Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhờ tính áp suất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhờ tính áp suất

    có 2 bình thông nhau hình trụ có đáy là hình vuông lần lượt có kích thước L1xL1 và L2xL2 được thông nhau bằng ống tiết diện là hình vuông La x La;các kích thước còn lại như hình vẽ ;nhờ các bạn tính dùm li6n hệ giữa P1 và P2 ;bỏ qua lực trọng trường
    Attached Files

  • #2
    Nguyên văn bởi phamkhuyen Xem bài viết
    có 2 bình thông nhau hình trụ có đáy là hình vuông lần lượt có kích thước L1xL1 và L2xL2 được thông nhau bằng ống tiết diện là hình vuông La x La;các kích thước còn lại như hình vẽ ;nhờ các bạn tính dùm li6n hệ giữa P1 và P2 ;bỏ qua lực trọng trường
    Ý của bạn hẳn là P1, P2 là lực nén trên 2 pit tông phải không? Và môi trường bên trong là chất lỏng/chất khí phải không?
    Nếu đúng như vậy, thì bản chất của nó là: khi hệ thống cân bằng, áp suất dưới đáy 2 pít tông là bằng nhau.

    Như vậy, P1/(L1^2) = P2/(L2^2).

    Các kích thước còn lại không có ý nghĩa gì về lực/áp suất.

    NamVN

    Comment


    • #3
      bây giờ nếu tôi bít kín lổ vuông (La x La) ; thì lúc đó áp lực lên thành chung quanh và Đáy bên bình P1 như thế nào

      Comment


      • #4
        Theo định luật Pascal thì áp suất trong bình kín đựng chất lỏng hoặc chất khí tại mọi điểm là như nhau.
        AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
        Xem thêm tại Online Store ---> Click here
        Mob: 0982.083.106

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi VNarmy Xem bài viết
          Theo định luật Pascal thì áp suất trong bình kín đựng chất lỏng hoặc chất khí tại mọi điểm là như nhau.
          Theo e hiểu thì là tính áp suất bề mặt cơ mà...áp suất tại mỗi điểm thì là như nhau,nhưng trên bề mặt sau bằng nhau được nhỉ?
          Than,

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi son_um Xem bài viết
            Theo e hiểu thì là tính áp suất bề mặt cơ mà...áp suất tại mỗi điểm thì là như nhau,nhưng trên bề mặt sau bằng nhau được nhỉ?
            Than,
            Điều kiện là trong bình kín nhé bạn.
            Thân.
            AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
            Xem thêm tại Online Store ---> Click here
            Mob: 0982.083.106

            Comment


            • #7
              Khi mực nước cân bằng thì lực và diện tích tỷ lệ nghịch với nhau.

              P1/ (L1*L1) = P2 / (L2 *L2).

              Dĩ nhiên trong bình thì áp lực mọi điểm sẽ không bằng nhau, mà thay đổi theo chiều cao của từng điểm, và khổi lượng riêng của chất lỏng đó. Chính nhờ dựa vào nguyên lý này người ta có thể đo được chiều cao cột nước trong những bình cao áp.
              Nhóc thích nghịch điện,
              Nhóc thích xì păm,
              Nhóc thích trêu mấy anh.
              Hi hi.

              Comment


              • #8
                Cũng bình thông nhau ở trên bây giờ đột nhiên P2=0 thì lúc đó mực chất lỏng ở bình 1 đi xuống với vận tốc bao nhiêu ; mực chất lỏng bình 2 đi lên với vận tốc bao nhiêu ?

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi phamkhuyen Xem bài viết
                  Cũng bình thông nhau ở trên bây giờ đột nhiên P2=0 thì lúc đó mực chất lỏng ở bình 1 đi xuống với vận tốc bao nhiêu ; mực chất lỏng bình 2 đi lên với vận tốc bao nhiêu ?
                  Tốc độ đi lên của mực chất lỏng dl trên ống L2 x L2 sẽ phụ thuộc vào lưu lượng đi qua ống thông La x La chia cho diện tích đáy của ống L2 x L2.
                  Tương tự tốc độ đi xuống của ống L1 x L1 cũng bằng lưu lượng của ống thông La x La chia cho thiết diện ống L1 x L1

                  Lưu lượng của ống thông sẽ:

                  1/. Tỷ lệ thuận với độ chênh áp hai đầu ống La x La.
                  2/. Tỷ lệ thuận với diện tích thiết diện La x La.
                  3/. Tỷ lệ nghịch với chiều dài ống thông.
                  4/. Tùy thuộc vào độ nhờn của lưu chất, độ ma sát của thành ống...

                  Các công thức tính của nó anh xem trong giáo trình "Cơ học lưu chất". Môn này, Nhóc học dốt, chữ trả lại hết cho thầy rồi.
                  Nhóc thích nghịch điện,
                  Nhóc thích xì păm,
                  Nhóc thích trêu mấy anh.
                  Hi hi.

                  Comment


                  • #10
                    Bây giờ trong bình không phải là chất lỏng mà nó là nhựa nóng chảy ở 200 độ C . thì có thể xem như là chất lỏng có được không ? lúc này tính toán các bài toán trên như thế nào ?

                    Comment


                    • #11
                      tôi nghĩ là tôi hiểu ý đồ của bác! Nhưng sao bác kgông dùng thực nghiệm mà tính toán chi cho khỗ vậy? cái này đâu cần chính xác đến vậy chứ?

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      phamkhuyen Tìm hiểu thêm về phamkhuyen

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X