Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cảm biến màu sắc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cảm biến màu sắc

    Chào các bác!
    các bác giúp em tí!
    em muốn dùng loại cảm biến phát hiện màu sắc chặng hạn (xanh, đỏ, vàng)
    thì em phải dùng loại nào???
    mua ở đâu??? giá cả thế nào??? em ở hà nội!
    thanks!

  • #2
    Cảm biến mầu sắc là một đề tài hay nhưng phức tạp. Bạn có thể tham khảo đề tài của tôi. http://www.youtube.com/watch?v=LJmodC-bW_g
    Cty TNHH Ứng Dụng Phát Triển Công Nghệ ECAPRO

    Comment


    • #3
      uh!
      bạn có thể dùng RBG!
      cảm biến phát hiện 3 màu!
      ra chợ rời (ở Phố Hếu) hỏi có bán rất nhiều loại này đấy!
      chúc vui!

      Comment


      • #4
        ban cung co the dung phat thu tia hong ngoai de phat hien mau , nguyen lý thi chung ta van thay hang ngay thoi : mau cang toi thi ham thu tia hong ngoai cang nhiêu (lượng phản xạ lại càng ít) , điều quang trọng ở đây là phải cố định khoảng cách cần đo và lọc nhiễu ( bằng cách phát thu với xung 38kHz rồi tách sóng 38kHz ra , nhớ cố định hệ số khuếch đại ngõ vào) đưa tới ADC của VDK để phân biệt (hơi bị nhậy đó nha ), rất cool !

        Comment


        • #5
          Nói thêm , để tách sóng âm tần 38KHz ta dùng mạch lọc cầu T là được rồi (băng thông rộng cũng không sao ) ! hệ số khuếch đại nên điều chỉnh được để lúc set khoảng cách sao cho vđk xuất ra LCD giá tri 0 với màu đen ( hoặc gần như đen ) (thường thì màu đen phản xạ rất ít hoặc không phản xạ )

          Comment


          • #6
            ba con ai bit moi ro xem
            chu map mo ri tui chiu

            Comment


            • #7
              Tui bi co giao de tai la dung cam bien mau sac de phan loai san pham
              noi chung la co mot day san pham nhieu mau sac vi du nhu (sp ban chai danh rang)roi phan loai xânh do vang
              tui chi moi hoc nam 3 nen ngu lam
              anh em co long thuong thi chi giup
              thank

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi herrtien Xem bài viết
                Cảm biến mầu sắc là một đề tài hay nhưng phức tạp. Bạn có thể tham khảo đề tài của tôi. colorsensor VIETNAM - YouTube
                cái này mình thấy hay đấy.
                nhưng vậy chưa đủ. Phải có hướng dẫn cụ thể để anh em còn học hỏi nữa chứ
                chẳng hạng như mạch cảm biến với

                Comment


                • #9
                  thực ra cảm biến màu sắc người ta thường dùng phương pháp "dạy" cho nó biết màu nào là màu đỏ, màu nào là màu vàng hay xanh lá, dễ như dụ con nít 3 tủi zệ ! Nói đùa chứ nguyên tắc như sau:
                  1- cung cấp 1 nguồn sáng trắng đủ mạnh ( cái này dùng 4 con led trắng siêu sáng lùn được rồi).
                  2- cố định khoảng cách tới vật cần nhận biết
                  3- Dùng con LDR( trở quang) mắc kiểu cầu chia áp và 1 đường vào ADC của VĐK để lấy tín hiệu phản hồi( thường là áp.
                  4- Nguồn cấp cho led phải cố định( sai số thấp)
                  Vậy là xong, giờ dạy cho em nó thôi, ta đưa vật cần xác định lại gần cảm bến để nó "nhìn" rồi lưu giá trị này vào EEPROM để dùng làm dữ liệu so sánh nhận biết vật, bằng cách này ta có thể dạy nó hàng chục màu như chơi, mỗi màu nó xuất ra 1 tín hiệu.( nhớ cho nó dung sai +- một lượng nào đó nữa là ok).
                  Còn trên thực tế người ta lại làm khác , chủ yếu dùng lăng kính để tạo vân giao thoa, và đo khoảng cách vân để lấy bước sóng -> màu.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi microchip Xem bài viết
                    thực ra cảm biến màu sắc người ta thường dùng phương pháp "dạy" cho nó biết màu nào là màu đỏ, màu nào là màu vàng hay xanh lá, dễ như dụ con nít 3 tủi zệ ! Nói đùa chứ nguyên tắc như sau:
                    1- cung cấp 1 nguồn sáng trắng đủ mạnh ( cái này dùng 4 con led trắng siêu sáng lùn được rồi).
                    2- cố định khoảng cách tới vật cần nhận biết
                    3- Dùng con LDR( trở quang) mắc kiểu cầu chia áp và 1 đường vào ADC của VĐK để lấy tín hiệu phản hồi( thường là áp.
                    4- Nguồn cấp cho led phải cố định( sai số thấp)
                    Vậy là xong, giờ dạy cho em nó thôi, ta đưa vật cần xác định lại gần cảm bến để nó "nhìn" rồi lưu giá trị này vào EEPROM để dùng làm dữ liệu so sánh nhận biết vật, bằng cách này ta có thể dạy nó hàng chục màu như chơi, mỗi màu nó xuất ra 1 tín hiệu.( nhớ cho nó dung sai +- một lượng nào đó nữa là ok).
                    Còn trên thực tế người ta lại làm khác , chủ yếu dùng lăng kính để tạo vân giao thoa, và đo khoảng cách vân để lấy bước sóng -> màu.
                    Lại cái LDR,cái này không chinh xác sai số nhiều lắm.Thí dụ cùng 1 điều kiện,đo lần 1 là 1 volt,đo lần 2 là 1,3 volt,đo lần 3 là 1,2 volt,đo lần 4 là 0,9 volt.........Giá trị đo không lặp lại,vậy số nào đúng?

                    Comment


                    • #11
                      Ai nói không lặp lại? Cái thay đổi là do điều kiện đo, cùng một điều kiện đo sao lại không giống nhau, điều kiện đo của bạn như thế nào có thể nói rõ hơn cho anh em hiểu chút không? Chứ tui đo 10 lần như 1, chỉ sai số 1 chút thôi, nên tui mới cho nó một khoảng sai số đó!

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi microchip Xem bài viết
                        Ai nói không lặp lại? Cái thay đổi là do điều kiện đo, cùng một điều kiện đo sao lại không giống nhau, điều kiện đo của bạn như thế nào có thể nói rõ hơn cho anh em hiểu chút không? Chứ tui đo 10 lần như 1, chỉ sai số 1 chút thôi, nên tui mới cho nó một khoảng sai số đó!
                        Quang trở không phải là linh kiện dùng trong đo lường vì chính bản thân nó không có độ lập lại trong cùng điều kiện đo.Nếu bạn nói quang trở chính xác dùng trong đo lường thì......Kệ bạn.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi êprom Xem bài viết
                          Quang trở không phải là linh kiện dùng trong đo lường vì chính bản thân nó không có độ lập lại trong cùng điều kiện đo.Nếu bạn nói quang trở chính xác dùng trong đo lường thì......Kệ bạn.
                          Tôi không nói quang trở chính xác, đó là bạn nói, bạn chưa làm mà lại nói lung tung, thứ hai đây là cách cây nhà lá vườn tôi từng làm nên nói lại cho mọi người làm, còn cảm biến mầu sắc dùng trong công nghiệp như tôi nói ở trên người ta dùng lăng kính tạo vân giao thoa. Tôi không đảm bảo độ chính xác tuyệt đối của quang trở nhưng nếu để nhận biết 7 màu cơ bản thì không vấn đề.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi microchip Xem bài viết
                            Tôi không nói quang trở chính xác, đó là bạn nói, bạn chưa làm mà lại nói lung tung, thứ hai đây là cách cây nhà lá vườn tôi từng làm nên nói lại cho mọi người làm, còn cảm biến mầu sắc dùng trong công nghiệp như tôi nói ở trên người ta dùng lăng kính tạo vân giao thoa. Tôi không đảm bảo độ chính xác tuyệt đối của quang trở nhưng nếu để nhận biết 7 màu cơ bản thì không vấn đề.
                            bạn vừa nói quang trở bạn đo 10 lần đều lặp lại,tôi copy qua cho bạn khỏi cãi:
                            Ai nói không lặp lại? Cái thay đổi là do điều kiện đo, cùng một điều kiện đo sao lại không giống nhau, điều kiện đo của bạn như thế nào có thể nói rõ hơn cho anh em hiểu chút không? Chứ tui đo 10 lần như 1, chỉ sai số 1 chút thôi, nên tui mới cho nó một khoảng sai số đó!

                            Ai bảo bạn tôi chưa làm mà nói lung tung? chính vì đã làm rồi mới biết cái quang trở ko có độ lặp lại.Mà bây giờ tôi cũng theo lời của mod bqv: Không hoang phí kiến thức cho loại người........

                            Comment


                            • #15
                              Tôi nói 10 lần như 1 ở đây là đo 10 lần đều nhận được ( trong khoảng dung sai cho phép) chứ đòi 100% lấy đâu ra! Bạn nói : "cùng 1 điều kiện,đo lần 1 là 1 volt,đo lần 2 là 1,3 volt,đo lần 3 là 1,2 volt,đo lần 4 là 0,9 volt..." thì tôi không rõ bạn đo kiểu gì mà lệch những 0,3V mỗi lần đo, thực sự tôi không thích bạn nói :"chính vì đã làm rồi mới biết cái quang trở ko có độ lặp lại.Mà bây giờ tôi cũng theo lời của mod bqv: Không hoang phí kiến thức cho loại người........" như vậy là bất lịch sự, có lẽ bạn đã làm rồi( nếu thực sự như vậy) nhưng có lẽ kỹ thuật bạn làm chưa chuẩn, ở đây mọi người cần bạn chia sẽ kiến thức, nếu bạn có cách nào hay thì cứ đưa ra cho mọi người học hỏi, con không thì thôi! Xúc phạm người khác là hành vi không được chấp nhận ở đây! nếu bạn chưa tin có thể liên lạc với tôi theo số điện thoại bên dưới, ta sẽ cùng trao đổi kỹ thuật cho rõ. Tôi hiện tại đang công tác tại cty SAPAI Ltd. Co. website: SAPAI CORPORATE BUSINESSES tại Gò Vấp gần cầu An Lộc. Mình có thể gặp nhau vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 7, CN thì có thể gặp tại Q.9 gần ĐH SPKT.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              tran truong Tìm hiểu thêm về tran truong

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X