Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sao cứ phải đo nhiệt độ phòng là phải dùng LM35/335?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sao cứ phải đo nhiệt độ phòng là phải dùng LM35/335?

    Em thấy một số mạch trên diễn đàn này, hễ nói đến đo nhiệt độ là nhắc tới LM35/335... nhưng tại sao chúng ta không dùng các cách tư duy khác rẻ tiền hơn?
    Ví dụ ta có thể dùng diot(100-200 đồng) vô cùng dễ kiếm. Nó tuy phi tuyến, nhưng nếu đo một dải hẹp nào đó thì khá tuyến tính và chấp nhận được. Nếu dùng uC trong mạch thì chuyện tuyến tính hóa từng đoạn hoặc nội suy các giá trị này không hề khó.
    Vậy tại sao nhắc tới đo nhiệt độ dùng 8951+ADC0809+Khuếch đại+LM35 hay PIC6F877A+Khuếch đại+LM35 lại không thay LM35 = diot rẻ tiền như 1N4148/4007/4001...?
    Điều này có vẻ tầm thường, nhưng khi áp dụng cho các thiết bị dân dụng lại đem lại lợi ích trông thấy. Thử tính con số: LM35:25K trong khi 1N4148 chỉ 100 đồng. Vậy riêng mỗi sản phẩm nếu nhân bản hàng loạt thì mỗi thiết bị lãi tới 24.900 đồng. Vậy 1000 sản phẩm thì việc thay thế này đã lãi tới...? và còn hơn nữa? thì...


  • #2
    Bởi vì các cái " ấy " đã được chuẩn hóa chính xác rồi
    Còn dùng các món rẻ tiền đó thì còn thiếu kiến thúc phần cứng .
    Trong các thiết bị gia dụng ( TV hay Ampli ...) người ta vẫn dùng Diôt để kiểm tra nhiệt đó thôi . Ví dụ cánh tản nhiệt quá nóng thì CPU sẽ ra lệnh tắt nguồn của Ampli ...... vvv ....... vv

    Hay cái " Mắt nai " của TV LG cũng chỉ là một con Quang trở với một Tranisto rất rẻ tiền ( bán đầy chợ )
    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
    nguyendinhvan1968@gmail.com

    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi nguyendinhvan
      Bởi vì các cái " ấy " đã được chuẩn hóa chính xác rồi
      Cũng chưa hẳn vậy đâu. Vì nếu đơn cử một ví dụ dùng LM35+ADC0809 mà rất nhiều đồ án tốt nghiệp các anh chị đã làm.
      LM35 10mv/1 độ C. Độ phân giải của ADC0809 là 8 bit và dải từ 0->5V, cứ lý tưởng hóa cho là Vref ổn định. Vậy mỗi bước là 5000mv/256=20mv. Vậy nếu không dùng mạch khuếch đại chỉ đo được sai số là 2 độ+khoảng 1 độ sai lệch tĩnh do sensor(sai số tĩnh của sensor em nhớ ko thật chính xác). Vậy nếu không dùng mạch khuếch đại thì sai số mỗi phép đo là 3 độ--> không chấp nhận được trong hầu hết các phép đo.
      Vậy buộc phải dùng mạch khuếch đại. Giả sử hệ số khếch đại là x10. Nếu dùng điện trở thông thường ta sẽ gặp sai số khoảng 5%, tại 50 độ có thể sẽ gây sai số hơn 2.5 độ.
      Vậy ta cũng phải căn chỉnh hệ số khếch đại bằng phần cứng(biến trở) hay bằng phần mềm.
      Ngoài ra cần căn chỉnh offset(sai lệch tĩnh của sensor) bằng phần cứng(biến trở) hay bằng phần mềm.
      Vậy tới hai thao tác căn chỉnh, vậy cũng chưa thể nói nó là dễ dùng hơn nhiều so với diot được

      Comment


      • #4
        lm55 thực chất là 1 nguồn dòng điện biến đổi theo nhiệt,nó có độ chính xác cao hơn hẳn diốt .nếu bạn thích đơn giản thì dùng nhiệt trở,độ tuyến tính tuyệt vời

        trong một số amply người ta muốn đặc tính dòng điện qua mối nối BE thất khớp với transistor để bù nhiệt cho chính xác,họ dùng hẳn...1 con transistor khác,giống với con chính trong mạch rồi mắc thành kiểu diode,như thế con diode nhân tạo này có đặc tuyến BE gần giống với Transistor nhất,và nó thường gắn luôn trên miếng tản nhiệt.

        Comment


        • #5
          Nếu một uC có tích hợp watchdog có nguồn dao động trong cung cấp watchdog thì ta có thể đo thời gian watchdog để tính ra nhiệt độ. Bởi thời gian watchdog thường phụ thuộc vào nhiệt độ. Tuy nhiên cách này có vẻ không thật chuẩn lắm, bởi khi chạy, chip sẽ nóng lên và có thể lại là đo nhiệt độ của chip chứ không phải nhiệt độ môi trường.
          Trường hợp này nên dùng khi chip chạy tải thấp, đặc biệt chạy xen kẽ ở chế độ nghỉ

          Comment


          • #6
            Khi chế các thiết bị đo lường thì điều người ta quan tâm nhiều nhất vẫn là độ chính xác và ổn định. Nếu một thiết bị đo lường mà không chính xác thì thử hỏi nó còn có ý nghĩa nữa không?

            Lý do để LM335 (cảm biến nhiệt) được nhiều người ưa dùng có thể kể đến như sau:
            - Độ chính xác, độ ổn định, dải đo, etc. đáp ứng được hầu hết các ứng dụng đo lường thông dụng (phục vụ cho cuộc sống). Ví dụ như đo nhiệt độ phòng, đo nhiệt độ các khu bảo quản lương thực phẩm,...
            - Giá thành rẻ (chỉ khoảng 1USD/chiếc). Mua trên 1000 chiếc thì giá chỉ khoảng 0,5 USD
            - Ngoài ra, LM335 được sử dụng khá phổ biến nhờ một số ưu việt khác của nó như: điện áp nuôi tương đương mức điện áp TTL (5 volts); trở kháng lối ra thấp (dễ ghép nối với lối vào tầng khuếch đại hay lối vào ADC); điện áp lối ra tuyến tính với nhiệt độ lối vào; etc.

            Một số thông số của LM335:
            - Dải đo: từ -40°C đến 100°C
            - Điện áp cung cấp: 5 Volt
            - Trở kháng lối ra: 0,6 Ohm
            - Sai số ở 25°C: dưới 1°C (dải nhiệt độ thường hay được đo trong các ứng dụng thường ngày từ 10°C đến 50°C)


            Comment


            • #7
              Thật ra thì vẫn tùy ứng dụng và tùy vào mức độ chính xác yêu cầu mà ta chọn các sensor nhiệt<nếu được gọi là thế> thích hợp. Ví dụ như ở lò nhiệt, trong máy điều hòa nhiệt độ, amli, hay trong lò ấp vịt ...
              Tiểu thư 3T sao không phân tích luôn trường hợp nếu dùng điốt thì sai số sẽ như thế nào hỉ?
              ------------------



              ------------------

              Comment


              • #8
                http://www.thermengr.com/TB/TB-02.pdf

                F đi dạo qua, thấy cái tiêu đề này có vẻ hay hay (mà đúng ra cái câu hỏi nào bé Trang đặt ra thì cũng hay cả .. hihi), cho nên hỏi bác G, bác G cho F cái đường link trên.

                Chúc vui
                Falleaf
                Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi yesme@
                  Khi chế các thiết bị đo lường thì điều người ta quan tâm nhiều nhất vẫn là độ chính xác và ổn định. Nếu một thiết bị đo lường mà không chính xác thì thử hỏi nó còn có ý nghĩa nữa không?

                  Lý do để LM335 (cảm biến nhiệt) được nhiều người ưa dùng có thể kể đến như sau:
                  - Độ chính xác, độ ổn định, dải đo, etc. đáp ứng được hầu hết các ứng dụng đo lường thông dụng (phục vụ cho cuộc sống). Ví dụ như đo nhiệt độ phòng, đo nhiệt độ các khu bảo quản lương thực phẩm,...
                  - Giá thành rẻ (chỉ khoảng 1USD/chiếc). Mua trên 1000 chiếc thì giá chỉ khoảng 0,5 USD
                  - Ngoài ra, LM335 được sử dụng khá phổ biến nhờ một số ưu việt khác của nó như: điện áp nuôi tương đương mức điện áp TTL (5 volts); trở kháng lối ra thấp (dễ ghép nối với lối vào tầng khuếch đại hay lối vào ADC); điện áp lối ra tuyến tính với nhiệt độ lối vào; etc.

                  Một số thông số của LM335:
                  - Dải đo: từ -40°C đến 100°C
                  - Điện áp cung cấp: 5 Volt
                  - Trở kháng lối ra: 0,6 Ohm
                  - Sai số ở 25°C: dưới 1°C (dải nhiệt độ thường hay được đo trong các ứng dụng thường ngày từ 10°C đến 50°C)
                  Nhưng nói gì đi nữa thì cũng không thể tránh khỏi một số thực tế:
                  -Dùng diot(có thể dùng transistor thay thế) vẫn rẻ hơn LM35/335 nhiều lần. Ứng dụng dân dụng khi sản xuất hàng loạt điều này rất ý nghĩa.
                  -Ai đó có đảm bảo rằng dùng LM35 chính xác hơn LM35/335 không nếu như mạch phụ trợ cho LM35 tốt, phần mềm chuẩn hóa tốt? bởi bản chất nó đều là lớp tiếp giáp và sẽ có đường đặc tuyến phụ thuộc nhiệt độ.
                  -Nếu dùng chân hiệu chỉnh thì LM335 lại phải có tới 3 dây, trong khi diot chỉ 2 dây.
                  -LM335 có thể cho trực tiếp vào ADC? rất hữu hạn vì LM335 chỉ 10mv/độ, vậy ADC và Vref như thế nào mới ý nghĩa? hihi... cũng cần một mạch khuếch đại thôi anh yesme@ à. Và vậy là phần cứng như nhau cả.
                  -Tương thích mức? hihi... diot có thể dùng với mọi mức > ud. Vậy có thể tùy biến. Nên điều này LM335 cũng ko thất lợi thế hơn.
                  ...có chăng thì LM335/35 thì phần mềm hầu hết không phải làm gì ngoài một phép nhân quy đổi từ số nhị nhân ra nhiệt độ. Còn diot sẽ phức tạp hơn, nhưng như như thế thì mới thể hiện được cái hay của phần mềm.

                  Comment


                  • #10
                    Vấn đề là công sức tính toán thiết kế và chi phí phần cứng, đây là bài toán mà các nhà thiết kế luôn phải cân nhắc em ạ. Trong trường hợp đo nhiệt độ của em, thì anh hoàn toàn không có ý kiến, bởi vì nó quá bé nhỏ.

                    Nếu như một lò nhiệt làm phần điều khiển khoảng 10 - 20 triệu, thì không hiểu là vài trăm đồng và vài chục nghìn có thấm thía gì? Còn làm những ứng dụng mà giá bắt buộc phải thấp thì anh cũng chưa nghĩ ra cái ứng dụng nào đo nhiệt độ mà giá phải rẻ vậy cả? Em có thể cho thí dụ thực tế không?

                    Chúc vui
                    Falleaf
                    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                    Comment


                    • #11

                      Chế tạo robot đồ chơi có khả năng.....đớp được lửa.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi falleaf
                        Vấn đề là công sức tính toán thiết kế và chi phí phần cứng, đây là bài toán mà các nhà thiết kế luôn phải cân nhắc em ạ. Trong trường hợp đo nhiệt độ của em, thì anh hoàn toàn không có ý kiến, bởi vì nó quá bé nhỏ.

                        Nếu như một lò nhiệt làm phần điều khiển khoảng 10 - 20 triệu, thì không hiểu là vài trăm đồng và vài chục nghìn có thấm thía gì? Còn làm những ứng dụng mà giá bắt buộc phải thấp thì anh cũng chưa nghĩ ra cái ứng dụng nào đo nhiệt độ mà giá phải rẻ vậy cả? Em có thể cho thí dụ thực tế không?

                        Chúc vui
                        Ví dụ: cái bộ không chế công suất cho máy ấp trứng mà các bà con nông dân vẫn dùng. Mỗi bộ chỉ hơn 1-200 ngàn.
                        Hay ví dụ đơn giản như anh Vân nói là gắn 1 con diot bảo vệ quá nhiệt cho một con công suất nào đó...
                        Còn những cái máy như anh nói hàng chục triệu thì em hiểu đó là một hệ thống yêu cầu cao về điều khiển và đo lường. Ví dụ: mạch khống chế nhiệt độ tới vài trăm vài ngàn độ, lúc đó tất nhiên ko ai dùng cảm biến bán dẫn mà phải dùng tới PT/CAN nhiệt...

                        Comment


                        • #13
                          Tất nhiên là tiền nào của ấy thôi .
                          Một cái can nhiệt 400 độ C do China sản xuất có giá 15 000 đ
                          Nhưng một cái Can nhiệt 1200 độ C cũng cùng hãng của China có giá tới 250 000 đ ?????

                          Việc hiệu chỉnh thông số của các thiết bị cảm biến nhiệt ( bất cứ loại gì ) đều hết sức khó khăn đấy bạn 3T à ????
                          Bởi vì rất khó tạo nên một nhiệt độ chuẩn .
                          Không giống như việc can chỉnh một bộ ADC . Vì một nguồn điện áp chuẩn và một Vôn kế chuẩn dễ tìm hơn nhiều .

                          Việc Tess các can nhiệt theo kiểu Amater là : Nhúng nó vào nước sôi xem nó có chỉ đúng 105 độ không ??????
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi ToanThang88
                            Chế tạo robot đồ chơi có khả năng.....đớp được lửa.
                            ý tưởng này, các bác tưởng em nói đùa àh.

                            Comment


                            • #15
                              như vậy để khi nào tớ thành lập 1 công ty bán dẫn,sẽ sản xuất 1 con chip đo nhiệt mang mã số ...3T nhé,bảo đảm ko trùng với LM335,hề hề

                              nói thêm là ngay cả việc chọn tranistor để ổn nhiệt cũng ko chính xác vì....ko thể có 2 con giống nhau y đúc(trong cùng series,cùng số hiệu,cùng nhà sx)

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              thaithutrang Tìm hiểu thêm về thaithutrang

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X