Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chia sẻ từ khóa dùng trong protues

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chia sẻ từ khóa dùng trong protues

    Mình mới tập tành dùng protues rất mong được các anh chị giúp đỡ. Mình vẫn rất bối rối khi lấy linh kiện, mình chỉ thấy linh kiên toàn là số và chữ viết tắc không hiểu viết cái gì mà cũng chẳng biết để làm gì? chỉ thấy 1 mớ hỗn độn. Theo cách anh chị em nên bắt đầu từ đâu để làm quen với protues

  • #2
    để tìm giắc cắm 1 hàng các loại bạn gõ từ conn-sil

    để tìm giắc cắm 2 hàng các loại bạn gõ từ conn-dil

    đó là những cái mình biết thôi

    Comment


    • #3
      bạn hãy kích vào tất cả các con thì sẽ biết nó là con gì thôi mà. nhiều lần thì nhớ thôi. Bạn gõ từ khóa: resistor: điện trở, pot: biến trở, capacitor: tụ điện,transistor, transfomer: biến áp, diode,zener,and,lm324...chúc bạn thành công!

      Comment


      • #4

        Comment


        • #5
          C:\Users\thuyey\Desktop\2013-02-24 22_00_38-noi dung new.png
          xin cac pro lam sao lay dc linh kien tren.thanks

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi thanhfdc
            Bên ARES của Proteus, những chữ cái đầu:

            RESxx, RESxxx: đóng gói của điện trở.

            DOxx, DOxxx: đóng gói của diode.

            CAP, ELEC-RAD, ELEC-AX, AXIAL: đóng gói của tụ các loại.

            TO: đóng gói của transistor

            CONN, SIL, DIL, TBLOCK: đóng gói của chân jack, IC. SIL là 1 hàng chân. DIL là 2 hàng chân.

            Surface Mount: loại LK dán

            Through Hole: loại LK chân cắm.

            Khi thiết kế mạch in thì bạn nên xem datasheet các LK để biết được dạng đóng gói của LK mà dùng vào Layout cho thích hợp, tránh được tình trạng râu ông nọ cắm cằm bà kia. VD: như trở 1/4W thì dùng đóng gói RES40, 1W thì dùng RES50, RES60, 2W dùng RES90...
            Bác ơi giúp em với. Con biến trở 6 chân thì tên của nó là gì ha bác. em tìm ko có ra

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi thanhfdc
              Biến trở thì tên nó là PRE-xxx. Nhưng thư viện Proteus khá ít. Loại bạn cần ko có sẵn, tự đo và vẽ thôi, hoặc lấy 2 con P3 (đóng gói của trans) đặt // với nhau cũng được. Khoảng cách giữa các chân, kích thước chân P3 phù hợp với biến trở 1 hàng - 3 chân.
              Cám ơn bác

              Comment


              • #8
                các bác ơi, biến dung kí hiệu là gì vậy bác

                Comment


                • #9
                  Đối với điện trở chỉ cần gõ từ res là ra
                  tụ điện thì go cap, cap-elec, còn muốn tìm tụ điện có trị số đàng hoàng thì chỉ cần gõ trị số là ra mà phải lấy đúng loại tụ điện bạn cần
                  cuộn cảm thì cũng giống như tụ điện, gõ IND-air để lấy cuộn cảm lõi không khí, ind-iron để lấy cuộn cảm lõi sắt
                  Lấy biến áp thì gõ transfor là đủ và chọn loại biến áp bạn cần
                  muốn lấy IC thì gõ tên ic vào keywords
                  lấy motor thì cũng gõ motor
                  lấy giắc căm thì gõ connector, rùi nhìn vào mục sub-category ở bên trái, tìm loại jak cắm bạn cần
                  Còn lấy led thì gõ led-màu của led(tiếng anh).
                  Còn muốn lấy triết áp thì proteus không có đâu
                  Còn nhiều lắm, bạn nên khám phá tất cả các linh kiện có trong mục category ở bên trái.
                  đối với ares thì chắc bạn chuyển từ isis qua sẽ dễ vẽ mạch in hơn, muốn lấy thêm thì qua isis tìm link kiện bạn cần rồi nhìn ô có dòng chữ gì đó ở dưới mục PCB Preview rồi qua bên ares gõ vào là có
                  Cười là liều thuốc bổ, là sự giải thoát và chấm dứt khổ đau
                  My email:dientuvietnam1994
                  Facebook:

                  Comment


                  • #10
                    Để làm quen và sử dụng thành thạo được proteus thì cần phải có thời gian cũng như kiến thức của bạn về tin học. Nhưng ăn thua vẫn là do bạn có đủ kiên nhẫn và cần cù để tìm hiểu về nó hay không thôi. Ở đây, do bạn nói muốn làm quen với Proteus thì mình cũng chỉ giới thiệu sơ qua về cách tìm kiếm link kiện (những loại phổ biến và thường sử dụng nhiều) trong các mạch điện tử.
                    Để tìm kiếm link kiện, đầu tiên bạn hãy click vào "Component Mode" phía bên trái màn hình, ngay phía dưới màn hình nhỏ sẽ hiện lên 2 chữ "P" và "L" bạn hãy click vào chữ "P", 1 hộp thoại "Pick Device" sẽ hiện ra, tại "Keywords" bạn hãy nhập tên hoặc giá trị của linh kiện đó vào (viết tiếng anh bạn nhé) nó sẽ tự động tìm kiếm và hiển thị cho bạn, bạn chỉ cần double-click là được. Một số từ khóa dùng để tìm kiếm:
                    1. Tụ điện: CAP <giá trị của tụ> hoặc bạn cũng có thể gõ giá trị của tụ thôi cũng được (lưu ý hình ảnh của nó vì rất có thể bạn sẽ chọn nhầm loại tụ)
                    2. Điện trở: RES <giá trị điện trở> hoặc chỉ gõ giá trị điện trở, ở đây bạn có thể chỉ gõ RES thôi cũng được, nếu sau này muốn thay đổi giá trị của tụ thì sửa sau.
                    3. Diode: tên diode, ví dụ 1N4007, 1N4148...
                    4. Transistors: chỉ cần gõ tên của nó ra hoặc dùng NPN, PNP
                    5. Led: gõ LED-<màu led>
                    6. Biến trở: POT-HG
                    7. ICs: nhập tên ICs là xong
                    8. Loa: Speaker hoặc Sounder
                    9. Nút nhấn: Button
                    10. Công tắc: Switch
                    11. Các cổng logic: gõ tên cổng đó ra thôi, ví dụ AND, OR, NOT...
                    12. Mức logic: Logic togge
                    Còn rất nhiều loại linh kiện khác mà mình ko thể liệt kê hết được. Về cách thửc sử dụng thì bạn có thể nghiên cứu thêm các tài liệu hướng dẫn sử dụng, nếu có gì thắc mắc thì liên hệ mình qua yahoo: kun_socks hoặc email nguyentrungphi.spkt@gmail.com mình sẽ giúp đỡ trong phạm vi có thể.
                    P/s: Bài viết chỉ dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết của cá nhân, mong sẽ nhận được ít gạch ngói

                    Comment


                    • #11
                      Sau 1 thời gian học tập & tiếp xúc với Proteus mình đúc kết được các linh kiện hay dùng (với những mạch phức tạp hơn thì b tự tìm hiểu nhé):

                      1. Tụ điện: CAP <giá trị của tụ> hoặc bạn cũng có thể gõ giá trị của tụ thôi cũng được (lưu ý hình ảnh của nó vì rất có thể bạn sẽ chọn nhầm loại tụ)
                      2. Điện trở: RES <giá trị điện trở> hoặc chỉ gõ giá trị điện trở, ở đây bạn có thể chỉ gõ RES thôi cũng được, nếu sau này muốn thay đổi giá trị của tụ thì sửa sau.
                      3. Diode: tên diode, ví dụ 1N4007, 1N4148...
                      4. Transistors: chỉ cần gõ tên của nó ra hoặc dùng NPN, PNP
                      5. Led: gõ LED-<màu led>
                      6. Biến trở: POT-HG
                      7. ICs: nhập tên ICs là xong
                      8. Loa: Speaker hoặc Sounder
                      9. Nút nhấn: Button
                      10. Công tắc: Switch
                      11. Các cổng logic: gõ tên cổng đó ra thôi, ví dụ AND, OR, NOT...
                      12. Mức logic: Logic togge
                      13. Thạch anh: Crystal
                      14. Tụ hóa: Cap-e
                      15. Đèn giao thông: Traffice Light
                      16. Đồng hồ đếm giơ: 7SEG-MPX2-CA-BLUE
                      17. Thanh điện trở: RESPACK-8
                      18. Biến áp: TRANS-
                      19. Tụ: gốm (33uF): Cap-pol
                      20. Cuộn cảm: Inductor
                      21. Tras dùng trong led quay: MPS6514
                      22. giắc cắm 1 hàng các loại bạn gõ từ conn-sil
                      23. cắm 2 hàng các loại bạn gõ từ conn-dil
                      22. Ma trận 8x8: MATRIX-8x8-GREEN

                      Comment


                      • #12
                        Trong này không có con atiny13 nhưng lại có atiny 11, attiny15 giống nhau. Đặc biệt lại không có con atiny2313, nhưng có đủ atmega8-16-32. Cái này dùng riết sẽ quen tên gọi thôi, hoặc nghiệm từ tiếng Anh trước khi gõ, vd: loa-speaker, cuộn dây: condutor, điện trở-reistor, tụ-capacitor, biến áp-transformer, thạch anh-crysta-xtal....gõ gần đúng nó sẽ tự xuất hiện ra dần dần, tiếng Anh có lợi mọi nơi.

                        Comment


                        • #13
                          có bác nào biết lấy con mắt thu hồng ngoại hay con gì tương tự con thu hồng ngoại chỉ em với . thank trước

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          bao_1320 Tìm hiểu thêm về bao_1320

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X