Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hiện tượng chắn từ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hiện tượng chắn từ

    Điều này tôi thắc mắc đã lâu mà chưa giải thích thỏadanasdag được.Tôi có 1 thí nghiệm : lấy 1 cục nam châm vĩnh cửu cho hút 1 cục sắt A, tôi nhận biết được lực của nó. Sau đó tôi cho nam châm hút 1 cục sắt B(cục sắt B lúc này dính liền vào nam châm), đầu còn lại của nam châm tôi cho nó hút cục sắt A lúc nãy thi tôi thấy lực hút của nam châm lên cục sắt A tăng lên rõ rệt.Mong sự giải thích thỏa đáng.

  • #2
    tớ nghĩ rằng tại thời điểm đó cục sắt B cũng bị biến thành một cục nam châm do đó lực hút lên cục sắt A là tổng hợp của cả 2 lực hút từ cục nam châm ban đầu+ cục sắt B do đó bạn cảm thấy tăng lên, nhưng co điều là những loại sắt thường thì khử từ rất nhanh, do đó bạn chỉ cần bỏ cục sắt B ra khỏi cục nam châm là nó mất hết từ tính ngay, có một số loại sắt giữ được từ tính rất lâu, nó được dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu,
    kô biết nói có đúng kô?
    ĐỪNG KHÓC CHO NHỮNG GÌ ĐÃ QUA, MÀ HÃY CƯỜI CHO NHỮNG ĐIỀU SẮP TỚI!

    Comment


    • #3
      Mình nghĩ là thế này:

      Sắt khi đặt trong từ trường thì nó trở nên có từ tính (do các moment từ phân tử định hướng lại có hướng theo từ trường) --> nó trở thành 1 nam châm thứ 2, 2 nam châm cùng hút cục sắt A thì lực từ tăng lên.

      Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào vật liệu làm nên thanh sắt B. Nếu loại sắt (thép) làm nên thanh sắt B có độ thẩm từ cao thì lực hút do thanh sắt B tạo ra lớn hơn lực hút giảm đi do tăng khoảng cách của Nam châm cũ với thanh sắt A thì lực hút tăng lên. Còn nếu độ thẩm từ của thanh sắt B nhỏ khiến cho từ trường sinh ra yếu, không đủ bù lại lực từ thuyên giảm của nam châm cũ thì lực hút sẽ yếu đi.

      Có điều tại sao bạn chủ topic lại đặt tên cái hiện tượng này là "hiện tượng chắn từ" thì mình không hiểu, cũng chưa từng nghe tên nó bao giờ???

      Comment


      • #4
        Những ý kiến khác

        Nếu các bạn giải thích là cục sắt B sau khi bị Nam châm hút nó trở thành nam châm luôn do nhiễm từ tính, và khi đó 2 cục nam châm này cộng hưởng từ với nhau ( đường sức cùng chiều) sẽ làm tăng lực hút lên Cục sắt A. Mình cũng Oke ý kiến này.Đây có thể coi như trường hợp ghép 2 nam cham.
        Tuy nhiên khi mình thực nghiệm (mong các bạn cũng thử làm xem sao) thi khi mình để 2 nam châm vĩnh cửu có cùng cực ghép lại với nhau (tất nhiên la chúng
        sẽ đẩy nhau) mình có gá chúng lại bằng hộp gỗ thì 2 đầu cùng cực còn lại của hai nam châm cũng làm tăng sức hút lên Cục sắt A.
        Theo mình giải thích thi khi ta ghép cục sắt B hay 1 thanh nam châm cùng cực
        vào thanh nam châm vĩnh cửu mà mình nói lúc đầu đã làm phình đường sức từ ở
        đầu nam châm vĩnh cữu không bị ghép( có thể nói bán kính bao phủ của đường
        sức từ ở 2 đầu nam châm vĩnh cửu lúc này sẽ không cân bằng và mật độ đường
        sức từ cũng không cân bằng).Do đó mình mới gọi đại là hiện tượng chắn từ.
        Mong các bạn tham khảo và giải thích giùm mình.

        Comment

        Về tác giả

        Collapse

        lonelyman85 Tìm hiểu thêm về lonelyman85

        Bài viết mới nhất

        Collapse

        Đang tải...
        X