Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bộ Lọc sau chỉnh lưu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bộ Lọc sau chỉnh lưu

    Tớ đang học về chỉnh lưu dòng AC thành DC.
    Bộ phận chỉnh lưu thì mình biết rồi.
    Nhưng thầy yêu cầu thiết kế bộ lọc sau khi chỉnh lưu để đc dòng điện 1 chiều ko đổi.
    Bạn nào biết thì giúp mình với. Sắp nộp bài rồi
    thanks

  • #2
    Sau khi chỉnh lưu thì được dòng điện một chiều, nhưng là dòng điện 1 chiều có thay đổi (lúc mạnh lúc yếu).

    Để ổn định điện áp, sau mạch chỉnh lưu người ta mắc song song với một tụ điện. Chức năng của tụ điện giống như bình ắc qui vậy. Khi điện áp lên cao thì nó nạp cho tụ. Khi điện áp giảm thì điện từ trong tụ chạy ra. Nhờ vậy mà điện áp ổn định hơn.

    Thực tế thì điện áp vẫn thay đổi (khi nạp tụ thì điện áp tăng, khi xả tụ thì áp giảm) nhưng so với mạch chỉnh lưu chưa gắn tụ thì điện áp giảm "xóc" đi rất nhiều. Tụ có sức chứa càng lớn thì điện áp càng ổn định. Thường thì với dòng điện 1A người ta dùng tụ 1000uF, dòng 2A thì dùng tụ 2000uF...

    Để dòng điện ổn định hơn nữa thì người ta dùng mạch ổn áp. Khi điện áp tăng thì nó cản bớt điện lại. Mạch này thì bao giờ học tới transistor và điôt zener thì bạn sẽ biết. Tạm thời bây giờ bạn chỉ cần dùng mạch lọc bằng tụ là được.

    Comment


    • #3
      Thầy của bạn yêu cầu thiết kế 1 bộ lọc nguồn tạo dòng 1 chiều không đổi nếu chỉ thêm tụ thì có vẻ đơn giản quá. Không biết ý thầy của bạn có phải mắc thêm con ổn áp họ 78xx không vì nó thường đi với tụ lọc là 1 bộ.
      ------------------------------------------

      - Nhận làm các loại mạch điện tử, PlC, biến tần, mạng công nghiệp.. Cho các công ty và các bạn sinh viên.
      - Nhận hướng dẫn làm làm các đề tài về điện tử như đồ án môn, đồ án tốt nghiệp.
      - Nhận đăng ký học điện tử cơ bản, vi xử lý cơ bản, vi xử lý nâng cao.

      Mọi chi tiết xin liên hệ :

      Nguyễn Đức Thành – ĐT : 098 9898 891
      Địa chỉ liên hệ : Số 3 – Lai xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội (Gần khu B trường Đại Học Thành Đô).
      Yahoo : themanloves.
      Mail: ducthanhvn86@gmail.com
      - Nhận làm các loại mạch điện tử, điện tử công suất.. Cho các công ty và sinh viên.
      - Nhận hướng dẫn làm làm các đề tài về điện tử như đồ án môn, đồ án tốt nghiệp.

      Comment


      • #4
        Bang D6 hachu co lam thi goi qua cho t voi hj

        Comment


        • #5
          Cảm ở Sơn Hà! Cho tớ hỏi thêm ty.
          -Tớ chỉ mới học tớ diot zener. Có thể dùng thêm nó để tăng tính ổn định của dòng ra ko. Nều đc thì mắc thế nào?
          -Ở trong bộ lọc có cần lắp thêm điện trở ko? Lắp thế nào?
          - Với một bộ lọc dùng tụ điện 1000u thì mạch ngoài có điện trở khoảng bao nhiu để không ảnh hưởng đến bộ lọc và bộ chỉnh lửu.?

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi haibang3000 Xem bài viết
            Tớ đang học về chỉnh lưu dòng AC thành DC.
            Bộ phận chỉnh lưu thì mình biết rồi.
            Nhưng thầy yêu cầu thiết kế bộ lọc sau khi chỉnh lưu để đc dòng điện 1 chiều ko đổi.
            Bạn nào biết thì giúp mình với. Sắp nộp bài rồi
            thanks
            Có phải là yêu cầu làm nguồn dòng không nhỉ, không biết bạn học tới đâu nên ko bit cần làm j, mà yêu cầu là vẽ mạch thôi cho thầy coi, hay là đề tài j đây?

            Comment


            • #7
              chỉ là bài tập thôi. Vẻ mạch là đc

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi haibang3000 Xem bài viết
                chỉ là bài tập thôi. Vẻ mạch là đc
                Vậy chắc mắc tụ vào thôi chứ làm j.

                Bạn đã học về transistor, mạch ổn định điện áp(ổn áp) hay các IC ổn áp j chưa?

                Comment


                • #9
                  Không biết các bạn là sinh viên hay đang học nghề.

                  Nếu là sinh viên thì phải phân tích phổ của áp sau chỉnh lưu, hệ số truyền của mạch lọc, từ đó mới tính giá trị các linh kiện mạch lọc sao cho các sóng hài có biên độ nhỏ hơn định mức yêu cầu.

                  diôt zener chỉ chịu được dòng điện rất nhỏ, chủ yếu để tạo ra tín hiệu chuẩn thôi chứ không đủ để ổn áp cho nguồn. Mà nó lại thuộc về phần mạch ổn áp chứ không phải mạch lọc nguồn.

                  Comment


                  • #10
                    Cậu có tài liệu về phần này hay biết sách nào viết về nó dể hiu ko. Tớ là SV mới bắt đâu học điện tử. À cậu cho tớ địa chỉ yahoo đc ko. Tớ mới học cần giúp nhìu. Có j tiện liên lạc ^^

                    Comment


                    • #11
                      Thí dụ đề bài thế này: Biên độ nguồn xoay chiều là Vp=10V, tải R=10 ôm, Tìm C để sụt áp không quá 5%.
                      Giải:
                      đường màu xanh là nạp tụ, đường màu đỏ là xả tụ. Từ yêu cầu điện áp phải > 0.95Vp ta tính được thời điểm tụ kết thúc quá trình xả là arcsin(0.95)=72độ . 180 độ tương ứng với 0,01s => 72 độ ứng với 0,004s. Như vậy thời gian xả tụ là 0,009s.

                      Bây giờ bạn chỉ cần thế số vào phuơng trình xả tụ V(t)=Vp.e^-(t/RC) giải ra là được trị số của tụ C=0,017F

                      Phân tích phổ Fourier thì trong sách lý thuyết mạch có cả các thí dụ.

                      Last edited by Sơn Hà; 23-01-2010, 21:02.

                      Comment


                      • #12
                        theo mình cũng nhiều cách chỉ sợ không có điều kiện để làm và không phải ai cũng tính toán được thông số của linh kiện nưa bộ lọc có thể dùng IC ổn áp họ 78,79 dùng điot zener , dùng trandito + diot zener trở mạch lọc hình T hình chữ pi...

                        Comment


                        • #13
                          Sinh viên đang học điện tử cơ bản thì có lẽ mới là năm đầu thôi. Như vậy thầy cũng không yêu cầu quá phức tạp. Mình nghĩ chỉ là qua chỉnh lưu sau đó đưa qua zenner cùng 1 đôi tụ lọc. Cao hơn thì dung IC ổn áp 78xx. Chứ bắt không bắt cầu kỳ quá đâu.
                          - Nhận làm các loại mạch điện tử, điện tử công suất.. Cho các công ty và sinh viên.
                          - Nhận hướng dẫn làm làm các đề tài về điện tử như đồ án môn, đồ án tốt nghiệp.

                          Comment


                          • #14
                            Sơn Hà cho mình hỏi thêm tý.
                            Nếu dùng tụ hóa thì có khác biệt j ko?

                            Comment


                            • #15
                              Tụ hóa mật độ tích trữ năng lượng lớn, chỉ dùng được với điện 1 chiều nên rất thích hợp làm mạch lọc. Hầu hết các mạch lọc đều dùng tụ hoá. Nhưng cũng có nhược điểm là không chịu được điện áp cao (do lớp điện môi là oxit nhôm được mạ hóa học nên chiều dầy mỏng) và đáp ứng tần số cao không tốt vì các điện cực được cuộn tròn lại thành ống.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              haibang3000 Tìm hiểu thêm về haibang3000

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X