Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tụ điện dung cao

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tụ điện dung cao

    Đang có ý định mua tụ 10000uF thì thấy hình ảnh này chán hẳn. Vậy đồng hồ vài trăm ngàn có đo được điện dung của tụ cỡ 10000uF ko nhỉ? (ko có sẵn tụ tốt để thử). Mà tụ chính hãng có phân biệt được bằng ngoại quan ko?
    Click image for larger version

Name:	2618014599_811b038cbc.jpg
Views:	546
Size:	92.3 KB
ID:	1694877

  • #2
    Đồng hồ thông thường loại có chức năng đo điện dung thường không đo được tới mức này. Tuy nhiên cũng có một số cái đo tới 20mF. Tụ 10000uF thực ra chỉ là 10mF thôi.

    Máy đo LC hoặc LCR chuyên thì thoải mái, ví dụ loại rẻ tiền này
    http://www.dientu4u.com/product/1085...-LCD-1602.html

    Về chuyện phân biệt, người tàu là bậc thầy hàng nhái. Kể cả chuyên gia của hãng, nếu không có máy chuyên dụng, vẫn có thể bị lừa như thường nếu chỉ dùng cảm quan. Nên việc mua hàng ngoài chợ bản chất là hên xui. Chính vì thế chuyện mua qua đại lý chính hãng hoặc nhà buôn có uy tín là rất quan trọng. Ngay trong diễn đàn này hơn chục năm qua cũng đã có nhiều vụ phản ánh về chất lượng linh kiện, xuất xứ ... rồi. Ngay cả nhà buôn có thâm niên cũng vẫn có thể trộn lẫn các loại hàng tốt & xoàng với nhau (không nhất thiết phải là hàng giả tất, nhưng cũng không nhất thiết cùng một lô hàng thì tốt cả !)

    Đại lý chính hãng là đơn vị "có tóc", có thứ để mất nên thường cố giữ uy tín. Còn nhà buôn thì ... khó nói.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
      Đang có ý định mua tụ 10000uF thì thấy hình ảnh này chán hẳn. Vậy đồng hồ vài trăm ngàn có đo được điện dung của tụ cỡ 10000uF ko nhỉ? (ko có sẵn tụ tốt để thử). Mà tụ chính hãng có phân biệt được bằng ngoại quan ko?
      [ATTACH=CONFIG]n1694877[/ATTACH]
      " TỤ " dạng này thì gặp nhiều , bạn hãy dùng đồng hồ kim loại thông thường , đo ở thang đo trở X1 , để đo xem sự nạp của tụ để xem dung lượng của tụ có đúng với giá trị ghi trên vỏ tụ , sau đó ước lượng trọng lượng , nặng hay nhẹ , nếu cảm thấy nhẹ thì lắc mạnh xem có hiện tượng lỏng lẻo bên trong không , muốn đo thì phải dùng tụ mẫu đo trước để xem kết quả đo rồi so sánh với tụ mới , sau khi đo nếu tụ mới mà nhẹ và kim lên yếu thì có thể bị độn tụ nhỏ vào ,kinh nghiệm kiểm tra tụ là dùng đồng hồ kim , pin mạnh để thang x1 đọc trên thang đo 10v , tu chuẩn 10.000uF thì kim sẽ lên mức 4v ở lần đo đầu tiên , sau đó đổi que đo và kim lên mức 9v là tụ đạt dung lượng , tương tự tụ 1000uF thì lần đo đầu kim sẽ chỉ ở 0,5v , lần sau đổi que thì lên 1v , có nhiều tụ nặng , to , ghi 10.000uF nhưng đo chỉ có 2v , thì chắc chắn là đã được độn tụ 2200uF và dầu hắc hoặc xi măng ở bên trong . , hoặc tụ có dung lượng thấp 4700uF, chỉ bằng 1/2 giá trị ghi trên vỏ

      Comment

      Về tác giả

      Collapse

      trthnguyen Tìm hiểu thêm về trthnguyen

      Bài viết mới nhất

      Collapse

      Đang tải...
      X