Thông báo

Collapse
No announcement yet.

PLL là gì?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • PLL là gì?

    Đây là một khái niệm quan trọng trong điện tử, trước đây mình cũng đã làm. Kỹ thuật này không mới, nhưng tôi ít thấy cái này được giảng dạy chính thức ở VN.
    Giờ xin phép được giới thiệu qua, ai muốn tìm hiểu kỹ mời xem thêm tài liệu tham khảo giới thiệu ở dưới (*).
    Những người có kinh nghiệm về vấn đề này hãy đóng góp bổ xung thêm những nội dung giá trị.
    -------------------------------------------------------------------

    Mở đầu:
    PLL là chữ viết tắt của ‘Phase-Locked Loop’, về cơ bản là một hệ thống điều khiển tần số khép kín, chức năng này dựa trên việc phát hiện sai khác pha giữa tín hiệu lối vào và lối ra của bộ giao động điều khiển (CO).

    Năm 1940s, PLL được sử dụng rộng dãi lần đầu tiên trong việc đồng bộ quét dòng và mành của TV với các xung phát. Như các mạch mang tên “Khoá đồng bộ” và “Hướng dẫn đồng bộ”. Kể từ đó, nguyên lý PLL đã được mở rộng tới các ứng dụng khác. Ví dụ, dữ liệu từ vệ tinh sử dụng băng hẹp, máy thu PLL tái tạo các tín hiệu nhỏ trong nền nhiễu. Những ứng dụng hiện tại bao gồm các bộ giải điều chế AM và FM, bộ giải mã FSK, điều khiển tốc độ môtơ, giải mã Touch Tone, các bộ cách ly quang, lĩnh vực Robot, và các máy thu phát điều khiển vô tuyến. Những công nghệ chi phối xã hội ngày nay sẽ không có nếu thiếu kỹ thuật này; điện thoại di động, truyền hình vệ tinh sẽ ít được sử dụng thậm chí không tồn tại.
    -----------------------
    (*) tham khảo thêm ở: http://www.uoguelph.ca/~antoon/gadgets/pll/pll.html
    đây là một overview khá đầy đủ về PLL và các ứng dụng. Những hình minh họa sử dụng trong bài này đều lấy ở đây ((c) Tony van Roon).
    Last edited by opendoor2507; 28-05-2006, 02:30.

  • #2
    Sơ đồ khối

    PLL rất hữu ích trong việc cho phép tạo nên các khối như một mạch tích hợp đơn. Nó bao gồm một bộ phát hiện pha, bộ khuyếch đại và bộ dao động điều khiển thế VCO, (xem hình). Thể hiện sự pha trộn của kỹ thuật tương tự và số trên cùng một IC. Một trong số rất nhiều ứng dụng nổi bật của nó là giải mã tone.

    Có một vài sự miễn cưỡng truyền thống khi sử dụng PLL, một phần vì sự phức tạp của các mạch PLL rời và một phần bởi vì độ tin cậy của chúng. Ngày nay các bộ PLL giá rẻ và dễ sử dụng đã có mặt ở khắp mọi nơi, rào cản đầu tiên của đã được rỡ bỏ. Và với thiết kế thích hợp trong các ứng dụng truyền thống, PLL thực sự được xem như một mạch cơ bản giống như các Opamp hay flip-flop.

    Comment


    • #3
      Các thuật ngữ trong sơ đồ khối trên:

      - Phase detector : Bộ phát hiện pha, là một mạch điện dùng để phát hiện sự sai khác về pha giữa hai tín hiệu đưa vào. Nói nôm na, mức thế lối ra sẽ phản ánh sự sai khác về pha của hai tần số ở lối vào mạch này. Về nguyên lý của mạch Phase detector, xem thêm bài viết của tôi tại đây: http://www.dientuvietnam.net/forums/...ead.php?t=2025

      - VCO : Viết tắt của Voltage Controlled Oscillator, mạch dao động điều khiển bởi thế. Nói ngắn gọn đây là một mạch dao động mà tần số lối ra được điều khiển nhờ thế ở lối vào. Một cách đơn giản để đạt được mụch đích này là dùng tụ biến dung varicap lắp vào một mạch dao động LC. Điện dung của Varicap thay đổi nhờ thế phân cực ngược đặt vào nó ---> thay đổi tích LC ---> thay đổi tần số phát của mạch dao động.


      - AMP : Amplifier mạch khuyếch đại

      Comment


      • #4
        Nguyên lý hoạt động



        Hình 2 biểu diễn một cấu hình truyền thống của một bộ PLL.
        Bộ phát hiện pha là một thiết bị so sánh các tần số ở lối vào, tín hiệu lối ra phản ánh sự khác nhau về pha giữa chúng (ví dụ, nếu như chúng khác nhau về tần số, nó sẽ tạo ra ở lối ra một dao động tuần hoàn có tần số bằng hiệu hai tần số). Nếu f_IN không bằng f_VCO, tín hiệu sai pha từ Phase detector, sau khi được lọc và khuyếch đại, được đưa đến VCO. Điều khiển tần số của VCO hướng tới f_IN. Cứ thế, bộ VCO sẽ nhanh chóng “khoá” vào f_IN duy trì một mối liên hệ vững chắc với tín hiệu lối vào.

        Tín hiệu DC tại lối ra đã được lọc của Phase detector và lối vào điều khiển của VCO là thước đo tần số đưa vào, điều này đã được ứng dụng để giải mã tone (sử dụng để truyền số trên đường điện thoại) hay thu FM. Lối ra của VCO phát một tần số bằng f_IN (hoặc N*f_In nếu có thêm bộ đếm chia N), đó là một bản sao không nhiễu của fIN (lưu ý: chính lối vào f_IN có thể mang theo nhiễu). Lối ra của VCO có thể là sóng tam giác, sóng sin hoặc bất kỳ, hoạt động này cho ta một phương pháp tuyệt vời để phát xung sin thuần, xem như được khoá với một đoàn xung lối vào.
        Last edited by opendoor2507; 28-05-2006, 23:03.

        Comment


        • #5
          Đồng chí xem hộ cái đường link tài liệu tham khảo không xem được
          |

          Comment


          • #6
            Luồng này đã có cách đây 5 năm rồi mà ... 1 ngày còn có bao nhiêu biến động nữa là 5 năm ... Link lâu quá bị mất rồi ... chịu khó tìm google lại vậy !
            Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            opendoor2507 Tìm hiểu thêm về opendoor2507

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X