Thông báo

Collapse
No announcement yet.

thắc mắc về tụ điện

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • thắc mắc về tụ điện

    Cho mình hỏi khi mình thay tụ cho 1 thiết bị nào đó thì mình chỉ cần thay tụ có cùng điện dụng uF và Volt thôi. Nhưng nếu không cùng VOLT thì thay tụ có VOLT lớn hơn miễn sao uF bằng nhau là được?

    Vì nếu thay tụ có uF khác nhau thì mình nghĩ nó sẽ làm cho mạch điện bị sai thiết kế về tín hiệu hoặc... gì đó. Nhưng nếu mạch đó chỉ lọc nguồn thì mình thay tụ có uF lớn hơn có được không?

  • #2
    Nguyên văn bởi lkt1827
    Cho mình hỏi khi mình thay tụ cho 1 thiết bị nào đó thì mình chỉ cần thay tụ có cùng điện dụng uF và Volt thôi. Nhưng nếu không cùng VOLT thì thay tụ có VOLT lớn hơn miễn sao uF bằng nhau là được?

    Vì nếu thay tụ có uF khác nhau thì mình nghĩ nó sẽ làm cho mạch điện bị sai thiết kế về tín hiệu hoặc... gì đó. Nhưng nếu mạch đó chỉ lọc nguồn thì mình thay tụ có uF lớn hơn có được không?
    Hiển nhiên rồi, nhưng nhớ phải đúng chiều phân cực nếu là tụ hóa.

    Comment


    • #3
      sẵn tiện cho mình hỏi,vậy giuẵ tụ hóa và tụ kẹo (ceramic thì phải)khác nhau chỗ nào(dĩ nhiên là cái có cực cái kô có cực rồi),nhưng ý là khi nào thì dùng tụ phân cực ,khi nào thì dùng kô phân cực?cám ơn!

      Comment


      • #4
        Theo tôi thi do tính chất của tụ hóa có thể làm được các tụ có điện dung lớn mà kích thước nhỏ, cho nên các tụ có điện dung lớn thì thường là tụ hóa. Tụ hóa khác tụ gốm (không phân cực) trong tường hợp người ta cần dòng xoay chiều đảo cực đi qua.

        Comment


        • #5
          ý mình hỏi là khi thay tụ thì để chắc ăn mình chỉ cần thay đúng số uF cho tụ thôi phải không? Còn vấn đề VOLT thì mình có thể thay tụ có VOLT lớn hơn là được nếu không tìm thấy tụ nào giống.

          Vídụ: Cái main nó hư cái tụ 2200uF 16V. Mình có thể thay cái tụ 2200uF 25V mà phải không? VOLT lớn thì tốt chứ đâu có sao?

          Comment


          • #6
            tất nhiên là được,bạn cứ vô tư mà thay.

            Comment


            • #7
              Tụ điện là một linh kiện rất nhiều tính năng. Nói đến tụ điện phần lớn chúng ta đều nghĩ tới những tụ hóa lọc nguồn. Với những tụ này thì cái chúng ta quan tâm chỉ là điện dung (F) và điện áp tối đa (16-25-35-50...V). Ngoài ra đi vào chi tiết hơn chúng ta có thể phải quan tâm đến khoảng nhiệt độ hoạt động - cái này tùy vào ứng dụng, nhưng nếu môi trường hoạt động càng nóng, tụ hóa càng nhanh khô -> điện dung giảm -> mất khả năng lọc nguồn -> chết mạch. Và một cái mà có lẽ ít người quan tâm: kích thước tụ hóa. Với điện dung càng cao, và điện áp tối đa càng cao tụ hóa có kích thước càng lớn, và cái này nhiều khi gây khó khăn trong thiết kế mạch in và thiết bị. Với những tụ hóa điện dung lớn, nó có khả năng giũ điện tích khá lâu sau khi chúng ta tắt nguồn -> có thể gây giật hay đánh lửa nếu chạm vào 2 cực của tụ. Nhưng cái đó không gây ảnh hưởng gì nhiều ngoại trừ nó làm bạn giật mình. Tuy nhiên nếu bạn định đo điện dung của tụ hóa mà tụ vẫn đang tích điện thì có thể gây hỏng đồng hồ đo của bạn. Đây là điều cần lưu ý, hầu hết các đồng hồ đo điện dung (từ rẻ tiền đến đắt tiền) đều không có khả năng bảo vệ chống lại dòng phóng ra từ tụ. Đây là điểm cần đặc biệt lưu ý khi bạn muốn đo điện dung của tụ hóa.
              Với tụ hóa kích thước trung bình trở lên bạn có thể thấy trên vỏ tụ có những khía nhỏ. Những khía này có tác dụng khi tụ nổ, vỏ tụ sẽ rạn ra theo những khía đó -> một biện pháp rẻ tiền khá hữu hiệu chống việc tụ nổ tung như pháo. Khi đó hóa chất trong tụ sẽ thoát ra theo 1 hướng định trước. Người thiết kế mạch in luôn phải lưu ý điểm này nhằm mục đích bảo vệ mạch in ít bị ảnh hưởng nhất nếu tụ hóa bị nổ.
              Quay lại vấn đề tại sao tụ hóa có thể nổ. Chúng ta nhiều người ít nhiều đã đều trải qua thực tế, biết 1 tụ hóa khi nổ có thể phát ra tiếng nổ to như thế nào. Chủ yếu có 2 nguyên nhân: quá điện áp. Thông thường nếu điện áp giữa 2 cực tụ vượt quá giới hạn cho phép khoảng 20% tụ hóa sẽ bắt đầu nóng lên, nở ra, hóa chất trong tụ bắt đầu hóa lỏng, vỏ tụ nóng lên khiến lớp vỏ bên ngoài co lại chảy lệch ra. Nếu điện áp được duy trì hoặc tiếp tục tăng cao tụ sẽ nổ. Có một nguyên nhân khác là tụ nhận điện áp ngược so với phân cực. Cái này sẽ khiến tụ nóng lên rất nhanh và nổ rất to.
              Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc nổ tụ trong khi lắp mạch không gây tác hại gì lớn cho mạch. Cần chú ý ở đây là an toàn cho người, có người tã bị bỏng vì tụ nổ, hay mảnh vỡ của tụ bay vào mắt...

              Sơ qua chút về tụ hóa, ai có gì bổ xung thêm nhé. Tớ se post tiếp về các loại tụ khác khi nào có thời gian.

              Comment


              • #8
                Tại sao khi quá áp, hoặc khi ngược chiều tụ hóa lại nóng lên nhỉ :-/

                Tụ gốm khi quá áp cũng nổ, nhưng khi ngược chiều thì không, vì tụ gốm không phân biệt âm dương.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi opendoor2507
                  Tại sao khi quá áp, hoặc khi ngược chiều tụ hóa lại nóng lên nhỉ :-/

                  Tụ gốm khi quá áp cũng nổ, nhưng khi ngược chiều thì không, vì tụ gốm không phân biệt âm dương.
                  Do đặc tính của tụ hóa, có 2 cực bằng nhôm và giữa hai bản cực có 1 lớp hóa chất. Cực dương của tụ có phủ 1 lớp oxit nhôm là lớp cách điện. Hóa chất tạo thành cực âm và được dẫn ra bằng 1 bản nhôm khác (không phủ oxit). Khi chính độ mỏng (dày) của lớp oxit nhôm xác định điện áp tối đa cho tụ, nếu vượt quá điện áp sẽ có 1 dòng dò xuyên qua lớp oxit này (điện áp đánh thủng) khi đó lớp hóa chất dẫn điện sẽ giống như 1 điện trở vậy -> nó sẽ nóng lên -> nổ

                  Còn khi mắc ngược chiều lớp hóa chất bị phân cực ngược -> gây nên ăn mòn lớp oxit nhôm rất nhanh -> dẫn điện tốt hơn và sẽ nổ to hơn.

                  Comment


                  • #10
                    Trả lời theo trí nhớ,

                    Trên nguyên lý làm việc của tụ điện, thì giữa 2 lớp dẫn điện (điện cực) của tụ điện là lớp điện môi (chất cách điện). Và tụ nào cũng như thế cả.
                    Nhưng với tụ hóa, lại có đôi điều khác biệt, mặc dù vẫn phải đúng với nguyên lý chung.

                    lớp giấy lót giữa những bản nhôm của tụ, các bạn thấy nó thường ướt ướt. Nó đựoc tẩm một chất, nhưng không phải là chất cách điện như chúng ta tưởng, mà chính là chất điện phân, chất dẫn điện.

                    Vì sao lại là chất dẫn điện. Thế còn lớp điện môi ở đâu?

                    Các cấu trúc lá nhôm của 2 bản cực được cấu tạo khác nhau. Khi xuất xưởng, nó đã được mạ một lớp rất mỏng, có tính cách điện. Nếu vì lý do nào đó, lớp này bị mỏng đi, thì việc sử dụng điện áp cùng cực tính sẽ tiếp tục mạ lại cho nó. Phải áp dụng cách này tụ hóa mới có thể có dung lượng lớn. (Các bạn nhớ dung lượng của tụ tỷ lệ nghịch với chiều dầy của lớp điện môi.)

                    Đó là lý do tại sao khi tụ điện có dòng rò lớn, nếu bạn ngâm điện đúng cực tính, thì sau 1 thời gian dòng rò sẽ nhỏ đi. Đây cũng là cách phục hồi các tụ hóa bị mất dung lượng, hay bị dòng rò lớn. Bạn hãy cho điện vào đúng cực tính, với điện áp ban đầu nhỏ, khi dòng rò giảm bớt thì tăng lên từ từ, nhiều lần như vậy cho đến định mức.

                    Và với cấu trúc của tụ điện như vậy, nên khi áp điện áp ngược lại, thì chính dòng rò đã ăn mòn lớp phủ điện môi, bào mỏng lớp này đi, làm cho nó mất tính chất cách điện. Kết quả dòng rò ngày càng tăng. Và với điện áp lớn, thì dòng điện đi qua chất điện phân kia sẽ sinh khí, sinh nhiệt. Khi nào khí và nhiệt quá lớn, áp lực trong tụ sẽ làm nổ tụ.

                    Đối với các tụ hóa để lâu không sử dụng, có thể một số vị trí lớp mạ đó cũng bị mòn hoặc phân hủy, gây ra dòng rò. Nếu dòng rò lớn quá, cũng có thể gây ra nổ tụ. Đó là lý do tại sao khi máy móc điện tử để lâu không xài, đem ra vừa cắm điện là nghe "Bùm"

                    Comment


                    • #11
                      Trời. vừa mới viết bài xong, gởi lên đã thấy bác Điện Năng trả lời trước rồi. Bác nhanh tay thật đấy.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi quocthai
                        Trên nguyên lý làm việc của tụ điện, thì giữa 2 lớp dẫn điện (điện cực) của tụ điện là lớp điện môi (chất cách điện). Và tụ nào cũng như thế cả.
                        Nhưng với tụ hóa, lại có đôi điều khác biệt, mặc dù vẫn phải đúng với nguyên lý chung.

                        lớp giấy lót giữa những bản nhôm của tụ, các bạn thấy nó thường ướt ướt. Nó đựoc tẩm một chất, nhưng không phải là chất cách điện như chúng ta tưởng, mà chính là chất điện phân, chất dẫn điện.

                        Vì sao lại là chất dẫn điện. Thế còn lớp điện môi ở đâu?

                        Các cấu trúc lá nhôm của 2 bản cực được cấu tạo khác nhau. Khi xuất xưởng, nó đã được mạ một lớp rất mỏng, có tính cách điện. Nếu vì lý do nào đó, lớp này bị mỏng đi, thì việc sử dụng điện áp cùng cực tính sẽ tiếp tục mạ lại cho nó. Phải áp dụng cách này tụ hóa mới có thể có dung lượng lớn. (Các bạn nhớ dung lượng của tụ tỷ lệ nghịch với chiều dầy của lớp điện môi.)

                        Đó là lý do tại sao khi tụ điện có dòng rò lớn, nếu bạn ngâm điện đúng cực tính, thì sau 1 thời gian dòng rò sẽ nhỏ đi. Đây cũng là cách phục hồi các tụ hóa bị mất dung lượng, hay bị dòng rò lớn. Bạn hãy cho điện vào đúng cực tính, với điện áp ban đầu nhỏ, khi dòng rò giảm bớt thì tăng lên từ từ, nhiều lần như vậy cho đến định mức.

                        Và với cấu trúc của tụ điện như vậy, nên khi áp điện áp ngược lại, thì chính dòng rò đã ăn mòn lớp phủ điện môi, bào mỏng lớp này đi, làm cho nó mất tính chất cách điện. Kết quả dòng rò ngày càng tăng. Và với điện áp lớn, thì dòng điện đi qua chất điện phân kia sẽ sinh khí, sinh nhiệt. Khi nào khí và nhiệt quá lớn, áp lực trong tụ sẽ làm nổ tụ.

                        Đối với các tụ hóa để lâu không sử dụng, có thể một số vị trí lớp mạ đó cũng bị mòn hoặc phân hủy, gây ra dòng rò. Nếu dòng rò lớn quá, cũng có thể gây ra nổ tụ. Đó là lý do tại sao khi máy móc điện tử để lâu không xài, đem ra vừa cắm điện là nghe "Bùm"
                        Quá đỉnh cảm ơn bác ạ, em đúng là có biết, nhưng không đến mức rõ như vậy. Lại còn cái chiêu phục hồi tụ hóa của bác thật độc đáo. Như bác nói bọn tụ hóa này chơi kiểu lấy mỡ nó dán nó, tức là đôi khi nó dùng điện của chúng ta để phục hồi nó, thỏa nào mấy tay tụ hóa này hiệu suất chẳng cao mấy.
                        Cảm ơn bác Quốc Thái.

                        Comment


                        • #13
                          Các bác cho hỏi có tụ nào điện dung thật lớn (nhưng giá vừa phải thôi), em muốn dùng như acquy cho vài cái mạch nho nhỏ. Giống như có cái đèn ko dùng pin, khi lắc cái đèn thì làm cục nam châm chuyển động trong ống dây, phát điện nạp vào cái tụ, đèn sáng được mấy phút, cũng lâu đấy
                          Phạm Minh Tuấn

                          (+84) 982006467

                          Comment


                          • #14
                            Tụ lớn thì có nhiều, vài chục ngàn uF, dưng mà nó sẽ to hơn nhiều lần cái ắc quy mini
                            PNLab
                            Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
                            Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
                            Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
                            more...www.pnlabvn.com

                            Comment


                            • #15
                              Theo tôi ,việc thay thế tụ có điện dung nhỏ trong các mạch cao tần hoặc siêu cao tần cần đúng chủng loại. Lý do:ví dụ cùng trị số pF;nF và VOLT nhưng tính chất của tụ gốm và tụ giấy khác nhau chính vì cấu tạo của chúng.Tụ gốm thường cấu tạo bởi các bản cực song song và phẳng còn tụ giấy thì các bản cực được cuộn tròn để tăng diện tích vì hằng số điện môi của tụ giấy nhỏ hơn tụ gốm.Chính vì cái "cuộn tròn" ấy mà sinh ra rắc rối.Nó sẽ tương đương một tụ lý tưởng mắc nối tiếp với một cuộn cảm.Nhiều khi cái điện cảm "be bé" ấy sẽ gây phiền toái đối với mạch cao tần hoặc siêu cao tần
                              Tơ rút kinh nghiệm từ thực tế mà tớ đã vấp phải.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              lkt1827 Tìm hiểu thêm về lkt1827

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X