Thông báo

Collapse
No announcement yet.

anh em kĩ thuật chúng ta làm kinh tế thì sao

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    học không đúng năng khiếu và làm không đúng ngành nghề ...

    Nguyên văn bởi icetoheart Xem bài viết
    ......................
    Sau khi trải qua quá trình học tập trong môi trường ĐH, tốt nghiệp ra trường đi làm theo ngành nghề mình đã học, nhưng thực chất là chỉ làm những cái mình được học (tròn vai) mà không phát huy được tính sáng tạo (cái này mới là năng khiếu, sở trường). tất nhiên việc "tròn vai" với ngành mình học thì đã "ăn đứt" những người không học về ngành đó, song dưới con mắt của các nhà khoa học thực sự thì những người đó chỉ là một "đứa con nít tập nói" đứng trước một "nhà ngôn ngữ học".
    Vậy: bạn học kỹ thuật => bạn làm kỹ thuật
    Bạn học kinh tế => bạn làm kinh tế
    Nếu: bây giờ bạn học và làm kinh tế + bạn đã làm kỹ thuật => bạn sẽ là một nhà kinh tế kỹ thuật.
    Bạn Icetoheart đã có một phân tích rất hay, ở khía cạnh khá bất ngờ mà lại rất hiện thực :

    - học không đúng năng khiếu

    - làm không đúng ngành nghề.

    Thật ra thì rất nhiều nguyên nhân để học không đúng năng khiếu và làm không đúng ngành nghề (đã học).

    Ngoài những áp lực của gia đình và xã hội + (hay, và) ý thích nhất thời + (hay, và) tư vấn và hướng nghiệp không tốt + (hay, và) không tự chủ được cuộc đời mình v.v... nên rất nhiều người đành "để cuộc đời đưa đẩy", học hành theo kiểu "bèo dạt mây trôi" đến đâu thì đến.

    Họ có thể học hành rất nghiêm túc, ra trường làm việc rất "tròn vai", có thể có vị trí tốt trong xã hội nhưng lúc nào cũng thấy cái gì đó "thiêu thiếu" trong cuộc sống của mình. Nếu có khả năng vượt thoát thì họ cũng có thể tạo ra "một cái gì đó", không thì "sáng vác ô đi tối vác về", cuối cuộc đời cũng ... chẳng ra cái gì hết, không có kinh tế mà cũng chẳng ra kỹ thuật.

    Thậm chí đã có phát biểu : "học không đúng năng khiếu và làm không đúng ngành nghề là tiêu bản xã hội của thanh niên VN thời đại" (!!!).

    Trường hợp khác, có người lại phát hiện năng khiếu của mình ở một (vài) ngành nghề khác sau khi (/đang) học ngành nghề này nhưng do không có khả năng vượt ra "cái rọ dành cho mình" (kinh tế, gia đình, xã hội, hay tất cả các thứ đó) đành chịu cảnh đời "bèo dạt mây trôi". Những người có khả năng vượt qua được chính mình và toàn cảnh XH để đến với sở năng sở đắc của mình thì thường đạt đến đỉnh cao trí tuệ và sáng tạo. Họ có khả năng "thâu tóm" cả kinh tế - kỹ thuật, chính trị - xã hội, mỗi một hay tất cả những cái đó.

    Nói chung, cửa đời vẫn rộng mở cho bất cứ ai biết vượt lên chính mình và hoàn cảnh để đến với sở năng sở đắc đích thực của mình.

    Lan Hương
    Last edited by lanhuong; 02-07-2008, 15:15.

    Comment


    • #32
      Nói chung, cửa đời vẫn rộng mở cho bất cứ biết vượt lên chính mình và hoàn cảnh để đến với sở năng sở đắc đích thực của mình.
      Your dream shows your way!

      Comment


      • #33
        À, thì ra Lan Hương có học hơi kĩ về kinh tế - chính trị học. Thảo này thấy viết rất đúng kiểu.Nhưng mình thấy vấn đề mà bạn voliqua đặt ra ở đây là đi so sánh và kết hợp người làm kĩ thuật với kinh tế. Mình không đồng ý với kiểu so sánh cái nào quan trọng hơn, và mình cũng thấy không hợp lí khi bạn mở rộng đề tài quá, khi bạn đưa ra cái kinh tế rộng lớn, chung cả để nói cho người kĩ thuật, mặc dù nhiều ý bạn đưa ra có thể hợp lí, mình không nên trích dẫn hết lại.
        Bạn viết:
        "Kinh tế là khởi đầu, là động lực và cũng là mục tiêu, là kết thúc của quá trình kỹ thuật. Tất cả mọi vận động công nghệ + kỹ thuật từ vi mô đến vĩ mô đều diễn tiến trong vận động kinh tế và nhờ vào vận động kinh tế. Điểm kết thúc của quá trình kinh tế là chỉ tiêu chung nhất đánh giá hoạt động KHKT."

        Chả lẽ như voliqua làm kĩ thuật là vì có động lực và mục tiêu là kinh tế?
        Chả lẽ ai người ta cũng "Làm kỹ thuật cũng để phục vụ mục đích phát triển kinh tế."? (icetoheart)
        Một sinh viên thi làm robot có thể là "hãy đến với ước mơ sáng tạo, hãy đến với ước mơ khoa học, trái tim và khối óc, tuổi trẻ ơi vươn tới tương lai.."
        Giả sử, thế giới xảy ra dịch bệnh lớn khủng khiếp, đe doạ đến sự sống còn của loài người, vậy thì sẽ có những con người ngày đêm mày tìm ra phương thuốc để mà con người tồn tại, chắc họ cũng phải có kĩ thuật chứ!
        Để làm ra máy gia tốc tạo vật chất đen, người ta có thể phải bỏ ra hơn 5 tỉ đô. Kinh tế nuôi nấng nhưng chắc là họ không hay chưa đặt ra mục tiêu kinh tế!

        Làm kĩ thuật để phát triển, để có lợi và mục tiêu của người làm kĩ thuật có thể nhiều kiểu, trong đó có kinh tế. Người kinh tế làm sao để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất theo nhiều cách, và có thể họ sẽ tận dụng những phát triển của kĩ thuật công nghệ.

        Tồn tại và phát triển. Mình thấy từ đó chính xác với diễn đạt của mình thế nên mình nói "Làm ăn, người ta bỏ 1 đồng thì mong kiếm được hơn 1 đồng, nhưng làm máy có thể phải bỏ ra 10đ mà chưa chắc vì kiếm đc nửa đồng. Kinh tế hay kĩ thuật hay cái gì nữa cũng đều là để con người tồn tại và phát triển" thì cũng hợp lí đấy chứ!
        !e

        Comment


        • #34
          Khi thị trường , cụ thể thị trường điện tử nói chung, cung - cầu bằng nhau sẽ xảy ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà kinh doanh trên thị trường. Họ canh tranh :
          -Giá sản phẩm.
          -Chất lượng sản phẩm.
          -Chất lượng dịch vụ.
          Lúc này giá thị trường là một đường ngang với cuộc cạnh tranh hoàn hảo của thị trường, đẩy các doanh nghiệp chạy đua dành cho mình phần thắng trong chiếc bánh thị phần bằng giá cả, cải tiến công nghệ (hay ứng dụng công nghệ mới) và chất lượng dịch vụ được nâng cao.
          Và lúc này, DN kinh doanh kỹ thuật hay người kỹ thuật tham gia cuộc chơi trong cuộc chơi cạnh tranh của các nhà đang kinh doanh.
          Vậy họ (DN kỹ thuật, người làm kỹ thuật) sẽ tham gia ở khâu cải tiến kỹ thuật hay dịch vụ. Chính đây sẽ ra đới các chợ như chợ Nhật tảo phục vụ cho Anh em, DN nhu cầu cần linh kiện thay thế cũng như các diễn đàn phục vụ nhu cầu giao lưu thông tin, chia sẽ, học hỏi…
          Và cũng chính đây là giai đoạn cho một cuộc mưu sinh cho người làm kỹ thuật hay DN kỹ thuật khi điều kiện cần và đủ đã thoả mãn. Lúc này với DN kỹ thuật họ sẽ ra đời nhiều ứng dụng công nghệ bổ sung phần còn khuyết của thị trường, cố dành cho mình thế độc quyền bằng chất lượng công nghệ nhằm xí một tý đất cố chen chân vào thị trường kinh doanh, còn người kỹ thuật với thế yếu thân cô họ chỉ có thể làm những gì còn sót lại của thị trường như bảo hành, bảo trì sản phẩm và nếu Anh nào biết nhìn xa, trông rộng nhảy vào các DN để xí phần lương cao với kỹ thuật của mình.
          Đây là bối cảnh ra đời người kỹ thuật làm kinh tế, chỉ vậy thôi nhưng sẽ rất khó khăn cho cả DN và người làm kỹ thuật.
          (còn tiếp)
          Last edited by hienmedia; 02-07-2008, 22:31.
          |

          Comment


          • #35
            cho dù bạn học đúng nghành,làm công việc đúng sở trường,hay ko bằng hên,(ở đây tôi muốn đề cập vấn đề bất công của xã hội tôi nghiệm đúng qui luật 80/20.xã hội luôn bất công,mỗi 1 chúng ta phải góp công để xoá bỏ những bất công.bạn bỏ 4 đến 5 năm để tốt nghiệp thành quả là gì ?....tôi cũng đã trãi qua thời thanh xuân của mình kết quả chẳng đáng làm mình bận tâm,giờ thì ko cần cầm mỏ hàn vẫn phây phây ,nghiên cứu làm gì cho nó khổ mệt lắm.kiếm ngày 3 bữa là ok,còn nếu muốn kiếm tìên ráng = bill gate nhe
            mail:tranphuoclongtcl@gmail.com
            di động:0907145705
            chuyên LCD-LED TCL

            Comment


            • #36
              phản biện Zemen chút

              voliqua làm kĩ thuật là vì có động lực và mục tiêu là kinh tế?
              zemen
              Đúng, anh ấy không làm "không công" mãi cho ai mà cũng không thể nuôi mình và vợ con bằng ... không khí.

              Chả lẽ ai người ta cũng "Làm kỹ thuật cũng để phục vụ mục đích phát triển kinh tế."?
              zemen
              Đúng, ít nhất là phải tái sản xuất giản đơn sức lao động (thuật ngữ kinh tế học mà chị Lan Hương dùng, nghĩa là ít nhất thì lao động kỹ thuật đó nuôi sống được người lao động kỹ thuật). Và đó cũng là mục tiêu kinh tế (phát triển được hay không thì ... chưa chắc).

              Một sinh viên thi làm robot có thể là "hãy đến với ước mơ sáng tạo, hãy đến với ước mơ khoa học, trái tim và khối óc, tuổi trẻ ơi vươn tới tương lai.."
              zemen
              Vâng, tương lai đó là có năng lực cao để sáng tạo của cải vật chất và tinh thần cho nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội, và đó cũng là phạm trù kinh tế.

              ...thế giới xảy ra dịch bệnh lớn khủng khiếp, đe doạ đến sự sống còn của loài người, vậy thì sẽ có những con người ngày đêm mày tìm ra phương thuốc để mà con người tồn tại, chắc họ cũng phải có kĩ thuật chứ!
              zemen
              Một trận dịch dù lớn dù nhỏ đều ảnh hưởng tới nguồn nhân, tài, vật, lực của nhân loại, là yếu tố cốt tử của kinh tế toàn cầu . Mọi thứ vật tư, kỹ thuật đều phải được động viên để cứu vãn kịp thời.

              Để làm ra máy gia tốc tạo vật chất đen, người ta có thể phải bỏ ra hơn 5 tỉ đô. Kinh tế nuôi nấng nhưng chắc là họ không hay chưa đặt ra mục tiêu kinh tế!
              zemen
              Không chỉ 5 tỷ, mà dù 50 tỷ hay 500 tỷ cũng cần phải đổ ra để nắm lấy vật chất "tối" (và năng lượng lỗ đen, năng lượng phản hạt ...) vì đó là nguồn năng lượng vĩ đại và gần như vô tận đối với chúng ta (một số tài liệu năng lượng cận đại còn cho biết lỗ đen là động cơ vĩnh cửu dùng năng lượng của vật chất "tối"). Chi phí này đáng để bỏ ra vì nó giải quyết rốt ráo bài toán kinh tế lớn nhất của nhân loại : bài toán năng lượng.

              Tồn tại và phát triển.
              Một xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không có kinh tế. Vì kinh tế là thuộc tính của xã hội loài người, và nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình vận động, tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

              Nếu Zemen sống một mình ngoài hoang đảo như Robinson Crusoe thì không kể.

              Bạn Zemen chỉ được cái biết một mà chẳng biết hai.
              trích Lan Hương
              Làm sao biết được tới hai nhỉ.

              Comment


              • #37
                (tiếp theo)
                Khi cuộc chơi bắt đầu, kể cả DN và người kỹ thuật thường không lượng sức mình lao vào làm kinh tế bất kể các điều kiện thị trường miễn sao mình là số một mà bỏ qua giai đoạn đầu tư cơ hội, một giai đoạn cực kỳ quan trọng là nằm bắt công nghệ, học tập ứng dụng công nghệ đến khi vỡ lẽ ra thì ván đã đóng thuyền, nguy cơ thua lỗ bắt đầu xuất hiện.
                Vậy là một cuộc phiên lưu mới với sự canh tranh chính nội bộ của những người làm kỹ thuật, DN kỹ thuật với sự canh tranh không lành mạnh xuất hiện –quân ta đánh quân mình để rồi trở thành DN manh mún, kỹ thuật yếu ớt
                Vậy người kỹ thuật hay DN kỹ thuật làm kinh tế được không?. Được và làm tốt nhưng họ phải cùng chia sẽ lợi nhuận nhằm chia sẽ rủi ro cũng như chia sẽ cơ hội cho nhau và điều quan trọng, người kỹ thuật muốn làm kinh tế phải hiểu về kinh doanh, về thị trường.
                Cơ hội vẫn còn cho những ai muốn làm kinh tế nhưng trước tiên về kỹ thuật họ phải thực giỏi.
                |

                Comment


                • #38
                  mình thấy buồn cho dân làm kỹ thuật ở VN, vì mình thấy các sản phẩm điện tử phục vụ người tiên dùng thì có bao nhiêu % đó là sản phẩm do dân kỹ thuật Việt Nam làm ra?
                  Theo mình thì dân kỹ thuật VN hiện nay phải chịu sự quản lý của người làm kinh tế là đúng rồi.
                  Các bạn thử tính trong nhà mình có bao nhiêu sản phẩm điện tử mà có thương hiệu Made in Việt Nam?
                  Thôi Dân Dien tu cố lên
                  tanminhchau.com

                  Comment


                  • #39
                    "bèo dạt mây trôi" đến đâu thì đến ...

                    Nguyên văn bởi longtcl Xem bài viết
                    cho dù bạn học đúng nghành,làm công việc đúng sở trường,hay ko bằng hên,(ở đây tôi muốn đề cập vấn đề bất công của xã hội tôi nghiệm đúng qui luật 80/20.xã hội luôn bất công,mỗi 1 chúng ta phải góp công để xoá bỏ những bất công.bạn bỏ 4 đến 5 năm để tốt nghiệp thành quả là gì ?....tôi cũng đã trãi qua thời thanh xuân của mình kết quả chẳng đáng làm mình bận tâm,giờ thì ko cần cầm mỏ hàn vẫn phây phây ,nghiên cứu làm gì cho nó khổ mệt lắm. kiếm ngày 3 bữa là ok ,còn nếu muốn kiếm tìên ráng = bill gate nhe
                    Anh longtcl sống kiểu này là đúng y như mẫu "bèo dạt mây trôi" mà chị Lan Hương nói đây.

                    Nguyên văn bởi lanhuong
                    Ngoài những áp lực của gia đình và xã hội + (hay, và) ý thích nhất thời + (hay, và) tư vấn và hướng nghiệp không tốt + (hay, và) không tự chủ được cuộc đời mình v.v... nên rất nhiều người đành "để cuộc đời đưa đẩy", học hành theo kiểu "bèo dạt mây trôi" đến đâu thì đến.

                    Họ có thể học hành rất nghiêm túc, ra trường làm việc rất "tròn vai", có thể có vị trí tốt trong xã hội nhưng lúc nào cũng thấy cái gì đó "thiêu thiếu" trong cuộc sống của mình. Nếu có khả năng vượt thoát thì họ cũng có thể tạo ra "một cái gì đó", không thì "sáng vác ô đi tối vác về", cuối cuộc đời cũng ... chẳng ra cái gì hết, không có kinh tế mà cũng chẳng ra kỹ thuật
                    Đáng tiếc ...

                    Comment


                    • #40
                      bạn nói chí phải,bản thân tui thấy còn đáng tiếc cho mình,buồn là vì ko được học hành nhiều nên giờ phải an phận,buồn cho mình 1 buồn cho người khác nhiều hơn,được đào tạo bài bản song chẳng đóng góp được gì cho xã hội,đáng trách thay....
                      mail:tranphuoclongtcl@gmail.com
                      di động:0907145705
                      chuyên LCD-LED TCL

                      Comment


                      • #41
                        được đào tạo bài bản song chẳng đóng góp được gì cho xã hội,đáng trách thay....
                        Tui hơi khác 1 chút, không phải là chẳng đóng góp được, mà có lẽ là chưa đóng góp được gì
                        buồn là vì ko được học hành nhiều nên giờ phải an phận
                        chia buồn chia buồn.
                        Nhưng bạn chí ít cũng là 1 người giám thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, không như mấy ông SV trên diễn đàn này còn đang "bay bổng" lắm, cứ tưởng mình đang đứng trước ngưỡng cửa thiên đường, nhìn đời toàn màu hồng. Giá như họ phải lo làm việc kiếm tiền sinh hoạt hằng ngày + kiếm tiền để nghiên cứu mấy con Robocon mà không có bất cứ nguồn tài trợ nào + có đủ thời gian để nghiên cứu chế tạo Robocon => đạt thứ hạng cao trong cuộc thi robocon thì...
                        Last edited by icetoheart; 03-07-2008, 09:39.

                        Comment


                        • #42
                          Kinh tế là cái gì mà các bác bàn tán sôi nổi vậy ?

                          Kinh tế và kỹ thuật không phải lúc nào cũng là một hàm toán học . Cũng không hẳn là một phép thuật Logic .
                          Cũng không thể mang một tư duy một tư tưởng ở phương nọ áp dụng cho phương kia .

                          Chịu khó ngồi vào bàn họp cùng các xếp , ghi chép tỷ mỷ các con số , những hoạch định chiến lược . Sau đó lại ngồi cùng với người công nhân của họ xem tâm tư của họ ra sao .
                          Chịu khó như vậy sau độ năm , đến mười doanh nghiệp thì bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh về nền kinh tế kỹ thuật hiện tại . Lúc đó bạn sẽ lên kế hoạch cho mình cũng chưa muộn
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #43
                            ghi chép tỉ mỉ từ ... bản tham luận của mình ?

                            Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                            Kinh tế là cái gì mà các bác bàn tán sôi nổi vậy ?

                            Kinh tế và kỹ thuật không phải lúc nào cũng là một hàm toán học . Cũng không hẳn là một phép thuật Logic .
                            Cũng không thể mang một tư duy một tư tưởng ở phương nọ áp dụng cho phương kia .

                            Chịu khó ngồi vào bàn họp cùng các xếp , ghi chép tỷ mỷ các con số , những hoạch định chiến lược . Sau đó lại ngồi cùng với người công nhân của họ xem tâm tư của họ ra sao .
                            Chịu khó như vậy sau độ năm , đến mười doanh nghiệp thì bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh về nền kinh tế kỹ thuật hiện tại . Lúc đó bạn sẽ lên kế hoạch cho mình cũng chưa muộn
                            Anh Văn ơi, chắc như "đinh đóng cột" là thế, kinh tế và kỹ thuật không phải lúc nào cũng là một hàm toán học, cũng không hẳn là một phép thuật (giải thuật ?) Logic.

                            Chịu khó ngồi vào bàn họp cùng các xếp , ghi chép tỷ mỷ các con số , những hoạch định chiến lược : cái này hơi ... kỳ kỳ là. Em là xếp, mang chuông đi đánh khắp nơi (năm, đến mười doanh nghiệp thôi thì ... ăn thua gì) không lẽ lại ghi chép tỉ mỉ từ ... bản tham luận của mình ?

                            Hihi, còn công nhân thì ngày nào em chả gặp ? tâm tư của họ luôn luôn là ... tăng lương. Dĩ nhiên là em sẵn sàng đáp ứng với yêu cầu họ phải tăng trình độ và năng lực. Và chỉ một số rất ít người trong họ đạt được điều đó.

                            Kinh tế cả đấy anh ạ.

                            Lan Hương.

                            Comment


                            • #44
                              Em là xếp, mang chuông đi đánh khắp nơi (năm, đến mười doanh nghiệp thôi thì ... ăn thua gì)
                              ái chà chà, hèn gì từ đầu đến giờ nói câu nào chít câu đó về kinh tế, bái phụ bái phục.
                              tâm tư của họ luôn luôn là ... tăng lương
                              Và phải thêm 1 số cái khác như: điều kiện làm việc, môi trường làm việc......
                              Một người kỹ sư đi làm cho 1 công ty, công ty này trả cho anh ta 8triệu/tháng đến chỉ ngồi ghế, không phải làm gì, không được đi đâu, không có ngó không nghiêng, hết giờ về.
                              Cũng người kỹ sư này, có 1 công ty khác trả anh ta 5 triệu/tháng, đến làm công việc đúng chuyên ngành và niền say mê, có cơ hội thăng tiến cao, và ở đây anh ta có đủ mọi điều kiện để phát huy hết khả năng. Nếu người kỹ sư đó là bạn, bạn sẽ chon công ty nào?

                              Comment


                              • #45
                                cái thời bao cấp,đi bán vài thứ linh tinh,thì gọi là gian thương.ko đi bán về vườn trồng cây,nuôi cá ,thì gọi là làm kinh tế vườn, đi lên kinh tế mới trồng rẫy thì cũng là làm kinh tế.bây giờ gian thương lớn mạnh thời cuộc thay đổi thì gọi là doanh nhân.
                                cách sử dụng ngôn từ thì có khác ,chung qui lại thì cũng là kiếm tiền thôi mà
                                nếu muốn nó cao siêu thì nó cao siêu,muốn nó đơn giản thì nó đơn giản.
                                mà đơn giản thì ít bị nhức đầu
                                mail:tranphuoclongtcl@gmail.com
                                di động:0907145705
                                chuyên LCD-LED TCL

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                voliqua Tìm hiểu thêm về voliqua

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X