Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[Hỏi] Mạch bảo vệ xung sét và lọc nhiễu công nghiệp sau hoạt động như thế nào?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • [Hỏi] Mạch bảo vệ xung sét và lọc nhiễu công nghiệp sau hoạt động như thế nào?

    Mình có sơ đồ bảo vệ xung sét từ lưới điện vào. Nguồn vào là lưới điện sinh hoạt 1 pha 220Vac, mạch bảo vệ gồm điện trở phi tuyến MOV , Các tụ và cuộn dây trên máy biến áp T1. Có bác nào biết nguyên lý hoạt động (càng rõ càng tốt) của Máy biến áp T1 cùng với các tụ C trong hoạt động bảo vệ xung nhiễu công nghiệp thế nào không ah ? Cụ thể nếu được thì chi tiết đến từng công thức luôn nhé.
    [ATTACH]Sơ đồ nguyên lý[/ATTACH]
    Attached Files
    Lê Thanh Tùng
    Email:
    Luôn luôn " Cảm ơn" với những điều có nghĩa.

  • #2
    Nguyên văn bởi thegioimoiqb Xem bài viết
    Mình có sơ đồ bảo vệ xung sét từ lưới điện vào. Nguồn vào là lưới điện sinh hoạt 1 pha 220Vac, mạch bảo vệ gồm điện trở phi tuyến MOV , Các tụ và cuộn dây trên máy biến áp T1. Có bác nào biết nguyên lý hoạt động (càng rõ càng tốt) của Máy biến áp T1 cùng với các tụ C trong hoạt động bảo vệ xung nhiễu công nghiệp thế nào không ah ? Cụ thể nếu được thì chi tiết đến từng công thức luôn nhé.
    [ATTACH]Sơ đồ nguyên lý[/ATTACH]
    trở phi tuyến đó ở sơ đồ mạch khác là VDR nó có nhiệm vụ chận các gai xung cao hơn áp nguồn,như là xung của sét, và bảo vệ nguồn khi áp vào quá cao nếu lên tới 280vac thì nó sẽ bị chập làm đứt cầu chì, nó thường có ghi là 471 chạy cho lưới 220vac,còn biến áp T1(trong hình) thì chỉ là một cuộn dây có 2 lõi dây quấn riêng cho 2 đường điện AC đi qua công với tụ lọc có trị số khoảng2200pF đến 10.000pF/275vac tùy theo từng lõi của cuộn dây, theo công thức cộng hưởng tần số nguồn điện,nó là mạch lọc nhiễu công nghiệp của các thiết bị điện tử , nó hấp thụ các xung nhiễu trên đường nguồn, lọc và triệt tiêu những xung nhiễu đó hạn chế cho lọt vào tầng phía sau, còn công thức cụ thể thì phải tra trên nguồn dữ liệu sản xuất có các thông số của linh kiện như của cuộn dây,rồi tính ra như là dòng đi qua cực đại bao nhiêu Amper thì cuộn dây bao nhiêu Henry và tụ là bao nhiêu cho 50hz v.v .

    Comment


    • #3
      Em cảm ơn anh nhiều nhiều.
      Tiện đây cho em hỏi anh luôn được ko anh Thai. Đó là những gì em nghĩ về cái mạch và em đang thắc mắc.
      1, Tần số nhiễu công nghiệp nào nằm trong khoảng nào? hay là mình cứ chọn tần số nhiễu là phía trên 50Hz.
      2, Cái mạch gồm các cuộn dây biến áp T1 và các tụ nối song song nhau có phải là 2 bộ các mạch L//C đơn giản ko anh (chỉ nó khác là có thêm phần hỗ cảm để lọc hiệu quả hơn thì phải) ?. Nếu phải thì nó là một bộ lọc thông dãi phải ko anh?( Nó cho thông ở dãi tần mà tần số lưới điện 50Hz đi qua dễ dàng nhất).
      3, Có cách nào lợi dụng điện cảm của máy biến áp T2 mà ko cần dùng thêm các cuộn của biến áp T1 nữa ko ? (vẫn lọc được nhiễu như khi có T1)
      Cảm ơn anh lần nữa.
      Lê Thanh Tùng
      Email:
      Luôn luôn " Cảm ơn" với những điều có nghĩa.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi thegioimoiqb Xem bài viết
        Em cảm ơn anh nhiều nhiều.
        Tiện đây cho em hỏi anh luôn được ko anh Thai. Đó là những gì em nghĩ về cái mạch và em đang thắc mắc.
        1, Tần số nhiễu công nghiệp nào nằm trong khoảng nào? hay là mình cứ chọn tần số nhiễu là phía trên 50Hz.
        2, Cái mạch gồm các cuộn dây biến áp T1 và các tụ nối song song nhau có phải là 2 bộ các mạch L//C đơn giản ko anh (chỉ nó khác là có thêm phần hỗ cảm để lọc hiệu quả hơn thì phải) ?. Nếu phải thì nó là một bộ lọc thông dãi phải ko anh?( Nó cho thông ở dãi tần mà tần số lưới điện 50Hz đi qua dễ dàng nhất).
        3, Có cách nào lợi dụng điện cảm của máy biến áp T2 mà ko cần dùng thêm các cuộn của biến áp T1 nữa ko ? (vẫn lọc được nhiễu như khi có T1)
        Cảm ơn anh lần nữa.
        Mình cũng trả lời thêm vài ý mà bạn hỏi, có thể chưa chính xác lắm nhưng biết thế nào thì trả lời vậy nhé. 1,tần số nhiễu trong công nghiệp thì có vô số dạng,phát sinh bởi các thiết bị sử dụng, đường truyền bị nhiễm sóng vô tuyến, nhưng dạng nhiễm này thì không gây nguy hại gì , chỉ có nhiễu xung điện như là sét , hoặc tia lửa điện do chổi than tạo ra khi động cơ cổ góp quay phát ra, các rơle đóng mở cũng gây ra nhiễu, nên việc lọc nó cúng khá rắc rối , nhưng tựu chung là lọc bỏ tất cả những gì không phải là nguồn cung cấp , nên lọc chỉ cho qua tần số lưới điện là được ưu tiên, nhiễu thì đa phần là nằm trên dải 50hz, nhưng dưới 50hz vẫn có, nhưng ít gây hại hơn. nên ta dùng mạch lọc thông hình Pi L/C+R.
        2-cái mạch cuộn dây và tụ lọc đó là một mạch lọc L/C đơn giản nhất, nhưng đôi khi vì lý do giá thành , người ta bỏ luôn cuộn dây , chỉ có cái tụ , thì việc lọc không hiệu quả, chính cái tụ và cuộn dây mới tạo thành cái bẫy để bắt được những can nhiễu đi vào đường dây nhưng nó không chận tần số lưới điện lại, đó là cái ta cần phải tính khi thiết kế mạch lọc.
        Biến áp T2 thì không thể tự chận nhiễu được bằng chính độ tự cảm của nó được, vì nó mang tải, nó hấp thụ năng lượng nên tự nó cũng đã gây ra nhiễu rồi , nên sau nó lại phải có một mạch lọc nữa, lọc thứ cấp! chủ yếu dùng tụ và trở để lọc gợn nguồn cung cấp !Hy vọng trả lời trên giúp bạn phần nào những thắc mắc nhé.

        Comment


        • #5
          sau một hồi tìm hiểu. Em thấy cái mạch lọc đó giống một mạch Fostơ nối tiếp (có hỗ cảm). Đó là các mạch L//C nối tiếp nhau. Để em tối nay, em xây dựng công thức đưa lên đây cái sơ đồ và đồ thị đặc tính tổng trở, tổng dân của mạch này theo tần số. Rồi anh Thái hoặc anh nào đó duyệt dùm em nhé. Bởi vì, đặc tính của Fostơ nối tiếp không hỗ cảm đã có trong sách lý thuyết mạch rồi. Em chỉ làm cái có hỗ cảm thôi - mà em làm thì cần 1 người kiểm tra xem có đúng không chứ.
          Lê Thanh Tùng
          Email:
          Luôn luôn " Cảm ơn" với những điều có nghĩa.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi thegioimoiqb Xem bài viết
            sau một hồi tìm hiểu. Em thấy cái mạch lọc đó giống một mạch Fostơ nối tiếp (có hỗ cảm). Đó là các mạch L//C nối tiếp nhau. Để em tối nay, em xây dựng công thức đưa lên đây cái sơ đồ và đồ thị đặc tính tổng trở, tổng dân của mạch này theo tần số. Rồi anh Thái hoặc anh nào đó duyệt dùm em nhé. Bởi vì, đặc tính của Fostơ nối tiếp không hỗ cảm đã có trong sách lý thuyết mạch rồi. Em chỉ làm cái có hỗ cảm thôi - mà em làm thì cần 1 người kiểm tra xem có đúng không chứ.
            Nói thật ra thì mình không rành lý thuyết nhiều lắm đâu , những công thức tính toán nhức đầu lắm, cái đó dành cho các bác kỹ sư thôi , còn mình thì thực tế và thực tiễn , nhìn thấy thiết bị cao cấp họ thiết kế rồi mình lấy đó về mà nghiền ngẫm ,rồi rút tỉa những điều hay trong đó thôi! Thì Bạn cứ đăng đàn rồi sẽ có nhiều anh em khác vào góp ý cho !

            Comment


            • #7
              Vâng anh Thái. cái này anh biết tới đâu giúp em tới đó là được rồi. PHần em lý thuyết thì tạm dùng được nhưng thực tế thì ko biết dc nhiêu nên cần những người như anh lắm.
              Và em đã làm bài phân tích thử (ko biết đúng ko hay là bị các bác chém ra bã ). Trước tiên, em xin nói thêm là cái mạch em vẽ ở trên là được thầy chỉ làm như thế. Mà không biết nó hoạt động thế nào ? cũng có thể thầy nhầm chỗ nào đó. Và để đi tìm lời giải, em phân tích đặc tính tổng trở của nó theo tần số. (Nếu ở tần số nào đó , mạch có tổng trở thấp thì cho dòng ở tần số đó qua nhiều, và ngược lại). Đâu tiên là em tìm công thức (hàm) tổng trở của mạch theo tần số. chỉ có L và C thôi mấy cái này không khó. Khi mà tìm được công thức(hàm) rồi thì chỉ cần vẽ đồ thị của cái hàm số tổng trở theo biến tần số. Qua đồ thị chúng ta có thể quan sát và nhận xét. Cụ thể em có file word đính kèm. Vì word mới hỗ trợ đầy đủ và dễ dàng trình bày hơn trên 4rum.
              http://www.mediafire.com/view/?pec761jnuftcksz (do 4rum mình ko hỗ trợ file .doc nên đành phải nhờ anh mediafire)

              Đăng lúc giữa đêm thì không hợp lý để người khác theo dõi lắm. Phần vì lúc tối có bạn đến chơi nên làm muộn. Bác nào còn có hứng lúc đêm khuya thì giúp em với nhé. thanks!
              Lê Thanh Tùng
              Email:
              Luôn luôn " Cảm ơn" với những điều có nghĩa.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi thegioimoiqb Xem bài viết
                Vâng anh Thái. cái này anh biết tới đâu giúp em tới đó là được rồi. PHần em lý thuyết thì tạm dùng được nhưng thực tế thì ko biết dc nhiêu nên cần những người như anh lắm.
                Và em đã làm bài phân tích thử (ko biết đúng ko hay là bị các bác chém ra bã ). Trước tiên, em xin nói thêm là cái mạch em vẽ ở trên là được thầy chỉ làm như thế. Mà không biết nó hoạt động thế nào ? cũng có thể thầy nhầm chỗ nào đó. Và để đi tìm lời giải, em phân tích đặc tính tổng trở của nó theo tần số. (Nếu ở tần số nào đó , mạch có tổng trở thấp thì cho dòng ở tần số đó qua nhiều, và ngược lại). Đâu tiên là em tìm công thức (hàm) tổng trở của mạch theo tần số. chỉ có L và C thôi mấy cái này không khó. Khi mà tìm được công thức(hàm) rồi thì chỉ cần vẽ đồ thị của cái hàm số tổng trở theo biến tần số. Qua đồ thị chúng ta có thể quan sát và nhận xét. Cụ thể em có file word đính kèm. Vì word mới hỗ trợ đầy đủ và dễ dàng trình bày hơn trên 4rum.
                phantichmach.doc (do 4rum mình ko hỗ trợ file .doc nên đành phải nhờ anh mediafire)

                Đăng lúc giữa đêm thì không hợp lý để người khác theo dõi lắm. Phần vì lúc tối có bạn đến chơi nên làm muộn. Bác nào còn có hứng lúc đêm khuya thì giúp em với nhé. thanks!
                Thật sự là những phân tích của Bạn mình cũng chưa thể xác định là đúng hay không,bởi vì như mình đã có nói là mình không rành về lý thuyết lắm, những đồ thị như vậy thì mình chỉ biết qua cách nay đã 20 năm rồi,nên bây giờ không còn tính toán ngay được,Tất nhiên là khi đọc qua những trình bày của bạn thì tôi cũng có vài quan điểm , nhưng cũng chưa thể đưa ra ý kiến ngay được, cần phải suy luận , cân nhắc,nhưng có một thực tế là mạch lọc kiểu như trên thì ít được sử dụng,nó chỉ đại diện cho một kiểu lọc có tính cộng hưởng,mang tính đặc thù riêng! Dù sao cũng cám ơn Bạn đã có mục đích cụ thể về vấn đề này, và nhân đây tôi giới thiệu đến Bạn một kiểu lọc thông dụng trong bộ nguồn thiết bị điện tử, với các thông số cụ thể và NHỜ Bạn mổ xẻ ,phân tích nó (nếu có thể được) theo những gì Bạn biết, Bạn cứ coi đây như là một trắc nghiệm thông thường mà thôi.
                Attached Files

                Comment


                • #9
                  Cảm ơn sự tận tâm của bác Thái lúc nữa đêm.(không biết bác ngủ lúc nào mà khi nào cũng thấy nick bác sáng?)
                  Nhưng cái này để một thời gian nữa đã. Em cũng định sử dụng cái mạch giống hình anh đưa cho cái đồ án của mình. Bởi vì trong các mạch nguồn máy tính đầu dùng mạch lọc kiểu này. Trong này, có nhiều vấn đề phải giải quyết, để em làm xong các phần khác của đồ án đã. Rồi quay lại phần này sau.
                  Thanks you, see again !
                  Lê Thanh Tùng
                  Email:
                  Luôn luôn " Cảm ơn" với những điều có nghĩa.

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  thegioimoiqb Tìm hiểu thêm về thegioimoiqb

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X