Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại sao cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp lại bằng nhau?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tại sao cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp lại bằng nhau?

    Như SGK là trong mạch nối tiếp I=I1=I2=…In.
    Giả sử ta có đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở R1= 100Ohm, Ampere kế A1, R2=200Ohm, Ampere A2. Vậy khi cấp cho mạch trên nguồn U=220V thì A1 và A2 sẽ hiển thị lần lượt là bao nhiêu?
    ​​​​

  • #2
    Dạ nó hiển thị dòng bằng nhau = 220v/ 300 ôm = .... A ạ

    Comment


    • #3
      A1=A2=220/300. A1=A2 do dòng điện đi trên cùng 1 đường dẫn.

      Comment


      • #4
        Coi qua các clip này mình có nói về mạch điện trở nối tiếp

        https://www.youtube.com/watch?v=TlG1VNeRexY

        https://www.youtube.com/watch?v=3jPd2o4VD2A&t=1s

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi Thanh Ng Xem bài viết
          Coi qua các clip này mình có nói về mạch điện trở nối tiếp

          https://www.youtube.com/watch?v=TlG1VNeRexY

          https://www.youtube.com/watch?v=3jPd2o4VD2A&t=1s
          Vậy từ sơ đồ của bạn mình muốn hỏi thêm, cách mạch điện tự bản thân nó tính tổng trở như thế nào, tự nó phân phối dòng trong chính nó ra sao (không phải chúng ta đã biết trước giá trị các R vì với dòng điện chỉ có khi qua R nó mới biết R này bao nhiêu Ohm).
          Nghĩa là dòng điện nó đi từ +12V lần lượt qua R2, R3, R4, đi tới R2 thì nó mới biết R2 = 3 Ohm, R3=4 Ohm,...; và khi đi hết 1 lượt tới -12V thì nó mới nhận ra tổng R = R2+R3+R4 (mạch nối tiếp) nên I=I2=I3=I4=U/12=1A? (đây mình nói theo dòng quy ước chứ không đề cập đến dòng electron).
          Theo định nghĩa này "Cường độ dòng điện qua một bề mặt được định nghĩa là lượng điện tích di chuyển qua bề mặt đó trong một đơn vị thời gian", vậy thì tại thời điểm "t2" nào đó dòng đi qua R2 là I2 có cường độ =12/3=4A không?
          Tóm lại là "có phải nó phải duyệt qua lần lượt hết các thành phần trong mạch rồi mới chia dòng" và "tại thời điểm lần đầu tiên nó chạy qua R2 thì I2 có bằng 4A"? Và nếu I2=4A thì tại thời điểm tiếp theo nó qua R3 sẽ có cường độ I3 là bao nhiêu?
          *** Thực tế thì không ai phát minh lại bánh xe, nhưng mình không hiểu cơ chế hoạt động!
          P/S: Mình là dân ngoại đạo, dạo gần đây thấy phong trào chế cháo này nọ khá thú vị nên mình có tìm hiểu 1 chút sang linh vực điện tử, nên mình muốn hiểu cặn kẽ hơn về các lý thuyết + nguyên lý làm việc! Các bạn thông cảm.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi nganthong_ Xem bài viết

            Vậy từ sơ đồ của bạn mình muốn hỏi thêm, cách mạch điện tự bản thân nó tính tổng trở như thế nào, tự nó phân phối dòng trong chính nó ra sao (không phải chúng ta đã biết trước giá trị các R vì với dòng điện chỉ có khi qua R nó mới biết R này bao nhiêu Ohm).
            Nghĩa là dòng điện nó đi từ +12V lần lượt qua R2, R3, R4, đi tới R2 thì nó mới biết R2 = 3 Ohm, R3=4 Ohm,...; và khi đi hết 1 lượt tới -12V thì nó mới nhận ra tổng R = R2+R3+R4 (mạch nối tiếp) nên I=I2=I3=I4=U/12=1A? (đây mình nói theo dòng quy ước chứ không đề cập đến dòng electron).
            Theo định nghĩa này "Cường độ dòng điện qua một bề mặt được định nghĩa là lượng điện tích di chuyển qua bề mặt đó trong một đơn vị thời gian", vậy thì tại thời điểm "t2" nào đó dòng đi qua R2 là I2 có cường độ =12/3=4A không?
            Tóm lại là "có phải nó phải duyệt qua lần lượt hết các thành phần trong mạch rồi mới chia dòng" và "tại thời điểm lần đầu tiên nó chạy qua R2 thì I2 có bằng 4A"? Và nếu I2=4A thì tại thời điểm tiếp theo nó qua R3 sẽ có cường độ I3 là bao nhiêu?
            *** Thực tế thì không ai phát minh lại bánh xe, nhưng mình không hiểu cơ chế hoạt động!
            P/S: Mình là dân ngoại đạo, dạo gần đây thấy phong trào chế cháo này nọ khá thú vị nên mình có tìm hiểu 1 chút sang linh vực điện tử, nên mình muốn hiểu cặn kẽ hơn về các lý thuyết + nguyên lý làm việc! Các bạn thông cảm.
            Câu trả lời là KHÔNG! Nguyên nhân là do cái màu đỏ. Con số 12V chỉ mới là ĐIỆN ÁP TẠI 1 ĐẦU của R2, trong khi để áp dụng định luật ohm thì ta phải dùng HIỆU ĐIỆN THẾ (hiệu số điện áp giữa 2 đầu), do đó bạn đưa con số 12V vào đó là sai!
            Ví dụ liên tưởng cho dễ hiểu nhé: có 1 dòng nước cao 12m (so với mặt đất), bạn cầm 1 miếng ván để chắn dòng chảy xuống của nó, rõ ràng áp lực nước tác dụng lên miếng ván không phụ thuộc vào thời gian mà chỉ phụ thuộc vị trí của miếng ván thôi, nếu vị trí này không thay đổi thì áp lực cũng không đổi. Ở đây khoảng cách giữa vòi nước và miếng ván (bằng hiệu số độ cao của vòi nước và độ cao miếng ván) cũng có ý nghĩa như hiệu điện thế vừa nói ở trên.

            Comment


            • #7
              Ông Simon Ohm là người đã khám phá sự liên hệ giữa điện áp, điện trở và dòng điện. Khi kết nối điện thể một chiều ngang qua một con điện trọ thì nó sẽ tạo ra một dòng điện và công thức của dòng điện là I = E / R. Khi trở càng tăng thì dòng càng giảm. Được gọi là Ohm Law. Giả sử điện áp là 12V nối vào một con điện trò là 12 ohm. Vậy dòng sẽ là 12V/12 ohm = 1A. Thay vì dùng một con trở 12 ohm thì mình thay nó bằng 3 con trở 3,4, 5 ohm. Điện trò tương đương khi mắc nói tiếp sẽ là 12 ohm. vậy dòng vẫn là 12V/12 ohm = 1A.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                Câu trả lời là KHÔNG! Nguyên nhân là do cái màu đỏ. Con số 12V chỉ mới là ĐIỆN ÁP TẠI 1 ĐẦU của R2, trong khi để áp dụng định luật ohm thì ta phải dùng HIỆU ĐIỆN THẾ (hiệu số điện áp giữa 2 đầu), do đó bạn đưa con số 12V vào đó là sai!
                Ví dụ liên tưởng cho dễ hiểu nhé: có 1 dòng nước cao 12m (so với mặt đất), bạn cầm 1 miếng ván để chắn dòng chảy xuống của nó, rõ ràng áp lực nước tác dụng lên miếng ván không phụ thuộc vào thời gian mà chỉ phụ thuộc vị trí của miếng ván thôi, nếu vị trí này không thay đổi thì áp lực cũng không đổi. Ở đây khoảng cách giữa vòi nước và miếng ván (bằng hiệu số độ cao của vòi nước và độ cao miếng ván) cũng có ý nghĩa như hiệu điện thế vừa nói ở trên.
                Cảm ơn bạn!
                Vậy áp tại đầu R2 còn lại sẽ được tính như thế nào vậy bạn? Cách dòng chạy qua con R2 như thế nào?

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi nganthong_ Xem bài viết

                  Cảm ơn bạn!
                  Vậy áp tại đầu R2 còn lại sẽ được tính như thế nào vậy bạn? Cách dòng chạy qua con R2 như thế nào?
                  U2 = I*R2 = [U/(R2+R3+R4)]*R2 = [12/(R2+R3+R4)]*R2
                  Chênh lệch điện áp giữa 2 đầu R2 làm cho electron dịch chuyển tạo ra dòng điện. Đầu bên trái có điện áp cao hơn, nó hút e về phía nó (vì e vốn có điện tích âm), đầu bên phải có điện áp thấp hơn, lực hút của nó không thẳng nổi lực hút ở đầu kia làm cho dòng e chạy từ phải qua trái và chiều dòng điện là trái qua phải (ngược với dòng e).

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  nganthong_ Tìm hiểu thêm về nganthong_

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X