sáng xuyên qua sẽ làm chết phần mực ngoài ý muốn.
                  - C2: chụp bằng ánh sáng mặt trời trong khoảng 1 phút là được.

                  4. Rửa mạch (10’)
                  - Pha 2 thìa cafe bột Xút Na2CO3 với 1L nước ta có dung dịch cần dùng.
                  - Dùng cốc múc dung dịch dội lên mặt board đồng có phủ mực, những phần được chiếu sáng thì lưu lại, phần không được chiếu sáng sẽ bị Xút hoà tan ---> Đường mạch sẽ từ từ hiện ra. Chú ý rằng nếu rửa trong Xút lâu quá thì cũng sẽ làm bong đường mạch đó.
                  - Dùng tay hoặc giẻ mềm lau nhẹ lên bề mặt board đồng cho sạch hẳn lớp mực thừa còn sớt lại, lúc này sẽ thấy đường mạch rất sắc nét.

                  5. Ăn mòn (15’)
                  Ăn mòn board đồng trong dung dịch FeCl3.

                  6. Khoan lỗ (10’)
                  Công đoạn cuối cùng là khoan lỗ, nếu có máy khoan bàn là tốt nhất.
                  Để làm sạch mực cảm quang trên đường mạch, ta có thể dùng bột giặt + giẻ thô (dùng để rửa bát) là ok, muốn nhanh hơn thì dùng dung dịch Aceton.

                  7. Phủ nhựa thông (5’)
                  Rửa sạch mạch, phơi khô rồi quét dung dịch Aceton có hoà tan nhựa thông lên mạch.

                  darkness1982.
                  FAQ: dvg1982@gmail.com
                  098.890.5160


                  ---------------------------------------------------------
                  Công ty TNHH Kỹ thuật & Dịch vụ GTH
                  - Cung cấp mực cảm quang chuyên dụng để làm mạch in
                  - Cung cấp các board đồng đã phủ sẵn mực cảm quang
                  - Sản xuất mạch in PCB 1 mặt với giá cả hợp lý. Lấy mạch sau 2 ngày & nhận đặt hàng qua email.
                  Liên hệ
                  - Addr: Gác 3 - Số 46 Hàng Chuối - Hà Nội
                  - Phone: 0904.253.568
                  - Email: gth.company@gmail.com
                  có video hướng dẫn làm như bài của bác darkness1982


                  bác cho em hỏi trên mình có nhận làm mạch nhỏ lẻ ko ạ, khoảng dưới 500cm2 ạ
                  thanks
                  cái cách này dễ làm hơn ủi bàn là nhiều, theo em thấy vậy, nhìn mạch nó chuyên nghiệp , bằng đèn neon nhé
                  Last edited by 1202; 09-04-2011, 11:16.

                  Comment


                  • #54
                    topic này đóng cửa rùi thì phải ko có ai post bài vậy.
                    bác nào biết nơi bán mực cảm quang phủ bo mạch đồng ở HN thì cho em xin địa chỉ nhé

                    Comment


                    • #55
                      hôm nay em hỏi có chỗ bán nhưng họ lại bán cả hộp, ko bán lẻ
                      em thì lại ko dùng hết cả hộp đó, với lại giá 600k nữa trong khi đó em làm có 1dm2 bo mạch.như vậy tì em đi đặt họ làm máy luôn cho xong
                      bác nào biết chỗ nào bán lẻ hay dư dùng để lại cho em 1 ít ạ
                      em cảm ơn. hoặc có bác nào cũng giống như em thì khoảng 3 ng là vừa 1 hộp
                      sdt của em là 0903456932

                      Comment


                      • #56
                        xem đoạn clip cuối thấy cái bo mạch nó phủ loại mực gì mà làm chết mực ko phải là phần bắt sáng lại là phần đen ở phim, cái bo phôi đó nó đc bảo vệ kỹ, mà là loại bán sãn??
                        Tôi thích cái cầu kỳ của kỹ thuật
                        Nhưng ghét mọi phức tạp trong tính cách con người

                        Comment


                        • #57
                          mấy anh cho em hỏi ? em vẽ mạch bằng protues mà làm sao để xuất file mạch in âm bảng.để chụp phim vậy.em cảm ơn rất nhiều

                          Comment


                          • #58
                            EA - 2000 5KG

                            Màu xanh dương hay màu đen

                            Mực in đường điện để ăn mòn đồng bằng acid

                            Khô bằng UV hay bằng nhiệt

                            EA-2000 là loại mực in đường điện để ăn mòn bằng acid dùng cho việc ăn mòn để tạo các đường mạch điện trên tấm mạch đồng, có thể sấy khô trong phòng, chuyên dùng cho các bảng mạch đơn. Mực có độ bám dính và độ xúc biến cao, tính in ấn tốt, lớp phủ không có bọt khí, lỗ kim, đường điện rõ, có tính năng ăn mòn axit rất tốt, dễ dùng dịch kiềm loãng rửa mạch.



                            Đặc tính kỹ thuật:

                            Mã hàng


                            EA -2000

                            Màu sắc


                            Màu xanh dương, màu đen

                            Độ dính (Vt-04)


                            200 ~ 350(25℃,dPa.S)

                            Độ mịn


                            ≤15 µm

                            Điều kiện khô


                            Nhiệt độ trong phòng 30 ~ 60 phút

                            Tăng nhiệt độ (60℃) 3 ~ 5 phút

                            Độ cứng màn phủ


                            ≥4H

                            Tính ăn mòn


                            FeCl3, CuCl2 … chất acid >1 tiếng

                            Rửa mạch


                            1 ~ 3 % dung dịch NaOH 30 ~ 60 giây ở nhiệt độ phòng

                            Thời hạn lưu trữ ổn định


                            1 năm

                            Đóng gói


                            5 kg/thùng



                            Những chú ý khi thao tác và sử dụng:

                            1. Mực phải được trộn đều trước khi sử dụng, nếu cần pha loãng, có thể sử dụng dung dịch pha loãng S802 pha loãng, không dùng dung dịch pha loãng quá 10%.

                            2. Giữ đúng thời gian khô thích hợp, nếu cần sấy khô nhiệt độ không quá 120%, sấy khô quá mức sẽ làm khó rửa mạch.

                            3. Những ảnh hưởng liên quan đến bề mặt xử lý mạch đối với mực có thể phát huy tính năng của nó, để bảo vệ bề mặt bảng mạch in, trước khi in phải vệ sinh sạch sẽ và không có lớp oxy hóa, phải căn cứ theo độ ô nhiễm và rỉ sét của bề mặt kim loại cơ bản và nguyên liệu cơ bản (hoặc trong cùng lúc) lựa chọn xử lý theo hoá học ăn mòn nhẹ hoặc máy móc ma sát, đảm bảo trên bề mặt mạch sạch chất oxi hoá và dầu mỡ hoặc những chất ô nhiễm khác. Sấy khô, tránh ngón tay tiếp xúc làm cho độ bám của mực không tốt .

                            4. Trước khi sử dụng mực cần phải trộn đều (lắc) 5 ~ 10’, để yên 20 ~ 30’ để độ bám dính của mực ổn định mới sử dụng.

                            5. Nơi làm việc cần có thiết bị thông gió tốt, nếu nhiệt độ hơi cao hoặc hiệu quả thông gió không lý tưởng, thì kiến nghị đeo kính bảo hộ để không kích thích quá độ đến mắt.

                            6. Nếu không cẩn thận tiếp xúc với da hoặc mắt thì dùng nước sạch rửa, chú ý không được sử dụng bất cứ dung dịch khác.

                            Những vấn đề thường gặp và phân tích nguyên nhân:

                            Nổi bọt khí


                            sau khi khuấy mực thời gian để yên không đủ


                            thời gian để yên kéo dài đến 20-30 phút.

                            Khó rửa lớp phủ ra


                            nhiệt độ hơi thấp


                            lúc rửa ra để nhiệt độ nước 40-50oC.

                            Độ đậm đặc của dung dịch rửa lớp phủ hơi thấp


                            điều chỉnh độ đậm đặc cao hơn.

                            Đứt đoạn


                            màng lưới rửa không sạch


                            rửa lại màng lưới

                            Mực có tạp chất, màng lưới bị nghẽn


                            rửa mực xong rồi rửa sạch màng lưới

                            Đường mạch ngắn


                            lúc in có bám chất khác, làm thành đường mạch nối nhau


                            rửa sạch chất bám trên màng lưới

                            Mực lỏng, dầu bóng tạo đường điện ngắn


                            đổi mực, điều chỉnh tỷ lệ chất pha loãng

                            Màng lưới khô


                            nhiệt độ quá cao


                            giữ nhiệt độ thích hợp

                            Độ bám dính quá cao


                            Điều chỉnh độ bám dính

                            Rớt mực


                            mực chưa khô


                            kéo dài thời gian chờ hoặc thay đổi dung môi

                            nguyên liệu cơ bản xử lý không sạch


                            điều chỉnh công nghệ tấm đồng

                            Lỗ kim


                            quá lượng dung dịch pha loãng


                            không vượt quá 10%



                            Những số liệu trên chỉ để tham khảo

                            Comment


                            • #59
                              em chép trên mang các bác tham khảo nhá. em chưa thử đâu. hi hi...

                              Comment


                              • #60
                                các bác xem đoạn clip này xem có ăn cắp dc công nghệ không.em thay rất hay co thể học hỏi được đấy.em xem rất kĩ rồi nhưng có duy nhất cái đầu tiên không biết nó dùng loại sơn hay mực gì.không biết có phải mực cảm quang không em đang nghi quá.
                                + em đang nghĩ có thể là mực chịu tác dụng nhiệt vì có thấy nó có để lên một cái đèn khá là lâu sau đó bỏ ra đem rửa nước(theo em nó là nước hóa chất,nhưng ko biết loại j)rửa xong no sẽ để lộ những đường không có mạch ra.chỗ nào có đường mạch thì sẽ được rửa sạch còn chỗ nào không có đường mạch nó sẽ bám lại trên tấm lưới đó.
                                +nhưng cũng có thể nó là mực cảm quang vì khi nó để mạch lên cái đèn rất sáng đó,mà theo nguyên lý của mực cảm quang là chỗ nào bị ánh sáng chiếu vào sẽ bám chắc hơn chỗ ko bj ánh sáng chiếu vào(bị đường mạch che mất)cái điều khó hiểu ở đây nếu là mực cảm quang thì tại sao nó lại làm việc trong môi trường ánh sáng đó lại không bj ảnh hưởng nhỉ,hay khi có ánh sáng mạnh chiếu vào mới bị ảnh hưởng.
                                ==> các bác cùng thảo luận vấn đề này nhé...
                                còn các công đoạn tiếp theo em thấy là dễ làm rồi có thể làm dc đấy.các bác cùng ngu cứu với e nhé...

                                clip của em nó đây: Home made PCB by the method of screen printing - YouTube
                                đùa chứ tớ hơi ngu...thông cảm nha..heee...

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                darkness1982 Tìm hiểu thêm về darkness1982

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X