Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sao cứ phải đo nhiệt độ phòng là phải dùng LM35/335?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi voduychau
    như vậy để khi nào tớ thành lập 1 công ty bán dẫn,sẽ sản xuất 1 con chip đo nhiệt mang mã số ...3T nhé,bảo đảm ko trùng với LM335,hề hề

    nói thêm là ngay cả việc chọn tranistor để ổn nhiệt cũng ko chính xác vì....ko thể có 2 con giống nhau y đúc(trong cùng series,cùng số hiệu,cùng nhà sx)
    Hihi.. em ko dám.
    Lm335 cũng có sự ko đồng nhất, sai số này khoảng 1% sai khác. Dùng con nào cũng cần chuẩn hoá lại cả thôi.
    Phương pháp này cũng ko có gì là không thực tế cả, vì rất nhiều người đã dùng cách này, nó rất phổ biến

    Comment


    • #17
      tóm lại là có mấy món sau để đo nhiệt:nhiệt trở(tuyến tính hoàn hảo),diode,transistor mắc thành diode,IC cảm biến LM35 hay LM335,đôi khi còn thấy người ta dùng thạch anh nữa,vì tần số của nó bị ảnh hưởng theo nhiệt

      ngoài ra chưa thấy cái nào mới hơn,quái chiêu hơn cả

      Comment


      • #18
        Chị Trang có thể giải thích cho em cách tính nhiệt độ khi sử dụng LM335 và ADC 10bit được không?

        Comment


        • #19
          Cách đây 1 tháng khi đọc bài này của 3T thì mình cho đây chỉ là 1 ý tưởng mang tính chất nghiên cứu, không có tính thực tế. Nhưng bây giờ thì mình đang có 1000 bộ khống chế nhiệt độ sản xuất theo chuẩn công nghiệp, đo nhiệt độ chính xác từ 0 đến 99 độ, và chính xác là họ dùng diode muỗi để làm đầu đo.
          Đặc biệt hơn nữa nó không cần ADC. Các bạn có tin không? Và cũng nhờ không dùng ADC nên đầu đo có thể đặt rất xa bộ khống chế mà vẫn không hề nhiễu, sai lệch.Vì thế giá thành thực tế rất rẻ, chỉ mấy chục nghìn đồng.

          P/S :Nếu 3T muốn tham khảo thì có thể đến chỗ mình.

          Comment


          • #20
            Vậy cái loại đó làm việc ra sao huh Kami? Có ai nghe nói đo nhiệt bằng laser chưa? Hay là phát tia ra rùi đo ngược lại, tính nhiệt độ? Tôi có nghe nói loại này nhưng không tìm ra
            Đẹp từng kilomét

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi thaithutrang Xem bài viết
              Cũng chưa hẳn vậy đâu. Vì nếu đơn cử một ví dụ dùng LM35+ADC0809 mà rất nhiều đồ án tốt nghiệp các anh chị đã làm.
              LM35 10mv/1 độ C. Độ phân giải của ADC0809 là 8 bit và dải từ 0->5V, cứ lý tưởng hóa cho là Vref ổn định. Vậy mỗi bước là 5000mv/256=20mv. Vậy nếu không dùng mạch khuếch đại chỉ đo được sai số là 2 độ+khoảng 1 độ sai lệch tĩnh do sensor(sai số tĩnh của sensor em nhớ ko thật chính xác). Vậy nếu không dùng mạch khuếch đại thì sai số mỗi phép đo là 3 độ--> không chấp nhận được trong hầu hết các phép đo.
              Vậy buộc phải dùng mạch khuếch đại. Giả sử hệ số khếch đại là x10. Nếu dùng điện trở thông thường ta sẽ gặp sai số khoảng 5%, tại 50 độ có thể sẽ gây sai số hơn 2.5 độ.
              Vậy ta cũng phải căn chỉnh hệ số khếch đại bằng phần cứng(biến trở) hay bằng phần mềm.
              Ngoài ra cần căn chỉnh offset(sai lệch tĩnh của sensor) bằng phần cứng(biến trở) hay bằng phần mềm.
              Vậy tới hai thao tác căn chỉnh, vậy cũng chưa thể nói nó là dễ dùng hơn nhiều so với diot được
              Mình thấy ý tưởng này thú vị đấy
              Cuộc đối thế này các bạn xem thử nhé:
              A: Sao lại có nhiều LK thế nhỉ ?
              B: Về bản chất các linh kiện bán dẫn sử dụng tiếp giáp P-N, sự phối hợp giữa cặp tiếp giáp tạo nên những linh kiện bán dẫn có những đặc trưng về thông số kỹ thuật
              A: LK có thể thay thế cho nhau dc chứ ?
              B: Khó nói đây,vì tiếp giáp P-N rất nhạy cảm (trong đó có nhiệt độ), phải xem chất nào làm ra chúng, độ pha tạp thế nào,... cái đó gần như ko tưởng. Ta còn một lối thoát là dựa vào datasheet + lý thuyết từng nhóm LK. So với thực tế thế nào ? Rất khó bạn của tôi ạ, ngay cả những LK cùng loại.
              Vì sự phối kết hợp giữa các linh kiện này trong một mạch cụ thể tạo ra các mức sai số khác nhau
              Ta chỉ còn cách đo thực tế + datasheet + làm nhiều = sai số nhỏ hơn
              Hơn nữa còn phụ thuộc ứng dụng bạn cần, phạm vi áp dụng,...
              A: Khó qúa!
              A: Nhưng khâu nào khó nhất ?
              B: Có lẽ khó hơn cả vẫn là anh cân chỉnh bạn ạ. Chắc chắn anh ta phải giỏi lý thuyết và làm thực tế nhiều lắm, do hiện trong tay chúng ta không có công cụ đo "chuẩn nhất"(nếu dùng máy đo "chuẩn nhất" hiện có mình chẳng nói làm gì ).
              B: Còn các bạn, các bạn đang nghĩ gì ?
              B: Mọi ý tưởng đều phải được nâng niu bằng cả trái tim
              Và thực tế sẽ chứng minh cho bạn.

              Comment


              • #22
                co' anh nao` chi em la` ampli voi' !!! cam on cac anh nhiu` nha!!!

                Comment


                • #23
                  Thực sự ra đo nhiệt độ thì sai số nhiều nhất là nằm ở phần đầu đo. Vì vậy việc đầu tư thêm tiền cho một cái đầu đo nhiệt tốt không có gì là không chính đáng, thay một con lm35(15k) bằng một con diode 4148(100d) tôi thấy không nên. Thực sự tôi chưa bao giờ thấy cái mạch nào dùng đầu đo là diode cả, vì không có cái mạch nào chỉ đo nhiệt độ không mà không làm gì cả, khi đó cái thiệt hại gây ra do sử dụng đồ dõm có thể cao gấp nhiều lần bản thân thiết bị đó. Hơn nữam trong các ứng dụng, yêu cầu có khả năng lắp lẫn, thay thế, vì thế sử dụng các thiết bị có độ tin cậy và chính xác không cao là không thể. Trong thực tếm thermo couple là thiết bị rẻ tiền và chính xác nhất, do đó là thiết bị dễ gặp nhất, giá của nó còn rẻ hơn lm35 nữa kià, đặc biệt là mới cũ gì cũng giống nhau, nói chung độ bền cao nhất.
                  còn máy đo laser thì bạn có thể tham khảo của Mitutoyo, tui có xài qua mấy cái này nhiều rồi, thực chất là nó đo phổ của vật thể phát ra, dùng đầu đo không tiếp xúc, tia laser chỉ là dụng cụ để xác định điểm đo thôi, không phải đo cái mà nó phản xạ lại đâu.

                  Comment


                  • #24
                    may anh oi ai co cai so do mach do nhiet do, cho em xin ve lam thu choi

                    Comment


                    • #25
                      Con diode hien dang duoc dung trong bo do nhieu do hang FOX Han Quoc .Thong so ghi "Sensor : diode" gia tri do tu -44C tới 90C , va trong may bộ đo nhiệt TQ SX giá siêu siêu rẻ 50k , nhiệt độ cũng chính xác chán .
                      Còn mạch miếc sao kô thấy 3T trưng ra , toàn nói toàn lý thuyết -> chán .
                      Mạch nạp Little Programmer
                      MSC-51,AVR,EEPROM ... etc

                      Site Fukusei shop :

                      Comment


                      • #26
                        [QUOTE=thaithutrang;19326]Ví dụ: cái bộ không chế công suất cho máy ấp trứng mà các bà con nông dân vẫn dùng. Mỗi bộ chỉ hơn 1-200 ngàn.
                        ...............

                        Ban có cái mạch này không, up lên cho mình với. đang cần lắm lắm.

                        Comment


                        • #27
                          Mình dùng LM35 làm cảm biến đưa ra tín hiệu tương tụ rồi dùng ADC chuyển sang tín hiệu số, rồi mình đưa vào AT89C51 để hiển thị nhiệt độ bằng LCD nhưng nhiệt độ không đúng với nhiệt độ môi trường. Xin các bạn chỉ cho mình hướng giải quyết. Cảm ơn nhiều

                          Comment


                          • #28
                            p**c

                            bạn Trang!
                            thực ra việc dùng LM335 trong một số trường hợp chỉ là bù nhiệt độ thôi không hẳn là cần phải chính xác cao lắm. Nếu bạn đo nhiệt độ tới 1200 thì việc bù đàu lạnh truyền cảm là cần thiết mà. Bạn đã từng lập trình cho P**c để đo nhiệt độ dùng thermocouple chưa? cái này mình thấy rất hay. bạn có code lập trình cho con cy8c26443 không?

                            Comment


                            • #29
                              Mình dùng LM35 làm cảm biến đưa ra tín hiệu tương tụ rồi dùng ADC chuyển sang tín hiệu số, rồi mình đưa vào AT89C51 để hiển thị nhiệt độ bằng LCD nhưng nhiệt độ không đúng với nhiệt độ môi trường. Xin các bạn chỉ cho mình hướng giải quyết. Cảm ơn nhiều
                              bạn có thể cho mọi người xem code không lúc đó dễ xử lý hơn. theo mình bạn xem lại phần làm sai số cho mạch của bạn như nhiễu, điện áp bù nhiệt mình đang làm đo nhiệt độ bằng p**c đây này. LM 335 chỉ bù nhiệt độ tức là bù sai số mà thôi.hichic

                              Comment


                              • #30
                                Nếu dùng mạch đo nhiệt độ sử dụng diode thì có một mạch thế này. Chỉ cần dùng một con PIC(không cần dùng ADC chỉ cần dùng chức năng IO của PIN thôi) với diode và một vài con tụ trở là có thể cấu thành mạch đo nhiệt độ tương đối chính xác rồi. Với mạch này bạn có thể tạo ra những sản phẩm tương đối rẻ tiền nhưng vẫn hữu dụng so với dùng LM35.
                                Một số ưu điểm khi dùng diode so với LM35 có thể nêu ra như sau:
                                - Với một số thiết bị dùng pin (3V) và chạy PIC(LF) thì mạch điện này vừa tiết kiệm được nguồn điện. Vừa không phải thêm mạch nâng áp (vì LM35 dùng điện áp 5V).
                                - Mạch nhỏ gọn thích hợp cho các thiết bị cầm tay gọn nhẹ mà không cần độ chính xác cao
                                - Giảm giá thành cho các thiết bị dân dụng sản xuất nhiều (như máy ấp trứng, máy đo nhiệt độ bể cá...)
                                .......
                                Việc chọn lựa để dùng LM35 hay diode là tùy vào điều kiện và hoàn cảnh. Mình thì hay dùng DS18B22 cho các ứng dụng cần điện áp thấp (3V) và độ chính xác cao.
                                Last edited by phanbobo; 21-07-2008, 12:52.
                                Cũ người mới ta!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thaithutrang Tìm hiểu thêm về thaithutrang

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X