Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xung clock dùng để làm gì?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xung clock dùng để làm gì?

    PenIV-3.0GHz, ATMEGA8-16MHz... Vậy tại sao cần có một bộ tạo xung nhịp?
    Các bác đừng cười em nhé!

  • #2
    Hic, không bác nào trả lời em à?

    Comment


    • #3
      Trả lời gì mà trả lời!
      Lên khoa mà hỏi giáo sư!
      Hỏi khó thế ai mà biết. Bác học gì mà nghiên cứu cao thế?

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi mrcuongcon Xem bài viết
        PenIV-3.0GHz, ATMEGA8-16MHz... Vậy tại sao cần có một bộ tạo xung nhịp?
        Các bác đừng cười em nhé!
        Tôi thử trả lời câu hỏi khó của bạn.

        Trong số các phần tử logic, có các phần tử logic tuần tự, mà hoạt động của chúng đòi hỏi một ngõ vào clock (xung nhịp). Các vi xử lý, vi điều khiển sử dụng các phần tử logic tuần tự này, do đó chúng cũng cần một bộ tạo clock (xung nhịp).

        Thân,
        Biển học mênh mông, sức người có hạn

        Comment


        • #5
          Hỏi khó thật đấy nhỉ! Mình thử giải thích theo kiểu nhà quê xem thế nào

          Trong vấn đề logic, chỉ có 2 khái niệm đúng (true) hoặc sai (false). Cũng như vậy, trong kỹ thuật logic, tín hiệu có dạng mức "cao" (H) và mức "thấp" (L) hay còn gọi là mức "1" & mức "0".

          Để có tín hiệu như vậy, linh kiện phải có trạng thái "dẫn" hoặc "không dẫn".

          Để linh kiện có được các trạng thái đó, cần có một tín hiệu để điều khiển. Giống như bóng đèn và công tắc: Công tắc đóng/đèn dẫn (sáng) - công tắc hở/đèn không dẫn.

          Trong kỹ thuât logic, người ta sử dụng tín hiệu dạng xung (có mức cao và mức thấp) để làm việc điều khiển đó. Tín hiệu này được gọi là clock (xung nhịp).

          Như vậy có thể thấy, clock có ảnh hưởng đến việc truyền dẫn tín hiệu. Cụ thể là tần số clock càng cao, thì lượng dữ liệu (tín hiệu) được truyền tải càng nhanh. Vì vậy, còn có thể gọi clock bằng 1 từ dân dã: "tốc độ".
          Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

          Comment


          • #6
            Các mạch có dùng xung clock, dường như liên quan đến các vấn đề về " thời gian ".
            Clock như một "quả tim" mà nhịp đập của nó cung cấp sự đồng bộ cho toàn bộ hệ thống.

            Comment


            • #7
              Thế đấy các bác ạ!
              Vậy mà có một Giáo viên phản biện đã hỏi sinh viên trong buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp là vi điều khiển cần thạch anh để làm gì?! Em nghe xong phát hoảng.
              Để trả lời chắc là phải nhăc đến cái này

              Click image for larger version

Name:	jk sync trigger.bmp
Views:	1
Size:	2.4 KB
ID:	1332229

              và cái này

              Click image for larger version

Name:	74HC595.gif
Views:	1
Size:	83.0 KB
ID:	1332230

              các bác nhỉ?

              Comment


              • #8
                hi a Nhà Thủng,
                Lâu lắm ko gặp anh, ko biết dạo này a có post truyện cười gì vui vui ko nhỉ.
                Theo như em hiểu thì phần tử nhỏ nhất cấu thành lên các logic components là triggers. Các loại triggers đều sử dụng 1 tín hiệu xung nhịp khi hoạt động (tín hiệu đầu ra của triggers thay đổi phụ thuộc vào trạng thái tín hiệu đầu vào tại thời điểm nhất định: fall hoặc rise của xung nhịp). Chính vì vậy mà các mạch logic đều cần đến mạch xung nhịp theo nguyên tắc hoạt động của mình. Ngoài ra, sử dụng chung 1 xung nhịp còn có tác dụng đồng bộ các quá trình trao đổi dữ liệu cho phép thu được các dữ liệu chính xác.
                be kind, be sweet, be human

                Comment


                • #9
                  Ông hỏi câu này chắc chưa học môn Kỹ thuật số. Ngoài các mạch and or xor not thì còn nhiều loại mạch tổ hợp mạch dãy khác. Những mạch này thì mới cần đến cái clk kia như ông Kit nói ở trên.
                  AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                  Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                  Mob: 0982.083.106

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi mrcuongcon Xem bài viết
                    PenIV-3.0GHz, ATMEGA8-16MHz... Vậy tại sao cần có một bộ tạo xung nhịp?
                    Các bác đừng cười em nhé!
                    Để tôi trả lời theo lối "ngoài đời" cho dễ hiểu nhé.

                    Mỗi một bộ phận trong một con chip như là một nhạc công. Nếu mạnh ai, nấy chơi thì không nghe ra gì cả.

                    Nhưng nếu có một ông nhạc trưởng đứng ra giữ nhịp (xung nhịp) thì tất cả các nhạc công cứ theo đó mà chơi và sẽ ăn khớp với nhau hơn.

                    Comment


                    • #11
                      Vậy không có một định nghĩa hay cách giải thích chính xác phải không ạ? Em không thấy có sách nào nói đến cả.
                      Ông hỏi câu này chắc chưa học môn Kỹ thuật số. Ngoài các mạch and or xor not thì còn nhiều loại mạch tổ hợp mạch dãy khác. Những mạch này thì mới cần đến cái clk kia như ông Kit nói ở trên.
                      Bác có thể cho em một câu trả lời chính xác? Có thể là một định nghĩa...?

                      Comment


                      • #12
                        Đối với những hệ thống thiết kế hướng đồng bộ thì xung clock là xung nhịp chung(Global clock) để cho tất cả các thành phần trên đó giao tiếp và điều khiển với nhau.
                        Còn với những hệ thống thiết kế hướng bất đồng bộ thì xung clock chỉ là xung nhịp bắt tay giao tiếp giữa 2 thành phần(Local clock) với nhau, hoàn toàn không có xung clock chung cho toàn bộ hệ thống này.

                        Email:
                        Phone: 0905.034.086

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        mrcuongcon Tìm hiểu thêm về mrcuongcon

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X